1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tnhh chế biến gỗ minh an

84 24 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

Mục tiêu của đề tài: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và phân tích cácnh

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

 -LÊ THỊ KIM HUỆ

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA

CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN GỖ MINH AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ

Trang 2

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

 -PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA

CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN GỖ MINH AN

CHUYÊN NGÀNH: KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ

Giảng viên hướng dẫn:

ThS Dương Thị Tuyên

Sinh viên thực hiện:

Lê Thị Kim Huệ

Mã sinh viên: 16K4011054Lớp: K50A KHĐT

Niên khóa: 2016-2020

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian thực tập tại Công ty TNHH Chế biến gỗ Minh An Em đã hoànthành bài khóa luận: “Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHHchế biến gỗ Minh An”

Để hoàn thành tốt bài khóa luận này, trước hết, em xin gửi lời cảm ơn đến quýthầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển, trường Đại học Kinh tế Huế đã trang

bị kiến thức cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua Đặc biệt, em xin gửi lờicám ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo ThS.Dương Thị Tuyên đã trực tiếp hướngdẫn, tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này

Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban lãnh đạo, cán bộ công ty TNHH chếbiến gỗ Minh An Đặc biệt là các anh, chị phòng Kế toán đã nhiệt tình giúp đỡ emtrong việc cung cấp các số liệu, tài liệu, góp ý và giải đáp các thắc mắc, tạo điềukiện thuận lợi giúp em hoàn thành kỳ thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệpcủa mình

Cuối cùng, em muốn gửi lời cám ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn sát cánh,động viên và giúp đỡ em trong suốt thời gian qua

Mặc dù đã cố gắng học hỏi và nghiên cứu nhưng do khả năng và kinh nghiệmcòn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự góp

ý của quý thầy cô và các bạn

Em xin chân thành cám ơn!

Huế, tháng 4 năm 2020

Sinh viên thực hiện

Lê Thị Kim Huệ

Trang 4

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH chế biến gỗ Minh An với đề tài:

“Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH chế biến gỗ Minh An”cùng với những số liệu thu thập được Em đã nhận thấy được vai trò quan trọng củahiệu quả sản xuất kinh doanh đến sự tồn tại và phát triển của Công ty, góp phần tạo

ra thu nhập và nâng cao đời sống của cán bộ nhân viên trong Công ty

Mục tiêu của đề tài:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp

- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và phân tích cácnhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Chế biến gỗ Minh

An của giai đoạn năm 2017-2019

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh củaCông ty TNHH Chế biến gỗ Minh An trong thời gian tới

Thông tin, dữ liệu phục vụ cho đề tài: Thu thập các tài liệu, số liệu từ các

phòng ban của Công ty; các thông tin trên internet, sách báo và các đề tài nghiêncứu có liên quan

Các phương pháp sử dụng trong đề tài: Sử dụng các phương pháp như:

phương pháp xử lí số liệu, phương pháp phân tích số liệu, phương pháp so sánh

Kết quả nghiên cứu

- Khái quát được những lý luận chung liên quan đến hoạt động kinh doanh củaCông ty

- Phân tích sự biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong Công ty

- Đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tiêu biểu của Công ty

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN I TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU II DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT III DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU IV DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ V

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Phương pháp nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Kết cấu của đề tài 3

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1 Cơ sở lí luận 4

1.1 Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh 4

1.1.1 Khái niệm HQSXKD 4

1.1.2 Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh 5

1.1.3 Vai trò của việc nâng cao HQSXKD 6

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh 7

1.2.1 Các nhân tố khách quan 7

1.2.1.1 Những nhân tố thuộc môi trường vĩ mô 7

1.2.1.2 Những nhân tố thuộc môi trường vi mô 9

1.2.2 Các nhân tố chủ quan 10

1.2.2.1 Nhân tố quản trị 10

1.2.2.2 Nhân tố lao động 11

1.2.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống trao đổi xử lý thông tin 12

1.2.2.4 Nhân tố vốn 13

Trang 7

1.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp 13

1.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 13

1.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh 15

2 Cơ sở thực tiễn 22

2.1 Khái quát chung về ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam 22

2.2 Khái quát chung về thị trường của công nghiệp ngành chế biến gỗ 24

2.2.1 Thị trường xuất khẩu 24

2.2.2 Thị trường nội địa 26

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN GỖ MINH AN 28

2.1 Tổng quan về công ty TNHH Chế biến gỗ Minh An 28

2.1.1 Giới thiệu về công ty 28

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 28

2.1.3 Chức năng và lĩnh vực hoạt động 29

2.1.4 Cơ cấu tổ chức Công ty 29

2.1.5 Tình hình lao động của Công ty 30

2.1.6 Tình hình tài sản - nguồn vốn của Công ty 33

2.2 Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH chế biến gỗ Minh An giai đoạn 2017-2019 39

2.2.1 Tình hình sản lượng tiêu thụ của Công ty giai đoạn 2017-2019 39

2.2.2 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất của Công ty 40

2.2.2.1 Phân tích doanh thu của Công ty 40

2.2.2.2 Phân tích tình hình chi phí của Công ty TNHH chế biến gỗ Minh An giai đoạn 2017-2019 47

2.2.2.3 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH chế biến gỗ Minh An giai đoạn 2017-2019 48 2.2.3 Phân tích hiểu quả sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2017-2019 49

Trang 8

2.2.3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng lao động 56

2.2.3.3 Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh khác 59

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUÂT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH CHẾ BIÊN GỖ MINH AN 64

3.1 Những thuận lợi và khó khăn của Công ty trong thời gian qua 64

3.1.1 Thuận lợi 64

3.1.2 Khó khăn 64

3.2 Định hướng phát triển Công ty trong thời gian tới 65

3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty 65

3.3.1 Giữ vững và gia tăng tốc doanh thu tiêu thụ của Công ty 65

3.3.2 Giảm thiểu và sử dụng hiệu quả chi phí 66

3.3.3 Nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ công nhân viên trong Công ty 67

3.3.4 Quản lý sử dụng và bảo dưỡng TSCĐ 68

3.3.5 Tích cực tạo lập và gia tăng việc huy động vốn 69

3.3.6 Tăng cường công tác quản lý HTK 69

3.3.7 Nâng cao khả năng thanh toán nhanh 70

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71

1 Kết luận 71

2 Kiến nghị 72

2.1 Kiến nghị đối với chính quyền địa phương 72

2.2 Đối với doanh nghiệp 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Tổng hợp các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá HQSXKD của doanh

nghiệp

20

Bảng 2.4 Tình hình tiêuthụ sản phẩm sản xuất của Công ty giai đoạn 2017-2019 40

Bảng 2.6 Tình hình giá các mặt hàng của Công ty giai đoạn 2017-2019 44Bảng 2.7 Doanh thu tiêu thụ theo mặt hàng của Công ty giai đoạn 2017-2019 46

Bảng 2.9 Kết quả hoạt động sản xuất của Công ty giai đoạn 2017-2019 49Bảng 2.10 Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty giai đoạn 2017-2019 52Bảng 2.11 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty giai đoạn 2017-2019 55Bảng 2.12 Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty giai đoạn 2017-2019 57Bảng 2.13 Phân tích khả năng sinh lời của Công ty TNHH chế biến gỗ Minh An 60Bảng 2.14 Phân tích khả năng thanh toán của Công ty TNHH chế biến gỗ Minh

An

62

Trang 10

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Biều đồ 1.1 Thị phần xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2019 24Hình 2.1 Tổ chức bộ máy Công ty TNHH chế biến gỗ Minh An 29Biểu đồ 2.1 Biến động về tài sản của Công ty giai đoạn 2017-2019 35Biểu đồ 2.2 Biến động về nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2017-2019 39Biểu đồ 2.3 Biến động về doanh thu của Công ty giai đoạn 2017-2019 43Biểu đồ 2.4 Biến động về doanh thu tiêu thụ của từng măt hàng của

Công ty

45

Trang 11

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì để phát triển và tồn tại như thếnào là bài toán khó đối với mỗi doanh nghiệp Toàn cầu hóa và quá trình hội nhậpkinh tế thế giới của Việt Nam cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và

sự phát triển không ngừng, nhanh chóng của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy nhiều

mô hình kinh tế, các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp phát triển,tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh Đồng thời cũng đưa đến những thách thức, tạo ramôi trường cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp vì mục tiêu tối đa hóa lợinhuận và nắm giữ thị phần ở cả thị trường trong và ngoài nước

Trong điều kiện đó, để tồn tại và phát triển thì đòi hỏi doanh nghiệp phải khôngngừng đổi mới và hoàn thiện nhằm bắt kịp với những thay đổi của toàn bộ nền kinh

tế cũng như toàn xã hội Cùng với đó là những nỗ lực không ngừng về nghiên cứu,tìm tòi ra những biện pháp quản lí sản xuất kinh doanh mới linh hoạt và hiệu quả đểtồn tại trong nền kinh tế phức tạp như hiện nay Do đó, vấn đề hiệu quả sản xuấtkinh doanh có ý nghĩa vô cùng thiết thực và quan trọng, luôn được tập thể cán bộcông nhân viên trong các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu, là mục tiêu quan trọng đốivới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả hoạtđộng kinh doanh qua các báo cáo tài chính có thể có được cái nhìn tổng quát về tìnhhình hoạt động của doanh nghiệp, nắm bắt được các nhân tố ảnh hưởng cùng mức

độ và xu hướng tác động của từng yếu tố đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinhdoanh để từ đó có các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp

Công ty TNHH chế biến gỗ Minh An là doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vựcchuyên sản xuất, chế biến và kinh doanh các đồ dùng từ gỗ Được thành lập từ năm

2015, qua thời gian hoạt động liên tục, từng bước thực hiện mục tiêu đạt được chỗđứng tại thị trường trong nước Để có những tín hiệu khả quan đó, phải kể đếnnhững chiến lược kinh doanh đúng đắn, khả năng sử dụng và quản lí hiệu quả các

Trang 12

đó, công ty vẫn còn gặp phải một số khó khăn thách thức như chi phí nguyên vậtliệu còn khá cao, khả năng thanh toán nhìn chung còn chưa tốt, lợi nhuận của Công

ty còn phụ thuộc lớn vào giá của nguyên vật liệu đầu vào và nhu cầu của thị trường.Trên đây là những lí do thúc đẩy tôi chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả sản xuấtkinh doanh của Công ty TNHH Chế biến gỗ Minh An” làm đề tài nghiên cứu củamình

2 Mục tiêu nghiên cứu

3 Phương pháp nghiên cứu

- Số liệu thứ cấp: số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu của Công tyTNHH Chế biến gỗ Minh An bao gồm: báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt độngsản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm; các thông tin trên internet, sách báo

và các đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn có liên quan

- Phương pháp xử lí số liệu: Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2010 để xử lí

số liệu

- Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp so sánh

Trang 13

Trên cơ sở tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng phương pháp so sánh để phântích kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Chế biến gỗ Minh An

Phạm vi nghiên cứu

- Không gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH Chế biến

gỗ Minh An, 37 Thuận Hóa, Phường Phú Bài, Thị xã Hương Thủy, Tỉnh ThừaThiên Huế

- Thời gian nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công tyTNHH Chế biến gỗ Minh An qua giai đoạn 2017-2019

5 Kết cấu của đề tài

Phần 1: Đặt vấn đề

1 Lý do chọn đề tài

2 Mục tiêu nghiên cứu

3 Phương pháp nghiên cứu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương 3: Định hướng trong thời gian tới và giải pháp

Phần 3: Kết luận và kiến nghị

1 Kết luận

2 Kiến nghị

Trang 14

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trùkinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, tiền vốn)

để đạt được mục tiêu xác định Từ khái niệm khái quát này có thể hình thành côngthực biểu diễn khát quát phạm trù hiệu quả kinh tế như sau:

H = K/C

Trang 15

Với H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế) nào đó; K làkết quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó và C là chi phí toàn bộ để đạtđược kết quả đó Và như thế cũng có thể khái niệm ngắn gọn: hiệu quả kinh tế phảnánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt đượcvới chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.

Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực ở mọiđiều kiện “động” của hoạt động kinh tế Theo quan niệm như thế hoàn toàn có thểtính toán được hiệu quả kinh tế trong sự vận động và biến đổi không ngừng của cáchoạt động kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động khác nhau củachúng

Như vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế, biểu hiện sựphát triển kinh tế theo chiều sâu, nó phản ánh trình độ khai thác và sử dụng cácnguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh, với chiphí bỏ ra ít nhất mà đạt hiệu quả cao nhất

1.1.2 Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh

Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của hoạtđộng sản xuất kinh doanh nói riêng đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh tếtrong hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt độngkinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc,nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp – mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận

Về mặt định lượng: Hiệu quả kinh tế của việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hộibiểu hiện trong mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra Xét về tổnglượng thì hiệu quả thu được khi kết quả kinh tế đạt được lớn hơn chi phí, sự chênhlệch này càng lớn thì hiệu quả càng cao, sự chênh lệch này nhỏ thì hiệu quả đạtđược nhỏ

Về mặt định tính: Hiệu quả kinh tế thu được là mức độ phản ánh sự nỗ lực củamỗi khâu, mỗi cấp trong hệ thống kinh tế, phản ánh trình độ năng lực quản lý kinh

Trang 16

Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt động sảnxuất kinh doanh, cũng cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và kếtquả của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những gì mà doanhnghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả cần đạtcũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanhcủa một doanh nghiệp có thể là những đại lượng cân đong đo đếm được như số sảnphẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu, lợi nhuận, thị phần, và cũng có thể là các đạilượng chỉ phản ánh mặt chất lượng hoàn toàn có tính chất định tính như uy tín củadoanh nghiệp, là chất lượng sản phẩm Như thế, kết quả bao giờ cũng là mục tiêucủa doanh nghiệp Tuy nhiên, chỉ tiêu kết quả chưa nói lên được doanh nghiệp kinhdoanh có hiệu quả mà ta phải biết để đạt được kết quả đó thì doanh nghiệp phải bỏ

ra bao nhiêu chi phí, việc sử dụng và tiết kiệm các nguồn lực vào sản xuất kinhdoanh như thế nào thì mới đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp

Trong lý thuyết và thực tế quản trị kinh doanh cả hai chỉ tiêu kết quả và chi phíđều có thể được xác định bằng đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị Tuy nhiên, sử dụngđơn vị hiện vật để xác định hiệu quả kinh tế sẽ vấp phải khó khăn là giữa “đầu vào”

và “đầu ra” không có cùng một đơn vị đo lường còn việc sử dụng đơn vị giá trị luônluôn đưa các đại lượng khác nhau về cùng một đơn vị đo lường – tiền tệ

Vấn đề được đặt ra là: hiệu quả kinh tế nói dung và hiệu quả kinh tế của sảnxuất kinh doanh nói riêng là mục tiêu hay phương tiện của kinh doanh? Trong thực

tế, nhiều lúc người ta sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả như mục tiêu cần đạt và trongnhiều trường hợp khác người ta lại sử dụng chúng như công cụ để nhận biết khảnăng tiến tới mục tiêu cần đạt là kết quả

1.1.3 Vai trò của việc nâng cao HQSXKD

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh làmột vấn đề quan trọng, là một tất yếu khách quan đối với mọi doanh nghiệp Nó

Trang 17

không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp mà còn là mối quan tâmcủa toàn xã hội, bởi những lý do sau:

- Xuất phát từ sự khan hiếm các nguồn lực làm cho điều kiện phát triển sảnxuất theo chiều rộng bị hạn chế do đó phát triển theo chiều sâu là một tất yếu kháchquan Nâng cao hiệu quả SXKD là một hướng phát triển kinh tế theo chiều sâunhằm sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm và có hiệu quả

- Thị trường càng phát triển thì sự cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày cànggay gắt, doanh nghiệp nào có công nghệ cao, sản phẩm có chất lượng và giá cả tốtthì sẽ có ưu thế hơn trên thị trường Do đó, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh có thể làm tăng khả năng cạnh tranh, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường

và góp phần đạt được mục tiêu của doanh nghiệp

- Để có thể thực hiện quá trình tái sản xuất mở rộng, hoạt động kinh doanh củacác doanh nghiệp phải đảm bảo thu được kết quả đủ bù đắp chi phí và có lợinhuận.Các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để tăng kết quả thu được trên một đồngchi phí bỏ ra điều đó đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Do đó việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở để giảm chi phí, tăng lợi nhuận

- Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang trên đường hội nhập với các nướctrong khu vực và thế giới, sự yếu kém của các doanh nghiệp Việt Nam đang buộc

họ đứng trước những sức ép to lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài

- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh giúp các doanh nghiệp tiến nhanh tớicon đường hội nhập

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh

Trang 18

sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hố đoái, các chính sách kinh tế củaNhà nước Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của doanhnghiệp.Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả nhữngthách thức với doanh nghiệp Để đảm bảo thành công của hoạt động kinh doanhtrước những biến động về kinh tế, các doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự báobiến động của từng yếu tố để đưa ra các giải pháp, các chính sách kinh doanh phùhợp.

- Khoa học, công nghệ

Khoa học, công nghệ là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp Các yếu tố công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuấtmới, kĩ thuật mới, vật liệu mới, máy móc thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phátminh, phần mềm ứng dụng Khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điềukiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chấtlượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thờibảo vệ môi trường sinh thái Tuy vậy, nó cũng mang lại cho doanh nghiệp nguy cơtụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu doanh nghiệp không đổi mới công nghệ kịpthời

- Tự nhiên

Yếu tố tự nhiên bao gồm: nguồn lực tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môitrường sinh thái, vị trí địa lý của tổ chức kinh doanh…Là những yếu tố quan trọng

Trang 19

là có hạn nên mọi doanh nghiệp phải khai thác và tận dụng tối đa nguồn lực vào quátrình sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Văn hóa, xã hội

Ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm cácyếu tố như: dân số, lối sống, phong tục tập quán, thu nhập, mức sống của ngườidân,thói quen tiêu dùng, Mỗi một sự thay đổi của các lực lượng văn hóa, xã hội cóthể tạo ra một ngành kinh doanh mới nhưng cũng có thể xóa đi một ngành kinhdoanh Vì thế, doanh nghiệp cần phân tích kỹ các yếu tố văn hóa, xã hội nhằm nhậnbiết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra từ đó giúp doanh nghiệp có những hướng điphù hợp với đặc điểm văn hóa, xã hội của từng khu vực, quốc gia

1.2.1.2 Những nhân tố thuộc môi trường vi mô

- Khách hàng

Là người tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, khách hàng là mộtyếu tố quyết định đầu ra của sản phẩm Không có khách hàng các doanh nghiệp sẽgặp khó khăn trong tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ của mình Như vậy kháchhàng và nhu cầu của họ nhìn chung có những ảnh hưởng hết sức quan trọng đến cáchoạt động về hoạch định chiến lược kinh doanh của mọi doanh nghiệp Tìm hiểu kỹlưỡng và đáp ứng đầy đủ nhu cầu và thị hiếu của khách hàng mục tiêu là điều kiệnsống còn cho mỗi doanh nghiệp

Sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản có giá trị lớn lao của doanh nghiệp Sựtín nhiệm đó đạt được do biết thoả mãn các nhu cầu và thị hiếu của khách hàng sovới các đối thủ cạnh tranh

- Đối thủ cạnh tranh

Trong kinh doanh thì cạnh tranh là một điều tất yếu Với xu thế hiện nay, khinền kinh tế thị trường phát triển mạnh, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng tăngthì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt Đối với các doanhnghiệp cạnh tranh là một điều không mấy dễ chịu, số lượng các đối thủ cạnh tranhtrong ngành càng nhiều thì mức độ cạnh tranh càng gay gắt Tuy nhiên trên phương

Trang 20

Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải hiểu biết về đối thủ cạnh tranh bằngviệc phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để có các phản ứng kịp thờinhằm giữ được khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Các nhà cung ứng

Là các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào trong quá trình sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Nhà cung ứng có ưu thế có thể tăng thêm lợi nhuậnbằngcách nâng giá, giảm chất lượng hoặc giảm mức độ dịch vụ đi kèm, khi sốngười cung ứng ít, không có mặt hàng thay thế và không có các nhà cung ứng nàochào bán các sản phẩm có tính khác biệt sẽ làm tăng thế mạnh của họ Khi việccung ứng nguyên vật liệu gặp khó khăn, chi phí đầu vào tăng đẩy giá thành sảnphẩm lên cao sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hiệu quả sảnxuất kinh cao sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hiệu quả sảnxuất kinh doanh Để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp phải chọncho mình những nhà cung ứng thích hợp, xây dựng mối quan hệ tốt với các nhàcung ứng, đồng thời phải tìm kiếm thêm nhiều nhà cung ứng khác nhau để doanhnghiệp có nhiều quyền lựa chọn và có thể chống lại sức ép của các nhà cung ứng.Thông thường giá cả, chất lượng, tiến độ,…là những tiêu chí quan trọng để lựachọn nhà cung ứng

Trang 21

- Nhiệm vụ đầu tiên của bộ máy quản trị doanh nghiệp là xây dựng cho doanhnghiệp một chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp Nếu xây dựng đượcmột chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp hợp lý, phù hợp với môitrường kinh doanh và khả năng của doanh nghiệp sẽ tạo ra cơ sở định hướng chodoanh nghiệp tiến hành các hoạt động SXKD một cách có hiệu quả.

- Xây dựng các kế hoạch kinh doanh, phương án kinh doanh và kế hoạch hoácác hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở chiến lược kinh doanh và phát triểndoanh nghiệp đã được xây dựng

- Tổ chức thực hiện các kế hoạch, các phương án và các hoạt động SXKD đã

Ngoài ra, công tác tổ chức phải phân bổ lao động hợp lý giữa các bộ phận sảnxuất, giữa các cá nhân trong doanh nghiệp, sử dụng người lao động sao cho pháthuy tốt nhất năng lực sở trường là một yêu cầu không thể thiếu trong công tác tổchức lao động của doanh nghiệp nhằm mục tiêu làm cho hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp có hiệu quả cao

Như vậy, nếu coi chất lượng lao động là điều kiện cần để tiến hành SXKD thìcông tác tổ chức lao động hợp lý là điều kiện đủ để doanh nghiệp tiến hành SXKD

có hiệu quả Công tác tổ chức bố trí sử dụng nguồn nhân lực phụ thuộc vào nhiệm

vụ SXKD của doanh nghiệp cũng như chiến lược, kế hoạch và phương án kinhdoanh đã đề ra

Trang 22

Tuy nhiên, công tác tổ chức lao động của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cầntuân thủ các nguyên tắc chung và sử dụng đúng người đúng việc, quy định quyềnlợi và trách nhiệm rõ ràng sao cho có thể thực hiện nhanh nhất, tốt nhất các nhiệm

vụ được giao, đồng thời phải phát huy được tính độc lập, sáng tạo của người laođộng

1.2.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống trao đổi xử lý thông tin

- Cơ sở vật chất kỹ thuật:

Cơ sở vật chất kỹ thuật trong doanh nghiệp là yếu tố vật chất hữu hình quantrọng phục vụ cho quá trình SXKD của doanh nghiệp, làm nền tảng quan trọng đểdoanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh Cơ sở vật chất đem lại sức mạnhkinh doanh cho doanh nghiệp trên cơ sở sức sinh lời của tài sản Cơ sở vật chất dùchiếm tỷ trọng lớn hay nhỏ trong tổng tài sản của doanh nghiệp thì nó vẫn có vai tròquan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, thể hiện bộ mặt kinh doanh củadoanh nghiệp qua hệ thống nhà xưởng, kho tàng, cửa hàng, bến bãi,… Cơ sở vậtchất kỹ thuật của doanh nghiệp càng được bố trí hợp lý bao nhiêu thì càng góp phầnđem lại hiệu quả cao bấy nhiêu Điều này thể hiện một cách rõ ràng nếu doanhnghiệp có hệ thống nhà xưởng, kho tàng, cửa hàng, bến bãi được bố trí hợp lý, nằmtrong khu vực có mật độ dân cư lớn, thu nhập về cầu về tiêu dùng của người dâncao,… và thuận lợi về giao thông sẽ đem lại cho doanh nghiệp một tài sản vô hìnhrất lớn đó là lợi thế kinh doanh đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh cóhiệu quả cao

- Hệ thống trao đổi xử lý thông tin:

Hệ thống trao đổi các thông tin bên trong doanh nghiệp ngày càng phát triển,bao gồm tất cả các thông tin có liên quan đến từng bộ phận, từng phòng ban, từngngười lao động trong doanh nghiệp và các thông tin khác Để thực hiện các hoạtđộng sản xuất kinh doanh một cách thống nhất thì giữa các bộ phận, các phòng bancũng như những người lao động trong doanh nghiệp luôn có mối quan hệ ràng buộcđòi hỏi phải giao tiếp, liên lạc và trao đổi các thông tin cần thiết

Trang 23

Do đó, hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộcrất lớn vào hệ thống trao đổi thông tin Việc hình thành quá trình trao đổi thông tingiữa các cá nhân, các phòng ban trong doanh nghiệp tạo ra sự phối hợp trong côngviệc, sự hiểu biết lẫn nhau, bổ trợ kinh nghiệm, kiến thức cho nhau một cách thuậnlợi, nhanh chóng và chính xác là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp thực hiện cóhiệu quả các hoạt động SXKD.

1.2.2.4 Nhân tố vốn

Nhân tố vốn được thể hiện dưới hình thái khả năng tài chính của doanh nghiệp.Doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh không những đảm bảo cho các hoạt độngSXKD diễn ra liên tục và ổn định mà còn giúp cho doanh nghiệp có khả năng đầu

tư đổi mới công nghệ và áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm làm giảm chiphí, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm Ngược lại, nếu như khả năng tàichính của doanh nghiệp yếu kém thì doanh nghiệp không những không đảm bảođược hoạt động SXKD diễn ra bình thường mà còn không có khả năng đầu tư đổimới công nghệ, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất do đó không nâng cao đượcnăng suất và chất lượng sản phẩm

Khả năng tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của doanhnghiệp đối với các đối tác tiêu thụ sản phẩm cũng như các đối tác cung cấp nguồnnguyên vật liệu cần thiết cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp Ngoài ra khảnăng tài chính còn ảnh hưởng tới khả năng chủ động trong sản xuất kinh doanh, tốc

độ tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới mục tiêu tốithiểu hoá chi phí bằng cách chủ động khai thác và sử dụng tối ưu các nguồn lực đầuvào

1.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 24

Chỉ tiêu doanh thu

Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp nhận đượctrong quá trình hoạt động kinh doanh từ việc tiêu thụ sản phẩm, cung cấp hàng hóa,dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp

i Q Pi

VC FC

Chi phí biến đổi là những khoản chi phí thay đổi theo quy mô sản xuất hoặcdoanh số như lao động, nguyên liệu hoặc chi phí hành chính

Chi phí có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp vì chi phí là các khoản màcông ty phải trả cho các hoạt động tài chính Mục tiêu của công ty là tối thiểu hóachi phí, để từ đó đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận

Trang 25

Chỉ tiêu lợi nhuận

Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của doanh nghiệp, phản ánh kết quả kinh doanhcủa doanh nghiệp và cho doanh nghiệp biết được mục tiêu đề ra có đạt được haykhông Nó là mức chênh lệch giữa doanh thu, chi phí của doanh nghiệp và là cơ sở

để đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả

Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí

TC

TR 

Tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp, lợi nhuậncàng cao càng tốt, đồng thời phải có sự tăng trưởng qua các năm và đạt giá trịdương

1.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh

a Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn

Nguồn vốn của Công ty bao gồm: vốn cố định, vốn lưu động và vốn dự phòng:

Vốn cố định (VCĐ) là biểu hiện bằng tiền toàn bộ tài sản cố định của doanh

nghiệp, là những tài sản có giá trị sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sảnxuất kinh doanh và chuyển dần giá trị vào giá thành sản phẩm thông qua hình thứckhấu hao tài sản cố định

Vốn lưu động (VLĐ) là biểu hiện bằng tiền toàn bộ tài sản lưu động của doanh

nghiệp, tham gia vào một chu kỳ kinh doanh và chuyển hết giá trị vào giá thành sảnphẩm, sau mỗi chu kỳ sản xuất vốn lưu động sẽ được thu hồi dưới hình thức tiền tệ

Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định

Trang 26

Đ

Trong đó: rVCĐlà mức doanh lợi vốn cố định

là lợi nhuận thu được trong kỳ

Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động

- Số vòng quay vốn lưu động

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động nhanh hay chậm,trong một chu kì kinh doanh vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng, nếu chỉ sốnày tăng so với những kì trước thì chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động luân chuyểnvốn có hiệu quả hơn Đồng thời chỉ tiêu này còn phản ảnh sức sản xuât của vốn lưuđộng, cho biết cứ một đơn vị vốn lưu động sẽ tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thutrong quá trình sản xuất kinh doanh

Đ

Trong đó: l là số vòng quay vốn lưu động

Đ là vốn lưu động bình quân

- Mức đảm nhiệm vốn lưu động

Trang 27

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động phản ánh để tạo ra được một đơn vị doanh thuthì cần phải bỏ ra bao nhiêu đơn vị vốn lưu động Hệ số này càng cao thì chứng tỏhiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn lưu động tiết kiệm được càng lớn.

Đ Đ

Trong đó: MVLĐlà mức đảm nhiệm vốn lưu động

- Mức doanh lợi vốn lưu động

Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị vốn lưu động tham gia vào hoạt động sản xuấtkinh doanh sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt

vì sức sinh lợi của vốn lưu động càng lớn

Đ

Đ

Trong đó: rVLĐlà mức doanh lợi vốn lưu động

b Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động

- Năng suất lao động bình quân

Chỉ tiêu này cho biết doanh thu mà một lao động có thể tạo ra trong quá trìnhsản xuất kinh doanh, nó phản ánh sức sản xuất của lao động nên chỉ tiêu này cànglớn càng tốt

Trong đó: W là năng suất lao động

L là số lao động

- Tỷ suất lợi nhuận lao động

Chỉ tiêu này cho biết một lao động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh

có thể mang lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận Chỉ tiêu này càng lớn thì sức sinh lờitrên một đơn vị lao động càng lớn

Trang 28

Trong đó: rLĐlà tỷ suất lợi nhuận lao động

- Doanh thu/Chi phí tiền lương

Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tiền lương sẽ tạo ra bao nhiêu đơn vị doanhthu trong quá trình sản xuất kinh doanh

Trong đó: t là doanh thu/chi phí tiền lương

QL là chi phí tiền lương

- Lợi nhuận sau thuế/Chi phí tiền lương

Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị lợi nhuận thu được khi đầu tư một đơn vị tiềnlương vào sản xuất kinh doanh

Trong đó: là lợi nhuận/chi phí tiền lương

c Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh khác

Chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận

- Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí

Chỉ tiêu này phản một đơn vị chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị lợinhuận Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí càng lớn

Trong đó: t là lợi nhuận/chi phí

- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời của một đơn vị doanh thu, cho biết một đơn

vị doanh thu tạo ra được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt

Trang 29

Trong đó: t là lợi nhuận/doanh thu

- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đơn vị tài sản đầu tư vào sản xuất kinh doanh đemlại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sảncủa Công ty càng cao

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình sảnxuất kinh doanh trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận Chỉ tiêu nàycàng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng cao

Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

- Khả năng thanh toán hiện thời (K H )

Chỉ tiêu phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc dùng các tài sản ngắnhạn để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình Chỉ số này càng cao chứng tỏdoanh nghiệp càng có nhiều khả năng thanh toán các khoản nợ khi nó đến hạnnhưng nếu quá cao thì cũng không tốt vì nó cho thấy doanh nghiệp sử dụng tài sảnngắn hạn chưa hiệu quả

h

- Khả năng thanh toán nhanh (K n )

Chỉ tiêu này cho biết liệu doanh nghiệp có đủ tài sản ngắn hạn để chi trả cho cáckhoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay không Chỉ số nàycàng cao chứng tỏ doanh nghiệp càng có nhiều khả năng hoàn trả các khoản nợngắn hạn một cách nhanh chóng Nếu chỉ số này nhỏ hơn hẳn so với chỉ số thanhtoán hiện thời có nghĩa là tài sản ngắn hạn phụ thuộc nhiều vào hàng tồn kho

Trang 30

Chỉ tiêu này phản ánh bình quânmột đơn vị vốn cố định sẽ tạo rađược bao nhiêu đơn vị doanh thutrong quá trình sản xuất kinhdoanh

Mức đảmnhiệm vốn cố

TR

Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ramột đơn vị doanh thu thì cần baonhiêu đơn vị vốn cố định Chỉ tiêunày càng thấp thì càng tốt vì mứchao phí càng ít

Mức doanh lợi

πVCĐ

Chỉ tiêu này phản ánh khi đầu tưvào sản xuất kinh doanh một đợn

vị vốn cốđịnh thì thu được bao nhiêu đơn vịlợi nhuận

Chỉ tiêu này biểu hiện mỗi đơn vịvốn lưu động đầu tư vào kinhdoanh có thể mang lại bao nhiêuđơn vị doanh thu

Mức đảmnhiệm vốn lưu MVLĐ VLĐ Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một

đơn vị doanh thu thì cần chi phí

Trang 31

động bao nhiêu đơn vị vốn lưu độngMức doanh lợi

VLĐ

Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vịvốn lưu động đầu tư vào kinhdoanh có thể mang lại bao nhiêuđơn vị lợi nhuận

Doanh thu/Chiphí tiền lương ITR

QL

TRQL

Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vịtiền lương sẽ tạo ra bao nhiêu đơn

vị doanh thu trong quá trình sảnxuất kinh doanh

Lợi nhuận sauthuế/Chi phítiền lương

rπ QL

πQL

Chỉ tiêu này cho biết một đơn vịlợi nhuận thu được khi đầu tư mộtđơn vị tiền lương vào sản xuấtkinh doanh

Chỉ tiêu về tỷ

nhuận

Tỷ suất lợinhuận trên chi

π TC

πTC

Chỉ tiêu này phản một đơn vị chiphí bỏ ra thì thu được bao nhiêuđơn vị lợinhuận Chỉ tiêu này cànglớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng chiphí càng lớn

Tỷ suất lợi

TR

πTR

Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lờicủa một đơn vị doanh thu, cho biếtmột đơn vị doanh thu tạo ra được

Trang 32

2 Cơ sở thực tiễn

2.1 Khái quát chung về ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam

Ngành công nghiệp chế biến gỗ đã trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lựcđứng thứ 5 của Việt Nam sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản Việt Nam đãtrở thành nước xuất khẩu đồ gỗ đứng đầu Đông Nam Á Chất lượng sản phẩm đồ gỗViệt Nam luôn được nâng cao, có khả năng cạnh tranh được với các nước trong khuvực

Ngành công nghiệp chế biến gỗ đã trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lựcđứng thứ 5 của Việt Nam sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản Việt Nam đã

tiêu này càng lớn càng tốt

Tỷ suất lợinhuận trên tổngtài sản (ROA)

ROA TTSπ

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đơn

vị tài sản đầu tư vào sản xuất kinhdoanh đem lại bao nhiêu đơn vị lợinhuận

Tỷ suất lợinhuận trên vốnchủ sở hữu(ROE)

ROE VCSHπ

Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vịvốn chủ sở hữu tham gia vào quátrình sản xuất kinh doanh trong kỳ

sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị lợinhuận

Chỉ tiêu phản

ánh khả năng

thanh toán

Khả năng thanhtoán hiện thời(KH)

KH TSNHNNH

Đây là chỉ tiêu cho biết với tổnggiá trị thuần của TSLĐ và đầu tưhiện có, doanh nghiệp có đảm bảokhả năng thanh toán các khoản nợngắn hạn hay không

Khả năng thanh

TSNH HTKNNH

Chỉ tiêu này phản ánh với số vốnbằng tiền và các khoản phải thudoanh nghiệp

Trang 33

Việt Nam luôn được nâng cao, có khả năng cạnh tranh được với các nước trong khuvực.

Trong những năm qua ngành công nghiệp chế biến gỗ đã có những bước pháttriển lớn, trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Ước tính năm

2019, nước ta dự tính có khoảng 3.500 doanh nghiệp chế biến gỗ, 340 làng nghề gỗ

và số lượng lớn các hộ gia đình sản xuất kinh doanh đồ gỗ chưa được thống kê.Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì các doanh nghiệp chếbiến gỗ có quy mô đa phần là nhỏ Theo nguồn gốc vốn thì 5% số doanh nghiệpthuộc sở hữu nhà nước, 95% còn lại là thuộc khu vực tư nhân, trong đó có 16% cóvốn đầu tư nước ngoài (FDI).[6.4]

Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, từ năm 2005, ngành côngnghiệp chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam bắt đầu gia nhập câu lạc bộ xuất khẩu 1 tỷUSD với việc xuất khẩu đến 60 quốc gia và vùng lãnh thổ Đến năm 2018, kimngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản Việt Nam đạt 9,382 tỷ USD, chiếm trên 23% kimngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp, giá trị xuất siêu đạt trên 7,1 tỷ USD ViệtNam đã trở thành quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới, thứ 2 Châu Á, thứ nhất ĐôngNam Á về xuất khẩu gỗ và lâm sản.[6.4]

Trong 10 năm tới, ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ trở thànhmột ngành kinh tế mũi nhọn trong sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam; xây dựngthương hiệu sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, phấn đấu để Việt Nam trởthành một trong những nước hàng đầu trên thế giới về sản xuất, chế biến, xuất khẩusản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ có thương hiệu uy tín trên thị trường thế giới.Phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ năm 2019 đạt 11 tỷ USD;năm 2020 đạt 12 đến 13 tỷ USD; năm 2025 đạt 18 đến 20 tỷ USD; từng bước tăng tỉtrọng xuất khẩu sản phẩm được chế biến sâu có thương hiệu Việt Nam, có giá trị giatăng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu.[6.4]

Về công nghệ sản xuất, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam hiện đang phân theo 4cấp độ: nhóm các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp lớn và vừa sản xuất sản

Trang 34

nghiệp chế biến đồ gỗ mỹ nghệ Nhìn chung trong thời gian qua các doanh nghiệpchế biến gỗ đã có một số nỗ lực trong cải tiến công nghệ sử dụng trong chế biến gỗ.Nhiều công nghệ mới, hiện đại như công nghệ xử lý biến tính gỗ, tạo các vật liệucomposite gỗ cũng đã được đầu tư tại Việt Nam Tuy nhiên, những công nghệ nàycần mức đầu tư tương đối lớn, vượt quá khả năng của doanh nghiệp.

2.2 Khái quát chung về thị trường của công nghiệp ngành chế biến gỗ

2.2.1 Thị trường xuất khẩu

Ngành gỗ Việt Nam có thị trường xuất khẩu rộng lớn, trong năm nay thì có 3 thịtrường tiêu thụ nhiều nhất gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, với kim ngạch trên 1

tỷ USD đó là: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản; trong đó, xuất sang Mỹ đạt 4,73 tỷ USD,chiếm 49,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, tăng35,2% so với cùng kỳ; xuất khẩu sang Nhật Bản 1,2 tỷ USD, chiếm 12,6%, tăng15,7%; xuất khẩu sang Trung Quốc 1,04 tỷ USD, chiếm 10,9%, tăng 4,3%

Biểu đồ 1.1: Thị phần xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2019

(Nguồn: Tổng Cục Hải Quan)

Việc Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới nhưHiệp định Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), FTA ViệtNam-EU (EVFTA) đã góp phần thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ Việt Nam.Đầu tư nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực chế biến gỗ tăng rất nhanh, đặc biệt kể từ

Trang 35

năm 2018 trở lại đây; trong số các quốc gia đầu tư, Trung Quốc, Nhật Bản, HànQuốc là quốc gia có số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư lớn.

Mặc dù có thể tận dụng nhiều cơ hội để duy trì đà tăng trưởng nhưng ngành gỗnói chung và xuất khẩu gỗ của Việt Nam nói riêng vẫn đang phải đối mặt với rấtnhiều thách thức làm ngăn trở sự phát triển bền vững của ngành

Thứ nhất, sự phát triển của ngành gỗ hiện nay ở nước ta vẫn mang đậm néttruyền thống, tập trung vào xuất khẩu và mở rộng xuất khẩu ở các nhóm sản phẩmthô, giá trị gia tăng thấp Kim ngạch xuất khẩu gỗ năm 2019 cao nhưng chủ yếunằm ở nhóm hàng gỗ nguyên liệu, đặc biệt là viên nén, dăm gỗ và các loại ván Nóicách khác, mô hình tăng trưởng hiện nay chưa tạo được sự phát triển về chiều sâu,với giá trị tạo ra ở các khâu như kỹ năng, thiết kế, thương mại, điều này hạn chế sựphát triển lâu dài của ngành

Thứ hai, về chất lượng gỗ rừng trồng – tức nguồn cung của chế biến chưa thực

sự được bảo đảm Việc hợp tác giữa các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuấtkhẩu với người trồng rừng để nâng cao chất lượng gỗ rừng trồng vẫn còn hạn chế

Gỗ rừng trồng chủ yếu nhỏ, khai thác sớm, chất lượng thấp, cùng với sự phát triểnnhanh của các cơ sở chế biến gỗ, nên áp lực về thiếu chủ động được nguồn nguyênliệu chất lượng gay gắt hơn, trong khi nguyên liệu nhập khẩu ngày càng khan hiếm

và đắt đỏ hơn

Thứ ba, giá thành vật liệu phụ trợ cao do vẫn chủ yếu phải nhập khẩu từ nướcngoài Các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực trong chế biến gỗ chưa đáp ứng được yêucầu thực tiễn sản xuất, nên hiệu quả và năng suất lao động còn thấp Thêm vào đó,chủ nghĩa bảo hộ quốc tế đang có xu hướng gia tăng, nhiều chính sách tạo lập, ràocản kỹ thuật của nhiều quốc gia là thách thức đối với sự phát triển, xuất khẩu củangành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản

Thứ tư, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vẫn chưa có hồi kết khiến việc xuấtkhẩu gỗ Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng do những biến động của thị trường.Một số chuỗi cung ứng hiện tại vẫn còn tồn tại một số mặt hàng sử dụng gỗ nguyên

Trang 36

trong việc tiêu thụ các sản phẩm thuộc nhóm này của Việt Nam Việc tồn tại cácchuỗi cung ứng xuất khẩu với những sản phẩm gỗ có độ rủi ro cao là rào cản choChính phủ trong việc thực hiện hiệu quả các cam kết đã đề ra trong Hiệp định đốitác tự nguyện (VPA).

Đứng trước những cơ hội và thách thức nêu trên, đòi hỏi các doanh nghiệpngành gỗ Việt Nam cần có sự nhạy bén trước những biến động của thị trường vàhoạch định chiến lược phát triển sao cho phù hợp Cần có sự thay đổi tư duy từ cácnhà quản lý để xuất khẩu gỗ Việt Nam có tiềm lực tăng trưởng cả về chiều rộng lẫnchiều sâu với nhiều sản phẩm chế biến có chất lượng cao và tính thẩm mỹ phù hợpthị hiếu của người tiêu dùng cả trong và ngoài nước Đồng thời, cũng rất cần sựquan tâm của Chính phủ và các ngành chức năng để cơ chế chính sách hỗ trợ ngànhđược thông thoáng, từ đó tạo tiền đề cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ

có cơ hội bứt phá hơn trong năm 2020

2.2.2 Thị trường nội địa

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm đồ gỗ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủlực của Việt Nam, tuy nhiên, thị trường tiêu thụ nội địa cũng đang phát triển mạnh

mẽ và cần được khai thác một cách hiệu quả

Kinh tế Việt Nam đang duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt, kéo theo đó là sựphát triển của thị trường bất động sản, đặc biệt là các căn hộ khiến nhu cầu tiêudùng nội thất tăng cao

Quy mô thị trường tiêu dùng nội thất trong nước ước tính trị giá khoảng 5 tỷUSD, gần bằng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu đang là "miếng bánh ngon" mànhiều doanh nghiệp nội thất nước ngoài nhắm đến [6.2]

Nhưng thực tế, không ít doanh nghiệp chế biến gỗ, sản xuất nội thất của ViệtNam chỉ tập trung cho xuất khẩu mà bỏ ngỏ lượng lớn khách hàng ngay tại sân nhàVới các căn hộ có diện tích 70 - 80 m2, mỗi gia đình có thể chi tới 300 - 400triệu đồng cho khâu hoàn thiện nội thất, ngoài ra các sản phẩm nội thất đơn lẻ vớinhiều phân khúc giá khác nhau từ vài triệu đến hàng trăm triệu đồng/món đều có

Trang 37

Với sự phát triển mạnh của các dự án bất động sản thời gian qua, mức độ tăngtrưởng của mặt hàng nội thất đang đạt khoảng 30%/năm.[6.2]

Chính vì vậy, mục tiêu của ngành chế biến gỗ Việt Nam thời gian tới là khôngchỉ là tận dụng các hiệp định thương mại tự do để mở rộng xuất khẩu mà còn giữvững thị phần nội thất trong nước

Khác với các thị trường xuất khẩu thường chọn sản phẩm sản xuất hàng loạt,người tiêu dùng Việt Nam ưa thích sản phẩm gỗ có phong cách, thiết kế riêng và đó

là thế mạnh của các doanh nghiệp chế biến vừa và nhỏ hiện nay

Trang 38

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN GỖ MINH AN 2.1 Tổng quan về công ty TNHH Chế biến gỗ Minh An

2.1.1 Giới thiệu về công ty

Tên công ty: Công ty TNHH Chế BIến Gỗ Minh An

Công ty ra đời ngày : 04/11/2015

Tên giao dịch: Công ty TNHH Chế BIến Gỗ Minh An

Người đại diện theo pháp luật của công ty: Nguyễn Thị Thu Hà

Loại hình doanh nghiệp: công ty TNHH hai thành viên trở lên

Lĩnh vực kinh doanh: Công ty TNHH Chế Biến Gỗ Minh An chuyên sản xuấtchế biến gỗ, gia công mặt hàng ngoài trời

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty TNHH Chế biến gỗ tiền thân là Chi nhánh Công ty TNHH Sanviwoodđược thành lập vào năm 1997 đến ngày 04/11/2015 thì đổi đên thành Công tyTNHH Chế biến gỗ Minh An

Công ty TNHH chế biến gỗ Minh An với lĩnh vực kinh doanh chủ yếu bây giờ

là chuyên sản xuất chế biến gỗ, gia công các mặt hàng ngoài trời chủ yếu là bàn ghếngoài trời

Qua những năm hình thành và phát triển của Công ty cũng như nhu cầu mởrộng thị trường thì lực lượng lao động của công ty được tăng lên từng năm Hiện tại

số lao động của Công ty đã lên được 200 người Với các sản phẩm cung cấp cho thịtrường như:Askholmen ghế, Askholmen bàn 60, Askholmen pantstand, gỗ xẻsấy…công ty TNHH Chế biến gỗ Minh An luôn đảm bảo về mặt chất lượng, mẫu

Trang 39

công ty luôn được các khách hàng tin tưởng và dành được tín nhiệm Vì vậy, thịtrường của công ty không ngừng được mở rộng.

Các sản phẩm của công ty không chỉ ở thị trường tỉnh Thừa Thiên Huế mà còn

có ở các tỉnh lân cận như Đà Nẵng, Quảng Trị, Quảng Bình…

2.1.3 Chức năng và lĩnh vực hoạt động

Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực chế biến gỗ

Sản xuất các mặt hàng gỗ ngoài trời như bàn, ghế

Kinh doanh và bán lẻ các mặt hàng gỗ

Khai thác và sản xuất các nguyên vật liệu chế biến gỗ

2.1.4 Cơ cấu tổ chức Công ty

Hình 2.1: Tổ chức bộ máy Công ty TNHH chế biến gỗ Minh An

(Nguồn: Bộ phận nhân sự Công ty TNHH chế biến gỗ Minh An)

- Giám đốc: là người đại diện hợp pháp của công ty và đứng tên chủ doanh

nghiệp, lãnh đạo điều hành công ty, đề ra chủ trương chính sách, chiến lược hoạtđộng và phát triển của công ty Có nhiệm vụ giám sát các bộ phận và các đơn vịtrực thuộc công ty, đồng thời là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạtđộng của công ty

- Phòng nhân sự-hành chính: có nhiệm vụ tuyển dụng và quản lý lao động

theo yêu cầu tham mưu cho Giám đốc về hình thức quản lý tiền lương, tiền thưởng,

Trang 40

- Phòng kế toán tài chính: có trách nhiệm thu chi trong văn phòng và các bộ

phận khác Đánh giá hiệu quả hoạt động tình hình tài chính của công ty Phòng kếtoán còn có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc trong việc quản lý tài chính củacông ty, thực hiện chế độ hạch tốn theo quy định của nhà nước Đề xuất các biệnpháp sử dụng vốn hợp lý, có hiệu quả Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh,đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý của các nghiệp vụ kinh tế theo quy định hiện hành.Lập bảng thu, chi, cân đối kế tốn, báo cáo tài chính trước Giám đốc Thực hiện cácthủ tục quyết tốn thuế, và nộp thuế theo quy định của nhà nước

- Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc trong việc

xây dựng kế hoạch điều độ kinh doanh Trực tiếp quản lý và triển khai mở rộngmạng lưới tiêu thụ sản phẩm, lập hợp đồng kinh tế Cung cấp dụng cụ văn phòngphẩm đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh của công ty

- Bộ phận sản xuất: theo sự chỉ đạo của Giám đốc, bộ phận sản xuất lập ra kế

hoạch, chuẩn bị sản xuất và là nơi trực tiếp thực hiện công việc sản xuất ra sảnphẩm

2.1.5 Tình hình lao động của Công ty

Để thấy rõ hơn về tình hình lao động của công ty TNHH chế biến gỗ Minh An

ta có thể xem xét bảng dưới đây:

Ngày đăng: 12/10/2021, 23:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Tổng hợp các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá HQSXKD của doanh nghiệp - Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tnhh chế biến gỗ minh an
Bảng 1.1 Tổng hợp các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá HQSXKD của doanh nghiệp (Trang 30)
Bảng 2.1: Tình hình lao động của Công ty giai đoạn 2017-2019 - Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tnhh chế biến gỗ minh an
Bảng 2.1 Tình hình lao động của Công ty giai đoạn 2017-2019 (Trang 41)
Bảng 2.2: Cơ cấu tài sản của Công ty TNHH Chế biến gỗ Minh An giai đoạn 2017-2019 - Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tnhh chế biến gỗ minh an
Bảng 2.2 Cơ cấu tài sản của Công ty TNHH Chế biến gỗ Minh An giai đoạn 2017-2019 (Trang 44)
Qua bảng 2.2 và biểu đồ 2.1, có thể thấy cơ cấu tổng tài sản của Công ty tồn tại sự phân hóa rõ rệt giữ TSNH và TSDH - Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tnhh chế biến gỗ minh an
ua bảng 2.2 và biểu đồ 2.1, có thể thấy cơ cấu tổng tài sản của Công ty tồn tại sự phân hóa rõ rệt giữ TSNH và TSDH (Trang 45)
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty TNHH Chế biến gỗ Minh An giai đoạn 2017-2019 - Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tnhh chế biến gỗ minh an
Bảng 2.3 Cơ cấu nguồn vốn của Công ty TNHH Chế biến gỗ Minh An giai đoạn 2017-2019 (Trang 48)
2.2.1 Tình hình sản lượng tiêuthụ của Công ty giai đoạn 2017-2019 - Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tnhh chế biến gỗ minh an
2.2.1 Tình hình sản lượng tiêuthụ của Công ty giai đoạn 2017-2019 (Trang 49)
2.2.2 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất của Công ty 2.2.2.1 Phân tích doanh thu của Công ty - Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tnhh chế biến gỗ minh an
2.2.2 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất của Công ty 2.2.2.1 Phân tích doanh thu của Công ty (Trang 50)
Bảng 2.5: Tình hình doanh thu của Công ty giai đoạn 2017-2019 - Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tnhh chế biến gỗ minh an
Bảng 2.5 Tình hình doanh thu của Công ty giai đoạn 2017-2019 (Trang 52)
- Tình hình giá của các mặt hàng của Công ty - Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tnhh chế biến gỗ minh an
nh hình giá của các mặt hàng của Công ty (Trang 53)
Bảng 2.6: Tình hình giá các mặt hàng của Công ty giai đoạn 2017-2019 - Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tnhh chế biến gỗ minh an
Bảng 2.6 Tình hình giá các mặt hàng của Công ty giai đoạn 2017-2019 (Trang 54)
Bảng 2.7: Tình hình doanh thu tiêuthụ theo mặt hàng của Công ty giai đoạn 2017-2019 - Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tnhh chế biến gỗ minh an
Bảng 2.7 Tình hình doanh thu tiêuthụ theo mặt hàng của Công ty giai đoạn 2017-2019 (Trang 56)
2.2.2.2 Phân tích tình hình chi phí của Công ty TNHH chế biến gỗ Minh An giai đoạn 2017-2019 - Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tnhh chế biến gỗ minh an
2.2.2.2 Phân tích tình hình chi phí của Công ty TNHH chế biến gỗ Minh An giai đoạn 2017-2019 (Trang 57)
Bảng 2.9: Kết quả hoạt động sản xuất của Công ty giai đoạn 2017-2019 - Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tnhh chế biến gỗ minh an
Bảng 2.9 Kết quả hoạt động sản xuất của Công ty giai đoạn 2017-2019 (Trang 59)
Bảng 2.10: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty giai đoạn 2017-2019 - Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tnhh chế biến gỗ minh an
Bảng 2.10 Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty giai đoạn 2017-2019 (Trang 62)
Bảng 2.12: Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty giai đoạn 2017-2019 - Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tnhh chế biến gỗ minh an
Bảng 2.12 Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty giai đoạn 2017-2019 (Trang 67)
Bảng 2.13: Phân tích khả năng sinh lời của Công ty TNHH chế biến gỗ Minh An - Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tnhh chế biến gỗ minh an
Bảng 2.13 Phân tích khả năng sinh lời của Công ty TNHH chế biến gỗ Minh An (Trang 70)
Bảng 2.14: Phân tích khả năng thanh toán của Công ty TNHH chế biến gỗ Minh An - Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tnhh chế biến gỗ minh an
Bảng 2.14 Phân tích khả năng thanh toán của Công ty TNHH chế biến gỗ Minh An (Trang 72)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w