Tiểu luận Chiến lược phát triển ngoại thương của Việt Nam
Lời mở đầu Ngày nay khi nói đến sự phát triển quốc gia, chúng ta không thể không nhắc đến những chỉ số tăng trưởng như GNP/người, GNI và đặc biệt là GDP. Trong đó, một thành tố đóng vai trò quan trọng là tăng chỉ số này chính là các hoạt động thương mại quốc tế, hay còn gọi là ngoại thương. Ngoại thương nước ta trong thời gian qua đã thực sự giúp cho nền kinh tế đất nước khai thác thế mạnh trong sản xuất hàng hóa hướng về xuất khẩu. Ngoại thương đóng góp rất lớn cho tốc độ tăng trưởng kinh tế và thay đổi bộ mặt ngành công nghiệp, dịch vụ và cả trong sản xuất nông nghiệp. Những năm đầu thế kỉ 21, trong xu hướng toàn cầu hóa, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động kinh tế ngoại thương, tạo điều kiện cho đất nước hòa nhập với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên còn nhiều khó khăn trở ngại cho tiến trình này. Việc đề ra một đường lối phát triển ngoại thương phù hợp cho phép khai thác những lợi thế, hạn chế tối thiểu những trở ngại mang tính cấp bách và thiết thực. Vậy nên, đề tài “Chiến lược phát triển ngoại thương ở Việt Nam” được thực hiện nhằm xây dựng một chiến lược ngoại thương phù hợp để tận dụng mọi nguồn lực trong nước một cách hiệu quả, đưa nước ta thoát khỏi nhóm các nước nghèo và tiến tới một nền kinh tế hiện đại, hiệu quả, bền vững. Nội dung 1. Sơ lược ngoại thương Việt Nam qua các thời kì 1.1Ngoại thương Việt Nam trước năm 1975 1.1.1. Hoạt động ngoại thương VN dưới thời phong kiến - Là một nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp - Sản xuất hàng hóa giản đơn và một thị trường trong nước chật hẹp, chia cắt. 1 - Ngoại thương thời kì này không có cơ sở kinh tế bên trong thúc đẩy, có tính chất bị động. - Hàng bán ra bao gồm nông lâm hải sản quý hiếm do thiên nhiên sẵn có được khai thác đem bán như: Lâm sản, hàng thủ công nghiệp.Việc mua bán hầu như do bọn quan độc quyền để kiếm lời cho bản thân. Họ tiến hành ngoại thương một cách tùy tiện, độc đoán. - Quan hệ buôn bán của Việt Nam thời kì này chủ yếu là với Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Bồ Đào Nha . 1.1.2. Ngoại thương Việt Nam dưới thời Pháp thuộc - Dưới sự thống trị của thực dân Pháp, Việt Nam là một “thuộc địa khai thác”. - Nền kinh tế vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, kĩ thuật canh tác cổ truyền. - Ngoại thương kém phát triển cả về quy mô, mặt hàng và thị trường. - Xuất khẩu chủ yếu của nước ta trong thời kì này là nông sản và khoáng sản với ba mặt hàng chủ yếu. - Nhập khẩu chủ yếu là hàng tiêu dùng và một số nguyên liệu như xăng, dầu, bông, vải. - Để bảo vệ đặc quyền, đặc lợi trong lĩnh vực ngoại thương, Pháp thực hiện ở Đông Dương một hàng rào thuế quan rất chặt chẽ, có lợi cho chúng. + Ngày 11/11/1892, Pháp ban hành luật về “đồng hóa thuế quan”: Hàng của Pháp nhập khẩu vào Việt Nam được miễn thuế nhập khẩu, còn hàng của các nước khác thì bị hàng rào thuế quan ngăn trở với thuế suất cao. Hàng của Việt Nam nhập vào nước Pháp được tự do và không phải nộp thuế. + Chế độ “thuế quan tự trị” ngày 1/1/1941:Hàng của nước Pháp nhập khẩu vào các nước Đông Dương và của các nước Đông Dương nhập vào Pháp không được miễn thuế, trừ những mặt hàng chính phủ Pháp quy định. Thuế suất nhập khẩu áp dụng ở Đông Dương do các nước Đông Dương quy định nhưng phải được chính phủ Pháp chuẩn y. 1.1.3. Ngoại thương Việt Nam sau Cách Mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975. - Xuất khẩu tăng rất chậm. Trong kim ngạch nhập khẩu, tỷ trọng viện trợ không hoàn lại lớn. - Cơ chế hàng xuất khẩu phản ánh trình độ phát triển kinh tế lạc hậu và không ổn định, hàng cuất khẩu chủ yếu là nông sản, khoáng sản và gỗ . 2 - Ngoại thương chủ yếu với các nước XHCN (chiếm 85 – 90% tổng kim ngạch buôn bán với nước ngoài) - Nhập siêu cực kì lớn. 1.2. Ngoại thương Việt Nam từ sau năm 1975 đến nay. 1.2.1.Giai đoạn trước khi đổi mới nền kinh tế 1976 – 1985 - Chúng ta tiếp tục nhận được sự hợp tác và hỗ trợ của các nước XHCN. Tuy nhiên, Mĩ và các nước phương Tây thực hiện cấm vận kinh tế và phân biệt đối xử trên thị trường quốc tế như ngừng viện trợ đầu tư, ngừng các khoản tín dụng đã cam kết .đã gây cho ta rất nhiều khó khăn trong phát triển ngoại thương. Ngoài ra nguyên tắc Nhà nước độc quyền về ngoại thương và các quan hệ kinh tế đối ngoại khác được coi là nền tảng để hình thành cơ chế quản lý và tổ chức hoạt động ngoại thương lúc này đã kìm hãm sự phát triển. - Trong vòng 10 năm, từ năm 1976 đến 1985 tỉ lệ xuất khẩu chỉ đạt 21 – 40% so với nhập khẩu. 1.2.2.Ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn hiện nay * Tích cực: Công cuộc đổi mới, mở của nền kinh tế được Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng từ Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (khóa IV) họp cuối năm 1986. Nhờ thực hiện chính sách mở cửa, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, đến năm 1995 nước ta đã quan hệ buôn bán với hơn 100 nước và lãnh thổ thuộc đủ các châu lục trên thế giới; kí Hiệp định hợp tác thương mại với EU; bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ (1995); gia nhập ASEAN (28/7/1995). Từ cuối thập niên 80 đến nay, trước tình trạng nhập siêu, Nhà nước đã chuyển giai đoạn chiến lược thay thế hàng nhập khẩu sang giai đoạn chiến lược khuyến khích xuất khẩu, từ đó tạo động lực mới cho hoạt động ngoại thương. Chúng ta tập trung và chú trọng nhiều vào điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu bằng cách mở rộng chính sách và hình thức đầu tư, tạo điều kiện trong các quy định hành chính và cơ sở luật pháp. Trong những năm gần đây, chúng ta đã và đang tiến hành đổi mới nhiều mặt trong quá trình hội nhập: 3 - Về thuế quan: chỉ áp dụng thuế chủ yếu trên hàng nhập khẩu, còn với hàng xuất khẩu thì được ưu đãi với mức thuế suất không đáng kể, từng bước chuyển đổi mức thuế xuất – nhập khẩu sao cho phù hợp với yêu cầu của CEPT sau khi Việt Nam gia nhập AFTA. - Về cơ chế quản lý xuất – nhập khẩu: cho phép mọi thành phần kinh tế hợp pháp được quyền trực tiếp xuất – nhập khẩu hàng hóa theo ngành nghề trong giấy phép kinh doanh, vươn tới sự thống nhất trong hoạt động thương mại, không phân biệt nội thương hay ngoại thương. - Về nguyên tắc: Mọi chủ thể kinh tế đều có quyền xuất – nhập khẩu mọi chủng loại hàng hóa, trừ các mặt hàng cấm xuất – nhập và một số loại hàng xuất – nhập khẩu có điều kiện theo quy định của pháp luật. - Thay đổi nhiều trong việc phân bố quota xuất khẩu: đối với gạo, Chính phủ cấp hạn ngạch qua UBND các tỉnh, thành phố có thừa gạo để phân bố lại cho các đầu mối xuất khẩu gạo tại địa phương. Đối với hàng dệt may tiến hành phương thức đấu thầu. - Thủ tục quản lý xuất – nhập khẩu: được đơn giản hóa nhiều, tạo môi trường thông thoáng cho hoạt động ngoại thương. Giảm tối đa thời hạn quản lý hàng xuất – nhập khẩu tại hải quan bằng cách phân luồng theo thứ tự ưu tiên. - Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia xuất – nhập khẩu: Chính phủ quyết định thành lập quỹ thưởng xuất khẩu áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc xuất khẩu các sản phẩm mới, chất lượng cao, mở rộng thị trường và thâm nhập thị trường mới. * Hạn chế, khó khăn: - Các doanh nghiệp chưa đảm bảo được chất lượng hàng xuất theo hợp đồng đã kí kết. - Với những mặt hàng có chất lượng cao, tạo được uy tín trên thị trường quốc tế thì chúng ta không nắm vững luật lệ và văn hóa kinh doanh của các nước bạn nên gặp không ít khó khăn trong việc phát triển và bảo vệ thương hiệu của mình. - Trên thực tế, xuất khẩu Việt Nam đang đi theo hướng “cái ta có” chứ chưa đáp ứng được “cái người ta cần”. 2. Những lợi thế và khó khăn trong phát triển ngoại thương của Việt Nam 2.1. Những lợi thế 4 2.1.1.Lợi thế về vị trí địa lý - Việt Nam nằm trong vùng Đông Nam Á, là vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới. - Việt Nam nằm trên tuyến đường giao lưu hàng hải quốc tế,là điểm trung chuyển hàng hóa vận tải biển giữa Nam Á, Châu phi, Châu Âu với các nền kinh tế lớn ở Đông Á, Singapore. - Đường bờ biển hình chữ S có nhiều vũng, vịnh, nhất là từ Phan Thiết trở vào có nhiều cảng nước sâu tàu bè có thể cập bến an toàn quanh năm. Vị trí địa lý thuận lợi cho phép ta mở rộng quan hệ kinh tế ngoại thương và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 2.1.2.Lợi thế về tài nguyên thiên nhiên - Về đất đai: 50% diện tích đất đai cả nước là đất vào nông nghiệp và ngư nghiệp, khí hậu nhiệt đới mưa nắng điều hòa cho phép chúng ta phát triển nông lâm sản xuất khẩu có hiệu quả cao như gạo, cao su và các nông sản nhiệt đới. Chiều dài bờ biển 3260 km, diện tích sông ngòi và ao hồ hơn 1 triệu ha, cho phép phát triển ngành thủy sản xuất khẩu và phát triển thủy lợi, vận tải biển và du lịch. - Về khoáng sản: dầu mỏ hiện nay là nguồn tài nguyên mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể, sản lượng khai thác hàng năm gia tăng và là nơi thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Than đá và mỏ sắt có trữ lượng cao; cả 3miền Bắc, Trung, Nam đều có nguồn clanh – ke để sản xuất xi măng dồi dào . 2.1.3. Lợi thế về lao động - Đây là thế mạnh của nước ta. Lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, khoảng 0,16 USD/1 giờ lao động, tỉ lệ thất nghiệp lớn (khoảng 20 – 30% số người trong độ tuổi lao động). Lao động là một lợi thế cơ bản để phát triển các ngành hàng sử dụng nhiều lao động như dệt, may, chế biến nông lâm thủy sản, lắp ráp sản phẩm điện, điện tử . 2.2. Những khó khăn - Diện tích đất canh tác bình quân trên đầu người của ta thấp so với thế giới. Sản lượng lương thực có cao nhưng trước hết phải đảm bảo nhu cầu của người dân nên không thể tạo ra một nguồn tích lũy lớn cho những đòi hỏi cao hơn của sự phát triển kinh tế. 5 - Tài nguyên phong phú nhưng phân bố không đều. Giao thông vận tải kém nên khó khai thác, trữ lượng chưa xác định và chưa khoáng sản nào có trữ lượng lớn để trở thành mặt hàng chiến lược. Tài nguyên rừng, biển, thủy sản bị khai thác quá mức mà không được chăm hồi. - Vị trí địa lí đẹp nhưng cơ sở hạ tầng yếu kém, các hải cảng ít và nhỏ, đường sá và phương tiện giao thông lạc hậu. - Trình độ quản lí kinh tế, xã hội kém, bộ máy chính quyền kém hiệu quả, quan liêu, tham nhũng; chính sách, pháp luật không rõ ràng, thiếu đồng bộ, lại hay thay đổi gây cản trở cho cho quá trình đổi mới kinh tế. - Trình độ quản lý của cán bộ và tay nghề công nhân còn thấp cho nên năng suất lao động thấp, chất lượng hàng hóa chưa cao. - Công nghệ và trang thiết bị của nhiều ngành kinh tế Việt Nam còn ở trình độ thấp,hàng hóa của Việt Nam chưa mang tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế. 3. Chiến lược phát triển ngoại thương ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 3.1. Quan điểm phát triển xuất nhập khẩu phục vụ phát triển bền vững ở Việt Nam thời kì 2011 - 2020 3.1.1.Phát triển xuất khẩu trên cơ sở khai thác triệt để lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh, đảm bảo tốc độ và chất lượng tăng trưởng cao, góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. - Kiên trì định hướng công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu. Đây là chủ trương cần được quán triệt trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới. Đối với Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, thị trường trong nước chưa phát triển, cần tranh thủ nguồn lực bên ngoài, nhất là FDI, để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển xuất khẩu là con đường để Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. 6 - Để nâng cao chất lượng tăng trưởng xuất khẩu cần phải nhanh chóng thay đổi mô hình tăng trưởng. Trong những năm qua, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có về tài nguyên và lao động rẻ. Lợi thế nói trên hiện tại và một vài năm tới vẫn đang phát huy tác dụng. Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy rằng, nguồn lực tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Những hạn chế mang tính cơ cấu về lợi thế tự nhiên làm giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong dài hạn. Đó là chưa kể đến những tác động tiêu cực đến môi trường được xem như một hạn chế cản trở tăng trưởng xuất khẩu. Lợi thế lao động rẻ cũng ngày càng giảm dần trong bối cảnh chênh lệch tiền lương lao động ở nước ta và các nước giảm dần và nhu cầu cao trên thị trường thế giới về những hàng hóa có hàm lượng công nghệ và khoa học ngày càng cao. Do đó, dựa vào mô hình tăng trưởng theo chiều rộng trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh sẵn có, xuất khẩu Việt Nam khó có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng ở mức cao. Bên cạnh đó, cạnh tranh quốc tế trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu cũng là áp lực phải nhanh chóng chuyển sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu,dựa vào việc khai thác lợi thế cạnh tranh động để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả xuất khẩu trên cơ sở đẩy mạnh cải cách thể chế, sử dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại. Chuyển từ phát triển xuất khẩu theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, từ việc dựa chủ yếu vào lợi thế so sánh sẵn có (tĩnh) sang lợi thế cạnh tranh động là nhân tố quyết định chất lượng tăng trưởng xuất khẩu; duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, phù hợp với xu hướng biến đổi của thị trường, do đó, hạn chế được rủi ro khi thị trường thế giới biến động bất lợi. Thực hiện định hướng phát triển xuất khẩu theo chiều sâu cũng là giải pháp để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khắc phục nguy cơ tụt hậu, bẫy thu nhập trung bình, nâng cao vị thế quốc gia, đảm bảo phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ. - Trong giai đoạn tới, chất lượng phát triển phải là mục tiêu hàng đầu. Cần khắc phục tư tưởng coi trọng số lượng, chạy theo thành tích cục bộ và ngắn hạn. Nhiều chỉ tiêu xuất khẩu trong giai đoạn vừa qua chỉ phản ánh về mặt số lượng mà chưa phán ánh được hiệu quả đầu tư, các tác động về mặt xã hội, môi trường. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, trong thời gian qua, nước ta đã đầu tư quá mức cho xuất khẩu mà chưa tính toán đến hiệu 7 quả của nó. Điều này dẫn đến sự hao phí nguồn lực, sử dụng không hiệu quả vốn đầu tư, làm nảy sinh hành vi tiêu cực như tham nhũng, gian lận thương mại. Cần phải tính toán xem mỗi một đô la giá trị xuất khẩu mà ta mang về đem lại bao nhiêu lợi nhuận đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. 3.1.2.Phát triển xuất khẩu trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, hạn chế ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên, nâng cao khả năng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường của hàng hóa xuất khẩu. - Trước hết, tăng trưởng xuất khẩu phải trên cơ sở khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Cần nhận thức đầy đủ rằng, bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên là cơ sở của sự phát triển bền vững. Đối với Việt Nam, một đất nước được thiên nhiên ưu đãi, có trình độ phát triển thấp, khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên sẽ tạo thuận lợi để tích lũy ban đầu cho công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Lợi thế về điều kiện tự nhiên đã tạo thuận lợi cho Việt Nam xếp thứ hạng cao hiện nay về xuất khẩu một số sản phẩm như gạo (thứ hai thế giới), cà phê (thứ hai thế giới), hạt tiêu (số một thế giới), hạt điều (thứ ba thế giới). Một số mặt hàng khác như dầu thô, thủy sản đang có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, trong thời gian qua, chúng ta chưa khai thác một cách hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Tăng trưởng xuất khẩu một số mặt hàng như cà phê, hạt điều, cao su, chè kéo theo sự suy giảm diện tích rừng và đa dạng sinh học. Tương tự, khai thác thủy sản theo lối hủy diệt, quá mức làm suy giảm nghiêm trọng sinh quyển biển. Tăng diện tích nuôi trồng thủy sản cùng với giảm diện tích rừng ngập mặn. Tăng trưởng xuất khẩu của nước ta đang tiềm ẩn nguy cơ cạn kiệt tài nguyên và mất cân bằng sinh thái. Khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong tương lai và gây nên những hệ lụy đối với môi trường và xã hội. - Thứ hai, tăng trưởng xuất khẩu phải đi đôi với việc hạn chế ô nhiễm môi trường. Trong những năm tới, Việt Nam phải đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quá trình này sẽ khuyến khích khai thác tài nguyên và sử dụng ngày càng nhiều năng lượng và nguyên liệu đầu vào. Xuất khẩu trong giai đoạn tới sẽ tập trung vào tăng tỷ trọng các mặt 8 hàng chế biến. Nếu không có những biện pháp kiểm soát ô nhiễm, môi trường sinh thái nước ta sẽ ô nhiễm nghiêm trọng. Ô nhiễm môi trường còn làm giảm khả năng xuất khẩu và ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp và hàng hóa xuất khẩu. - Thứ ba, phát triển xuất khẩu trong giai đoạn tới phải chú trọng nâng cao khả năng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường của hàng hóa xuất khẩu, áp dụng các quy trình và phương pháp sản xuất thân thiện với môi trường. Xu hướng áp dụng các tiêu chuẩn môi trường trong thương mại quốc tế ngày càng phổ biến để giải quyết các vấn đề toàn cầu và bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Các tiêu chuẩn môi trường đối với sản phẩm, quy trình chế biến ngày càng được các nước áp dụng rộng rãi và ở mức cao hơn như những rào cản kỹ thuật trong buôn bán quốc tế. Việt Nam xuất khẩu nhiều mặt hàng nhạy cảm với môi trường và an toàn như nông sản, thủy sản. Đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường phải được nhìn nhận như là một biện pháp để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và cải thiện môi trường trong nước. - Thứ tư, phát triển xuất khẩu bền vững ở nước ta trong giai đoạn tới phải dựa trên cơ sở khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong giới hạn cho phép về mặt sinh thái và bảo vệ môi trường lâu bền. Từng bước thực hiện nguyên tắc “mọi mặt: kinh tế, xã hội và môi trường đều cùng có lợi”, trong đó ưu tiên cho phát triển kinh tế. Cần khắc phục quan điểm cực đoan trong việc khai thác các nguồn lợi tự nhiên. Bảo tồn thiên nhiên quá mức sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, công cuộc xóa đói giảm nghèo và hậu quả là gây khó khăn cho việc quản lý tài nguyên. Khai thác hợp lý và có chính sách quản lý môi trường linh hoạt sẽ khuyến khích người hưởng lợi có ý thức chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát triển chúng để khai thác bền vững trong tương lai. Tuy nhiên khai thác quá mức tài nguyên để đạt được sự tăng trưởng nhanh trong ngắn hạn sẽ dẫn đến suy thoái và cạn kiệt tài nguyên, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của các thế hệ tương lai. 3.1.3.Phát triển xuất khẩu góp phần thực hiện các mục tiêu xã hội như xóa đói giảm nghèo, tạo nhiều việc làm đảm bảo công bằng xã hội, chia sẻ lợi ích hợp lý giữa các thành phần tham gia xuất khẩu. 9 - Thứ nhất, phát triển xuất khẩu góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm. Các cấp, các ngành, địa phương cần quán triệt quan điểm này trong hoạch định chính sách phát triển trong giai đoạn tới. Hơn 70% dân số sống ở nông thôn, dựa chủ yếu vào nguồn lợi tự nhiên. Phát triển xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thủy sản trong thời gian qua đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nhất là những vùng trồng cà phê, cao su (Tây Nguyên), lúa gạo, thủy sản (Đồng bằng sông Cửu Long). Xuất khẩu các mặt hàng sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, thủy công mỹ nghệ, điện tử, đồ gỗ . thu hút một lượng lao động lớn, cải thiện đời sống của người dân lao động. Mặc dù, xuất khẩu của nước ta trong thời gian qua chưa thể hiện được xu hướng công nghiệp hóa, nhưng đóng góp về mặt xã hội là rất to lớn. - Thứ hai, phát triển xuất khẩu đóng góp vào nâng cao chất lượng lao động, trình độ quản lý. Cần nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến và giá trị gia tăng cao để cải thiện nguồn nhân lực, thu hút lao động nông nghiệp. Chất lượng lao động và trình độ quản lý của các doanh nghiệp nước ta còn hạn chế. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, chính sách đào tạo nguồn nhân lực và khuyến khích sử dụng người có trình độ chuyên môn cao là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng tăng trưởng xuất khẩu. - Thứ ba, cần có chính sách để giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình công nghiệp hóa định hướng xuất khẩu. Trước hết, cần giải quyết các vấn đề xã hội do tập trung lao động (nhất là lao động nữ) ở một số ngành như da giày, dệt may. Đây là một vấn đề đang bức xúc mà chưa được sự quan tâm của các ngành. Cần tạo môi trường sinh sống ổn định cho người lao động như nhà ở, các dịch vụ phục vụ đời sống hàng ngày. Thứ hai, cải thiện môi trường lao động để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho công nhân. Thứ ba, cần tính đến những vấn đề khác như việc xây dựng gia đình cho công nhân, cuộc sống con cái của họ sau này . - Thứ tư, cần có chính sách chia sẻ lợi ích thu được từ xuất khẩu một cách hợp lý giữa những nhóm xã hội, nhất là trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Xử lý tốt vấn đề này sẽ tăng hiệu quả xuất khẩu, khai thác hợp lý tài nguyên và tránh được các xung đột xã hội 10 . thời kì 1.1Ngoại thương Việt Nam trước năm 1975 1.1.1. Hoạt động ngoại thương VN dưới thời phong kiến - Là một nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp - Sản