Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
2 MB
Nội dung
KHỦNGHOẢNGNỢDƯỚICHUẨN MỤC LỤC CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM NỢDƯƠICHUẨN CHƯƠNG II: NGUYÊN NHÂN CỦA CUỘC KHỦNGHOẢNG 1. Nguồn gốc sâu xa của cuộc khủng hoảng……………………………………………2 2. Những nguyên nhân cốt lõi của cuộc khủng hoảng…………………….………… 3 CHƯƠNG III: SỰ HÌNH THÀNH BONG BÓNG BẤT ĐỘNG SẢN 1. Từ các ngân hàng đầu tư……………….………… ……………….……………… 7 2. Từ các công ty bảo hiểm……………….………… ……………….…………………9 3. Sự sụp đổ……………….………… ……………….………… ………………… .10 CHƯƠNG IV: HẬU QUẢ CHƯƠNG V MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1. Đánh giá lại chứng khoán hóa tài sản như một kỹ thuật tài chính……………12 2. Đã đến lúc nhà đầu tư phải vào cuộc…………………………………………….12 3. Mô hình mới cho các tổ chức đánh giá tín nhiệm……………………………….13 4. Minh bạch hơn trong việc công khai rủi ro của ngân hàng……………………13 CHƯƠNG VI – KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………….15 1 KHỦNGHOẢNGNỢDƯỚICHUẨNKHỦNGHOẢNGNỢDƯỚICHUẨNỞMĨ I. KHÁI NIỆM NỢDƯỚICHUẨNNợdướichuân là các khoản cho vay các đối tượng có mức tín nhiệm thấp. Những đối tượng đi vay này thường là những người nghèo, không có công ăn việc làm ổn định, vị thế xã hội thấp hoặc có lịch sử thanh toán tín dụng không tốt trong quá khứ. Những đối tượng này tiềm ẩn rủi ro không có khả năng thanh toán nợ đến hạn và do đó rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng truyền thống vốn chỉ dành cho những đối tượng trên chuẩn. II. NGUYÊN NHÂN CỦA CUỘC KHỦNGHOẢNG 1. Nguồn gốc sâu xa của cuộc khủnghoảng Kể từ cuộc khủnghoảng tài chính năm 1929, nền kinh tế Mỹ phát triển một cách nhanh chóng. Đầu thập niên 80, các ngân hàng đầu tư trở thành công ty đại chúng và rất nhiều người trở nên giàu có. Cùng với việc thả lỏng về các chính sách tài chính, các ngân hàng và định chế tài chính có thể sử dụng các nguồn vốn huy động để đầu tư vào các dự án rủi ro cao hơn. Cuối thập niên 80, đa số các khoản đầu tư này thất bại, khoảng 124 tỷ USD tiền thuế của người dân bị mất. Việc thả lỏng về các chính sách định chế tài chính vẫn tiếp tục và mạnh mẽ hơn vào thời của Tổng thống Clinton và Bush. Do đó, đến cuối thập niên 90, các định chế tài chính kết hợp lại với nhau thành những tập đoàn tài chính khổng lồ đến mức, chỉ cần một sai phạm trong số đó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống tài chính. Một trong những sự kết hợp điển hình là việc hợp nhất của một Citicorp (ngân hàng thương mại lớn thứ hai tại Mỹ) và Travelers (hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm và chứng khoán), mở đường cho các cuộc sáp nhập trong tương lai. Sự kết hợp này đã vi phạm luật Glass-Steagal (1933) và cho thấy sự ảnh hưởng ngày càng lớn và sâu rộng của tài chính đến chính trị. Trong nhiệm kì tổng thống Bill Clinton (1992-2000), có 2 sự kiện đáng chú ý đã xảy ra, thứ nhất là sự sụp đổ của bong bóng chứng khoán (khủng hoảng dot-com) - điều làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thế chấp cho các khoản vay của tầng lớp trung lưu Mỹ và sự kiện Bill Clinton thông qua đạo luật Gramm-leach-Bliey, khai tử đạo luật Glass-Steagal (1933). Đạo luật mới này cho phép các ngân hàng thương mại tham gia vào các hoạt động đầu tư rất rủi ro, và điều này đã làm xuất hiện các hình thức giao dịch phái sinh trên thị trường cho vay đầu tư bất động sản. Chứng khoán phái sinh bùng nổ vào năm 2000. Tháng 12 năm 2000, với sự vận động hành lang của các ông trùm tài chính, quốc hội Mỹ thông qua dự luật Comodity Future Modernizatio, dự luật này ngăn mọi sự kiểm soát đối với thị trường chứng khoán phái sinh. 2 KHỦNGHOẢNGNỢDƯỚICHUẨN Như vậy, có thể nói rằng những quyết sách sai lầm từ các nhà chính trị (Clinton, Green Span, Larry Summer, Robert Rubin…), sự ảnh hưởng của các tổ chức tài chính đến chính trị đã khiến các nhà chính trị nới lỏng các chính sách về tài chính đã ươm mầm cho cuộc khủnghoảng 2007. 2. Những nguyên nhân cốt lõi của cuộc khủnghoảng Cuộc khủnghoảng 2007-2009 có thể truy ra từ 3 nguyên nhân cốt lõi: do sự phát triển của thị trường thế chấp, vấn đề chi phí đại diện và vai trò của sự bất cân xứng thông tin trong việc đánh giá xếp hạng tín dụng. • Sự phát triển của thị trường thế chấp Tại thời điểm tổng thống Bush lên cầm quyền năm 2001, ngành tài chính của Mỹ trở nên siêu lợi nhuận, tập trung và hùng mạnh hơn bao giờ hết. Thống trị ngành này gồm: - 5 ngân hàng đầu tư: Goldman Sachs, Morgan Stanley, Lehman Brothers, Merrill Lynch, Bear Stearns. - Hai tập đoàn tài chính: Citi Group, JP Morgan - Ba công ty bảo hiểm chứng khoán: AIG, MBIA, AMBAC - Ba tổ chức xếp hạng tín dụng: Moody’s, Stadard & Poor’s, Fitch Trong giai đoạn trước năm 2000, chỉ có những người có xếp hạng tín dụng tốt nhất mới có thể tiếp cận các khoản vay thế chấp. Những người cần mua nhà vay tiền từ các công ty cho vay tài chính. Do những khoản cho vay là trong một thời gian dài, các công ty cho vay này đánh giá rất cẩn thận về khả năng tài chính của đối tượng đi vay Vay tín chấp mua nhà 3 KHỦNGHOẢNGNỢDƯỚICHUẨN Tuy nhiên, đối với hệ thống mới, hoạt động cho vay được tiến hành qua các bước sau: 1. Các công ty tài chính thực hiện cho vay mua nhà thông qua mạng lưới các đại lý cho vay. 2. Các công ty cho vay này bán các khoản nợ thế chấp lại cho ngân hàng đầu tư. 3. Ngân hàng đầu tư kết hợp các khoản vay thế chấp và vay nợ khác (mua nợ xe, nợ học phí và nợ tín dụng…) để tạo thành một loại chứng khoán phái sinh phức tạp, gọi là CDO (Collateralized Debt Obligation). Do vậy một loạt danh mục các khoản vay thế chấp đã được cấu trúc thành các trái phiếu được đảm bảo bằng các khoản nợ có thế chấp. 4. Ngân hàng đầu tư bán các chứng khoán CDO này cho nhà đầu tư trên toàn thế giới. Bây giờ, khi những người đi vay thanh toán các khoản nợ thế chấp, tiền sẽ được chuyển cho các nhà đầu tư trên thế giới. Kết quả là một “chuỗi thức ăn chứng khoán hóa” được hình thành. Chuỗi thức ăn chứng khoán hóa Hêt thống mới này như là một quả bom hẹn giờ, vì những người cho vay không còn quan tâm đến khả năng trả nợ của người đi vay, nên họ bắt đầu tiến hành các hoạt động cho vay rủi ro cao hơn. Các ngân hàng cũng không quan tâm đến khả năng trả nợ, càng bán được nhiều CDO, họ càng thu nhiều lợi nhuận. Các tổ chức xếp hạng tín dụng được thuê bởi các ngân hàng cũng không phải chịu trách nhiệm nếu các đánh giá CDO của họ không đúng. Sự phát minh ra chứng khoán hoá nợdướichuẩn và các kỹ thuật tài chính tinh vi đã giúp ngân hàng đóng gói các khoản nợ, bán nó ra thị trường, thu về dòng tiền, dòng tiền sau đó lại quay trở lại thị trường thế chấp dưới chuẩn, và làm phình to hơn bong bóng bất động sản, bong bóng tiêu dùng. 4 KHỦNGHOẢNGNỢDƯỚICHUẨN Kết quả là các khoản cho vay thế chấp và nợdướichuẩn tăng chóng mặt trong giai đoạn trước khủng hoảng. Các khoản cho vay thế chấp từ năm 2000 đến 2003 Tỉ lệ % của các khoản nợdướichuẩn qua các năm • Vấn đề chi phí đại diện Những nhà môi giới cho vay thế chấp trên thị trường thế chấp đã không nỗ lực đánh giá khả năng trả nợ của những người đi vay trên thị trường. Họ tin rằng việc danh mục các khoản vay sẽ nhanh chóng bán hết cho các nhà đầu tư dưới dạng chứng hoán. Những nhà môi giới nhận được 5 KHỦNGHOẢNGNỢDƯỚICHUẨN phí từ việc môi giới cho vay thế chấp, và trong bối cảnh thị trường bất động sản liên tục tăng giá, và các ngân hàng liên tục phát hành thành công CDO thì những nhà môi giới này không chịu áp lực về việc phải thẩm định đúng khả năng thanh toán của người đi vay. Các ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư cũng thu được rất nhiều lợi nhuận từ việc bảo lãnh phát hành các loại chứng khoán nợ thế chấp. Càng cho nhiều người vay thế chấp, những nhà môi giới thu được càng nhiều phí, càng phát hành nhiều chứng khoán nợ thế chấp, ngân hàng càng thu được nhiều lợi nhuận. Sự khác biệt trong lợi ích cốt lõi giữa người môi giới (đại lý) – và công ty cho vay thế chấp (hoặc ngân hàng) – nhà đầu tư (người mua cổ phiếu/trái phiếu nợ thế chấp) dẫn đến những hành vi đi ngược lại lợi ích của nhau được gọi là vấn đề chi phí đại diện. Vấn đề chi phí đại diện cũng có thể nhận thấy trong quá trình đầu tư của doanh nghiệp: phần lớn các khoản đầu tư vào các chứng khoán nợ đã được thực hiện thông qua các quỹ hưu trí và các định chế khác. Những người ra quyết định đầu tư không làm việc cho tiền của chính mình, mà họ đang thay mặt cho những người uỷ thác các khoản quỹ để nhờ họ quản lý. Những giám đốc điều hành thay vì quan tâm về hiệu quả hoạt động, họ dành sự chú tâm của mình cho việc tìm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn, vì tiền lương họ nhận được không dựa trên thành quả dài hạn mà ảnh hưởng bởi giá cả (chứng chỉ quỹ) trên thị trường chứng khoán, và giá chứng chỉ quỹ này thì lại phụ thuộc vào việc lợi nhuận hàng quý có ở mức cao hay không. Có thể nói vấn đề đại diện cũng chính là nguyên nhân khiến cuộc khủnghoảng lan rộng. • Sự bất cân xứng thông tin của các tổ chức xếp hạng tín dụng với nhà đầu tư Các tổ chức xếp hạng tín dụng là người đánh giá rủi ro của các chứng khoán nợ, nhưng đồng thời cũng là người tư vấn cho các khách hàng của họ trong việc làm thế nào để cấu trúc các công cụ tài chính (chẳng hạn như CDOs) sao cho xếp hạng tín dụng tốt. Nếu như các tổ chức xếp hạng tín dụng làm đúng chức năng của mình, thì các tài sản thế chấp sẽ ít được bán cho các quỹ hưu trí, và độ lớn của bong bóng có thể được hạ thấp đáng kể. Nhưng những công ty này, vì muốn kiếm được khoản lợi nhuận rất lớn thu được từ việc tư vấn xếp hạng tín dụng và việc xếp hạng tín dụng nên đã đánh giá và công bố không chính xác rủi ro của các chứng khoán nợ, và những thông tin sai lệch này đã khiến nhà đầu tư không nhận thức chính xác được rủi ro của chứng khoán nợ. 6 KHỦNGHOẢNGNỢDƯỚICHUẨN III. Sự hình thành bong bóng bất động sản(2001-2007) 1. Từ các ngân hàng đầu tư Hàng trăm tỷ USD được bơm vào thị trường bất động sản mỗi năm thong qua chuỗi thức ăn chứng khoán hóa, và hầu như ai cũng có thể được cấp một khoản vay thế chấp mua nhà khiến giá nhà đất tăng vọt. Hậu quả là mộ bong bóng tài chính lớn nhất trong lịch sử hình thành. Nếu như cho vay thế chấp mua nhà dướichuẩn mới bắt đầu hình thành từ những năm đầu 90 và phát triển rất chậm thì trong 5 năm gần đây con số này gia tăng một cách kỷ lục. Năm 2002, doanh số cho vay dướichuẩn cung cấp cho thị trường khoảng 200 tỷ USD, năm 2003 là 320 tỷ, năm 2004 là 550 tỷ, năm 2005-2006 con số này đạt gần 700 tỷ USD hàng năm, chiếm khoảng 25% thị phần cho vay thế chấp mua nhà toàn nước Mỹ. Các ngân hàng đầu tư lớn nhất gồm Goldman Sachs, Bear Stearns Merrill Lynch, Leman Brothers đêu tham gia vào việc bán các CDO và thu đươc các khoản lợi nhuận kếch xù. Nợ xấu của hệ thống tang vọt từ 30 tỷ USD/năm lên 600 tỷ/năm trong vòng 10 năm. Country wide Financial Corp cho vay dướichuẩn lớn nhất với giá tri lên tới 97 tỷ USD. Lợi nhuận của country Wide (2001-2006) 7 KHỦNGHOẢNGNỢDƯỚICHUẨN Tiền thưởng của nhân viên phố Wall tăng vọt Năm 2004, CEO của Goldman Sachs đã vận động ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) thả nổi đòn bẩy tài chính, cho phép các ngân hàng đầu tư có thể vay tiền một cách nhanh chóng để mua các khoản vay và phát hành CDO. Các ngân hàng đầu tư này nâng tỉ lệ đòn bẩy lên đến 33/1 (chỉ cần sự suy giảm 3% về tài sản cũng co thể khiến các ngân hàng này phá sản). Tỉ lệ đòn bẩy tài chính của các ngân hàng (năm 2003 và 2007) 8 KHỦNGHOẢNGNỢDƯỚICHUẨN 2. Từ các công ty bảo hiểm Các công ty bảo hiểm cũng tham gia và đóng góp vào sự hình thành bong bóng và sụp đổ của thị trường bất động sản. AIG(công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới) phát hành một lượng lớn chứng khoán phái sinh là các hợp đồng hoán đổi nợ xấu. Những nhà đầu tư mua CDO và mua luôn các hợp đồng hoán đổi nợ xấu (Credit default Swap) để bảo hiểm cho các khoản đầu tư CDO của mình. Tuy nhiên, các hợp đồng hoán đổi nợ xấu này không giống như các gói bảo hiểm thông thường (chỉ có bên mua và bên bán bảo hiểm). Những người không sở hữu các hợp đồng hoán đổi này cũng có thể tham gia đặt cược. Nhưng vì các hợp đồng hoán đổi này không bị kiểm soát nên AIG không trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản này, thay vào đó là tiền thưởng chi nhân viên ngay khi các hợp đồng được kí. Chính vì vậy, khi các CDO này trở thành nợ xấu, AIG không đủ khả năng để bồi thường một khoảng tiền khổng lồ cho các hợp đồng đã kí. AIG London phát hành khoảng 500 tỷ USD các hợp đồng hoán đổi nợ xấu, và rất nhiều trong số đó là bảo hiểm cho các khoản vay dưới chuẩn. Các ngân hàng đầu tư (Goldman Sack, Morgan Standley…) không chỉ bán các CDO xấu cho các nhà đầu tư, họ cũng mua các hợp đồng hoán đổi nợ xấu từ AIG và đặt cược cho sự sụp đổ của các CDO này. Các nhà đầu tư sở hữu CDO hoặc không đều có thể tham gia bảo hiểm 9 KHỦNGHOẢNGNỢDƯỚICHUẨN 3. Sự sụp đổ Khi nền kinh tế hoạt động không hiệu quả, lãi suất tăng tạo nên gánh nặng trả nợ với những người thu nhập thấp, thất nghiệp gia tăng thì rủi ro cho vay nợdướichuẩn bị ảnh hưởng nhanh nhất. Đến năm 2008, số vụ tịch thu nhà đất tăng vọt, Cleveland (Ohio) là thành phố đầu tiên châm ngòi cho cuộc khủnghoảng lan rộng ra toàn nước Mỹ và thế giới. Theo số liệu thống kê, khoảng 1/10 số nhà tại Cleveland bị thu hồi để phát mại. Những người nhập cư với giấc mơ mua nhà lại trở về tay trắng. Giá nhà tại Mỹ giảm thảm hại trong Qúy 3 năm 2007, mức tồi tệ nhất từ cuộc khủnghoảng tài chính năm 1930. Số vụ tịch thu nhà (2007-2009) Chuỗi thức ăn chứng khoán hóa sụp đổ. Những công ty tài chính cho vay không còn bán được các khoản vay cho các ngân hàng đầu tư, và khi những người đi vay không trả được nợ khiến cho các công ty tài chính phá sản. Thị trường CDO sụp đổ, khiến cho các ngân hàng đang nắm giữ hàng trăm tỷ USD các khoản nợ, CDO và bất động sản giờ không thể bán ra được. Hàng loạt ngân hàng đầu tư trót nắm giữ các gói trái phiếu rủi ro mà chưa kịp chuyển giao cho thị trường đã phải ghi nhận các khoản tổn thất lên đến hàng trăm tỷ USD như Citi (21 tỷ USD), Merrill Lynch (25 tỷ USD), UBS (18 tỷ USD), Morgan Stanley (10 tỷ USD), JP Morgan (2,2 tỷ USD), Bear Stearns (2 tỷ USD), Lehman Brothers (1,5 tỷ USD), Goldman Sachs (1,3 tỷ USD). Tổng thiệt hại tài chính của các ngân hàng đầu tư trong năm 2007 ước tính lên tới gần trăm tỷ USD. Citi và Merrill Lynch phải cầu viện tăng vốn khẩn cấp từ các quỹ đầu tư Châu Á. Hàng ngàn nhân viên phố Wall bị sa thải. Ngay lập tức, Cục dự trữ liên bang Mỹ và Ngân hàng Trung ương Châu Âu phải bơm số vốn khổng lồ vào thị trường. 4/10/2008, Chính phủ Bush thong qua gói cứu trợ khẩn cấp 700 tỷ 10