1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề địa kỹ thuật. Ảnh hưởng đến môi trường của dự án thủy điện La Trọng

14 540 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 30,16 KB

Nội dung

Chuyên đề địa kỹ thuật. Ảnh hưởng đến môi trường của dự án thủy điện La Trọng

Đề tài: Ảnh hưởng đến môi trường của dự án thủy điện La Trọng. Mục lục Mở đầu………………………………………………………………….….anh I. Điều kiện tự nhiên của dự án………………………………… viết 1. Đ ặc đi ểm địa lý tự nhiên………………………………………trang 2. Đặc điểm địa hình địa mạo…………………………………… vào 3. Đặc điểm địa tầng……………………………………………….đây 4. Đặc điểm địa chất công trình………………………………… 5. Đặc điểm thủy văn……………………………………………… II. Dự án thủy điện La Trọng…………………………………… 1. Vị trí địa lý………………………………………………………. 2. Quy mô dự án…………………………………………………… III. Tác động của dự án tới môi trường…………………………… 1. Tác động đến m ôi trư ờng nư ớc .………………………… 2. Tác động đến môi trườn đất………………………………. Kết luận……………………………………………………………………. Tài liệu tham khảo ………………………………………………………. Mở đầu Trong những năm gần đây nguồn năng lượng điện của nước ta đang bị thiếu hụt nghiêm trọng, không đáp ứng kịp cho nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế. Theo chiến lược phát triển nguồn điện Việt Nam giai đoạn 2004-2010 sẽ ưu tiên phát triển thuỷ điện; khuyến khích đầu tư các công trình thuỷ điện nhỏ với nhiều hình thức để tận dụng nguồn năng lượng này. Công trình thủy điện La Trọng với công suất 18MW, cung cấp cho lưới điện quốc gia hàng năm khoảng 66 triệu KWh, có tác dụng làm giảm bớt sự thiếu hụt công suất của hệ thống lưới điện quốc gia. Ngoài ra, với chế độ điều tiết ngày đêm công trình còn có tác dụng góp phần tham gia điều hoà dòng chảy trên sông Rào Nậy. I. Đi ều kiện tự nhiên của dự án 1. Đặc điểm địa lý tự nhiên Công trình thuỷ điện La Trọng được xây dựng trên sông Rào Nậy, thượng nguồn của Sông Gianh thuộc xã Trọng Hoá, huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình. Sông Gianh một trong những con sông lớn nhất tỉnh Quảng Bình có chiều dài 158km bắt nguồn từ vùng núi cao tại khu vực cửa khẩu Cha Lo đi qua 3 huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa và huyện Bố Trạch trước khi đổ ra biển Đông tại cửa sông Gianh. 2. Đặc điểm địa hình địa mạo. Địa hình khu vực có cấu trúc thấp dần từ Tây Nam sang Đông Bắc, điển hình của địa mạo đông Trường Sơn, địa hình tương đối hiểm trở, trên thượng nguồn vùng núi tương đối cao trên dưới 1000m. Dòng chảy đến tuyến công trình có hướng Tây Bắc xuống Đông Nam, với chiều dài khoảng 15km cho chênh lệch địa hình 100m (độ dốc dọc sông 0.6%), diện tích lưu vực tính đến công trình thuỷ điện La Trọng 148km 2 . Thảm phủ khu vực lòng hồ chủ yếu cây bụi, thân leo, cây gỗ nhỏ thuộc loại rừng nghèo, các sườn núi theo triền sông có độ dốc tương đối cao (30 - 40%), diện tích lòng hồ theo tính toàn với mực nước dâng bình thường (200m) 156 ha . 3. Đặc điểm địa tầng. Hệ Devon (D): Đất đá thuộc hệ Devon phân bố ở phía tây khu vực nghiên cứu, từ tuyến đập đếnh ết phạm vi nghiên cứu vùng hồ và kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam, có thể phân chia đất đá hệ Devon làm hai hệ tầng theo đặc điểm thạch học. Hệ Cacbon (C): Phân bố ở hạ lưu tuyến đập trải rộng về phía đông của tờ bản đồ và ra cả ngoài phạm vi nghiên cứu. Thành phần thạch học gồm đá vôi, cát kết, bột kết, đá phiến sét, bề dày tổng cộng 200 - 280m. Hệ đệ tứ (Q): Trên tất cả diện tích vùng nghiên cứu trừ một số đọan lòng sông, lòng suối lộ đá gốc, còn lại được phủ kín toàn bộ trầm tích đệ tứ. Hệ Trias (T) : Phân bố trong phạm vi vai trái tuyến đập và kéo dài theo hướng Tây Tây Bắc - Đông Đông Nam được giới hạn bởi hai đứt gãy IV.1 và IV.8 nằm giữa hệ tầng Đông Thọ và hệ tầng La Khê. Thành phần thạch học granit hạt nhỏ, bề dày trung bình 500m. Hoạt động phá hủy kiến tạo trong vùng tuyến phát triển ở mức độ quy mô trung bình với các hệ tầng đứt gãy Tât Tây Bắc - Đông Đông Nam, các đứt gãy đều các đứt gãy nhỏ bậc IV, và khe nứt lớn bậc V (Phân loại theo tiêu chuẩn Việt Nam 4253 - 86), chiều dài từ vài trăm mét đến vài km, chiều rộng đới phá hủy kiến tạo trung bình 0.5 - 2.0m, đới ảnh hưởng nứt nẻ mạnh 5 - 10m, không có khả năng sinh chấn và đều các nứt gãy cổ, không có biểu hiện của hoạt động đương đại. Do có đứt gãy cổ, trong quá trình thăm dò chưa phát hiện được các gương trượt nhưng đã có hệ thống đứt gãy, vì thế xuất hiện khe nứt hiện hữu. Công ty sẽ chú trọng trong khảo sát địa chất công trình để thực hiện các mũi khoan nhằm tính toán hệ số thấm đảm bảo hạn chế mức thấp nhất sự thất thoát nước của hồ chứa. 4. Đặc điểm địa chất công tr ình. Công trình thủy điện La Trọng nằm trên thượng nguồn sông Gianh thuộc địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình. Trong phạm vi xây dựng công trình có hướng chảy Tây Nam - Đông Bắc rồi chuyển về Đông Nam - Tây Bắc. Thung lũng sông hình chử V, sườn dốc, lòng sông cắt sâu và đá gốc với nhiều bậc thác nhỏ liên tục. Bờ phải và trái sông dự kiến các phương án tuyến năng lượng có nguồn gốc chủ yếu xâm thực bóc mòn. Công trình thủy điện La Trọng nằm trong phạm vi phân bố của các thành tạo đá trầm tích hệ tầng Đông Thọ (D 3 trđt) cứng chắc trung bình đến rất cứng chắc, hoạt động kiến tạo ở mức độ quy mô trung bình với các hệ thống đứt gãy Tây Bắc - Đông Nam các đứt gãy nhỏ bậc IV (phân loại theo TCVN 4253-86) không có khả năng sinh chấn và đều những đứt gãy cổ - không có biểu hiện của hoạt động đương đại. Cấp động đất theo bản đồ phân vùng động đất (quy chuẩn xây dựng Việt Nam 1997) vùng tuyến công trình nằm trong vùng phát sinh động đất có I max = 6 (MSK - 64). Với phương án đập bê tông đề nghị nền đập đặt trên đới đá nứt nẻ IIA, chiều sâu xử lý thấm đến hết đới nứt nẻ phong hóa (IIA). Chiều sâu xử lý thấm dự kiến 10- 35m. Tuyến năng lượng của tuyến đập được thi công trong đới 2,3,4,5 một phần trong đá lớp 6, đá cát kết xen phiến sét hệ tầng Đông Thọ. 5. Đặc điểm thủy văn Nước mặt: Diện tích lưu vực tuyến La Trọng 148km 2 . Nguồn nước trên mặt của vùng dự án phụ thuộc vào lượng mưa hàng năm tại khu vực, nước trên sông Rào Nậy và các suối nhánh về mùa khô ít nước, nhiều nơi lộ đá gốc và ghềnh trên sông. Nước sông trong, ít phù sa. Về mùa mưa, nước sông suối lên nhanh, dòng chảy mạnh, vận tốc lớn, vẩn đục do tải một lượng lớn đất, cát từ các khe rãnh đổ vào. Nước dưới đất: Nước dưới đất vùng dự án có các dạng như sau: Tầng chứa nước trong các trầm tích bở rời: Nước chứa và vận động trong các lỗ rỗng có liên quan chặt chẽ với nước sông suối. Nguồn cung cấp nước mưa, nước mặt và một phần từ các phức hệ chứa nước khác từ trên cao ngấm xuống, miền thoát sông, suối. Biên độ nước ngầm giao động mạnh theo mùa từ vài mét đến 4-5m. Khi hồ chứa làm việc thì hầu hết tầng chứa nước này nằm dưới mực nước hồ. Nước chứa qua các khe nứt của đá gốc: Nước chứa và vận động chủ yếu trong đới phong hoá và nứt nẻ. Nguồn cung cấp nước mưa, nước mặt thoát ra ở các khe suối, bờ sông. Nhìn chung phức hệ chứa nước vào loại nghèo. Nguồn cung cấp nước mưa, nước mặt thoát ra ở các sườn dốc, bờ sông, suối. II. Dự án Thuỷ điện La Trọng 1. Vị trí địaDự án gồm có 2 công trình chính Đập chứa nước và Nhà máy thuỷ điện: Tuyến đập La Trọng nằm ở ngã 3 suối khe Heng đổ vào sông Ngã Hai có toạ độ địa lý 105 0 45’29” kinh đông và 17 0 51’11” vĩ độ Bắc. Vị trí tuyến đập cách cầu treo Lơ Nông khoảng 5km về phía Tây Bắc theo đường bộ, cách khu vực trung tâm xã La Trọng khoảng 12km về phía Tây theo đường 12A. Nhà máy thuỷ điện ở hạ lưu nằm trên bờ trái sông Rào Nậy gần quốc lộ 12A thuộc xóm La Hoàng cách đập chứa nước khoảng 4km về phía Đông. Vị trí Nhà máy thuỷ điên cách ngã 3 Khe Ve khoảng 5km theo đường 12A về phía Tây, cách UBND xã Trọng Hoá khoảng 2km về phía Bắc. Khoảng cách từ Nhà máy thuỷ điện đến hộ dân gần nhất khoảng 300m. 2. Quy mô dự án a.Tổng mức đầu tư: 307,99 tỷ đồng Trong đó Chi phí xây dựng: 175,85 tỷ đồng; Chi phí thiết bị: 74,10 tỷ đồng; Chi phí khác: 20,88 tỷ đồng; Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng: 1,53 tỷ đồng; Chi phí dự phòng: 27,23 tỷ đồng. b. Tiến độ xây dựng: Tiến độ thi công 2,5 năm, trong đó: 0,5 năm làm các công tác chuẩn bị và 2 năm xây dựng. * Giai đoạn chuẩn bị bao gồm các hạng mục: - Giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn; - Làm đường thi công đến các khu vực đập đầu mối, cống lấy nước, kênh dẫn nước và nhà máythuỷ điện; - Xây dựng khu kho bãi, lán trại, các cơ sở phụ trợ, hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp điện nước phục vụ thi công; - Tập kết vật tư, nhân lực, thiết bị xe máy. * Giai đoạn xây dựng chính: Công trình tạm: bắt đầu đào hầm dẫn dòng vào tháng 6/2007, đắp đê quai thượng lưu vào tháng 12/2007. Đập đá đổ bản mặt: tiến hành đắp đập bản mặt vào tháng 1/2008 và đến tháng 9/2008 phải đắp đê đến cao độ 165m để chống lũ chính vụ 2008. Trong thời gian đó tiến hành thi công bản chân và khoan phun gia cố móng. Từ tháng 1/2009 đến 10/2009 phải thi công xong đập bản mặt đến cao trình thiết kế. Tuyến năng lượng: từ tháng 1/2008 đến tháng 10/2008 tiến hành thi công cửa nhận nước và nhà máy thuỷ điện. Thi công bê tông nhà máy và kênh xả cơ bản hoàn thành vào cuối tháng 12/2009. III. Tác động của dự án tới môi trường 1. Tác động đến m ôi trường nước 1.1. Trong giai đoạn xây dựng. Việc ngăn đập chứa nước thuỷ điện La Trọng gây nên sự tích tụ nước phía thượng lưu đập và ngăn dòng chảy phía hạ lưu sẽ gây nên một số tác động chính sau: - Tạo nên hồ chứa làm thay đổi mực nước ngầm và hệ sinh thái khu vực xung quanh hồ. - Tạo nên hệ sinh thái vùng bán ngập do sự điều tiết nước của hồ. Do đặc điểm của địa hình từ nhiên, lòng hồ hẹp và dài, đa số được bao bọc bởi các sườn có độ dốc lớn, với mứa nước điều tiết của hồ 20m nên diện tích vùng bán ngập của khu vực lòng hồ không lớn (khoảng 50ha) - Thay đổi chế độ thuỷ văn tại khu vực hạ lưu đập, dự báo dòng chảy phía hạ lưu đập đến ngã ba giao với khe Cha Lo tại đường 12A bị giảm đáng kể (chiều dài sông khoảng khoảng 4km). Các tác động có thể xảy ra làm suy giảm mực nước phía hạ lưu, làm mất môi trường sống tự nhiên của các sinh vật thuỷ sinh ngăn cản sự di cư của các sinh vật thuỷ sinh. 1.2. Trong giai đoạn thi công xây dựng dự án Lượng nước thải sinh hoạt của quá trình thi công xây dựng mỏ nếu không được xử lý mà xả trực tiếp ra các khe suối lân cận, gây tác động trực tiếp đến hệ sinh thái thủy sinh. Nồng độ chất rắn lơ lửng cao trong nước thải làm tăng độ đục ở thủy vực tiếp nhận, gây ảnh hưởng tới việc di chuyển và kiếm ăn của các loài thủy sinh vật sống trong thủy vực đó. Đồng thời độ đục cao cũng gây cản trở khả năng tiếp nhận ánh sáng mặt trời xuống những tầng sâu hơn của mực nước, từ đó làm giảm khả năng quang hợp của những loài thực vật và tảo sống ở những tầng nước sâu hơn. Do vậy, cần xây bể tự hoại ba ngăn trong khu phụ trợ mỏ để thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt của công nhân trên công trường. Bố trí các thùng rác để lưu giữ chất thải sinh hoạt: Thùng loại 20 lít, bố trí tạm thời tại các khu làm việc và khu nghỉ ăn trưa của công nhân. Chất thải rắn sinh hoạt sẽ được xử lý theo từng bước. Thứ nhất thu gom chất thải rắn sinh hoạt. Sau đó phân loại và loại ra chất thải rắn có thể tái sử dụng. Chất thải không tái sử dụng sẽ vận chuyển bởi đơn vị môi trường địa phương. Nước mưa chảy tràn cũng một trong những nguồn ô nhiễm môi trường trong quá trình thi công xây dựng. Đối với một công trường thi công, lượng đất cát, chất cặn bã, cặn dầu mỡ, các chất thải sinh hoạt vương vãi tương đối lớn. Các dạng tác động của nước mưa chảy tràn tới khu vực bao gồm: Dầu và cặn dầu bị cuốn theo nước mưa, chảy xuống các thủy vực xung quanh gây ô nhiễm môi trường nước của thủy vực tiếp nhận. Tuy nhiên do lượng xe, máy móc thi công trong giai đoạn xây dựng không nhiều và chủ đầu tư có xây dựng hệ thống thoát nước khu mỏ và trang bị thùng chứa dầu mỡ thải nên tác động này sẽ được hạn chế đáng kể và ít làm ảnh hưởng tới môi trường Mặt đất xói mòn bị cuốn trôi theo nước mưa gây bồi lắng các khe suối. Tác động này sẽ được hạn chế khi hệ thống thoát nước và bẫy trầm tích được hoàn thành. Nồng độ chất dinh dưỡng, chất hữu cơ trong nước cuốn trôi bề mặt đáng kể, dễ gây tình trạng ô nhiễm hữu cơ cho thủy vực tiếp nhận. Xây dựng hệ thống thu gom nước mưa và định hướng dòng chảy, đấu nối với hệ thống thoát nước chung toàn nhà máy ngay từ giai đoạn đầu của quá trình thi công xây dựng để hạn chế nước mưa chảy tràn kéo theo các chất bẩn trong khu vực gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Quá trình thi công đến đâu gọn đến đấy, không dàn trải toàn bộ diện tích nhằm hạn chế lượng mưa kéo theo chất bẩn, nhất vào mùa mưa lũ. 1.3. Trong giai đoạn vận hành * Khu vực lòng hồ : Trong giai đoạn tích nước hồ, sẽ hình thành một khối nước tĩnh dẫn đến tình trạng phân tầng nhiệt độ nước trong hồ. Sự phân tầng kéo theo sự thay đổi nhiệt độ và lượng ô xy lớp nước đáy giảm đáng kể vào giai đoạn đầu hồ tích nước. Nguyên nhân do sự có mặt các chất hữu cơ và chất dinh dưỡng trong khu vực bề mặt ngập nước rất lớn cùng với lượng chất hữu cơ được chuyển về từ dòng chảy bề mặt. Tác động hồ thuỷ điện La Trọng gây suy giảm chất lượng nước và hệ sinh thái chủ yếu ở giai đoạn 4 - 5năm dầu sau khi ngập nước theo hướng xuất hiện một số loài tảo lam, tảo mắt, tảo lục (chỉ thị cho môi trường giàu và nhiều chất hữu cơ). Tuy nhiên sau một thời gian 5-10năm, nhờ sự vô cơ hoá và tự lọc sạch, các chất hữu cơ và dinh dưỡng sẽ loãng dần và lúc đó chất lượng nước hồ sẽ được khôi phục giống như chất lượng nước sông trước khi có công trình. * Khu vực hạ lưu đập: môi trường nước sẽ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân sau:

Ngày đăng: 28/12/2013, 13:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w