1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN NGỮ VĂN

3 6K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 45,5 KB

Nội dung

ĐỀ THI THƯT ĐẠI HỌC NĂM 2014 KHỐI D-C

TRƯỜNG THPT PHƯỚC BÌNH KỲ THI THỬ ĐẠI HỌC LỚP 12D LẦN 1- NĂM 2013 Môn Thi : NGỮ VĂN Thời gian làm bài : 180 phút, không kể thời gian giao đề ĐỀ THI THỬ I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Ngữ văn 12), Hoàng Phủ Ngọc Tường đã cảm nhận sông Hương có lúc như “vui hẳn lên”. Đó là lúc nào? Ý nghĩa của cảm nhận ấy? Câu 2 (3,0 điểm) ‘Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi…”Trích lời bài hát Cát bụi của Trịnh Công Sơn) “Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu trên mặt đất, in dấu trong trái tim người khác” (Xukhômlinxki) Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về hai ý kiến trên trong một bài văn khoảng 600 từ. II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Cảm nhận về hai đoạn thơ sau: Gió theo lối gió mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay? (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử) Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa(Tây Tiến- Quang Dũng) ĐÁP ÁN Câu 1: - Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn gắn bó với mảnh đất và con người xứ Huế. Ông là nhà văn có sở trường về bút kí và “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là bài tùy bút đặc sắc nhất của ông. Bài tùy bút đã phát hiện nhiều vẻ đẹp độc đáo đa dạng của con sông Hương- con sông của xứ Huế mộng mơ. Trong đó, khi theo thủy trình của sông Hương, nhà văn phát hiện con sông có lúc như ‘vui hẳn lên”. Đó là lúc ở ngoại vi thành phố Huế -khi con sông chuẩn bị chảy vào lòng thành phố. Bởi đây là lúc con sông gặp được “người tình mong đợi” của mình là thành phố Huế thân yêu: “Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long”. Cảm nhận được niềm vui của con sông, chứng tỏ HPNT yêu tha thiết và gắn bó đặc biệt với con sông này như máu thịt nên có thể hiểu sông Hương sâu sắc đến như vậy. Niềm vui ấy khiến sông Hương “uốn một cánh cung rất nhẹ”, mềm mại hơn, trữ tình hơn, gợi ra mối liên hệ mật thiết với sông Hương và Huế. Sông Hương và Huế chẳng khác nào một cặp tình nhân quyến luyến, gắn bó. - Về nghệ thuật: + Hình ảnh ví von đặc sắc khiến sông Hương hiện ra như một sinh thể có hồn cốt và sống động; gia tăng chất trữ tình, chất thơ cho lời văn tùy bút. + Đây là cách cảm nhận tinh tế, xuất phát từ một năng lực liên tưởng phóng túng, góp phần tạo nên sức hấp dẫn của trang viết. Câu 2: 1.Giải thích: _ Ý kiến thứ nhất: nhấn mạnh sự nhỏ bé mong manh, hư vô của kiến người. - Ý kiến thứ 2: khẳng định giá trị con người- chính là từ sự “in dấu” những đóng góp của họ cho cuộc đời. ->Hai ý kiến trên bộc lộ quan điểm sống trái ngược nhau. 2.Bình luận: - Ý kiến thứ 1: xuất phát từ suy nghĩ về sự nhỏ bé, hữu hạn của con người trong cuộc đời, lối sống tiêu cực, thiếu niềm tin, không có động lực, ý chí để vươn lên . -Ý kiến 2: tin tưởng vào giá trị của con người trong cs. Cs sẽ có ý nghĩa khi con người biết “in dấu” qua những cống hiến, đóng góp cho cuộc đời và bằng tình cảm nhân ái - Phê phán: những người có cách nghĩ bi quan, tiêu cực về cs, biểu dương những đóng góp giản dị chân thành có ý nghĩa, gắn với chuẩn mực XH và đạo lý dân tộc. - Về sâu xa 2 ý kiến này có mqh với nhau chính vì con người chỉ là hạt bụi nhỏ bé trong vũ trụ bao la, sự tồn tại của con người là ngắn ngủi nền càng phải sống có ý nghĩa, sống tích cực để làm một “hạt bụi tuyệt vời” . Câu 3: 1.Vài nét về tác giả- tác phẩm: - Hàn Mặc Tử: - Quang Dũng: 2.Phân tích đoạn thơ trong DTVD: 2.Phân tích đoạn thơ trong TT: 3.Điểm giống nhau:- Thể thơ thất ngôn. - Bức tranh thiên nhiên: sông nước mênh mông, hư ảo, đẹp mà buồn. - Tâm trạng con người: có chút xao xuyến bâng khuâng và khắc khoải. -Nỗi nhớ bao trùm trong cảnh vì đều là thế giới của hoài niệm, của kí ức. - Chất nhạc và chất họa kết hợp tạo nên bức tranh đặc sắc, tạo điểm nhấn cho bài thơ. *Nét khác biệt: * ĐTVD: Thơ Mới, mang đậm cái Tôi cá nhân cô đơn, buồn thương trước cuộc đời. + Thiên nhiên là một đêm trăng với sông nước xứ Huế mênh mông: mọi thứ đều chia lìa đôi ngả, hiu quạnh .đẹp nhưng hư ào, như không có thực . + Nhà thơ viết bài này khi đang chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo, vì vậy tâm trạng rất phức tạp : buồn thương, hi vọng, thất vọng, khắc khoải, hoài nghi, cô đơn . + Đề tài bài thơ: qua cảnh thiên nhiên Vĩ Dạ, nhà thơ bộc lộ tình yêu tha thiết với con người và cuộc đời. * TT: Thơ kháng chiến chống Pháp, mang hơi thở hào hùng của thời đại “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”, cái Tôi của nhà thơ là cái tôi chiến sĩ- nhân danh cộng đồng dân tộc. + Thiên nhiên là một buổi chiều Tây Bắc nhòe mờ ảo mộng trong sương và sông nước bao la .cảnh buồn, hoang sơ, vắng lặng nhưng bình yên, thơ mộng. + Cảnh có sự xuất hiện của con người, cảnh và người tạo nên cái hồn sông nước TB. + Đề tài bài thơ: qua nỗi nhớ về thiên nhiên Tây Bắc, nhà thơ ghi lại kỉ niệm về một thời chiến đấu không thể nào quên: chiến tranh ác liệt, chiến đấu gian khổ nhưng vẫn lạc quan, ung dung, yêu đời. . THPT PHƯỚC BÌNH KỲ THI THỬ ĐẠI HỌC LỚP 12D LẦN 1- NĂM 2013 Môn Thi : NGỮ VĂN Thời gian làm bài : 180 phút, không kể thời gian giao đề ĐỀ THI THỬ I. PHẦN CHUNG. về hai đoạn thơ sau: Gió theo lối gió mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay? (Đây thôn

Ngày đăng: 27/12/2013, 22:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w