1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Kỹ năng học tập siêu tốc thế kỷ 21

10 3K 142

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 32,33 KB

Nội dung

Phương pháp học tập siêu tốc

www.facebook.com/hocthemtoan - Thầy Huy - 0968 64 65 97 "Kỹ năng Học tập Siêu tốc Thế kỷ 21" XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HỌC TẬP THEO MÔ HÌNH M-A-S-T-E-R Thế giới, đời sống, xã hội và các nền kinh tế đang thay đổi với siêu tốc chưa từng thấy, đang ngày càng trở nên phức tạp, bất ổn. Tốc độ mà thế giới đang thay đổi đòi hỏi chúng ta phải có khả năng học tập nhanh hơn để thích ứng. Để làm chủ được sự thay đổi siêu tốc, chúng ta cần học siêu tốc: đó là khả năng tiếp thu, hiểu được cũng như lưu giữ những thông tin mới một cách nhanh chóng. Kỹ năng Học tập Siêu tốc Thế kỷ 21 (Accelerated Learning for the 21st Century) là cuốn sách sẽ đem đến cho bạn những khả năng đang nằm trong chính bản thân bạn. Đó là một kế hoạch sáu bước để bạn có thể học một cách hiệu quả. Bạn có thể ghi nhớ chúng dễ dàng bằng cách sử dụng những chữ cái đầu M-A-S-T-E-R (Nắm vững): Khuyến khích trí óc của bạn (Motivating your mind), Thu thập thông tin (Acquiring the Information), Tìm ra ý nghĩa (Searching Out the Meaning), Kích thích bộ nhớ (Triggering the Memory), Thể hiện những gì mà bạn biết (Exhibiting What You Know) và Phản ánh cách bạn đã học như thế nào (Reflecting on How You’ve Learned). 1. “M” - Motivating your mind (Khuyến khích trí óc) Tạo tâm thế sẵn sàng cho việc học bằng cách đặt trí óc vào trạng thái “tràn trề sinh lực”. Thư giãn đầu óc để tâm trí thoải mái. Tạo động lực cho việc học và niềm tin vào ý nghĩa của việc học. Có thể sử dụng các kỹ năng sau để hỗ trợ cho việc tạo trạng thái tinh thần đúng đắn: - Đặt ra những mục tiêu rõ ràng: Hãy lập cho mình một “hành trình học tập”: có một viễn cảnh rõ ràng về những gì mình muốn đạt được, có một niềm tin vững chắc rằng mình sẽ đạt được viễn cảnh đó, thiết lập cho mình điểm đến cuối cùng và biết được những cách để đạt được “điểm đến” này. - Để về đến đích trong hình trình học tập, cần thiết phải có to-do list (danh sách các việc phải làm). Cập nhật list hàng ngày, hàng tuần, và hàng tháng. To-do list cần đơn giản và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. To-do list cũng cần phải tập trung thẳng vào các việc cần làm để đạt được mục tiêu học tập. Mỗi khi làm xong một việc trong to-do list thì đánh dấu “hoàn tất”, điều này sẽ tạo ra cảm giác hài long và động lực để làm những việc tiếp theo trong list. - Lập kế hoạch sử dụng thời gian: Tận dụng “thời gian chết” để học khi đang chờ đợi ai đó hoặc chờ đợi sử dụng dịch vụ nào đó. Đặt ra deadline cho mỗi công việc và hoàn thành công việc đúng deadline. Chia sẻ với người khác dự định về công việc và deadline thực hiện sẽ giúp bạn có thêm cam kết để thực hiện đúng thời gian đã đặt ra. Ngoài việc viết ra những điều định học và deadline hoàn thành việc học này thì cũng nên ghi vào ai sẽ cố vấn để đạt được dự định này. Người cố vấn sẽ đóng vai trò hỗ trợ, khuyên bảo và tạo động lực. www.facebook.com/hocthemtoan - Thầy Huy - 0968 64 65 97 - Khép bản thân vào kỷ luật phải thực hiện to-do list theo đúng deadline. Khi thực hiện đúng từng việc nhỏ thì nên tự khen ngợi bản thân mình để động viên mình làm những việc kế tiếp. - Vượt qua sự trì trệ bằng cách vượt qua sự thiếu nhiệt tình, kém hứng khởi. Có thể ngừng việc để chơi/nghe nhạc, chạy bộ, tập thể dục… trong thời gian ngắn rồi quay trở lại công việc. 2. “A” - Acquiring the Information (Thu thập thông tin) Thu nhận và hấp thụ những kiến thức cơ bản theo cách phù hợp nhất với các giác quan học tập của mình (thị giác, thính giác, vận động, hoặc tổng hợp cả 3 giác quan trên). - Chiến lược học tập bằng thị giác: Có người sẽ học tốt hơn khi sử dụng mind map, ghi chú lên các giấy post-it, hoặc lướt qua những thông tin đã học bằng trí nhớ rồi làm thành một “cuốn phim trong tưởng tượng” về những thông tin đó. Những điều này giúp họ ghi lại những thông tinh vào bộ nhớ hình ảnh của mình. - Chiến lước học tập bằng thính giác: Đọc to, đọc thầm, ghi âm lời nói của mình rồi nghe lại khi cần thiết… Chúng ta thường nhớ nhiều gấp hai lần những thông tin đọc ra thành lời so với những thông tin mà chúng ta đơn giản chỉ đọc. - Chiến lược học tập thông qua vận động: Đi lại trong khi đọc hoặc nghe: cách 20-30 phút phải đứng dậy và vận động. Viết note, gạch chân bằng bút màu, ghi chú hoặc vẽ tóm tắt nội dung chương/bài đã học bằng bản đồ/ biểu đồ/mô hình, vào cuối mỗi chương/ bài… giúp “khóa lại” phần kiến thức đã học; hoặc có thể học theo nhóm. Thử nghiệm xem mức độ bạn cần một yếu tố vận động cho cách học giúp bạn hấp thụ thông tin tốt như thế nào. Bằng cách xác định những thế mạnh về các giác quan của mình, bạn sẽ có thể áp dụng rất nhiều chiến lược học tập để có thể thu nhận những thông tin một cách dễ dàng. 3. “S” - Searching Out the Meaning (Tìm ra ý nghĩa) Để lưu giữ những thông tin vào bộ nhớ vĩnh viễn bạn cần phải tìm ra những ý nghĩa và tầm quan trọng của thông tin bằng cách khám phá một cách xuyên suốt và thấu đáo về đối tượng được đề cập trong thông tin đó. Có một sự khác biệt khá lớn giữa việc biết và thực sự hiểu rõ về một điều gì. Chuyển những thông tin thu nhận được thành những thông tin có ý nghĩa cho riêng mình là nhân tố chủ chốt trong học tập. Có 8 cách để khám phá và hiểu thấu đáo về thông tin mà bạn thu nhận, để biến nó thành thông tin có ý nghĩa của riêng bạn và ghi nó vào bộ nhớ. Hãy chọn cho bạn (các) cách phù hợp để lưu giữ thông tin: - Khám phá bằng khả năng ngôn ngữ của bạn: “biên dịch lại”, viết tóm tắt lại những gì bạn nghe hay đọc được bằng chính những ngôn từ của bạn không chỉ chứng tỏ rằng bạn hiểu được chủ đề mà còn giúp bạn có thể nhớ được lâu hơn. Viết một bản tóm tắt là một kỹ năng www.facebook.com/hocthemtoan - Thầy Huy - 0968 64 65 97 thật sự hữu ích vì nó giúp bạn có thể chắt lọc được những gì bạn đã học được thành những tinh chất cô đọng. - Khám phá bằng khả năng logic toán học: Hãy liệt kê những ý chính mà bạn đang học theo thứ tự một cách logic. Đầu tư vào việc chọn lựa những ý chính có nghĩa là bạn phải suy nghĩ rất kỹ về những gì bạn đang đọc. Phân tích những gì bạn đang học. Sử dụng cụm từ “chứng-minh-quan-giả-khác” để nhớ được năm câu hỏi sau: Chứng (cứ) 1. Có gì chứng cứ cho những gì tôi đang học không? Minh (họa) 2. Liệu tôi có thể mình họa hoặc nghĩ ra một ví dụ về những gì đang học không? Quan (điểm) 3. Quan điểm hay những kết luận mà tôi có thể rút ra từ bài học này là gì? Giả (định) 4. Giả định nào có thể được đưa ra ở đây? Khác 5. Những điểm khác biệt trong bài học này là gì? Đâu là những điểm chính và mới? Vẽ biểu đồ hoặc một đồ thị thể hiện cách học từng bước một của bạn. - Khám phá qua hình ảnh và không gian: Sơ đồ học tập còn có sức mạnh lớn hơn khi bạn tự tạo ra nó. Khi bạn trình bày những thông tin theo cách của mình, thông tin đó sẽ được cá nhân hóa và có ý nghĩa với bạn hơn khi nó mang màu sắc cá nhân của riêng bạn. Khi đó, những thông tin này đã thật sự là thông tin của bạn và bạn đã làm chủ được nó. Hãy bắt tay vào việc sắm ngay một cuốn sổ tay và tạo ra một sơ đồ học tập thật lớn về tất cả những gì bạn lượm lặt được từ một quyển sách mà bạn đọc. - Khám phá bằng vận động cơ thể: Bài tập “đóng vai” sẽ giúp bạn nghiên cứu tài liệu theo cách mang lại ý nghĩa cho bạn. Điều đặc biệt quan trọng ở đây là phải đổi vai cho nhau, nhờ đó bạn có thể nhìn thế giới trên quan điểm của người khác. Tạo ra những chiếc thẻ theo danh mục về các ý chính và sắp xếp chúng theo một thứ tự hợp lý. Hãy mang chúng theo người và thỉnh thoảng xem lại. Bạn cũng có thể ghim những chiếc thẻ này trên bảng để thường xuyên nhìn thấy chúng. Viết chính là một hình thức tập thể dục, vì thế chúng ta không nên ngạc nhiên khi chúng ta viết ra một điều gì đó sẽ dễ dàng học được nó hơn. - Khám phá bằng âm nhạc: Âm nhạc là công cụ có sức mạnh lớn hơn nhiều so với những gì mà chúng ta tưởng tượng. Những giai điệu và âm thanh của bản nhạc thật sự làm cho việc ghi nhớ trở nên dễ dàng hơn. Âm nhạc có tác động mạnh tới trung tâm cảm xúc của não và như bạn đã biết, cảm xúc của chúng ta có thể kết nối mạnh mẽ với trí nhớ dài hạn. Vì thế, lấy âm nhạc làm nền, đặc biệt là nhạc cổ điển, là một chiến lược đem lại hiệu quả cho rất nhiều người. Điều quan trọng là việc bạn sử dụng âm nhạc theo cách riêng của mình và nó thật sự liên quan đến bạn. Chọn ra một giai điệu dễ nhớ từ những bản nhạc/ bài hát yêu thích và gắn với một (vài) thông tin chính mà bạn đã đọc trong cuốn sách này và cố gắng khớp nó với giai điệu đó. - Khám phá bằng mối quan hệ liên nhân: Thảo luận những gì bạn đang học là một phương pháp vô cùng hiệu nghiệm giúp bạn kiểm tra khả năng am hiểu của bạn với những vấn đề www.facebook.com/hocthemtoan - Thầy Huy - 0968 64 65 97 mới. Bạn cũng có thể học được từ người khác: kinh nghiệm, sự hiểu biết và quan điểm của họ. Sẽ tốt hơn nếu người khác đặt câu hỏi với bạn và thậm chí thử thách những quan điểm của bạn. Việc học không nhất thiết phải diễn ra trong một môi trường trang trọng như ở lớp học. Bàn ăn gia đình cũng có thể là nơi học tập thích hợp. Chẳng có gì là tốt hơn cho gia đình khi mỗi người trong gia đình bạn thường xuyên thảo luận với nhau về những gì mà mỗi thành viên đang làm và những bài họcthể rút ra từ việc làm đó. - Khám phá bằng khả năng độc lập: Hãy suy nghĩ về tất cả các khía cạnh liên quan tới chủ đề mà bạn đang nghiên cứu. Những người tạo ra và phát triển chủ đề đó đã suy nghĩ gì? Điều gì làm tác phẩm của họ khác biệt? Công cụ nào được sử dụng? Họ đã trải qua những bước nào trước khi họ đi đến kết luận cuối cùng. Bạn sẽ luôn học tốt hơn nếu bạn có thể làm cho chủ đề đó thú vị hơn. Hãy tự hỏi bản thân mình: + Tại sao nó lại quan trọng với tôi? + Tôi có thể vận dụng nó như thế nào? + Tôi có thể tìm thấy ý nghĩa gì? Viết journal (nhật khoa học) là một bài luyện tập tốt giúp bạn cá nhân hóa thông tin thu thập được. Hãy giữ một cuốn sổ tay ghi lại những phản ứng của cá nhân bạn đối với những thông tin mà bạn học được. Ghi chép lại những đánh giá về tác dụng của nó đối với những mục tiêu của bạn. Tương lai của bạn sẽ thay đổi như thế nào nhờ thông tin đó? Thỉnh thoảng hãy ôn lại những điều bạn viết trong journal và học từ đó. - Khám phá khả năng thích ứng với thiên nhiên: Khả năng thích ứng này chủ yếu dùng để kiểm tra giá trị về mặt xã hội đối với những gì bạn đang học/nghiên cứu hơn là để khám phá bản chất của nó. Ví dụ: - Những gì bạn đang học có liên quan gì tới những vấn đề môi trường? - Nó có liên quan gì đến vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên? - Liệu nó ích lợi hay ảnh hưởng đến tính công bằng của xã hội? Liệu nó có gì liên quan tới việc giải quyết những vấn đề xã hội trong thời đại của chúng ta không? v.v… Rõ ràng những câu hỏi này không liên quan nhiều đến việc học. Nhưng khi nó thật sự có liên quan, bạn sẽ biết môn học này rất có giá trị. 4. “T” - Triggering the Memory (Kích thích bộ nhớ) - Có nhiều phương pháp mà bạn có thể áp dụng hiệu quả, giúp bạn ghi lại bất kỳ điều gì đã được học vào trí nhớ dài hạn của mình: + Tầm quan trọng của việc tìm ra mối liên hệ: hãy coi trí nhớ của bạn như một cái thư viện chứa hàng ngàn cuốn sách. Nếu những cuốn sách này bị sắp xếp bừa bãi, lung tung hoặc không theo một trật tự nào, chẳng hạn theo kích cỡ hay màu sắc thì hầu như chúng ta không thể tìm được vị trí của bất kỳ một cuốn sách nào. + Xây dựng một câu chuyện giúp nâng cao khả năng nhớ: một câu chuyện là công cụ hỗ www.facebook.com/hocthemtoan - Thầy Huy - 0968 64 65 97 trợ trí nhớ rất đắc lực vì nó nối rất nhiều từ khác nhau theo một trật tự. Không những vậy, nó cũng giúp bạn dễ hình dung hơn. + Những mối liên hệ tạo nên ý nghĩa: chúng ta cũng thường nhớ được những gì mang một ý nghĩa nhất định đối với chúng ta. Điều đó xảy ra khi chúng ta biết kết nối và liên hệ chúng với những gì mà chúng ta đã biết.\ + Học càng lâu, nhớ càng dai: khả năng ghi nhớ của bạn phụ thuộc rất nhiều vào chiều dài thời gian bạn nghiên cứu môn học đó. Nếu bạn muốn học một môn nào đó, tốt hơn hết bạn nên học một bài một tuần trong một năm hơn là học hai bài một tuần trong suốt sáu tháng. Thay vì thực hành piano 7 tiếng vào ngày chủ nhật, hãy dành ra một tiếng mỗi ngày trong tuần để thực hành. + Hãy làm theo cách của bạn: tự thiết kế cách hỗ trợ trí nhớ của bạn có thể là cách hay nhất cho bạn. Hãy sắp xếp lại hoặc để một thứ gì đó một cách khác lạ mà bạn có thể nhìn thấy. Điều này sẽ giúp bạn kích thích trí nhớ. Hãy buộc một chiếc nơ vào tay tủ lạnh để nhắc bạn mua sữa hay tốt hơn là nên đính một chiếc chuông đeo ở cổ bò. Công cụ hỗ trí nhớ càng rắc rối, bạn càng dễ nhớ hơn. + Học ngay trong giấc ngủ: chúng ta thường hay quên vì thông tin ít được “dán” vào trong trí nhớ của chúng ta ngay từ đầu. Tuy nhiên, đôi khi, cũng có thể là vì thông tin có thể bị mờ nhạt dần khỏi trí nhớ của chúng ta. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu trước kia đã từng cho rằng trí nhớ bị mờ dần như một tấm rèm bị bạc màu dần vì ánh sang. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng khi bạn ngủ, não sẽ ghi lại và chắt lọc những gì bạn đã học trong ngày. - Để có thể nâng cao trí nhớ của mình, chúng ta hãy làm theo mô hình sau: 1. Học. 2. Xem lại tài liệu trước khi ngủ. 3. Ngủ. 4. Xem lại bài chúng ta vừa học trong ngày hôm qua. - Kế hoạch phát triển trí nhớ: 1. Quyết định nhớ: Bạn có thể nhớ được bất kỳ điều gì nếu bạn muốn. Từ mà chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây chính là nếu bạn muốn. Bạn cần phải đưa ra quyết định chắc chắn rằng bạn muốn nhớ một điều gì đó. Bạn cần phải đưa ra một lựa chọn – nhớ hay không nhớ. Một vài chuyên gia cho rằng để có thể nhập thông tinh vào trong trí nhớ dài hạn của bạn, bạn cần phải tập trung vào nó ít nhất là trong 8 giây. 2. Hãy thư giãn thường xuyên Việc học trong một thời gian dài không thể đẩy nhanh quá trình học tập. Bạn cần phải thư giãn ít nhất ba mươi phút một lần. Mỗi lần bạn chỉ cần nghỉ hai đến năm phút, nhưng đó phải www.facebook.com/hocthemtoan - Thầy Huy - 0968 64 65 97 là thời gian bạn thật sự quên đi những gì mình đang học. Hãy cố gắng uống một ngụm nước mỗi lần nghỉ giải lao. 70% cơ thể của chúng ta là nước và thường thì một cốc nước sẽ giúp cho chúng ta tỉnh táo hơn. 3. Ôn lại trong và sau khi học Ôn lại những gì bạn vừa học và nhắc lại nó bằng chính ngôn ngữ của bạn. Việc ôn và nhắc lại là giai đoạn rất cần thiết trong việc tạo ra trí nhớ dài hạn. Bạn nên ôn lại tài liệu học của mình một cách thường xuyên dù chỉ là sơ qua: sau một giờ, một ngày, một tuần, một tháng và sáu tháng. Tất cả những gì bạn cần làm là nhìn lại những ghi chú mà bạn đã ghi hay những phần mà bạn đã đánh dấu. 4. Hình thành trí nhớ đa cảm giác Như chúng ta đã biết, chúng ta có vùng trí nhớ riêng cho những gì chúng ta nhìn thấy, những gì chúng ta nghe, những gì chúng ta nói và những gì chúng ta làm. Do đó, ức đa cảm giác sẽ mở rộng và làm tăng thêm khả năng nhớ của chúng ta. Vì thế, hãy đảm bảo rằng những gì bạn trải qua đều có liên quan tới thị giác, thính giác và giác quan tâm động giúp bạn gia tăng trí nhớ. - Hãy tạo ra những từ viết tắt: một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho trí nhớ đó chính là các từ viết tắt. Từ viết tắt là từ cấu tạo từ những chữ cái đầu của một từ, một cụm từ hay một câu mà bạn muốn nhớ. Có thể lấy ví dụ như: trong tiếng Anh từ SCUBA (bình khí nén của thợ lặn) chính là viết tắt của từ Self-Contained Underwater Breathing Apparatus (bộ dụng cụ thở dưới nước mang theo mình). - Chụp lại những gì đã học: cách thức hoạt động của phương pháp này như sau: 1. Ghi lại sơ đồ tóm tắt những gì đã học 2. Nghiên cứu kỹ những gì đã ghi trong vòng một hoặc hai phút. 3. Sau đó che những gì bạn đã ghi chép lại và dùng trí nhớ của mình tái tạo lại nó. 4. Giờ, hãy so sánh hai sơ đồ hoặc hai bản tóm tắt (ví dụ bản gốc và bản bạn tạo ra bằng trí nhớ). Ngay lập tức, bạn sẽ nhận ra những gì mình đã quên. 5. Tiếp theo hãy vẽ sơ đồ thứ ba hoặc bản tóm tắt thứ ba và một lần nữa lại so sánh nó với bản gốc. Khi nào bản gốc và bản vừa tạo ra giống hệt nhau, bạn đã hoàn toàn lĩnh hội được những gì mình đã ghi lại. Giờ thì bạn đã có thể nhớ lại những gì đã học như thể bạn đang nhìn thấy bản gốc. - Sử dụng thẻ nhớ: một vài môn học rất phù hợp cho việc sử dụng thẻ nhớ - ví dụ như công thức khoa học hay từ mới. Hãy đảm bảo rằng bạn sẽ sử dụng thời gian rảnh rỗi – đi du lịch chẳng hạn – để ôn lại và tự kiểm tra mình. - Học tất cả: giả sử bạn cần phải học thuộc một tài liệu, ví dụ như một bài thơ, một đoạn kịch, đừng học thuộc lòng từng dòng một, thay vào đó hãy học cả bài. Thực tế đã chứng minh rằng www.facebook.com/hocthemtoan - Thầy Huy - 0968 64 65 97 phương pháp này nhanh hơn ít nhất là 50% phương pháp học từng phần, vì nó bắt đầu với bức tranh toàn cảnh, với cả mô hình và nó sử dụng nhiều giác quan. - Hãy tạo giai điệu cho những gì bạn nhớ: giai điệu của âm nhạc giúp bạn dễ nhớ hơn. 5. “E” - Exhibiting What You Know (Thể hiện những gì mà bạn biết) 1. Tự kiểm tra bản thân - Liệu bạn đã thật sự lĩnh hội được thông tin đó? Liệu bạn đã hấp thụ được những kiến thức mà bạn đã học, những kỹ năng mà bạn đã cố gắng để có được? Hãy tìm hiểu thật kỹ những gì bạn biết. Tìm ra những giới hạn trong kiến thức của bạn. Bạn có thể sử dụng các công cụ học tập mà bạn yêu thích để kiểm tra bản thân: vẽ lại sơ đồ học tập, tự kiểm tra mình bằng thẻ nhớ của bạn, tạo ra biểu đồ phát triển, v.v - Khi bạn coi việc kiểm tra bản thân mình là một phần tất yếu của phương pháp học tập, bạn có thể có một cái nhìn thực tế hơn về việc mắc lỗi. Trên thực tế, bất kỳ lỗi lầm nào cũng đều là thông tin phản hồi rất hữu ích cho bạn. Nó chính là một bước đệm cho bạn tiến lên chứ không phải là rào cản đối với bạn. Bạn xác định rõ những lĩnh vực bạn còn ngờ vực hay những gì không thuộc khả năng của bạn. Nó sẽ giúp bạn chú tâm tới những gì bạn cần dành nhiều thời gian hơn, những lĩnh vực bạn cần tìm hiểu kỹ càng hơn. Miễn là bạn quyết tâm học hỏi từ chính những lỗi lầm của mình, bạn sẽ không thể đi nhầm đường. Đừng tập trung vào việc bạn mắc bao nhiêu lỗi mà hãy tập trung vào việc bạn mắc phải loại lỗi gì. - Cách kiểm tra được thiết kế để chỉ ra rằng bạn đang ở đâu trong quá trình học tập. Đây chính là một kỹ năng cần thiết cho những người tự học. Nó được thiết kế thành một phần tất yếu của quá trình học hành chứ không phải là một kỳ thi sát hạch làm rất nhiều sinh viên sợ hãi. 2. Thực hành những gì đã học - Thực hành chính là yếu tố quyết định khả năng biến đổi của bạn từ người mới học thành những chuyên gia trong lĩnh vực bạn nghiên cứu. Bạn có thể sử dụng những cách như sau: + Hãy thử nhẩm lại trong trí nhớ của mình. Hãy sử dụng trí tưởng tượng của bạn để xem bản thân bạn có thể thật sự sử dụng được những gì bạn đã học. + Bạn cũng nên thử đóng vai một mình hoặc với một người bạn hoặc đồng nghiệp. Nếu những gì mà bạn sắp xử trí có liên quan tới người khác thì đây là cách hiệu quả thực hành. Bạn có thể nghe và kiểm tra những gì bạn sắp nói. Điều đó sẽ giúp bạn gây dựng sự tự tin cho mình. Việc đóng vai còn giúp bạn nhận ra phong cách học của mọi người khác với bạn như thế nào. 3. Tự đánh giá về bản thân mình Khi học hành, một việc thường thấy, đó chính là chúng ta đã quen với việc để người khác đánh giá trình độ của mình. Tuy nhiên, rõ ràng rằng việc chúng ta tự đánh giá chính kết quả học tập của mình lại thỏa đáng hơn. Đó chính là lý do tại sao, việc trình bày lại những gì bạn www.facebook.com/hocthemtoan - Thầy Huy - 0968 64 65 97 biết với chính mình lại quan trọng như vậy. - Bạn đề ra chuẩn mực của chính mình và kiểm tra kết quả học tập của bạn dựa trên những chuẩn mực đó. - Nếu bạn là sinh viên, hãy tập cho mình thói quen xem lại bài tập của mình trước khi nộp. Bạn sẽ thành thật cho mình bao nhiêu điểm? Liệu điều này tùy thuộc vào chính chuẩn mực mà bạn đề ra? Khi bài tập đó được trả lại cho bạn, nếu bạn không đạt được mức điểm như bạn tưởng, hãy hỏi giáo viên hoặc huấn luyện viên của bạn nhẽ ra bạn nên làm gì để có thể đạt được kết quả tốt hơn. - Hãy quay một bộ phim về chính bạn đang trình bày về những gì bạn đã học hoặc đang đóng một vai nào đó. Bạn sẽ có thể tự đánh giá được kết quả học tập của mình một cách nghiêm túc hơn. Bằng cách nhìn thấy mình trên màn hình, bạn có thể quan sát bản thân mình dưới con mắt của người khác. 4. Sử dụng những gì bạn đã học Bạn có thể thật sự thành công khi bạn có thể vận dụng được những gì bạn học một cách độc lập và thoát ly môi trường học hành của bạn. Nó giải thích tại sao, bước Tôi-biết-điều-đó lại rất cần thiết. Sử dụng những gì bạn học theo những cách khác nhau đồng thời phát triển và cải thiện nó chứng tỏ rằng bạn đã thực sự nắm vững được kiến thức đó. - Bạn nên cố gắng áp dụng bất kỳ điều gì mà bạn học được trong vòng 24 tiếng. Khả năng nhớ được những gì đã học của bạn sẽ cao hơn và lâu hơn nếu bạn biết áp dụng chúng ngay lập tức. - Hãy tận dụng cơ hội được học hỏi từ những người đã học môn đó thành công. Hãy quan sát cách họ học cùng một nguồn tài liệu giống bạn và ghi chép lại cách thức mà họ nghiên cứu. Hãy đề nghị họ giải thích cách mà họ hoàn thành việc học đó. Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu như bạn học các phương pháp học tập từ nhiều người, bạn có thể trở nên linh hoạt hơn trong việc áp dụng những kỹ năng đó ở những tình huống khác nhau. Trên thực tế, một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong cuộc sống chính là kỹ năng phân tích những gì tạo nên thành công của người khác và áp dụng những phương pháp hiệu quả này vào tình huống của chính bạn. 5. Nhận lấy những lời động viên của những người xung quanh - Học cùng gia đình: hãy cố gắng hết sức để thu hút gia đình bạn cùng tham gia. Ví dụ, nếu bạn cần họ lắng nghe trong khi bạn giải thích những gì bạn đã học, họ cũng có thể học được những điều đó. - Học cùng người thân: hãy tìm cho mình một đối tác trong học tập – một ai đó luôn cố gắng hiểu và sử dụng những gì bạn đang nghiên cứu. Bạn cũng có thể ủng hộ người khác khi bạn tìm hiểu một chủ đề và có thể thường xuyên kiểm tra quá trình học tập của nhau. Khi bạn học cùng với một người bạn, bạn không những có thể tự kiểm tra lẫn nhau, mà còn có thể so sánh www.facebook.com/hocthemtoan - Thầy Huy - 0968 64 65 97 phương pháp học khác nhau của từng người. - Học theo vòng tròn: học theo vòng tròn là hình thức học trong đó một nhóm người cùng nghiên cứu một chủ đề tụ họp lại để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, thắc mắc và những gì họ đã tìm kiếm được. Đây là một hình thức đặc biệt lý tưởng cho công việc tại nơi công sở. - Người thầy: hãy tìm cho mình một người thầy – một ai đó thật sự chuyên sâu về chủ đề mà bạn đang tìm hiểu. Một ai đó có thể động viên hoặc khuyến khích cũng như là nguồn cung cấp thông tin cho bạn. Người thầy nên là người khiến bạn cảm thấy thoải mái mỗi khi ở bên và là người có thể đưa ra những ý kiến phản hồi lạc quan, đưa ra lời phê bình cũng như đóng góp ý tưởng cho bạn. - Internet: chỉ với những đầu ngón tay của mình, bạn có thể tiếp cận tất cả những kiến thức, những trải nghiệm trên thế giới trong tích tắc. 6. “R” - Reflecting on How You’ve Learned (Phản ánh cách bạn đã học như thế nào) 1. Ôn lại và đánh giá không chỉ về những gì bạn đã học mà đặc biệt là về cách mà bạn học, chính là điểm mấu chốt giúp bạn trở thành một người học tự giác, độc lập và thành công. Là một người học biết tự mình quản lý, bạn nên trả lời ba câu hỏi đơn giản nhưng rất hữu ích sau đây: - Tôi đã làm tốt những gì? - Lẽ ra, tôi có thể làm gì tốt hơn? - Lần sau, tôi có thể làm tốt hơn như thế nào? Hãy liên tục trả lời những câu hỏi này, bạn sẽ nắm vững được bản chất của việc tự đánh giá bản thân. 2. Sơ đồ theo dõi quá trình học tập của bạn: việc quản lý quá trình học tập diễn ra liên tục đòi hỏi bạn phải đưa ra những đánh giá hết sức trung thực về khả năng hiện tại của mình: hãy ghi lại những lĩnh vực bạn đã cải thiện được rõ rệt và đánh dấu những lĩnh vực mà lẽ ra bạn có thể làm tốt hơn. Sơ đồ theo dõi quá trình học tập của bạn là một công cụ hiệu quả trong việc đánh giá bản thân. Nó cho phép chúng ta tận hưởng giây phút thành công. Đừng quên tự cổ vũ cho mình và ăn mừng thành công. Việc này sẽ biến việc học hành thành một thói quen thú vị. Sau khi bạn đã hoàn thành bài tập, hãy thưởng thức hương vị của thời khắc hoàn thành công việc. Hãy chú ý đến cảm giác của bạn khi bạn đã hoàn thành xuất sắc công việc. Hãy ghi chép lại những cảm giác này. Bạn sẽ luôn muốn nhớ lại cảm giác này như là một phần gây cảm hứng cho bạn. www.facebook.com/hocthemtoan - Thầy Huy - 0968 64 65 97 Tóm tắt từ sách "Kỹ năng Học tập Siêu tốc Thế kỷ 21" (NXB Tri Thức)

Ngày đăng: 27/12/2013, 15:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w