Những sai lầm cần tránh khi nộp hồ sơ xin việc Trong thị trường việc làm đầy cạnh tranh như hiện nay, cộng với sự khó khăn chung của nền kinh tế, dù sở hữu một tấm bằng cử nhân hay kỹ sư thì tìm được công việc ưa thích cũng không phải dễ dàng với người mới ra trường. Là một người đang tìm việc chắc chắn bạn đã từng tự hỏi tại sao mình đã nộp hồ sơ khắp nơi nhưng nhà tuyển dụng lại không liên lạc và cho bạn một cơ hội gặp gỡ trực tiếp? Rất có thể hồ sơ ứng tuyển của bạn chính là mấu chốt của vấn đề. Hãy dành thời gian xem lại hồ sơ ứng tuyển của bạn có phạm phải những sai lầm dưới đây hay không để không đánh mất những cơ hội trong tương lai. 1. Trình bày dài dòng, không hợp lý. Liệt kê quá nhiều chi tiết về quá trình học tập Một nhà tuyển dụng thường chỉ dành khoảng 20 – 30 giây nhìn lướt qua bản lý lịch của ứng viên và họ thường muốn thấy kinh nghiệm của bạn có liên quan trực tiếp tới công việc bạn đang ứng tuyển ra sao, chứ không phải một danh sách những khóa học và môn học bạn đã hoàn thành. Hồ sơ muốn thu hút đầu tiên phải là một hồ sơ đẹp. Sẽ chẳng ai có đủ kiên nhẫn để ngồi đọc một hồ sơ xin việc dài dằng dặc từ trang này sang trang khác. Vì vậy, khi trình bày hồ sơ ứng tuyển, bạn phải chú ý phân chia thành từng mục lớn như: Thông tin cá nhân, trình độ học vấn, kỹ năng và phẩm chất, kinh nghiệm làm việc…Trên cơ sở các mục đã phân chia đó, bạn sẽ sắp xếp các chi tiết vào. Như vậy, hồ sơ của bạn sẽ gọn gàng và dễ hiểu hơn
Những sai lầm cần tránh khi nộp hồ sơ xin việc Trong thị trường việc làm đầy cạnh tranh như hiện nay, cộng với sự khó khăn chung của nền kinh tế, dù sở hữu một tấm bằng cử nhân hay kỹ sư thì tìm được công việc ưa thích cũng không phải dễ dàng với người mới ra trường. Là một người đang tìm việc chắc chắn bạn đã từng tự hỏi tại sao mình đã nộp hồ sơ khắp nơi nhưng nhà tuyển dụng lại không liên lạc và cho bạn một cơ hội gặp gỡ trực tiếp? Rất có thể hồ sơ ứng tuyển của bạn chính là mấu chốt của vấn đề. Hãy dành thời gian xem lại hồ sơ ứng tuyển của bạn có phạm phải những sai lầm dưới đây hay không để không đánh mất những cơ hội trong tương lai. 1. Trình bày dài dòng, không hợp lý. Liệt kê quá nhiều chi tiết về quá trình học tập Một nhà tuyển dụng thường chỉ dành khoảng 20 – 30 giây nhìn lướt qua bản lý lịch của ứng viên và họ thường muốn thấy kinh nghiệm của bạn có liên quan trực tiếp tới công việc bạn đang ứng tuyển ra sao, chứ không phải một danh sách những khóa học và môn học bạn đã hoàn thành. Hồ sơ muốn thu hút đầu tiên phải là một hồ sơ đẹp. Sẽ chẳng ai có đủ kiên nhẫn để ngồi đọc một hồ sơ xin việc dài dằng dặc từ trang này sang trang khác. Vì vậy, khi trình bày hồ sơ ứng tuyển, bạn phải chú ý phân chia thành từng mục lớn như: Thông tin cá nhân, trình độ học vấn, kỹ năng và phẩm chất, kinh nghiệm làm việc…Trên cơ sở các mục đã phân chia đó, bạn sẽ sắp xếp các chi tiết vào. Như vậy, hồ sơ của bạn sẽ gọn gàng và dễ hiểu hơn 2. Không nêu rõ những thành tích thích hợp. Không có ý tưởng rõ ràng về trình độ bản thân Hàng ngày, nhà tuyển dụng phải đọc rất nhiều hồ sơ cho một vị trí dự tuyển. Vậy thì muốn “làm nổi” bản thân trên vô số các đối thủ, bạn phải biết rõ thế mạnh của mình và tập trung khai thác những thế mạnh đó. Nếu đã từng làm giám sát tại một công ty xây dựng, bạn nên ghi rõ công việc cụ thể của mình. Đừng chỉ ghi tên công ty đó bởi vì không nhà tuyển dụng nào có đủ thời gian để tìm hiểu tất cả những công ty cũ của ứng viên. Bên cạnh đó, bạn nên trình bày những thành tích mình đã đạt được một cách rõ ràng nhất. Bạn có thể gởi kèm giấy chứng nhận, bảng đánh giá hiệu quả công việc… để tăng tính thuyết phục. Tuy vậy không thổi phồng quá mức các năng lực của bạn chỉ để được gọi phỏng vấn. 3. Tìm kiếm công việc trong mơ Hiếm ai có thể đủ trình độ để có được công việc mơ ước ngay khi vừa rời trường đại học và việc cứ cố công đi tìm chỉ khiến bạn đánh mất các cơ hội khác. Quan trọng hơn đó là bạn không thể biết chắc một công việc có thực sự “như mơ” hay không cho đến khi bạn bắt tay vào làm tại cơ quan đó. Có thể bạn cho rằng mình rất thích công việc đó tại cơ quan đó, không loại trừ khả năng sếp của bạn là một cơn ác mộng hoặc đồng nghiệp chẳng mấy thân thiện, hoặc công ty có thể bắt bạn trình giấy khám bệnh mỗi lần bạn bị cảm cúm, hay công việc luôn căng thẳng. Lời khuyên cho bạn đó là hãy chọn một công việc bạn có thể làm tốt và cảm thấy vui vẻ. Mặt khác. rất nhiều sinh viên khi tốt nghiệp ra trường không hiểu rõ trình độ của mình phù hợp với loại công việc nào. Và hậu quả là họ thường chọn những công việc quá tầm và trở nên bực bội khi không được mời phỏng vấn. 4. Kiểu cách quá mức Một số bạn trẻ mới ra trường cho rằng môi trường công việc phải rất trang trọng. Do vậy họ tỏ ra kiểu cách bất cứ khi nào có thể, từ những bức thư xin việc y như mẫu chuẩn, tới những đoạn email trang trọng không cần thiết với các đồng nghiệp mới… Trên thực tế, sẽ là tốt hơn khi bạn nhận ra rằng các đồng nghiệp và sếp, dù có lớn tuổi hơn rất nhiều cũng chỉ là con người bình thường như chính bản thân họ, và họ sẽ đánh giá cao nếu được cư xử theo cách này. 5. Quá suồng sã Kiểu cách quá mức là không nên, nhưng những người mới ra trường cũng không nên quá suồng sã. Hầu hết các cơ quan đều mong muốn nhân viên của mình có một mức độ lịch thiệp nhất định: không dùng tiếng lóng, không chửi thề, không đi chân trần tới các buổi họp, không trò chuyện với các nhân viên lễ tân như thể bạn vừa gặp họ trong quán bar… . sai lầm dưới đây hay không để không đánh mất những cơ hội trong tương lai. 1. Trình bày dài dòng, không hợp lý. Liệt kê quá nhiều chi tiết về quá trình