GIẢI CHI TIẾT ĐỀ ĐẠI HỌC MÔN HÓA KHỐI A NĂM 2011

15 8.9K 103
GIẢI CHI TIẾT ĐỀ ĐẠI HỌC MÔN HÓA KHỐI A NĂM 2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giải đề thi đại học môn hóa năm 2011 khối A

GIẢI ĐỀ ĐH HÓA KHỐI A NĂM 2011 – THẦY HUY – 0968 64 65 97 GIẢI CHI TIẾT ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2011 Môn thi : HÓA, khối A - Mã đề : 482 Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố : H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40) Câu 1 : Đốt cháy hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat, metyl acrylat và axit oleic, rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH) 2 (dư). Sau phản ứng thu được 18 gam kết tủa và dung dịch X. Khối lượng X so với khối lượng dung dịch Ca(OH) 2 ban đầu đã thay đổi như thế nào? A. Tăng 2,70 gam. B. Giảm 7,74 gam. C. Tăng 7,92 gam. D. Giảm 7,38 gam. Hướng dẫn: Gọi công thức chung của các chất là C n H 2n-2 O 2 C n H 2n-2 O 2 + O 2 → nCO 2 + (n-1)H 2 O → Từ pt cháy ta thấy nC n H 2n-2 O 2 = nCO 2 – nH 2 O nCO 2 = nCaCO 3 = 18/100 = 0,18 gọi nH 2 O =a → n C n H 2n-2 O 2 = 0,18 – a.; gọi số mol O 2 là y + Bảo toàn nguyên tố O : (0,18 –a)2 + 2y = 0,18.2 + a → -3a + 2y = 0 (1) + Bảo toàn khối lượng : 3,42 + 32y = 0,18.44 + 18a → -18a + 32y = 4,5 (2) (1)v(2) → a = 0,15 → m(CO 2 + H 2 O) = 0,18.44 + 0,15.18 = 10,62 → Khối lượng dung dịch giảm = 18 – 10,62 = 7,38gam. Câu 2: Cho axit salixylic (axit o-hiđroxibenzoic) phản ứng với anhiđrit axetic, thu được axit axetylsalixylic (o-CH 3 COO-C 6 H 4 -COOH) dùng làm thuốc cảm (aspirin). Để phản ứng hoàn toàn với 43,2 gam axit axetylsalixylic cần vừa đủ V lít dung dịch KOH 1M. Giá trị của V là A. 0,72. B. 0,48. C. 0,96. D. 0,24. Hướng dẫn: o-CH 3 COO-C 6 H 4 -COOH + 3NaOH → CH 3 COONa + o-NaO-C 6 H 4 -COONa + 2H 2 O. -------------0,24-------------------0,72 Câu 3: Hòa tan 13,68 gam muối MSO 4 vào nước được dung dịch X. Điện phân X (với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, được y gam kim loại M duy nhất ở catot và 0,035 mol khí ở anot. Còn nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng số mol khí thu được ở cả hai điện cực là 0,1245 mol. Giá trị của y là A. 4,480. B. 3,920. C. 1,680. D. 4,788. Hướng dẫn: Điện phân trong thời gian t giây thu được 0,035 mol khí vậy 2t giây ta sẽ thu được 0,035.2=0,07 mol khí, nhưng thực tế ta thu được 0,1245 mol khí, sự chênh lệch số mol đó là do điện phân nước tạo khí H 2 → nH 2 = 0,1245 – 0,07 = 0,0545 H 2 O → H 2 + 1/2O 2 0,0545----0,02725 → nO 2 tạo ra do muối điện phân = 0,07 – 0,02725 = 0,04275 MSO 4 + H 2 O → M + H 2 SO 4 + 1/2O 2 0,0855-----------------------------------0,04275 → M muối = 13,68/0,0855 = 160 → M = 64 → m Cu tính theo t giây là mCu = 2.0.035.64 = 4,480 gam GIẢI ĐỀ ĐH HÓA KHỐI A NĂM 2011 – THẦY HUY – 0968 64 65 97 Câu 4: Cho dãy các chất: NaOH, Sn(OH) 2 , Pb(OH) 2 , Al(OH) 3 , Cr(OH) 3 . Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Hướng dẫn: Chất lưỡng tính: + Là oxit và hidroxit của các kim loại Al, Zn, Sn, Pb; Cr(OH) 3 và Cr 2 O 3 . + Là các ion âm còn chứa H có khả năng phân li ra ion H + của các chất điện li trung bình và yếu ( HCO 3 - , HPO 4 2- , HS - …) ( chú ý : HSO 4 - có tính axit do đây là chất điện li mạnh) + Là muối chứa các ion lưỡng tính; muối tạo bởi hai ion, một ion có tính axit và một ion có tính bazơ ( (NH 4 ) 2 CO 3 …) + Là các amino axit,… Câu 5: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai? A. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị -amino axit được gọi là liên kết peptit. B. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo. C. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH) 2 . D. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các -amino axit. Hướng dẫn: Protein tồn tại ở hai dạng chính: dạng hình sợi và dạng hình cầu. Dạng protein hình sợi như keratin của tóc, móng, sừng … hoàn toàn không tan trong nước, dạng protein hình cầu như anbumin của lòng trắng trứng, hemoglobin của máu tan được trong nước tạo dung dịch keo. Câu 6: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Bán kính nguyên tử của clo lớn hơn bán kính nguyên tử của flo. B. Độ âm điện của brom lớn hơn độ âm điện của iot. C. Tính axit của HF mạnh hơn tính axit của HCl. D. Tính khử của ion Br - lớn hơn tính khử của ion Cl - . Hướng dẫn: Như chúng ta đã biết các axit halogenic thì tính axit được sắp xếp theo chiều HF < HCl < HBr < HI. Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn x mol axit cacboxylic E, thu được y mol CO 2 và z mol H 2 O (với z = y – x). Cho x mol E tác dụng với NaHCO 3 (dư) thu được y mol CO 2 . Tên của E là A. axit acrylic. B. axit oxalic. C. axit ađipic. D. axit fomic. Hướng dẫn: Số C trung bình = nCO 2 /naxit = y/x Số nhóm COOH = nCO 2 /naxit = y/x → Chất có số C = số nhóm chức ( loại A, C) Axit fomic cháy có nCO 2 = nH 2 O (loại) → chọn B Câu 8: Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hóa học của phèn chua là A. Li 2 SO 4 .Al 2 (SO 4 ) 3 .24H 2 O. B. K 2 SO 4 .Al 2 (SO 4 ) 3 .24H 2 O. C. (NH 4 ) 2 SO 4 .Al 2 (SO 4 ) 3 .24H 2 O. D. (NH 4 ) 2 SO 4 .Al 2 (SO 4 ) 3 .24H 2 O. Hướng dẫn: K 2 SO 4 .Al 2 (SO 4 ) 3 .24H 2 O gọi là phèn chua còn Li 2 SO 4 .Al 2 (SO 4 ) 3 .24H 2 O; (NH 4 ) 2 SO 4 .Al - 2 (SO 4 ) 3 .24H 2 O; . (NH 4 ) 2 SO 4 .Al 2 (SO 4 ) 3 .24H 2 O được gọi chung là phèn nhôm GIẢI ĐỀ ĐH HÓA KHỐI A NĂM 2011 – THẦY HUY – 0968 64 65 97 Câu 9: Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây không dùng để chế tạo tơ tổng hợp? A. Trùng hợp vinyl xianua. B. Trùng ngưng axit -aminocaproic. C. Trùng hợp metyl metacrylat. D. Trùng ngưng hexametylenđiamin với axit ađipic. Hướng dẫn: Tơ tổng hợp (chế tạo từ các polime tổng hợp ) như các tơ poliamit (nilon, capron) , tơ vinylic ( vinilon). Còn sản phẩm trùng hợp metyl metacrylat dùng làm chất dẻo. Câu 10: Este X được tạo thành từ etylen glicol và hai axit cacboxylic đơn chức. Trong phân tử este, số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nguyên tử oxi là 1. Khi cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thì lượng NaOH đã phản ứng là 10 gam. Giá trị của m là A. 14,5. B. 17,5. C. 15,5. D. 16,5. Hướng dẫn: Este có dạng RCOO-CH 2 R’COO-CH 2 → Số nguyên tử O = 4 → số nguyên tử C = 5 Vậy R = 1 và R’ = 15 nNaOH = 10/40 = 0,25 → n este = ½.0,25 = 0,125 → m = 0,125.132 = 16,5 gam Câu 11: Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 7 : 3 với một lượng dung dịch HNO 3 . Khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,75m gam chất rắn, dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO 2 (không có sản phẩm khử khác của N +5 ). Biết lượng HNO 3 đã phản ứng là 44,1 gam. Giá trị của m là A. 44,8. B. 40,5. C. 33,6. D. 50,4. Hướng dẫn: → khối lượng Fe = 0,3m gam và khối lượng Cu = 0,7m gam Sau phản ứng còn 0,75m gam → Fe chỉ phản ứng 0,25m gam; Fe dư vậy sau phản ứng chỉ thu được muối Fe 2+ nHNO 3 = 0,7 ; n(NO + NO 2 ) = 0,25 Fe(NO 3 ) 2 = 0,25m/56 Áp dụng bảo toàn nguyên tố N : nN/muối = nN/axit – nN/khí ↔ 2(0,25m/56) = 0,7 – 0,25 Vậy m = 50,4 gam Câu 12: Cho dãy các chất: phenylamoni clorua, benzyl clorua, isopropyl clorua, m-crezol, ancol benzylic, natri phenolat, anlyl clorua. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH loãng, đun nóng là A. 4. B. 3. C. 6. D. 5. Hướng dẫn: Những chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng là : phenylamoni clorua, benzyl clorua, isopropyl clorua , m-crezol, anlyl clorua. Câu 13: Hấp thụ hoàn toàn 0,672 lít khí CO 2 (đktc) vào 1 lít dung dịch gồm NaOH 0,025M và Ca(OH) 2 0,0125M, thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là A. 2,00. B. 0,75. C. 1,00. D. 1,25. Hướng dẫn: nCO 2 = 0,03 GIẢI ĐỀ ĐH HÓA KHỐI A NĂM 2011 – THẦY HUY – 0968 64 65 97 nNaOH = 0,025 ; nCa(OH) 2 = 0,0125 → ∑nOH - = 0,05 CO 2 + OH - → HCO 3 - 0,03-----0,03------0,03 → nOH - (dư) = 0,05 – 0,03 = 0,02 HCO 3 - + OH - → CO 3 2- + H 2 O. ------------0,02----0,02 Ca 2+ + CO 3 2- → CaCO 3 ↓ 0,0125 0,02 0,0125 → m kết tủa = 0,0125.100 = 1,25 gam. Câu 14: Điện phân dung dịch gồm 7,45 gam KCl và 28,2 gam Cu(NO 3 ) 2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khí khối lượng dung dịch giảm đi 10,75 gam thì ngừng điện phân (giả thiết lượng nước bay hơi không đáng kể). Tất cả các chất tan trong dung dịch sau điện phân là A. KNO 3 và KOH. B. KNO 3 , KCl và KOH. C KNO 3 và Cu(NO 3 ) 2 . D. KNO 3 , HNO 3 và Cu(NO 3 ) 2 . Hướng dẫn: nKCl = 0,1 ; nCu(NO 3 ) 2 = 0,15 2KCl + Cu(NO 3 ) 2 → Cu + 2KNO 3 + Cl 2 0,1 ---------0,05-------0,05----------------0,05 KCl hết , Cu(NO 3 ) 2 còn = 0,15 – 0,05 = 0,1 Cu(NO 3 ) 2 + H 2 O → Cu + 2HNO 3 + 1/2O 2 x---------------------x---------------------1/2x m dung dịch giảm = khối lượng của Cu kết tủa + mCl 2 và O 2 bay ra → (0,05 + x)64 + 0,05.71 + 1/2x.32 = 10,75 → x = 0,05 → Cu(NO 3 ) 2 vẫn còn dư → dung dịch sau pứ chứa KNO 3 ; HNO 3 và Cu(NO 3 ) 2 . Câu 15: Hợp chất hữu cơ X chứa vòng benzen có CTPT trùng với công thức đơn giản nhất. Trong X, tỉ lệ khối lượng các nguyên tố là m C : m H : m O = 21 : 2 : 8. Biết khi X phản ứng hoàn toàn với Na thì thu được số mol khí hiđrô bằng số mol của X đã phản ứng. X có bao nhiêu đồng phân (chứa vòng benzen) thỏa mãn các tính chất trên? A. 9. B. 3. C. 7. D. 10. Hướng dẫn: Đặt công thức của X là C x H y O z x : y : z = mC/12 : mH : mO/16 = 21/12:2:8/16 = 7:8:2 → C 7 H 8 O 2 ( X pứ với Na có số mol X = nH 2 → Trong X có 2H linh động ) → X là điphenol hoặc vừa là ancol vừa là phenol. CH 2 OH OH CH 2 OH OH CH 2 OH CH 3 OH HO CH 3 OH HO CH 3 OH HO CH 3 OH HO CH 3 OH OH OH CH 3 OH GIẢI ĐỀ ĐH HÓA KHỐI A NĂM 2011 – THẦY HUY – 0968 64 65 97 Câu 16: Khi so sánh NH 3 với NH 4 + , phát biểu không đúng là: A. Trong NH 3 và NH 4 + , nitơ đều có số oxi hóa -3. B. NH 3 có tính bazơ, NH 4 + có tính axit. C. Trong NH 3 và NH 4 + , nitơ đều có cộng hóa trị 3. D. Phân tử NH 3 và ion NH 4 + đều chứa l/k cộng hóa trị. Hướng dẫn : NH 3 có cộng hóa trị 3 còn NH 4 + có cộng hóa trị 5. Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn x gam hỗn hợp gồm hai axit cacboxylic hai chức, mạch hở và đều có một liên kết đôi C=C trong phân tử, thu được V lít khí CO 2 (đktc) và y mol H 2 O. Biểu thức liên hệ giữa các giá trị x, y và V là A. V = 28 ( 30 ) 55 x y . B. V = 28 ( 62 ) 95 x y C. V = 28 ( 30 ) 55 x y . D. V = 28 ( 62 ) 95 x y . Hướng dẫn : Công thức chung của các axit trên là : C n H 2n-4 O 4 C n H 2n-4 O 4 → nCO 2 + (n-2)H 2 O Từ phương trình ta thấy : naxit = (nCO 2 – nH 2 O)/2 → naxit = (V/22,4 – y)/2 Khối lượng axit = xgam = mC/axit + mH/axit + mO/axit → x = 12V/22,4 + 2y + 64(V/22,4 – y)/2 → x = 44V/22,4 – 30y → V = 28/55(x + 30y) Câu 18: Thành phần % khối lượng của nitơ trong hợp chất hữu cơ C x H y N là 23,73%. Số đồng phân amin bậc một thỏa mãn các dữ kiện trên là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Hướng dẫn: M = 14.100/23,73 = 59 → C 3 H 7 NH 2 Có các đồng phân bậc I sau: CH 3 -CH 2 -CH 2 -NH 2 và CH 3 -CH(CH 3 )-NH 2 . Câu 19: Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương? A. Vôi sống (CaO). B. Thạch cao sống (CaSO 4 .2H 2 O). C. Đá vôi (CaCO 3 ). D. Thạch cao nung (CaSO 4 .H 2 O). Hướng dẫn: Thạch cao nung thường được dùng đúc tượng, đúc các mẫu chi tiết tinh vi dùng làm trang trí nội thất, làm phấn viết bảng, bó bột khi gãy xương,… Thạch cao sống dùng sản xuất xi măng. Câu 20: Cho 13,8 gam chất hữu cơ X có công thức phân tử C 7 H 8 tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 , thu được 45,9 gam kết tủa. X có bao nhiêu đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên? A. 5. B. 4. C. 6. D. 2. Hướng dẫn: nC 7 H 8 = 0,15 = n kết tủa → M kết tủa = 45,9/0,15 = 306 Kết tủa có dạng : C 7 H 8-x Ag x ↔ 92 + 107x = 306 → x = 2 Vậy X phải có 2 liên kết ba ở đầu mạch: GIẢI ĐỀ ĐH HÓA KHỐI A NĂM 2011 – THẦY HUY – 0968 64 65 97 CH≡C-CH 2 -CH 2 -CH 2 -C≡CH CH≡C-CH(CH 3 )-CH 2 -C≡CH CH≡C-CH(C 2 H 5 )-C≡CH CH≡C-C(CH 3 )(CH 3 )-C≡CH. Câu 21: Cho 0,87 gam hh gồm Fe, Cu và Al vào bình đựng 300 ml dd H 2 SO 4 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,32 gam chất rắn và có 448 ml khí (đktc) thoát ra. Thêm tiếp vào bình 0,425 gam NaNO 3 , khi các phản ứng kết thúc thì thể tích khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) tạo thành và khối lượng muối trong dd là A. 0,224 lít và 3,750 gam. B. 0,112 lít và 3,750 gam. C. 0,112 lít và 3,865 gam. D. 0,224 lít và 3,865 gam. Hướng dẫn: n H 2 SO 4 = 0,03 → nH + = 0,06 n H 2 = 0,448/22,4 = 0,02 n Cu = 0,32/64 = 0,005 n NaNO 3 = 0,005 Fe + 2H + → Fe 2+ + H 2 x-----2x--------x--------x Al + 3H + → Al 3+ + 3/2H 2 y-----3y---------y--------3/2y Ta có : x + 3/2y = 0,02 (1) và 56x + 27y = 0,87 – 0,32 = 0,55 (2) (1)v(2) → x = 0,005 v y = 0,01 Dung dịch sau pứ có : nFe 2+ = 0,005 và nH + còn lại = 0,06 – 2x – 3y = 0,06 – 2.0,005 – 3.0,01 = 0,02 3Fe 2+ + 4H + + NO 3 - → 3Fe 3+ + NO + 2H 2 O 0,005---1/150---0,005/3-------------0,005/3 → n H + còn = 0,02 – 1/150 = 1/75 ; n NO 3 - = 0,005 – 0,005/3 = 1/300 3Cu + 8H + + 2NO 3 - → 3Cu 2+ + 2NO + 4H 2 O 0,005---1/75----1/300 ---------------1/300 Sau phản ứng H + và NO 3 - hết → n NO = 0,005/3 + 1/300 = 0,005 → V NO = 0,005.22,4 = 0,112 lít m muối = m các kim loại ban đầu + m SO 4 2- + m Na + = 0,87 + 0,03.96 + 0,005.23 = 3,865gam. Câu 22: Dãy gồm các chất đều có thể làm mất tính cứng tạm thời của nước là: A. HCl, NaOH, Na 2 CO 3 B. NaOH, Na 3 PO 4 , Na 2 CO 3 . C. KCl, Ca(OH) 2 , Na 2 CO 3 . D. HCl, Ca(OH) 2 , Na 2 CO 3 . Hướng dẫn: Nguyên tắc làm mềm nước cứng là giảm nồng độ các cation Ca 2+ , Mg 2+ , trong nước cứng, đối với nước cứng tạm thời ta có thề đun nóng, dùng một lượng vừa đủ Ca(OH) 2 hay dùng OH - , CO 3 2- , PO 4 3- để kết tủa các ion Mg 2+ và Ca 2+ . Tương tự để làm mềm nước cứng vĩnh cửu hay toàn phần ta cũng dùng muối tan chứa ion CO 3 2- và PO 4 3- . Câu 23: Quặng sắt manhetit có thành phần chính là A. FeS 2 . B. Fe 3 O 4 . C. Fe 2 O 3 . D. FeCO 3 . Hướng dẫn: FeS 2 : pirit Fe 3 O 4 : manhetit Fe 2 O 3 : hematit đỏ FeCO 3 : xiđerit Fe 2 O 3 .nH 2 O : hematit nâu Câu 24: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO 3 ) 2 . (2) Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dịch NaAlO 2 (hoặc Na[Al(OH) 4 ]). GIẢI ĐỀ ĐH HÓA KHỐI A NĂM 2011 – THẦY HUY – 0968 64 65 97 (3) Sục khí H 2 S vào dung dịch FeCl 2 . (4) Sục khí NH 3 tới dư vào dung dịch AlCl 3 . (5) Sục khí CO 2 tới dư vào dung dịch NaAlO 2 (hoặc Na[Al(OH) 4 ]). (6) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO 4 . Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa? A. 3. B. 4. C. 6. D. 5. Hướng dẫn: + Ca(HCO 3 ) 2 + NaOH → CaCO 3 ↓ + Na 2 CO 3 + H 2 O + AlCl 3 + NH 3 + H 2 O → Al(OH) 3 ↓ + NH 4 Cl + NaAlO 2 + CO 2 + H 2 O → Al(OH) 3 ↓ + NaHCO 3 + C 2 H 4 + KMnO 4 + H 2 O → C 2 H 4 (OH) 2 + MnO 2 ↓ + KOH. Câu 25: Chia hỗn hợp X gồm K, Al và Fe thành hai phần bằng nhau. - Cho phần 1 vào dung dịch KOH (dư) thu được 0,784 lít khí H 2 (đktc). - Cho phần 2 vào một lượng dư H 2 O, thu được 0,448 lít khí H 2 (đktc) và m gam hỗn hợp kim loại Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl (dư) thu được 0,56 lít khí H 2 (đktc). Khối lượng (tính theo gam) của K, Al, Fe trong mỗi phần hỗn hợp X lần lượt là: A. 0,39; 0,54; 1,40. B. 0,78; 0,54; 1,12. C. 0,39; 0,54; 0,56. D. 0,78; 1,08; 0,56. Hướng dẩn: + Phần 1: n H 2 = 0,035 +Phần 2: hỗn hợp kim loại Y là Al dư và Fe K → 1/2H 2 K → 1/2H 2 a-------1/2a (I) a-------1/2a Al → 3/2H 2 Al→ 3/2H 2 y--------3/2y a--------3/2a Ta có 1/2a + 3/2a = 0,488/22,4 → a = 0,01 Thế a = 0,01 vào (I) → 1/2a + 3/2y = 0,035 → y = 0,02 n Al trong hỗn hợp Y = y – a = 0,02 – 0,01 = 0,01 n H 2 thu được khi Y pứ với HCl = 0,56/22,4 = 0,025 mol → Al → 3/2H 2 0,01------0,015 → n H 2 do Fe tạo ra = 0,025 – 0,015 = 0,01 = nFe Vậy khối lượng mỗi kom loại trong mỗi phần là m Al = 0,02.27 = 0,54 ; m K = 0,01.39 = 0,39 ; m Fe = 0,01.56 = 0,56 Câu 26: Hỗn hợp X gồm axit axetic, axit fomic và axit oxalic. Khi cho m gam X tác dụng với NaHCO 3 (dư) thì thu được 15,68 lít khí CO 2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 8,96 lít khí O 2 (đktc), thu được 35,2 gam CO 2 và y mol H 2 O. Giá trị của y là A. 0,3. B. 0,8. C. 0,2. D. 0,6. Hướng dẫn: Công thức chung của các axit là R(COOH) X R(COOH) x + xNaHCO 3 → R(COONa) x + xCO 2 + xH 2 O 0,7/x-----------------------------------------------0,7 → n O/axit = 0,7.2 = 1,4 Axit + O 2 → CO 2 + H 2 O 0,7 -----0,4-------0,8------y Bảo toàn nguyên tố O : → 0,14 + 0,4.2 = 0,8.2 + y → y = 0,6 Câu 27: Hỗn hợp X gồm C 2 H 2 và H 2 có cùng số mol. Lấy một lượng hh X cho qua chất xúc tác nung nóng, thu được hh Y gồm C 2 H 4 , C 2 H 6 , C 2 H 2 và H 2 . Sục Y vào dd brom (dư) thì khối lượng GIẢI ĐỀ ĐH HÓA KHỐI A NĂM 2011 – THẦY HUY – 0968 64 65 97 bình brom tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít hh khí (đktc) có tỉ khối so với H 2 là 8. Thể tích O 2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là A. 22,4 lít. B. 44,8 lít. C. 26,88 lít. D. 33,6 lít. Hướng dẫn: nC 2 H 2 = nH 2 = a mX = mY = 10,8 + 0,2.16 = 14gam → 28a = 14 → a = 14/28 = 0,5 ( bảo toàn nguyên tố C và H) → Đốt cháy Y cũng như đốt cháy X → nO 2 = 0,5.2 + 0,5 = 0,15 V O 2 = 0,15.22,4 = 3,36 lít. Câu 28: Trung hòa 3,88 gam hh X gồm hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở bằng dd NaOH, cô cạn toàn bộ dd sau phản ứng thu được 5,2 gam muối khan. Nếu đốt cháy hoàn toàn 3,88 gam X thì thể tích oxi (đktc) cần dùng là A. 4,48 lít. B. 3,36 lít. C. 2,24 lít. D. 1,12 lít. Hướng dẫn: n axit = (m muối – m axit)/22 = (5,2 – 3,88)/22 = 0,06 → M axit = 3,88/0,06 = 194/3 → C n H 2n O 2 = 194/3 → n = 7/3 C 7/3 H 14/3 O 2 + 5/2 O 2 → 7/3CO 2 + 7/3H 2 O. 0,06----------0,15 → V O 2 = 0,15.22,4 = 3,36 lít. Câu 29: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nictric với xenlulozơ (hiệu suất phản ứng 60% tính theo xenlulozơ). Nếu dùng 2 tấn xenlulozơ thì khối lượng xenlulozơ trinitrat điều chế được là A. 2,97 tấn. B. 3,67 tấn. C. 2,20 tấn. D. 1,10 tấn. Hướng dẫn: [C 6 H 7 O 2 (OH) 3 ] + 3HNO 3 → [C 6 H 7 O 2 (ONO 2 ) 3 ] + 3H 2 O 2/162--------------------------------2/162.60% → m = 2/162 . 60%. 297 = 2,2 tấn. Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn anđehit X, thu được thể tích khí CO 2 bằng thể tích hơi nước (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Khi cho 0,01 mol X t/d với một lượng dư dd AgNO 3 trong NH 3 thì thu được 0,04 mol Ag. X là A. anđehit fomic. B. anđehit no, mạch hở, hai chức. C. anđehit axetic. D. anđehit không no, mạch hở, hai chức. Hướng dẫn: Andehit đốt cháy có n CO 2 = n H 2 O → andehit no, đơn nAg tạo ra / n andehit = 0,04/0,01 = 4 → HCHO. Câu 31: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là A. 90,6. B. 111,74. C. 81,54. D. 66,44. Hướng dẫn: nAla = 0,32 ; nAla-Ala = 0,2 ; nAla-Ala-Ala = 0,12 → nAla-Ala-Ala-Ala = (0,32 + 0,2.2 + 0,12.3)/ 4 = 0,27 m = (89.4 – 18.3).0,27 = 81,54 gam. Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm C 2 H 2 , C 3 H 4 và C 4 H 4 (số mol mỗi chất bằng nhau) thu được 0,09 mol CO 2 . Nếu lấy cùng một lượng hỗn hợp X như trên tác dụng với một lượng dư GIẢI ĐỀ ĐH HÓA KHỐI A NĂM 2011 – THẦY HUY – 0968 64 65 97 dung dịch AgNO 3 trong NH 3 , thì khối lượng kết tủa thu được lớn hơn 4 gam. Công thức cấu tạo của C 3 H 4 và C 4 H 4 trong X lần lượt là: A. CHC-CH 3 , CH 2 =CH-CCH. B. CHC-CH 3 , CH 2 =C=C=CH 2 . C. CH 2 =C=CH 2 , CH 2 =C=C=CH 2 . D. CH 2 =C=CH 2 , CH 2 =CH-CCH. Hướng dẫn: nC 2 H 2 = nC 3 H 4 = nC 4 H 4 = 0,09/(2+3+4) = 0,01 CH≡CH → CAg≡CAg → m = 0,01.240 = 2,4 gam → m kết tủa còn lại > 4 – 2,4 = 1,6 gam Nếu C 4 H 4 tạo kết tủa C 4 H 3 Ag thì m = 0,01.159 = 1,59 < 1,6 → C 3 H 4 cũng phải tạo kết tủa với AgNO 3 . Vậy các chất phải có liên kết ≡ ở đầu mạch. Câu 33: Số đồng phân amino axit có công thức phân tử C 3 H 7 O 2 N là A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Hướng dẫn: H 2 N – CH 2 - CH 2 - COOH và H 2 N – CH(CH 3 ) – COOH. Câu 34: Khối lượng riêng của canxi kim loại là 1,55 g/cm 3 . Giả thiết rằng, trong tinh thể canxi các ngtử là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. Bán kính nguyên tử canxi tính theo lí thuyết là A. 0,155nm. B. 0,185 nm. C. 0,196 nm. D. 0,168 nm. Hướng dẫn: + Thể tích 1 mol tinh thể Ca : V = 40/1,55 = 25,81 cm 3 + Thể tích 1 mol nguyên tử Ca : V = 25,81.74% = 19,1 cm 3 + Thể tích 1 nguyên tử Fe : V = 19,1/(6,02.10 23 ) = 3,17.10 -23 Áp dụng công thức : V = 4π.R 3 /3 → R = 3 √( 3V/4 π.) = 1,96.10 -8 cm = 0,196 nm  Câu 35: Cho 7,68 gam Cu vào 200 ml dd gồm HNO 3 0,6M và H 2 SO 4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dd sau PƯ thì khối lượng muối khan thu được là A. 20,16 gam. B. 19,76 gam. C. 19,20 gam. D. 22,56 gam. Hướng dẫn: n Cu = 0,12 ; nHNO 3 = 0,12; nH 2 SO 4 = 0,1 → ∑nH + = 0,32 3Cu + 8H + + 2NO 3 - → 3Cu 2+ + 2NO + 4H 2 O 0,12---0,32----0,08--------0,12 → Dung dịch sau pứ có 0,12 mol Cu 2+ ; 0,1 mol SO 4 2- ; và (0,12 – 0,08) = 0,04 mol NO 3 - → m muối = 0,12.64 + 0,1.96 + 0,04.62 = 19,76 gam. Câu 36: Nung m gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS 2 trong một bình kín chứa không khí (gồm 20% thể tích O 2 và 80% thể tích N 2 ) đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một chất rắn duy nhất và hỗn hợp khí Y có thành phần thể tích: 84,8% N 2 , 14% SO 2 , còn lại là O 2 . Phần trăm khối lượng của FeS trong hỗn hợp X là A. 42,31%. B. 59,46%. C. 19,64%. D. 26,83%. Hướng dẫn: 2FeS + 7/2O 2 → Fe 2 O 3 + 2SO 2 2FeS 2 + 11/2O 2 → Fe 2 O 3 + 4SO 2 → Từ hai pt cháy cho thấy cứ mỗi mol FeS hay FeS 2 cháy đều làm số mol khí giảm (7/2 – 2)/2 = 0,75 mol Giả sử ban đầu có 1 mol không khí , (Chú ý, N 2 không tham gia vào pứ → nN 2 không đổi, sau pứ %N 2 tăng lên chứng tỏ số mol hỗn hợp khí giảm) → nY = 80/84,8 = 0,9434mol GIẢI ĐỀ ĐH HÓA KHỐI A NĂM 2011 – THẦY HUY – 0968 64 65 97 → nkhí giảm = 1 – 0,9434 = 0,0566 mol → nX = 0,0566/0,75 = 0,0755 nSO 2 = 14%.0,9434 = 0,132 Gọi x là số mol FeS, y là số mol FeS 2 ta giải hệ pt: x + y = 0,0755 (1) v x + 2y = 0,132 → x = 0,019 ; y = 0,0565 →%FeS = (0,019.88)/(0,019.88 + 0,0565.120) = 19,64% Câu 37: Cho cân bằng hóa học: H 2 (k) + I 2 (k)  2HI (k) ; H > 0. Cân bằng không bị chuyển dịch khi A. giảm áp suất chung của hệ. B. giảm nồng độ HI. C. tăng nhiệt độ của hệ. D. tăng nồng độ H 2 . Hướng dẫn: Số mol khí hai vế bằng nhau → áp suất không ảnh hưởng đến căn bằng. Câu 38: Cho dãy các chất và ion : Fe, Cl 2 , SO 2 , NO 2 , C, Al, Mg 2+ , Na + , Fe 2+ , Fe 3+ . Số chất và ion vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là: A. 4 B. 5 C. 6 D. 8 Hướng dẫn: Các chất vừa có tính oxi hóa và khử là : Cl 2 ; SO 2 ; NO 2 ; C; Fe 2+ . Câu 39: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Đốt dây sắt trong khí clo. (2) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi). (3) Cho FeO vào dung dịch HNO 3 (loãng, dư). (4) Cho Fe vào dung dịch Fe 2 (SO 4 ) 3 . (5) Cho Fe vào dung dịch H 2 SO 4 (loãng, dư). Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra muối sắt (II) ? A. 4 B. 2 C. 3 D. 1 Hướng dẫn: Thí nghiệm thứ (1) và (3) tạo ra Fe 3+ ; các thí nghiệm còn lại tạo ra Fe 2+ . Câu 40: Trong có thí nghiệm sau : (1) Cho SiO 2 tác dụng với axit HF. (2) Cho khí SO 2 tác dụng với khí H 2 S. (3) Cho khí NH 3 tác dụng với CuO đun nóng. (4) Cho CaOCl 2 tác dụng với dung dịch HCl đặc. (5) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH. (6) Cho khí O 3 tác dụng với Ag. (7) Cho dung dịch NH 4 Cl tác dụng với dung dịch NaNO 2 đun nóng. Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là: A. 4 B. 7 C. 6 D. 5 Hướng dẫn: + SiO 2 + HF → SiF 4 + H 2 O + SO 2 + H 2 S → S + H 2 O + NH 3 + CuO → Cu + N 2 + H 2 O + CaOCl 2 + HCl → CaCl 2 + Cl 2 + H 2 O + Si + NaOH + H 2 O → Na 2 SiO 3 + H 2 + Ag + O 3 → Ag 2 O + O 2 + NH 4 Cl + NaNO 2 → NaCl + N 2 + H 2 O → Có 6 thí nghiệm tạo ra đơn chất.

Ngày đăng: 27/12/2013, 11:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan