Chọn ống kính chụp đám cưới
Chọn ống kính chụp đám cưới Với những tay máy nghiệp dư đi ch ụ p ả nh đám cưới, lựa chọn ống kính hợp lý sẽ có được những bức ảnh ưng ý và ít phải sửa hơn. Có rất nhiều thể loại cần thể hiện khi chụp ảnh đám cưới. Ảnh minh họa: Hoàng Hà. Có rất nhiều nhân vật phải chụp trong đám cưới, bên cạnh việc chụp ảnh cô dâu chú rể, và cũng rất nhiều thể loại cần thể hiện, như ảnh gia đình, chân dung đời thường, khách mời và rất nhiều chi tiết nhỏ khác. Đối với nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, những kiểu chụp nghi thức sẽ không có vấn đề gì. Tuy nhiên, những tay máy nghiệp dư sẽ gặp một số khó khăn nhất định do không thể điều chỉnh mọi người theo đúng ý mình. Đám khách mời hay người nhà cô dâu chú rể có thể vẫy tay, hay gọi nhờ chụp bất cứ lúc nào, vì thế những tay máy này phải luôn sẵn sàng để có thể chụp được ngay khi có nhu cầu. Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ không có nhiều thời gian thay ống kính. Mặt khác, một nhiếp ảnh gia không chính thức cũng đến dự đám cưới với tư cách người khách mời và họ chỉ chụp thêm những bức ảnh ghi lại không khí ngày lễ, vì thế, hiển nhiên không ai muốn mang một chiếc túi máy ả nh cồng kềnh với cả đống ống kính ở trong cả. Để luôn sẵn sàng và mất ít thời gian đổi ống kính nhất, nhiều người lựa chọn giải pháp chọn ống tiêu cự 18-200 mm. Mặc dù với tiêu cự này, ống sẽ bao phủ được tất cả các tình huống có thể xảy ra, nhưng bạn cũng nên cân nhắc kỹ. Ánh sáng yếu trong nhà hay trong phòng cưới sẽ phải dùng tốc độ chậm hơn, do các ống này có độ mở khá lớn f/6,3 (hay f/5,6) ở tiêu cự 200 mm, khiến cho bức ảnh khó mà tránh khỏi hiện tượng nhòe hình. Một vấn đề nữa là do tiêu cự 18 mm quá rộng, khuôn hình sẽ khó tránh khỏi hiện tượng méo hình, và chắc hẳn là không cô dâu nào muốn trong bức ảnh trông mình lại béo lên chỉ vì lỗi của ống kính. Vì thế, dù cho dải tiêu cự 18-200 mm là lý tưởng cho chụp ảnh đám cưới, tốt nhất bạn nên chia dải tiêu cự này thành hai ống kính để giảm thiểu những nhược điểm gây nên bởi các ống siêu zoom này. Ống zoom tiêu cự góc rộng tới tiêu chuẩn Với các máy full-frame, một ống tiêu cự 24-70 mm f/2,8 như ống Sigma 24-70 mm f/2.8 IF EX DG HSM (khoảng 900 USD) hay ống Sigma 24-70 mm f/2.8 EX DG Macro (khoảng 570 USD) là những ống kính lý tưởng cho dải zoom thấp. Các tay máy không có full-frame mà chỉ có máy APS-C (DSLR cảm biến cỡ APS-C phải nhân tiêu cự lên khoảng 1,6) có thể thay thế bằng các ống có dải tiêu cự 18-50 mm bởi sẽ cho tiêu cự tương đương máy phim là 27-75 mm. Mặc dù tiêu cự 18-50 mm vốn chính là các ống kit bán kèm, nhưng các ống kit này thường là ống rẻ tiền với hai độ mở (f/3.5-5.6). Vì thế, cũng dải tiêu cự này nhưng lựa chọn các ống có độ mở f/2,8 như ống Sigma 18-50 mm f/2.8 EX DC Macro HSM (khoảng 420 USD) sẽ hữu ích hơn nhiều trong điều kiện ánh sáng yếu, thêm vào đó, nó cũng giúp điều chỉnh khoảng nét tốt hơn. Các ống tiêu cự từ góc rộng tới tiêu chuẩn sẽ phát huy tác dụng khi chụp các bức ảnh châm dung toàn thân, chụp cả nhóm người, chụp quang cảnh bên ngoài tiệc cưới. Ống kiểu này cũng giúp bạn đa dạng hóa các kiểu chụp của mình như để thấp máy xuống để có thể chụp được những đôi đang bước vào phòng và vẫn có thể lấy được quang cảnh toàn phòng. Do nhà cô dâu chú rể nhiều khi đã phải mất cả tháng trời để chuẩn bị và trang trí, cắm hoa, xếp bàn… nên sau đám cưới có có thể họ sẽ rất vui thích khi cả những chi tiết này cũng được bạn ghi lại. Tất cả những tình huống ở trên đều là những đối tượng hoàn hảo cho một ống zoom có tiêu cự từ góc rộng tới tiêu chuẩn. Ống zoom tele Ảnh minh họa: Hoàng Hà. Có lẽ ống kính cặp đôi với tiêu cự 24-70 mm f/2,8 không gì hoàn hảo hơn là một ống tiêu cự 70- 200 mm f/2,8. Đây là lựa chọn hoàn hảo cho các máy full-frame, có thể chụp cô dâu chú rể ngay cả khi họ đã ở xa hay đang bị vây quanh bởi khách mời. Cũng ống này, nếu lắp trên các máy APS-C, sẽ trở thành 105-300 mm. Vì thế, để có tiêu cự phù hợp hơn, thì ống kiểu như Tokina AT-X 535 Pro DX AF 50-135 mm f/2.8 là một lựa chọn đáng giá, vì nó sẽ cho tiêu cự tương đương máy phim là 75-200 mm mà giá chỉ có khoảng 530 USD. Tiêu cự 70-200 mm là lý tưởng cho các bức ảnh đời thường trong suốt bữa tiệc hay chụp những người phát biểu ngay từ bàn ăn của bạn.Với độ mở lớn f/2,8, bên cạnh khả năng chụp tay kể cả trong điều kiện ánh sáng yếu, ống kính này còn cho phép điều chỉnh độ sâu trường ảnh, nhất là ở tiêu cự tele. Làm mờ ảnh nền bằng độ mở lớn đặc biệt hữu ích đối với các tay máy nghiệp dư bởi họ phải chụp bất cứ khi nào có thể, và do đó, những đối tượng nền không cần thiết nhưng vẫn lọt vào ảnh như cái ăngten, dấu mũi tên chỉ đường… ở trên đầu cô dâu chú rể sẽ bị xóa mờ hết, khiến cho bức ảnh trong đẹp hơn, tiết kiệm thời gian phải chỉnh sửa trên máy tính sau này hơn. Nhưng vấn đề là các nhà sản xuất ống kính tiêu cự 70-200 mm f/2.8 thường có giá khá đắt. Một ống Canon EF 70-200 mm f/2.8L IS USM có giá tới 1.700 USD, Nikon 70-200 mm f/2.8G IF-ED AF-S VR cũng tới 1.800 USD. Mặc dù Canon có cả ống EF 70-200 mm f/2.8L USM không có chống rung, giá cũng vẫn ở mức 1.250 USD. Vì thế, lựa chọn các ống từ các hãng sản xuất thứ ba, chẳng hạn như Tamron AF 70-200 mm f/2.8 Di LD (IF) Macro giá 680 USD và ống Sigma 70-200 mm f/2.8 APO EX DG Macro HSM II giá 800 USD sẽ là những giải pháp hợp lý hơn. . Chọn ống kính chụp đám cưới Với những tay máy nghiệp dư đi ch ụ p ả nh đám cưới, lựa chọn ống kính hợp lý sẽ có được những. cồng kềnh với cả ống ống kính ở trong cả. Để luôn sẵn sàng và mất ít thời gian đổi ống kính nhất, nhiều người lựa chọn giải pháp chọn ống tiêu cự 18-200