Những tác động khiến động vật "phát điên" và có thể giết người
Những tác động khiến động vật "phát điên" và có thể giết người Những tác động tưởng chừng đơn giản này lại khiến các loài động vật “hóa điên”… Gần đây, dư luận đang xôn xao xung quanh vụ việc một chú voi tại khu du lịch Đại Nam quật chết người nuôi thú đã huấn luyện mình nhiều năm. Cho tới nay, nguyên nhân của vụ việc vẫn đang được điều tra, phân tích. Song thông qua sự kiện này, không ít người cảm thấy lo lắng, băn khoăn về những tác động ngoại cảnh có thể biến một động vật hiền lành, được thuần hóa trở nên hung dữ tới như vậy… 1. Thời kỳ “đèn đỏ” Voi được biết tới là một sinh vật to lớn nhưng khá hiền lành, có thể thuần dưỡng. Song có một điều ít ai biết là ngay cả khi đã được thuần dưỡng, nếu rơi vào thời kỳ “đèn đỏ” thì voi dù hiền tới đâu cũng dễ dàng trở nên hung dữ, kích động. Thời kỳ “đèn đỏ” xảy ra phần lớn ở các con voi đực trưởng thành (15-20) tuổi. Vào giai đoạn này, hormone testosterone trong voi đực tiết ra rất nhiều, báo hiệu chúng đã sẵn sàng giao phối để duy trì nòi giống. Thời điểm này, voi đực cực kỳ hung hãn và dễ bị các yếu tố bên ngoài kích động, nhất là nếu điều này xảy ra khi voi bị nuôi nhốt, cô lập với tự nhiên. 1 Trong vụ việc chú voi đực Ka tại khu du lịch Đại Nam quật chết người, rất có thể các yếu tố bên ngoài đã vô tình kích động bản năng hung dữ khi “đèn đỏ” của nó. 2 Hiện nay, có hai giả thuyết chính được đưa ra: Thứ nhất, mắt voi vốn đã nhạy cảm với ánh sáng và độ trắng. Việc người huấn luyện mang sơn trắng tới chuồng vào buổi tối rất có thể đã kích động rất mạnh đến chú voi đực. Thứ hai, voi có khứu giác rất nhạy cảm. Vì vậy, mùi sơn hắc do người huấn luyện mang đến có thể là nguyên nhân gây ra sự việc đáng thương tâm nói trên. 2. Những đêm trăng tròn Trong những câu chuyện truyền thuyết, mỗi khi trăng tròn, người sói lại hiện nguyên hình, chúng trở nên hung dữ và thường tấn công người khác. Tưởng chừng đây là một câu chuyện không có thật, nhưng các nhà khoa học lại chỉ ra rằng: đúng là sau khi trăng tròn, các loài động vật thường trở nên linh hoạt hoặc hung hãn hơn một cách bất thường. Điển hình là trường hợp của sư tử. Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Minnesota, Mỹ sau khi phân tích dữ liệu gần 500 vụ sư tử tấn công người dân ở Tanzania đã kết luận rằng, thời gian ngay sau đêm trăng tròn là lúc sư tử nguy hiểm nhất. 3 Giả thuyết được đưa ra là vì vào đêm trăng tròn, trời sáng nên sư tử với thói quen săn mồi trong bóng tối có nhiều nguy cơ bị đói. Do đó, những ngày sau đêm trăng tròn, sư tử trở nên hung dữ và khát máu hơn bao giờ hết. 4 Với một số loài chim săn mồi cũng xảy ra tình trạng tương tự. Ví dụ như cú đại bàng rất ưa thích những đêm trăng tròn. Đó là quãng thời gian trời sáng, giúp loài này có được thị lực và tầm bao quát trên phạm vi rộng tốt hơn so với những ngày bình thường khác. 5 Ngay cả các loài vật nuôi như chó, mèo cũng gặp phải tình trạng tương tự. Kiểm chứng nhiều trường hợp ở trung tâm khám chữa bệnh vật nuôi thuộc bang Colorado trong một thời gian dài, người ta nhận thấy, trong suốt những ngày trăng tròn, chó, mèo có xu hướng cào, cấu và cắn đồng loại nhiều hơn ngày bình thường. Kết quả theo dõi còn chỉ ra, số lượng vật nuôi rơi vào tình trạng sức khỏe nguy hiểm tăng vọt lên tới 23% (ở mèo) và 28% (ở chó) trong ngày này. 3. Sự đùa cợt Các loại thú nuôi như chó, thường rất thích được chủ nhân chơi đùa cùng. Điều này trái ngược hoàn toàn so với loài bò tót. Những hành động khiêu khích như "khua khoắng" bất cứ vật gì màu đỏ trước mặt chúng đều sẽ làm bò tót “sôi máu” lên ngay lập tức. 6 Nhiều người cho rằng, nguyên nhân nằm ở việc bò tót bị dị ứng màu đỏ song kì thực thì không phải. Qua thí nghiệm, các chuyên gia tìm ra rằng, mắt bò tót không thể nhìn được ánh sáng trong dải quang phổ như mắt người. Chúng chỉ có thể nhìn được màu cao nhất là màu cam. Màu đỏ trong mắt bò tót sẽ trở thành màu xám. Vậy phải chăng bò tót ghét màu xám nên chúng tấn công những đấu sĩ ve vẩy chiếc khăn đỏ? Cũng không phải, bởi qua thực chứng, người ta phát hiện thấy, nếu mặc áo đỏ mà đứng bất động trước mặt bò tót, chúng sẽ không tấn công bạn. 7 Nguyên nhân thật sự nằm ở những động tác ve vẩy, đùa cợt bò tót với những tấm vải đỏ. Nếu như mắt người chỉ mở được tối đa 170 độ thì mắt bò tót có thể mở tới 330 độ. Vì thế, bò tót nhận biết rất tốt tất cả những gì xảy ra trước mặt chúng khi thấy các đấu sĩ ve vẩy, khua khoắng tấm vải đỏ trước mặt, bò tót coi đó là hành động khiêu khích, có ý định chiếm lãnh thổ nên chúng trở nên hung dữ và tấn công. 4. Virus bệnh dại Nếu có căn bệnh truyền nhiễm đáng sợ nào có khả năng thay đổi hành vi, bản tính của con người và động vật rồi dẫn đến tử vong, đó chỉ có thể là bệnh dại. 8 Đây là một căn bệnh cổ xưa được mô tả từ cách đây hơn 3.000 năm về trước, do một loại virus gây ra ở tất cả các loài động vật có vú. Bệnh lây truyền chủ yếu do các chất tiết bị nhiễm qua vết cắn, vết liếm của sinh vật mắc bệnh. 9 Virus dại thuộc họ Rhabdoviridae gồm hơn 200 loại trong tự nhiên. Sau khi xâm nhập cơ thể, virus dại tấn công hệ thống thần kinh ngoại biên của vật chủ, lây lan dọc theo dây thần kinh hướng tâm về phía hệ thần kinh trung ương. Sau khi phát bệnh, tỷ lệ tử vong của vật chủ là trên 99%. 10 . Những tác động khiến động vật "phát điên" và có thể giết người Những tác động tưởng chừng đơn giản này lại khiến các loài động vật “hóa. Song thông qua sự kiện này, không ít người cảm thấy lo lắng, băn khoăn về những tác động ngoại cảnh có thể biến một động vật hiền lành, được thuần hóa trở