bào chế cao thuốc, cồn thuốc gồm định nghĩa, phương pháp bào chế, ví dụ về một sản phẩm đặc trưng
CAO THUỐC, CỒN THUỐC CAO THUỐC • ĐỊNH NGHĨA • Cao thuốc là chế phẩm được điều chế bằng cách cô hoặc sấy đến thể chất quy định các dịch chiết thu được từ dược liệu thục vật hay động vật với các dung môi thích hợp. Cao thuốc được chia ra làm 3 loại : • Cao lỏng : có thể chất lỏng hơi sánh, có mùi vị đặc trưng của dược liệu dung để điều chế cao. Nếu không có chỉ dẫn khác, chỉ quy ước 1ml cao lỏng tương ứng với 1g dược liệu dùng để điều chế cao thuốc. • Cao đặc : là một khối đặc quánh. Hàm lượng dung môi dùng để chiết xuất còn lại trong cao không quá 20%. • Cao khô : là một khối hoặc bột khô, đồng nhất nhưng rất dễ hút ẩm. cao khô không được có độ ẩm lớn hơn 5%. Theo dung môi : • Cao nước (cao đặc cam thảo, cao đặc đại hoàng, cao lỏng thuốc phiện). • Cao cồn (cao lỏng lạc tiên, cao lỏng mã tiền, cao lỏng belladon). • Cao ether ( cao dương xỉ đực). Theo phương pháp chiết xuất : • Cao điều chế theo phương pháp ngâm lạnh(cao thuốc phiện) • Cao điều chế theo phương pháp ngấm kiệt (cao mã tiền). KỸ THUẬT BÀO CHẾ • Dung môi để điều chế có thể là nước, ethanol co nồng độ khác nhau, ethanol – glycerin – nước, hoặc dùng dung môi ethanol trước, sau đó dùng nước cho dịch chiết sau, rồi gộp các dịch chiết lại. • Phương pháp hầm hoặc sắc: thường áp dụng đối với dung môi là nước. dược liệu được cho vào nồi hầm hay sắc có vỉ bằng kim loại để không tiếp xúc với đáy, tránh bị cháy và có vỉ ép để không nổi lên. Cho nước ngập dược liệu; tiến hành hầm hoặc sắc trong thời gian quy định; có thể sắc một lần hoặc 2-3 lần. Ví dụ : cao bổ phế, cao hy thiêm, cao ích mẫu. • Phương pháp ngấm kiệt: thường áp dụng để điều chế cao thuốc mà dung môi chiết xuất là ethanol, đôi khi cũng có thể ngấm kiệt với acid hóa như khi điều chế cao lỏng canhkina. Ưu điểm phương pháp ngấm kiệt • Là dịch chiết đầu đậm đặc (chứa phần lớn các hoạt chất chiết được) được để riêng không cần bốc hơi hoặc bốc hơi sau cùng nên hạn chế tác động của nhiệt tới hoạt chất.