Luật Thương mại

4 2.6K 12
Luật Thương mại

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Luật Thương mại

Bài làmCùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa giữa các thương nhân ngày càng gia tăng đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế. Luật thương mại 2005 đã quy định khá đầy đủ và chi tiết về mua bán hàng hoá, hợp đồng mua bán hàng hoá. Tuy nhiên hoạt động thương mại nói chung và hoạt động mua bán hàng hoá nói riêng tiểm ẩn nhiều rủi ro, đòi hỏi mỗi thành phần kinh tế, mỗi cá nhân cần phải có quá trình tìm hiểu, tiếp cận và nhận thức đúng đắn, nhằm hạn chế những tổn hại kinh tế không đáng có, trong đó điển hình như việc xác định thời điểm của việc chuyển quyền sở hữu mua bán hàng hoá.Mua bán hàng hóa không còn là loại hành vi mới vì Bộ Luật Dân sự đã quy định nhiều về hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng mua bán tài sản. Tuy nhiên do tính chất của hành vi thương mại khác với hành vi dân sự nên Luật Thương mại đã quy định hành vi mua bán hàng hóa với rất nhiều đặc điểm mới. Theo Điều 62, Luật Thương mại 2005 về thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hoá có quy định : “Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao”. Việc xác định quyền sở hữu hàng hóa đã được chuyển giao cho bên mua hay chưa có ý nghĩa quan trọng. Theo đó, thời điểm hàng hóa được chuyển giao được quy định rất cụ thể. Trong trường hợp các bên đã có thỏa thuận, nếu cam kết, thoả thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, thì các điều khoản trong hợp đồng có hiệu lực sẽ có giá trị ràng buộc các bên. Các bên phải đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận.Trường hợp các bên không có thỏa thuận, quyền sở hữu hàng hóa có thể được chuyển giao ở những thời điểm khác nhau tùy thuộc tính chất của việc chuyển giao. Theo Điều 3 Luật Thương mại quy định: “Hàng hóa bao gồm: a) 1 Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; b) Những vật gắn liền với đất đai.”. Như vậy, hàng hoá trong thương mại là đối tượng mua bán có thể là hàng hoá hiện đang tồn tại hoặc sẽ có trong tương lai, hàng hoá có thể là động sản hoặc bất động sản được phép lưu thông thương mại và phải loại trừ một số hàng hoá đặc biệt chịu sự điều chỉnh riêng như cổ phiếu, trái phiếu…Đối với hàng hóa là động sản thời điểm chuyển quyền sở hữu được xác lập khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Đối với hàng hóa là tài sản gắn liền với đất đai ví dụ như nhà ở dùng để kinh doanh dưới hình thức cho thuê, bán thì việc chuyển giao được thực hiện thông qua giao nhận chứng từ, Đối với hàng hóa mua bán mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu (thường là bất động sản, ô tô, xe máy…) thì quyền sở hữu được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với hàng hóa đó. Kể từ thời điểm này việc thực thi hợp đồng mới được bắt đầu, quyền và nghĩa vụ của các bên mới phát sinh, vì vậy, bên bán đã giao hàng hóa cho bên mua nhưng bên mua chưa đăng ký quyền sở hữu thì hàng hóa đó vẫn thuộc người bán. Ví dụ: ông B mua một chiếc ô tô. Khi ông B đi đóng thuế trước bạ, làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký xe thì đó là thời điểm ông B chính thức sở hữu chiếc xe ô tô.Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu ngoài phụ thuộc đối tượng hàng hóa còn phụ thuộc phương thức mua bán. Theo đó có mua bán hàng hóa theo phương thức mua sau khi sử dụng thử được quy định tại Điều 460 Bộ luật dân sự 2005, trong thời hạn dùng thử, bên mua có thể trả lời mua hoặc không mua hàng hóa vẫn thuộc sở hữu của bên bán, không phải hoàn trả hoa lợi do việc dùng thử mang lại. Tuy nhiên nếu làm mất mát, hư hỏng vật dùng thử thì phải bồi thường thiệt hại cho bên bán. Đây là phương thức có tính thực tiễn cao giúp người mua có cơ hội đánh giá, kiểm tra hàng hóa trước khi mua; người bán đã chia sẻ một phần quyền sử dụng cho người mua.2 Một trường hợp khác là mua bán theo phương thức trả chậm, trả dần (Điều 461 Bộ luật dân sự 2005), hình thức này thường áp dụng với hàng hóa có giá trị lớn như bất động sản. Thực tiễn trên thị trường quyền sử dụng đất hiện nay, có rất nhiều hợp đồng được ký kết mà các bên thỏa thuận phương thức thanh toán nhiều lần, nhiều kỳ. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu cho đến khi bên mua đã trả đủ tiền và thực hiện các nghĩa vụ khác trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.Việc chuyển quyền sở hữu mua bán hàng hoá có ý nghĩa rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Trong thủ tục giải quyết phá sản, biết thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa sẽ giúp xác định tài sản của doanh nghiệp phục vụ cho việc kiểm kê, thanh lý tài sản. Đối với cơ quan thi hành án, trong việc kê biên tài sản để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án, việc xác định chủ sở hữu ở thời điểm kê biên là ai là rất cần thiết không chỉ góp phần bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của những chủ thể có quyền lợi liên quan trực tiếp, mà còn góp phần đảm bảo cho các giao dịch, cũng như quyền lợi của tổ chức, cá nhân khác được thực hiện an toàn, minh bạch, tránh được những rủi ro pháp lý có thể xảy ra khi ký kết, thực hiện hợp đồng liên quan đến tài sản bị kê biên. Thực tiễn mua bán hàng hoá có nhiều sự kiện khách quan làm mất mát, hư hỏng hàng hóa như bị trộm cắp, thiên tai, bão lụt,…Thời điểm chuyển quyền sở hữu mua bán hàng hoá sẽ giúp xác định trách nhiệm gánh chịu rủi ro đối với hàng hóa thuộc về bên mua hay bên bán. Ngoài ra, chuyển quyền sở hữu còn có ý nghĩa đối với các nghĩa vụ như bảo hành hàng hóa, thời gian thanh toán, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng,…Chuyển quyền sở hữu mua bán hàng hoá là nhân tố quan trọng trong hoạt động thương mại. Trong thời đại hội nhập hiện nay, các giao dịch mua bán hàng hoá ngày càng đa đạng, tìm hiểu, nghiên cứu rõ những vấn đề này có tác dụng to lớn cho các cá nhân, tổ chức giúp nền kinh tế phát triển.3 Tài liệu tham khảo1, Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại (tập 2), Nguyễn Viết Tý (chủ biên), Nxb. CAND, Hà Nội, 2006.2, Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, tập 1, tập 2, Nxb. CAND, Hà Nội, 2005.3, Bộ luật dân sự năm 2005.4, Luật thương mại năm 2005.5, http://www.mof.gov.vn6, http://www.thuvienphapluat.com4 . với hành vi dân sự nên Luật Thương mại đã quy định hành vi mua bán hàng hóa với rất nhiều đặc điểm mới. Theo Điều 62, Luật Thương mại 2005 về thời điểm. học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại (tập 2), Nguyễn Viết Tý (chủ biên), Nxb. CAND, Hà Nội, 2006.2, Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật

Ngày đăng: 29/08/2012, 19:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan