Phân tích mối quan hệ quyền lực giữa cơ quan l̑.doc
Phân tích mối quan hệ quyền lực giữa cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp trong lĩnh vực ngân sách, theo quy định của Luật ngân sách nhà nước 2002?Ngân sách nhà nước là công cụ quan trọng điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội. Để nền tài chính quốc gia ngày càng vững mạnh, minh bạch và công khai, hạn chế lãng phí, thất thoát, chống tiêu cực đảm bảo việc sử dụng ngân sách ngày càng hiệu quả, thì việc tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp trong lĩnh vực ngân sách là mối quan tâm hang đầu. Theo đó, luật ngân sách nhà nước 2002 đã quy định cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan lập pháp và hành pháp.Một trong những nguyên tắc tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước là tập trung quyền lực trên cơ sở phân định thẩm quyền, trong đó, đảm bảo quyền quyết định tối cao của Quốc hội và quyền thống nhất điều hành của Chính phủ. Quyền lực nhà nước là thống nhất tạo thành một chỉnh thể hài hòa, nhưng quyền lực này tất yếu phải phân công thì mới vận hành hiệu quả.Theo điều 20 Luật ngân sách nhà nước năm 2002, cơ quan có thẩm quyền thống nhất quản lý ngân sách nhà nước là Chính phủ. Chủ thể này thực hiện việc quản lí điều hành ngân sách nhà nước thông qua cơ quan chuyên môn là Bộ tài chính. Điển hình trong hoạt động lập dự toán ngân sách, trước khi năm tài chính bắt đầu Chính phủ và Bộ tài chính ra thông báo về yêu cầu, nội dung và hướng dẫn lập dự toán ngân sách cho các ngành, các cấp. Các Bộ và Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành tổng hợp dự toán ngân sách ở phạm vi mình quản lý gởi cho Bộ tài chính. Bộ tài chính sẽ xem xét, tính toán khả năng thu chi, các giải pháp cân đối ngân sách và tổng hợp thành dự toán ngân sách trình Chính phủ. Chính phủ thảo luận, điều chỉnh lại các khoản thu chi nếu thấy cần thiết và trình Quốc hội. (Điều 20, khoản 1 của Luật Ngân sách nhà nước). Dự toán ngân sách nhà nước trước hết sẽ được uỷ ban kinh tế và ngân sách của quốc hội nghiên cứu, xem xét, điều chỉnh và trình Quốc hội (Điều 17, khoản 2 của Luật Ngân sách nhà nước) . Sau khi thảo luận và thông qua Quốc hội ra nghị quyết phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước và dự toán ngân sách nhà nước trở thành một đạo luật của nhà nước mà mọi pháp nhân và cá nhân trong xã hội điều có trách nhiệm thực hiện. Sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau về chuyên môn nghiệp vụ giữa cơ quan lập pháp và hành pháp là hết sức cần thiết để tiến tới xây dựng một hệ thống tổ chức ngân sách nhà hoạt động thống nhất và có hiệu quả.Quá trình chấp hành ngân sách nhà nước cũng có sự tham gia của cả chính phủ lẫn quốc hội. Chính phủ có trách nhiệm điều hành bảo đảm tính thống nhất trong quản lý, điều hành ngân sách giữa các cấp, các ngành, địa phương; còn Quốc hội giám sát hoạt động chấp hành ngân sách của Chính phủ.1 Sau khi kết thúc năm tài chính, các đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải khoá sổ kế toán và lập quyết toán ngân sách nhà theo hướng dẫn của Bộ tài chính. Bộ tài chính xem xét và tổng hợp quyết toán thu chi ngân sách của các bộ, ngành ở trung ương, kiểm tra xem xét quyết toán ngân sách của các địa phương, sau đó tổng hợp và lập tổng quyết toán ngân sách nhà nước trình Chính phủ để Chính phủ đệ trình Quốc hội. Quốc hội sau khi nghe báo cáo kiểm tra của cơ quan Tổng kiểm toán quốc gia sẽ xem xét và phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước. Quá trình này là nhằm phản ảnh, đánh giá và kiểm tra lại quá trình hình thành và chấp hành ngân sách nhà nước.Trong mối quan hệ giữa cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp, ở các nước cơ quan lập pháp đang nỗ lực cải cách việc kiểm soát ngân sách nhà nước. Quốc hội đang có xu hướng bớt can thiệp vào giai đoạn dự toán; quyết định dự toán mà tập trung mạnh vào giai đoạn cuối của quy trình là giám sát hiệu quả chi tiêu, xây dựng thiết chế tài chính lành mạnh qua giám sát ngân sách.Việc kiểm soát quá trình chấp hành ngân sách nhà nước có thể được thực hiện bởi cả hai nhánh quyền lực công là cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp. Với cơ quan lập pháp, Theo Điều 15, khoản 7 của Luật Ngân sách nhà nước qui định về nhiệm vụ quyền hạn của Quốc hội trong lĩnh vực ngân sách nhà nước là: "Giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, nghị quyết của Quốc hội về ngân sách nhà nước, các dự án và công trình quan trọng quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các dự án và công trình xây dựng cơ bản quan trọng khác”Nhiệm vụ giám sát về ngân sách nhà nước của Quốc hội có vị trí rất quan trọng trong toàn bộ các hoạt động giám sát, đó là cơ sở để Quốc hội thực hiện quyền lực nhà nước của mình đối với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Việc thực hiện quyền giám sát này một cách thường xuyên là sự đảm bảo cho pháp luật và Nghị quyết hàng năm của Quốc hội về ngân sách được thi hành đầy đủ, kịp thời và chính xác ở từng địa phương. Mặt khác, thì việc phối hợp chặt chẽ giữa Uỷ ban Tài chính ngân sách, Kiểm toán Nhà nước, các đơn vị liên quan và địa phương với Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội cũng hết sức quan trọng để thực hiện giám sát ngân sách.Nếu hoạt động kiểm soát của hệ thống cơ quan lập pháp thực hiện chủ yếu thông qua hoạt động giám sát thì hoạt động kiểm soát của hệ thống cơ quan hành pháp là việc kiểm tra, thanh tra trực tiếp với hoạt động chấp hành, quyết toán ngân sách. Theo Điều 20, khoản 8 của Luật Ngân sách nhà nước qui định về nhiệm vụ của chính phủ :“Kiểm tra nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách và các vấn đề khác thuộc lĩnh vực tài chính - ngân sách…;”2 Với vai trò to lớn đó đòi hỏi quản lý trong lĩnh vực ngân sách phải thống nhất đảm bảo tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý giúp lành mạnh hoá tài khoá quốc gia, tăng cường quyền lực quản lý của Nhà nước. 3 . Phân tích mối quan hệ quyền lực giữa cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp trong lĩnh vực ngân sách, theo. hành ngân sách nhà nước.Trong mối quan hệ giữa cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp, ở các nước cơ quan lập pháp đang nỗ lực cải cách việc kiểm soát ngân