Chi phí SX TBCN và lợi nhuận
6. CHI PHÍ SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA VÀ LỢI NHUẬNVị trí- tr 32-49, Chương I, phần thứ nhất tập thứ 3 – quyển III (toàn bộ quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa), phần I ( Các chương I-XXVIII), BTBĐối tượng nghiên cứuThoạt nhìn thì chúng ta tưởng có hai đối tượng nghiên cứu là chi phí sx và lợi nhuận nhưng thực chất chi phí sản xuất và lợi nhuận là một vấn đề, là một đối tượng nghiên cứu.Giá trị của những hàng hóa sản xuất theo lối tư bản chủ nghĩa gồm bộ phận tư bản bất biên, bộ phận tư bản khả biến và giá trị thặng dư. Nhưng ở bề ngoài xã hội, giá trị biểu hiện thành tổng ố của chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận. Và đối tượng nghiên cứu của chương này là gia trị dưới những hình thái chuyển hóa của nó. Ở đây không nghiên cứu bản thân chi phí sản xuất và bản thân lợi nhuận mà chỉ nghiên cứu chúng như những hình thái mà hộp chung lại thì xuyên tác bản chất của giá trị. Tư bản và sự tăng thêm của nó thay thế lao động quá khứ và lao động mới, nhưng điều đó ko chỉ xuyên tạc bản chất của giá trị mà còn xuyên tạc cả bản chất của tư bản và của giá trị thặng dư.Phương pháp nghiên cứu:Mác sử dụng phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể và kết hợp logic với lịch sử.Nội dungI. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa1.khái niệm: chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là phần giá trị bù lại giá cả của những tư liệu sản xuất và giá cả sức lao động đã tiêu dùng để sản xuất ra hàng hóa cho nhà tư bản.Giá trị hàng hóa bằng c + v + m. Nhưng đối với nhà tư bản để sản xuất hàng hóa, họ chỉ cần chi phí ra một lượng tư bản nhất định để mua tư liệu sản xuất (c) và mua sức lao động (v) . Chi phí đó gọi là chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và ký hiệu bằng chữ kk = c + vGiá trị của bất cứ hàng hóa nào được sản xuất theo kiểu tư bản chủ nghĩa (w) cũng đều biểu thị bằng công thức W = c + v+ m nếu trong giá trị sản phẩm ấy, chúng ta đem trừ giá trị thặng dư m di, thì sẽ còn lại cái ngang giá, hay cái giá trị nằm trong hàng hóa bù lại tư bản c + v được chi ra dưới hình thái các yếu tố sản xuất.Cái mà nhà tư bản tốn phí để sản xuất ra một hàng hóa và cái mà bản thân việc sản xuất ra hàng hóa đó phải tổn phí, là hai đại lượng hoàn toàn khác nhau. Phần giá trị của hàng hóa do giá trị thặng dư cấu thành thì không tốn phí gì cho nhà tư bản cả, chính là vì nó làm cho làm cho công nhân tốn phí lao động không được trả công và như vậy chi phí sản xuất ra là giá trị thực tế của bản thân hàng hóa:Như vậy công thức : w= c+v+m sẽ chuyển hóa thành w = k +m hay là giá trị hàng hóa = chi phí sản xuất + giá trị thặng dưNhư vậy, chi phí mà nhà tư bản bỏ ra để sản xuất hàng hóa được đo bằng chi phí về tư bản; còn chi phí thực tế của nó thì được đo bằng chi phí về lao động. 1 Vì vậy, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa của hàng hóa, về mặt lượng, khác với giá trị của nó hay là khác với chi phí sản xuất thực tế của nó; chi phí sản xuất ấy thấp hơn giá trị hàng hóa, vì rằng nếu W = k + m thì k = W – m . Phạm trù chi phí sản xuất không có quan hệ gì tới sự hình thành giá trị hàng hóa hay tới giá trị của tư bản.Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa , chi phí sản xuất mang cái vẻ bề ngoài giả tạo của một phạm trù thuộc về bản thân việc sản xuất ra giá trị.Như vậy, giá trị sản xuất cũ ( tư bản bất biến) tái hiện với tư cách là một bộ phận cấu thành của giá trị sản phẩm, nhưng nó không nảy sinh trong quá trinh sản xuất hàng hóa này. Nó chỉ tồn tại với tư cách là một bộ phận cấu thành của giá trị sản phẩm , vì trước đây nó là một bộ phận cấu thành tư bản ứng trước. yếu tố chi phí sản xuất có 2 ý nghĩa: một mặt, nó nhập vào chi phí sản xuất của hàng hóa, vì nó là một bộ phận cấu thành giá trị hàng hóa bù lại tư bản đã chi phí; mặt khác, nó là một bộ phận cấu thành của giá trị hàng hóa, chỉ vì nó là giá trị tư bản đã chi phí, hay cũng có thể nói: vì chi phí sản xuất về tư liệu sản xuất là chừng ấy.Đối với bộ phận cấu thành khác của chi phí sản xuất hay là tư bản khả biến là sức lao động được được coi là giá trị, trong quá trình sản xuất nó được coi là cái sáng tạo ra giá trị. Như vậy, bộ phận khả biến của giá trị tư bản ứng trước biểu hiện ra dưới hình thái một tư bản được chi làm tiền công, dưới hình thái một tư bản dùng để trả giá trị hay giá cả, của toàn bộ lao động đã tiêu phí trong sản xuất.Kết luận: chi phí sản xuất một mặt, biểu thị tính chất đặc thù của sản xuất tư bản chủ nghĩa, vì chỉ trong chủ nghĩa tư bản, thực thể của chủ nghĩa tư bản mới bị che lấp bởi chi phí tư bản. Mặt khác, chi phí sản xuất chỉ hoàn toàn không phải là một khoản chi phí chỉ có trong khoản kết toán tư bản chủ nghĩa mà thôi. Ý nghĩa của việc nghiên cứu:Ý nghía lý luận: Đối với nhà tư bản, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là giới hạn hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà tư bản. Sự xuất hiện khái niệm này đã xoá đi danh giới giữa tư bản bất biến c và tư bản khả biến v, che dấu đi nguồn gốc của giá trị thặng dư (đó là tư bản khả biến v).Ý nghĩa thực tiễn: Bất cứ nền sản xuất , sau khi thực hiện giá trị hàng hóa, cũng đều phải mua lại những yếu tố sản xuất đã tiêu dùng trong việc sản xuất hàng hóa. Với ý nghĩa này, người ta thường gọi là giá thành sản phẩm. giá thành sản phẩm nhất định vừa phụ thuộc vào năng xuất lao động của quá trình sản xuất ra sản phẩm, vừa phụ thuộc “đầu vào” của các yếu tố sản xuất có vai trò quyết định đến hiệu quả sản xuất – kinh doanh của đơn vị kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, việc tiết kiệm chi phí lao động sống và lao động quá khứ để giảm giá thành sản phẩm bằng các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và tổ chức quản lý là yêu cầu thiết thân mà mọi chủ thể sản xuất – kinh doanh đều phải quan tâm thường xuyên.II. Lợi nhuận: 2 Sự hình thành giá trị thì bộ phận tư bản khả biến chi cho sức lao động, trong tư bản lao động, đã được đồng nhất với tư bản bất biến (bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất, giá trị thặng dư đã được hình thành. Giá trị thặng dư là số dư thừa của giá trị hàng hóa ngoài giá trị sản xuất của nó. Nhưng vì chi phí sản xuất là bằng giá trị của tư bản đã chi phí, chi phí sản xuất này không ngừng chuyển hóa trở lại thành những yếu tố vật chất của tư bản đó – nên số dư thừa ấy của giá trị là phần tăng thêm của giá trị tư bản đã được chi phí cho việc sản xuất hàng hóa, và lưu thông của hàng hóa đó quay trở về.Giá trị thặng dư là phần tăng thêm không những của những bộ phận tư bản ứng trước dựa vào quá trình hình thành giá trị, mà còn cả bộ phận tư bản ứng trước không dựa vào quá trình đó; như vậy giá trị thặng dư là phần giá trị tăng thêm không những của tư bản đã chi ra và được bù lại bằng giá cả sản xuất của hàng hóa mà còn của toàn bộ tư bản nói chung đã được bỏ vào sản xuất.Như vậy: giá trị thặng dư được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước, mang hình thái chuyển hóa của lợi nhuận. Do đó, một số giá trị nào đó sẽ là tư bản, vì nó chỉ được chi ra để sản sinh ra lợi nhuận hoặc lợi nhuận sinh ra vì một số giá trị nào đó dùng làm tư bản. Nếu chúng ta gọi lợi nhuận là p thì công thức W = c + v + m = k + m sẽ chuyển thành W = k + p, hay là giá trị hàng hóa = chi phí sản xuất + lợi nhuận.Vậy, lợi nhuận và giá trị thặng dư cũng là một: lợi nhuận chẳng qua chỉ là hình thái thần bí hóa của giá trị thặng dư, hình thái mà phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đương nhiên phải đẻ ra ý nghĩa của việc nghiên cứu lợi nhuận Ý nghĩa lý luận: Nếu cung bằng cầu và do đó giá cả hàng hóa bán ra theo đúng giá trị của nó thì số lượng lợi nhuận thu được bằng số lượng giá trị thặng dư. Nếu cung nhỏ hoặc lớn hơn cầu, giá cả hàng hóa có thể sẽ cao hơn lượng hay thấp hơn giá trị của nó, thì từng tư bản cá biệt sẽ thu được mức lợi nhuận lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá trị thặng dư. Nhưng trong toàn xã hội, tổng số giá cả ngang bằng với tổng số giá trị hàng hóa thì tổng số lợi nhuận ngang bằng với tổng số giá trị thặng dư. Khái niệm lợi nhuận thực chất cũng chỉ là biến tướng của giá trị thặng dư. Nó phản ánh sai lệch bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Theo khái niệm này thì phần dôi ra đó không phải là do giá trị sức lao động (v) của công nhân làm thuê tạo ra mà là do chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa của nhà tư bản tạo ra.Ý nghĩa thực tiễn: lợi nhuận là động lực của nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa mà còn là động lực kinh tế của nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường nói chung.Lợi nhuận kích thích các chủ thể sản xuất – kinh doanh hàng hóa cạnh tranh, ra sức đổi mới kỹ thuật và công nghệ, đổi mới cơ chế quản lý kỹ thuật, sử dụng tiết kiệm lao động, vật tư máy móc, nhằm tăng năng suất lao động để sản xuất ra nhiều hàng hóa chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá thành hạ, có lợi cho họ và người tiêu dùng.Quá trình theo đuổi mù quáng có thể làm cho kinh tế hàng hóa phát triển không lành mạnh, gây nên sự mất cân đối nhiều mặt trong nền kinh tế những 3 hin tng u co nh buụn lu, trn thu, sn xut v lu thụng hng gi, hng cm tht nghip. hay l nhng khuyt tt ca th trng.Trong kinh tế hàng hoá, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Yêu cầu của cạnh tranh đòi hỏi những đơn vị sản xuất hàng hoá phải thờng xuyên quan tâm tới năng suất lao động, nâng cao chất lợng sản phẩm . để thu lợi nhuận ngày càng cao hơn.Trong kinh tế hàng hoá, do sản xuất xã hội ngày càng phát triển, quan hệ hàng hoá tiền tệ ngày càng mở rộng cho nên sản phẩm hàng hoá ngày càng phong phú và đa dạng, giao lu kinh tế và văn hoá giữa các vùng, các địa phơng, các quốc gia ngày càng phát triển. Đời sống vật chất, tinh thần văn hoá của dân c ngày càng đợc nâng cao.Trong kinh tế hàng hoá do có sự phát triển của phân công lao động xã hội cho nên sản xuất đợc chuyên môn hoá ngày càng cao, thị trờng ngày càng mở rộng. Điều đó tạo điều kiện phát huy lợi thế so sánh của mỗi vùng, mỗi đơn vị sản xuất, thúc đẩy việc cải tiến công cụ lao động nâng cao trình độ kỹ thuật mở rộng phạm vi sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển. . Lợi nhuận đa các doanh nghiệp đến việc sử dụng kỹ thuật sản xuất đạt hiệu quả nhất, sử dụng nguồn vốn hiệu quả nhất, và sử dụng tối đa các nguồn lực đã cho. Lợi nhuận là mục tiêu để các nhà sản xuất kinh doanh mở rộng sản xuất và nh vậy doanh nghiệp sản xuất trên cơ sở, trên mục tiêu là lợi nhuận. lợi nhuận là tiếng gọi thiết tha của các nhà sản xuất kinh doanh và chỉ có lợi nhuận với là động lực để cho họ làm bất cứ cái gì, bất cứ nơi nào4 . chúng ta tưởng có hai đối tượng nghiên cứu là chi phí sx và lợi nhuận nhưng thực chất chi phí sản xuất và lợi nhuận là một vấn đề, là một đối tượng nghiên. cần chi phí ra một lượng tư bản nhất định để mua tư liệu sản xuất (c) và mua sức lao động (v) . Chi phí đó gọi là chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và ký