TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN SAU ĐẠI HỌC Tiểu luận M«n LuËt Kinh tÕ ĐỀ TÀI SỐ 7 Người thực hiện: Nguyễn Duy Hòa Lớp: Bồi dưỡng Sau đại học khóa VIII/2011 Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Hợp Toàn HÀ NỘI, NĂM 2011 1 Nội dung yêu cầu: Đề tài số 7: VỀTHÀNHLẬP,HOẠTĐỘNGCỦACÔNGTYTRÁCHNHIỆMHỮUHẠN Các ông Tuấn, Vinh, Long và Nghĩa là những viên chức đã nghỉ hưu, thỏa thuận góp vốn để thành lập côngtytráchnhiệmhữuhạn Mộc Hà, kinh doanh sản xuất và mua bán đồ gỗ dân dụng, đặt trụ sở chính tại xã Phú Thượng quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Vốn điều lệ là 2,5 tỷđồng đã được các thành viên định giá sau khi côngty được cấp đăng ký kinh doanh tháng 11-2008. Các thành viên cũng thống nhất ghi trong Điều lệ là tỷ lệ hưởng lãi cũng như chịu tráchnhiệmcủa mỗi người tương ứng tỷ lệ góp vốn. Tuấn góp vốn bằng đồng Euro quy thành 500 triệu đồng chiếm 20% vốn điều lệ củacông ty. Vinh góp vốn bằng ngôi nhà 3 gian cùng 400 m2 đất nằm bên cạnh 1 con đường nhỏ giữa làng nhưng theo bản quy hoạch sơ bộ đang treo tại UBND thì con đường này nằm trong quy hoạch sẽ được mở rộng thành 8 m. Hiện tại đây là trụ sở chính và địa điểm kinh doanh củacông ty. Tất cả các thành viên thỏa thuận định giá phần vốn góp của Vinh là 1 tỷđồng (chiếm 40% vốn điều lệ) vì có tính đến lợi thế vị trí trong tương lai, mặc dù vào thời điểm định giá để lập biên bản góp vốn, giá trị thực của số tài sản này là 750 triệu đồng. Long góp vốn bằng 25 cây vàng 99,99 quy ra thành 250 triệu đồng và một giấy nhận nợ 320 triệu đồngcủacôngty TNHH Đông Hồ chuyên nhập khẩu nguyên liệu nghề mộc và bán lẻ đồ gỗ gia dụng mà chị gái của Long là người góp phần vốn bằng 75 % vốn điều lệ củacôngtyĐông Hồ. Các thành viên thống nhất định giá giấy nhận nợ coi là phần vốn góp của Long là 250 triệu đồng. Như vậy phần vốn góp của Long là 500 triệu đồng (chiếm 20 % vốn điều lệ). Nghĩa góp vốn 500 triệu đồng nhưng lúc đầu chỉ mới là chiếc ô tô Huyndai 5 tấn trị giá là 250 triệu đồng. Số tiền 250 triệu đồng còn lại Nghĩa cam kết sau đó sẽ tích cực bán 0,5 ha đất đang trồng vải thiều trên 2 huyện Lục Ngạn, Bắc Giang và được mọi người thỏa thuận là Nghĩa sẽ góp nốt khi nào côngty cần đến. Côngty Mộc Hà đã đòi được 150 triệu đồng nhưng đến tháng 6- 2010 côngtyĐông Hồ bị tuyên bố phá sản, số nợ 100 triệu đồng còn lại nằm trong nhóm các khoản nợ không được thanh toán 900 triệu đồng do không còn tài sản. Tháng 1-2011, Hội đồngthành viên họp và bàn vấn đề chia số lãi sau hơn 1 năm hoạtđộng là 300 triệu đồng. Bất đồng xảy ra đối với cả 4 thành viên, sau nhiều lần bàn luận nhưng không thể thỏa thuận được. Tuấn cho rằng Vinh chỉ được chia lãi theo giá trị nhà, đất ở thời điểm tháng 11-2008 là 600 triệu đồng vì cho đến lúc đó, chưa có dấu hiệu triển khai thực hiện quy hoạch mở rộng đường, giá nhà đất lại hạ nhiều so với năm trước. Vinh đòi phải được chia lãi theo tỷ lệ 40% và lập luận là Long chỉ được chia lãi trên tỷ lệ của 400 triệu đồng và phải góp thêm 100 triệu đồng bù cho số nợ không đòi được từ côngtyĐông Hồ; Tuấn được chia lãi theo tỷ lệ 18% vì năm nay giá Euro xuống rất thấp. Long cho rằng việc góp vốn của mình là hợp lệ và tỷ lệ hưởng lãi của mình phải là 20% như đã thỏa thuận, còn Nghĩa mới là người chỉ được hưởng lãi 10%. Nghĩa phản đối với lập luận rằng sở dĩ chưa góp nốt số vốn đã cam kết là vì chưa bán được đất, vả lại cũng chưa thấy côngty yêu cầu nộp nốt. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TRẢ LỜI a) Việc định giá nhà, đất của Vinh có là hợp pháp hay không? Vì sao? b) Có thể góp vốn bằng giấy nhận nợ hay không? Vì sao? c) Ai là người có quyền định giá và phải chịu tráchnhiệmvề những vi phạm pháp luật trong việc định giá tài sản góp vốn trong côngty Mộc Hà? Vì sao? d) Hãy nêu cách xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành đối với những vi phạm trong việc định giá tài sản góp vốn và quy định góp vốn trong côngty Mộc Hà. đ) Hãy xác định tỷ lệ hưởng lãi của từng thành viên côngty Mộc Hà. Giải thích rõ vì sao. 3 Bài làm: a) Việc định giá nhà, đất của Vinh có là hợp pháp hay không? Vì sao? Trả lời: Theo khoản 2 điều 30 Luật doanh nghiệp sửa đổi năm 2005: “Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí; nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập liên đới chịu tráchnhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác củacôngty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá”. Việc định giá nhà, đất của Vinh đã được sự đồng thuận của các cổ đông sáng lập cho nên việc định giá nhà, đất của Vinh là phù hợp với quy định của pháp luật nhà nước và việc định giá trên đã cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn do đó các thành viên, cổ đông sáng lập liên đới chịu tráchnhiệmvề các khoản nợ và các tài sản khác củacôngty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm chia lãi. Vì vậy Vinh sẽ được hưởng quyền chia lãi bằng đúng 40% cổ phần được định giá góp vốn ban đầu. b) Có thể góp vốn bằng giấy nhận nợ hay không? Vì sao? Trả lời: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, “giấy nhận nợ” được xem như là một tài sản, cụ thể là quyền tài sản. Theo quy định tại Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005 “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Mặt khác, tại khoản 4 Điều 4 Luật Doanh Nghiệp 2005 quy định “Góp vốn là việc đưa tài sản vào côngty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung củacông ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ côngty do thành viên góp để tạo thành vốn củacông ty”. Khi thành lập côngty việc góp vốn bằng giấy nhận nợ “phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí; nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập liên đới chịu tráchnhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác củacôngty bằng số chênh lệch 4 giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá” (khoản 2 Điều 30 Luật Doanh Nghiệp 2005). Nếu tài sản góp vốn trong quá trình hoạtđộng thì “do doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận định giá hoặc do một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận; nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn hoặc tổ chức định giá và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cùng liên đới chịu tráchnhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác củacôngty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá”.(khoản 2 Điều 30 Luật Doanh Nghiệp 2005). Khi các thành viên đã thỏa thuận để chấp nhận “giấy nhận nợ” là một phần vốn góp, các bên có tráchnhiệm phải biết rằng góp vốn bằng “giấy nhận nợ” thì rủi ro có thể xảy ra, có thể đòi được nhưng cũng có thể không đòi được nợ. Do vậy, khi đã góp vốn bằng “giấy nhận nợ” tuân thủ đúng pháp luật thì giữa các thành viên phải liên đới chịu tráchnhiệm đối với phần vốn góp mà các thành viên đã định giá tại thời điểm định giá. c) Ai là người có quyền định giá và phải chịu tráchnhiệmvề những vi phạm pháp luật trong việc định giá tài sản góp vốn trong côngty Mộc Hà? Vì sao? Trả lời: Theo khoản 3 điều 30 Luật doanh nghiệp năm 2005: “Tài sản góp vốn trong quá trình hoạtđộng do doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận định giá hoặc do một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận; nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn hoặc tổ chức định giá và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cùng liên đới chịu tráchnhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác củacôngty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá”. Như vậy trong trường hợp này quyền định giá thuộc về hội đồng cổ đông sáng lập củacôngty Mộc Hà, và do đó toàn bộ các cổ đông sáng lập củacôngty phải chịu tráchnhiệmvề việc định giá tài sản của mình. 5 d) Hãy nêu cách xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành đối với những vi phạm trong việc định giá tài sản góp vốn và quy định góp vốn trong côngty Mộc Hà? Trả lời: Như đã lập luận trong phần a và b việc hội đồng cổ đông đã thỏa thuận thống nhất tỷ lệ góp vốn của các cổ đông trên cơ sở định giá sai tài sản nhà, đất của Vinh và chấp nhận giấy nhận nợ của Long như một phần vốn góp cũng tức là chấp nhận sáp suất rủi ro khi không đòi được nợ. Do đó toàn bộ các cổ đôngcôngty phải chịu tráchnhiệm thiệt hại của hai phần vốn góp trên nên Vinh và Long vẫn được chia lãi theo đúng tỷ lệ cam kết góp vốn ban đầu là Vinh 40%, Long 20% và Long cũng không phải chịu tráchnhiệm cá nhân trong việc bồi hoàn với phần nợ không đòi được. Cũng như vậy đối với phần góp vốn của Tuấn do việc định giá đã được các cổ đôngđồng thuận và thống nhất theo tỷ giá Euro tại thời điểm góp vốn do đó Tuấn cũng được chia lãi theo tỷ lệ cam kết góp vốn ban đầu là 20%. Trường hợp của Nghĩa tại thời điểm chia lãi Nghĩa vẫn nợ côngty phần vốn góp cam kết là 250 triệu đồng, tuy nhiên theo khoản 1 điều 39 Luật doanh nghiệp 2005 quy định: “Người đại diện theo pháp luật củacôngty phải thông báo bằng văn bản tiến độ góp vốn đăng ký đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày cam kết góp vốn và phải chịu tráchnhiệm cá nhân về các thiệt hại cho côngty và người khác do thông báo chậm trễ hoặc thông báo không chính xác, không trung thực, không đầy đủ.” Đến thời điểm chia lãi côngty vẫn không có thông báo đòi nợ và thời gian thanh toán nợ đối với Nghĩa, do đó Nghĩa không vi phạm cam kết ban đầu theo luật định, vì thế phần chia lãi của Nghĩa vẫn được tính theo đúng tỷ lệ cam kết góp vốn ban đầu và sau đó đại diện côngty phải ra thông báo đòi nợ đối với Nghĩa và quy định thời hạnthanh toán nợ. Nếu Nghĩa không thanh toán được theo thông báo sẽ áp dụng sử lý theo các khoản 2 và 3 của điều 39: “2. Trường hợp có thành viên không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được coi là nợ củathành viên đó đối với công ty; thành viên đó phải chịu tráchnhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết. 3. Sau thời hạn cam kết lần cuối mà vẫn có thành viên chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được xử lý theo một trong các cách sau đây: a) Một hoặc một số thành viên nhận góp đủ số vốn chưa góp; b) Huy động người khác cùng góp vốn vào công ty; c) Các thành viên còn lại góp đủ số vốn chưa góp theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Sau khi số vốn còn lại được góp đủ theo quy định tại khoản này, thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của 6 côngty và côngty phải đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này.” đ) Hãy xác định tỷ lệ hưởng lãi của từng thành viên côngty Mộc Hà. Giải thích rõ vì sao? Trả lời: Từ những phân tích nêu trên, đặc biệt là những nội dung phân tích cụ thể trong phần trả lời câu d ta đi đến kết luận tỷ lệ hưởng lãi của từng thành viên trong côngty Mộc Hà như sau: - Vinh hưởng lãi theo tỷ lệ góp vốn ban đầu là: 40%. - Long hưởng lãi theo tỷ lệ góp vốn ban đầu là: 20%. - Tuấn hưởng lãi theo tỷ lệ góp vốn ban đầu là: 20%. - Nghĩa hưởng lãi theo tỷ lệ cam kết góp vốn ban đầu là: 20%. Lý do dẫn đến kết quả trên là do Hội đồng cổ đôngcủacôngty đã không nắm rõ luật định giá tài sản doanh nghiệp khi tham gia góp vốn cũng như không thực hiện đúng các quy định của nhà nước về quản lý vốn góp của các cổ đông sáng lập. 7 . 7: VỀ THÀNH LẬP, HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN Các ông Tuấn, Vinh, Long và Nghĩa là những viên chức đã nghỉ hưu, thỏa thuận góp vốn để thành. sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty . Khi thành lập công