1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án quản trị dự án đầu tư đánh giá hiệu quả thương mại và tính giá trị gia tăng dự án đầu tư khai thác, chế biến đá ốp lát tại mỏ lộc điền, phú lộc, thừa thiên huế

79 79 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 228,71 KB

Nội dung

Đây là một môn học tương đối độc lập nhưng có liên hệ mật thiết với các môn khoa học khác dưới dạng kế thừa về luận điểm, kiếnthức chuyên môn như Kinh tế học, Tài chính tín dụng, Toán ki

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Đề bài: “Đánh giá hiệu quả thương mại và tính giá trị gia tăng

dự án đầu tư khai thác, chế biến đá ốp lát tại mỏ Lộc Điền, Phú

Lộc, Thừa Thiên Huế (PA nửa mỏ)”

Sinh viên thực hiện: Mã sinh viên

HÀ NỘI, 2021

Đỗ Văn Thắng

Trang 2

MỤC LỤC2

2.2.1 Phân tích khả năng thanh toán19

PHẦN III: TÍNH TOÁN CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THƯƠNG MẠI26

1 Phân tích hiệu quả kinh tế vốn đầu tư27

1.1 Nhóm phương pháp giản đơn27

1.2 Nhóm phương pháp chiết khấu luồng tiền mặt27

2 28

2.1 Phân tích cơ cấu nguồn vốn đầu tư28

2.2 Phân tích khả năng thanh toán29

3 29

4 32

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ33

34

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong cơ chế thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, để có một dự án có thểtồn tại lâu dài và hoạt động mang lại hiệu quả cao thì việc phân tích, tính toán các chỉtiêu kinh tế của dự án rất quan trọng Nó phải dựa trên các căn cứ khoa học và có tínhthuyết phục cao Sự tồn tại của một dự án không những phải dựa vào tài lược của Nhàđầu từ mà còn chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố như: chính sách của Nhà nước

về thuế, lãi vay… cũng như các cơ quan chuyên môn khác

Vì vậy việc tổ chức lập dự án đầu tư như thế nào cho đúng thủ tục, phương pháp,đầy đủ nội dung và đánh giá hiệu quả của một dự án là một khâu rất quan trọng đối vớinhà đầu tư Hiệu quả của đầu tư cao hay thấp tuỳ thuộc rất nhiều vào khả năng trang bị,nắm chắc các phương pháp nghiệp vụ cũng như trình tự thực hiện các giai đoạn đầu tư.Môn học “Quản trị dự án đầu tư” nhằm cung cấp cho sinh viên chuyên ngànhQuản trị kinh doanh nói chung cũng như những người quan tâm đến lĩnh vực nàynhững kiến thức cơ bản về lý thuyết và thực hành công tác lập, phân tích dự án đầu tư

để có cơ sở ra quyết định đầu tư vào những đối tượng cụ thể có căn cứ khoa học vàchắc chắn Đồng thời còn cung cấp cho sinh viên biết những thủ tục cần thiết khi tiếnhành xin cấp giấy phép đầu tư và đầu tư Đây là một môn học tương đối độc lập nhưng

có liên hệ mật thiết với các môn khoa học khác dưới dạng kế thừa về luận điểm, kiếnthức chuyên môn như Kinh tế học, Tài chính tín dụng, Toán kinh tế, Luật kinh tế vàcác môn khoa học dự báo khác…

Đồ án môn học Quản trị dự án đầu tư nhằm giúp sinh viên có điều kiện trực tiếptiếp cận làm quen với các dự án đầu tư cụ thể trong thực tế, vận dụng các kiến thức đãhọc trong lý thuyết vào tiến hành tính toán phân tích hiệu quả kinh tế của dự án và đưa

ra các kết luận, kiến nghị cần thiết

Với những kiến thức được học, nhóm chúng em xin vận dụng vào trình bày trong

đồ án môn học Quản trị dự án đầu tư với đề tài:

“Đánh giá hiệu quả thương mại và tính giá trị gia tăng dự án đầu tư khai thác, chế biến đá ốp lát tại mỏ Lộc Điền, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế (PA nửa mỏ)”.

Qua đó, nêu lên tính khả thi hay không khả thi của dự án và đưa ra các kết luận,kiến nghị, phương hướng khắc phục những thiếu sót

Nội dung của Đồ án bao gồm:

Trang 4

Phần II: Tóm tắt lý thuyết có liên quan

Nêu nội dung các chỉ tiêu dùng để phân tích hiệu quả thương mại của dự án

Phần III: Tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thương mại

Lập các bảng tính và tính toán các chỉ tiêu phân tích hiệu quả thương mại vàhiệu quả kinh tế quốc dân của dự án đầu tư

3 Kết luận và kiến nghị

4 Phụ lục

Một số bảng tính các chỉ tiêu phân tích hiệu quả thương mại của dự án.

Trang 5

PHẦN I:

CƠ SỞ DỮ LIỆU

Trang 6

Hãy đánh giá hiệu quả thương mại và tính giá trị gia tăng của dự án đầu tư khai thác, chế biến đá ốp lát tại mỏ Lộc Điền, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế (PA nửa mỏ) với các thông tin tóm tắt như sau:

1 Tuổi thọ dự kiến dự án gồm 2 năm đầu tư và 20 năm hoạt động.

2 Tổng mức đầu tư của dự án trong bảng:

ST

Thành tiền (1.000đ)

3 Nguồn vốn đầu tư và tiến độ huy động vốn

* Nguồn vốn đầu tư

- Vốn chủ sở hữu 30.000tr.đồng

- Vốn vay ngân hàng 117.818,058 trđồng với lãi suất bình quân 10% năm và

Trang 7

4 Chi phí khấu hao và tái đầu tư tài sản cố định

Được tính theo phương pháp khấu hao đường thẳng đều trong 10 năm

Dự kiến tái đầu tư vào năm 11 gồm: Máy móc, thiết bị tái đầu tư 100% giá trị,nhà xưởng và các công trình xây dựng cơ bản khác 40% giá trị ban đầu

5 Chi phí nhân công hàng năm: Gồm tổng quỹ lương và BHXH bình quân 1 năm là

12.500 tr.đồng

6 Chi phí vật tư: 17.000 tr.đồng Tuy nhiên trong 2 năm đầu mới hoạt động với mức

70% và 90% công suất nên chi phí vật tư cũng chi theo tỉ lệ tương ứng

7 Chi phí khác

+ Chi phí quản lý điều hành khác: 5% doanh thu

+ Chi phí tiêu thụ sản phẩm: 10% doanh thu

+ Thuế tài nguyên: 8% doanh thu

+ Phí môi trường: 80 ngđồng/m3

8 Sản lượng sản phẩm khai thác qua các năm

Công suất khai thác hàng năm là 60.000m3/năm đá nguyên khai, với hệ số thu hồi

đá khối là 34,8% thì đạt được 20.880m3 đá khối có kích thước ≥ 0,4m3 Trong đó

dự kiến 10.880m3 đá khối tiêu thụ trực tiếp còn 10.000m3 đá khối được xẻ tấm dày 3cm, tương đương 300.000m2 đá tấm

Năm đầu khai thác đạt 70%, năm thứ 2 đạt 90% sản lượng năm bình thường

9 Giá bán sản phẩm: đá tấm quy cách là 350 ngđồng/m2, đá khối là 1.700 ngđồng/m3,

đá thải bình quân là 100 ngđồng/m3

Trang 8

10 Thuế

- Thuế giá trị gia tăng: 5%

- Thuế thu nhập doanh nghiệp: được miễn giảm trong 2 năm đầu, 11% trong 5năm tiếp theo, các năm còn lại 22% tính từ khi dự án có lãi

Trang 9

PHẦN II :

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ

THƯƠNG MẠI CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Trang 10

Để có thể quyết định đầu tư, lựa chọn một dự án tốt nhất trong số các dự án đưa

ra, người ta phải xem xét dự án theo hai phương diện cơ bản là:

+ Phương diện kỹ thuật: nhằm xác định ngay từ đầu cấu hình kỹ thuật cũng

như các phương diện cốt yếu khác định hình nên dự án Công việc này thường do cácchuyên gia hiểu biết về lĩnh vực chuyên môn tiến hành

+ Phương diện kinh tế - tài chính: nhằm đánh giá lợi ích thu được của mỗi cá

nhân, tổ chức tham gia đầu tư và đánh giá những đóng góp của dự án đối với toàn bộnền kinh tế đất nước có dự án thực thi Công việc này thường do các chuyên gia kinh tếtiến hành

Hiện nay trên thế giới có nhiều phương pháp đánh giá khác nhau gợi cho chúng ta một

số các tiếp cận toàn diện, tinh tế với việc phân tích hiệu quả thương mại (hay hiệu quảtài chính, hiệu quả kinh tế xí nghiệp, hiệu quả mang lại cho chủ đầu tư), song trongđiều kiện nước ta hiện nay mới chuyển từ cơ chế quản lý tập trung, bao cấp theo kếhoạch cứng nhắc sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, việcvận dụng các lý luận vào thực tiễn còn gặp phải nhiều khó khăn do trình độ quản lýkinh tế còn thấp kém, khả năng của người làm công tác đánh giá dự án chưa cao,nguồn thông tin dữ liệu cần thiết cho việc xây dựng một dự án còn thiếu nhiều và độtin cậy chưa cao… Vì vậy, vấn đề đặt ra với chúng ta là phải lựa chọn một phươngpháp đánh giá hợp lý, giảm bớt khoảng cách giữa lý luận với thực tiễn, đơn giản, dễhiểu, đánh giá được sức sống của dự án đầu tư với độ chính xác chấp nhận được vàmang tính phổ cập rộng rãi Hệ thống phương pháp phân tích hiệu quả dự án theo quanđiểm của UNIDO (United Nations Industrial Development Organization – Tổ chứcphát triển công nghiêp Liên Hợp Quốc) là phù hợp với điều kiện đặt ra

Trang 11

HỆ T HỐNG

PHƯƠ NG

P HÁP P HÂN TÍ

CH HIỆU Q UẢ

DỰ ÁN Đ ẦU

TƯ PHÁ

T T RIỂN THE

Phân tích hiệu quả thương

mại

Phân tích các hiệu quả

xã hội khác

Phân tích giá trị gia tăng

Hình 1 Hệ thống phương pháp phân tích hiệu quả dự án đầu tư

phát triển theo quan điểm của UNIDO

1 Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả thương mại dự án đầu tư

Phân tích hiệu quả thương mại là bước đầu tiên trong việc đánh giá dự án Nó đềcập đến việc đánh giá tính khả thi của dự án từ góc độ tài chính, kinh tế của doanhnghiệp hay của người chủ đầu tư Bởi vậy, thu nhập và chi phí của dự án được tínhbằng tiền theo giá thị trường thực tế của các sản phẩm đầu ra và yếu tố đầu vào

Nội dung của phân tích hiệu quả thương mại gồm:

- Phân tích hiệu quả kinh tế vốn đầu tư: Là xác định hiệu quả của các tiềm lựcđưa vào dự án hay nói rõ hơn là người ta xác định thu được bao nhiêu khi người ta bỏmột số tiền cho dự án

- Phân tích tài chính: Là xem xét các đặc điểm về tài chính của dự án nhằm đảmbảo rằng các nguồn tài chính sẵn có sẽ cho phép xây dựng và vận hành dự án một cáchtrôi chảy

Ngoài ra, tùy theo đặc điểm của dự án và môi trường đầu tư của dự án mà người ta

có thể tiến hành thêm phân tích vô hình

2 Các phương pháp phân tích hiệu quả thương mại

2.1 Phân tích hiệu quả vốn đầu tư

Trang 12

Phân tích hiệu quả kinh tế vốn đầu tư là xác định hiệu quả của các tiềm lực đưa vào

dự án, nghĩa là chủ đầu tư xác định thu được bao nhiêu khi bỏ một số tiền cho dự án.Phân tích hiệu quả vốn đầu tư có hai phương pháp:

- Phương pháp phân tích giản đơn (phương pháp tĩnh)

- Phương pháp phân tích triết khấu (phương pháp động)

2.1.1 Phương pháp giản đơn.

Đặc điểm của phương pháp này:

- Số liệu đưa vào tính toán các chỉ tiêu chỉ lấy theo giá trị danh nghĩa đúng như chúngbiểu hiện tại thời điểm nghiên cứu trong quá trình hoạt động của dự án

- Không xét trên toàn bộ đời dự án mà chỉ chọn một số giai đoạn đặc trưng cho sự hoạtđộng bình thường (thường là 1 năm)

a) Tỷ lệ hoàn vốn giản đơn (Tỷ lệ lãi giản đơn), R (R e )

Khái niệm : Là chỉ tiêu đánh giá lượng tiền có thể bồi hoàn trở lại là bao nhiêu

trong một năm khi bỏ ra một đồng vốn đầu tư

Trong đó: R: Tỷ lệ hoàn vốn giản đơn trên tổng vốn đầu tư;

Re: Tỷ lệ hoàn vốn giản đơn trên vốn cổ phần;

P (Profit): Lợi nhuận thực (lợi nhuận ròng) năm bình thường

Y (Yeild): lãi vay trong năm bình thường

I (Investment): Tổng vốn đầu tư

E (Equity capittal): Vốn cổ phần

Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn bỏ vào đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng trong 1năm

Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu :

Trang 13

- Dự án được coi là tốt theo tiêu chuẩn này thì R, Re >r (r: lãi vay vốn bình quântrên thị trường, hay tỷ suất chiết khấu).

- Trong trường hợp phải lựa chọn một trong số các phương án thì phương án nào

có R hoặc Re lớn nhất và thỏa mãn điều kiện trên sẽ được lựa chọn

* Ưu, nhược điểm của phương pháp.

- Ưu điểm: Việc phân tích đơn giản vì số liệu dùng để phân tích là các giá trị dựkiến của chi phí và lợi nhuận thực trong năm bình thường mà không cần bất cứmột sự điều chỉnh nào

Như vậy, tỷ lệ hoàn vốn giản đơn là một chỉ tiêu đánh giá tương đối Nó rất tiện lợi để đánh giá nhanh hiệu quả kinh tế vốn đầu tư của những dự án có thời gian hoạt động tương đối ngắn hoặc để đánh giá sơ bộ trong bước lập báo cáo đầu tư Ngoài ra

có thể sử dụng chỉ tiêu này trong các trường hợp không có đủ thông tin cần thiết cho việc phân tích một cách tổng hợp theo chỉ tiêu khác.

b) Thời hạn hoàn vốn (T).

 Khái niệm: Thời hạn hòa vốn là khoảng thời gian dự án hoàn trả hết vốn đầu tư đã

bỏ ra bằng lãi ròng và khấu hao

Dt: Khấu hao trong một năm, đ/năm

Pt: Lợi nhuận ròng trong 1 năm của dự án, đ/năm

Trang 14

I: Tổng vốn đầu tư ban đầu, đ

- Nếu (Pt + Dt) trong các năm t không bằng nhau thì tính T bằng cách lập bảng rồitính theo 3 bước sau:

Bước 1: Tính toán chênh lệch giữa vốn đầu tư bỏ ra cuối mỗi năm với (Pt + Dt)lũy kế để xác định số tiền vốn còn lại là bao nhiêu

Bước 2: Khi số tiền vốn đầu tư còn lại (Icl) nhỏ hơn (Pt + Dt) năm ta thực hiện phép tính:

t= I cl×12

Bước 3: Cộng toàn bộ thời gian trên

 Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu :

- Dự án sẽ được coi là có hiệu quả nếu T < Tg.hạn

khấu hao TSCĐ, xử lý các số liệu thống kê kinh nghiệm của nhà đầu tư cũng như việcphân tích những điều kiện thực tế, phân tích những cơ hội đầu tư khác nhau của nhàđầu tư

- Nếu như có nhiều phương án thì phương án nào có T thỏa mãnnguyên tắc trên và ngắn nhất thì được lựa chọn (các điều kiện khác không đổi)

+ Đơn giản, dễ hiểu

+ Cho biết rõ đến thời điểm nào thì dự án thu hồi được vốn

+ Không xem xét đến lợi nhuận của DA sau thời hạn thu hồi vốn

+ Có thể bị sai lệch khi so sánh các dự án có cùng tiềm lực nhưng thời gianphát sinh của các khoản lãi thực khác nhau

+ Chỉ tiêu này chỉ chú trọng đến khả năng thanh toán dự án chứ không xác địnhdoanh lợi của vốn đầu tư và không chú ý đến yếu tố thời gian của các luồng tiền mặtthu và chi trong thời hạn thu hồi vốn

Trang 15

+ Nếu chọn cùng một thời gian hòa vốn giới hạn cho các dự án có cùng thờigian hoạt động khác nhau thì có sự lựa chọn sai lầm, do chấp nhận quá nhiều dự ánngắn hạn, quá ít dự án dài hạn

 Trường hợp áp dụng:

Trong trường hợp các dự án đầu tư có nhiều rủi ro, khan hiếm vốn, các quốc gia

mà dự án đầu tư có nhiều nguy cơ về chính trị hoặc cần coi trọng khả năng thanh toánlâu dài của dự án

c) Điểm hoạt động hòa vốn (BEP)

- Điểm hoà vốn: là điểm tại đó doanh thu bằng chi phí

- Điểm hoạt động hòa vốn: là tỷ lệ giữa doanh thu hòa vốn trên tổng doanh thu,

(hoặc sản lượng hòa vốn trên tổng sản lượng)

- Gọi y1 là hàm doanh thu: y1 = a.x (1)

Trong đó: a: giá bán một đơn vị sản phẩm

Thay (3) vào (1) ta được Yhv

BEP= x / X hay BEP = y /Y

Trang 16

- Ưu điểm: đơn giản, dễ tính

- Nhược điểm:

+ Là chỉ tiêu đánh gía tương đối, phụ thuộc vào cách tính khấu hao TSCĐ nênviệc lựa chọn dự án có thể sai lệch khi 2 dự án có cùng tiềm lực đem so sánh nhưng sửdụng cách tính khấu hao khác nhau hay quan điểm về cách tính chi phí trên phươngdiện kế toán khác nhau

+ Định phí khi tình toán chỉ tiêu này phụ thuộc vào cách tính khấu hao vàquan điểm về chi phí trên phương diện kế toán

2.1.2 Nhóm phương pháp chiết khấu.

 Bản chất của việc chiết khấu luồng tiền: Là quy đổi dòng tiền hoặc luồng tiền ởnhững thời điểm khác nhau về cùng một thời điểm

 Đặc điểm của phương pháp này:

- Quan tâm đến yếu tố thời gian của đồng tiền tức là xuất phát từ quan điểmđồng tiền sống có khả năng và sinh sôi theo thời gian do lãi vay

- Do ảnh hưởng của lãi vay nên đồng tiền bỏ ra hôm nay sau một thời gian sẽ trởnên lớn hơn và tương lai càng xa thì giá trị đồng tiền càng lớn và ngược lại (giả thiếtchưa tính tới giảm phát, lạm phát)

 Có 2 cách quy đổi giá trị luồng tiền:

- Quy đổi giá trị của dòng hoặc luồng tiền ở thời điểm tương lai về thời điểmhiện tại gọi là hiện tại hoá giá trị đồng tiền (chiết khấu nghịch)

PV=

Trong đó:

r: tỷ suất chiết khấu

t: số năm quy đổi

FVt: giá trị tương lai của đồng tiền

PV: giá trị hiện tại của đồng tiền

1

Trang 17

- Quy đổi giá trị của dòng hoặc luồng tiền ở thời điểm hiện tại về một thời điểmtương lai gọi là tương lai hoá giá trị đồng tiền (chiết khấu thuận).

a) Giá trị hiện tại ròng (NPV )

 Khái niệm : Là giá trị hiện tại của luồng tiền mặt sau khi cân bằng thu chi hay làhiệu số giá trị hiện tại của luồng tiền mặt thu và chi trong tương lai đã quy đổi vềhiện tại theo tỷ suất chiết khấu đã biết trước

t t

CI(

= 

n o t

t

t a

NCF

(đ, USD) (1.6)Trong đó:

at: hệ số chiết khấu đối với năm t

CIt: giá trị của dòng tiền thu tại năm t gồm doanh thu tiêu thụ sản phẩm thuđược từ thanh lý, nhượng bán tài sản, thu được từ giá trị còn lại tại năm cuối khi kếtthúc hoạt động của dự án và các khoản thu nhập khác

COt: giá trị luồng tiền mặt chi tại năm t gồm chi phí đầu tư và chi phí vận hànhhàng năm của dự án như lương và các loại bảo hiểm cho người lao động, chi phí muasắm nguyên – nhiên vật liệu, động lực đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cácloại thuế phải nộp và các khỏan chi phí khác

NCFt: dòng tiền thực có sau cân bằng thu chi tại năm t

t: chỉ số thời gian của dự án.t = 0, năm được chọn làm gốc

Trang 18

b) Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)

 Khái niệm : Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR là tỷ suất chiết khấu mà tại đó giá trịhiện tại thực của dự án bằng 0 Hay nói cách khác giá trị hiện tại của luồng tiền mặt thubằng giá trị hiện tại của luồng tiền mặt chi Nó có thể biểu diễn như sau:

IRR CO

t CO IRR CI

Trang 19

IRR =

 

2 1

1 1

2 1

r r

r

NPV NPV

NPV r

r r

(%) (1.8)Trong đó:

IRR: tỷ suất hoàn vốn nội bộ cần nội suy (%)

r1: Giá trị tỷ suất chiết khấu, tại đó NPVr1 dương sát 0 (%)

r2: Giá trị tỷ suất chiết khấu, tại đó NPVr2 âm sát 0 (%)

Vì NPV là hàm mũ nên nếu khoảng cách giữa r1, r2lớn làm cho NPVr1 dươngchưa sát 0 và NPVr2âm chưa sát 0 thì giá trị nội suy bị sai lệch Do vậy ta cần tiếp tụcnội suy sao cho khoảng cách giữa r1, r2càng nhỏ thì phép nội suy càng chính xác(thường chọn (r2- r1) ≤ 0,5%)

 Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu:

- Dự án sẽ được chấp nhận nếu như IRR  rmin

Trong đó rmin: là chi phí cơ hội đầu tư, là tỷ lệ lãi tối thiểu có thể chấp nhận đối với nhàđầu tư

- Khi có nhiều dự án thì dự án nào có IRR> rmin IRR lớn nhất được coi là có hiệuquả nhất (giả định các điều kiện khác không đổi)

 Ưu, nhược điểm

- Ưu điểm:

+ Là chỉ tiêu hay được sử dụng để mô tả tính hấp dẫn của dự án vì IRR một mặt

nó biểu hiện lãi suất mà dự án mang lại trên vốn đầu tư, phản ánh tăng trưởng của dự

án trong tương lai Mặt khác nó phản ánh tỷ lệ lãi vay vốn tối đa mà dự án có thể chấpnhận được

+ Việc sử dụng chỉ tiêu này thích hợp đối với trường hợp vì lý do nào đó màngười đánh giá muốn tránh việc xác định tỷ suất chiết khấu cụ thể dùng cho việc tínhgiá trị hiện tại ròng (NPV) của dự án

Cụ thể để đánh giá NPV, khi đó người ta sẽ tính IRR

Trang 20

+ Việc áp dụng chỉ tiêu này có thể không chính xác nếu tồn tại các khoản cânbằng thu chi NCFt âm đáng kể trong giai đoạn vận hành dự án vào những năm có đầu

tư thay thế lớn Lúc đó NPV của dự án sẽ đổi dấu nhiều lần khi chiết khấu theo theo tỷsuất chiết khấu khác nhau và ứng với mỗi lần đổi dấu là 1 lần xác định được IRR khácnhau mà ta không biết giá trị nào là thích hợp cho việc đánh giá dự án

+ Trong trường hợp ∑NCFt cả đời dự án nhỏ hơn 0 thì IRR không xác định vìmang dấu âm

+ Chỉ tiêu này sẽ cho kết quả sai lệch trong trường hợp so sánh các phương ánloại trừ nhau

+ Việc tính toán IRR ở chừng mực nào đó còn là công việc nặng nề, phức tạpnhất là đối với những người tính toán bằng tay

 Phạm vi áp dụng chung của NPV và IRR: Trong thực tế đánh giá các dự án đầu

tư thông thường hiện nay 2 chỉ tiêu NPV, IRR được coi là 2 chỉ tiêu bắt buộc

c) Tỷ lệ giá trị hiện tại ròng (PVR)

 Khái niệm : PVR là chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn lại số vốn ban đầu của dự án

đã được chiết khấu, được xác định bằng tỷ số giữa giá trị hiện tại ròng trên gía trị hiệntại của đồng vốn đầu tư

 : giá trị hiện tại của vốn đầu tư

It: chi phí vốn đầu tư năm thứ t

Chú ý: Nếu thời gian xây dựng dự án không quá 1 năm thì PVI = I và nếu thời gianxây dựng lớn hơn 1 năm thì lượng vốn đầu tư ở các năm sau phải quy đổi về hiện tại

Trang 21

- Kế thừa ưu nhược điểm của NPV

- Là chỉ tiêu xem xét tính hiệu quả của dự án nó cho biết giá trị hiện tại dòng làbao nhiêu trên một đơn vị của tổng vốn đầu tư đã được quy đổi về hiện tại Hơn nữa,chỉ tiêu này luôn cho một kết quả duy nhất ngay cả khi ròng tiền sau khi cân bằng thuchi đổi dấu nhiều lần

 Phạm vi áp dụng : Được dùng để bổ sung cho 2 chỉ tiêu IRR, NPV khi so sánhlựa chọn dự án (nếu cần)

d) Tỷ lệ lợi ích trên chi phí

 Khái niệm : là chỉ tiêu đánh giá một đồng chi phí bỏ vào đầu tư cho dự án sẽ thuđược bao nhiêu, được xác định khi chia giá trị hiện tại của luồng tiền mặt thu cho giátrị hiện tại của luồng tiền chi

a C

a C

- Còn nếu có nhiều dự án thì dự án nào có B/C >1 và B/C lớn nhất sẽ được chọn

 Ưu, nhược điểm của phương pháp

- Ưu điểm:

+ Kế thừa ưu điểm của chỉ tiêu NPV

+ Là chỉ tiêu xem xét hiệu quả của dự án nó cho biết 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ thuđược bao nhiêu đồng lợi ích

- Nhược điểm:

Chỉ tiêu này rất nhạy cảm với định nghĩa về chi phí trên phương diện kế toántức là khi ta quan niệm xác định chi phí khác nhau thì tỷ lệ này có kết quả khác nhau.Điều đó có thể dẫn tới sai lầm khi xếp hạng dự án nếu không có sự thống nhất trongcách xác định chi phí

Như vậy, có 7 chỉ tiêu được dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế vốn đầu tư (R, T, BEP, NPV, IRR, B/C, PVR) trong đó, các chỉ tiêu thuộc nhóm phương pháp giản đơn không xem xét toàn bộ thời gian hoạt động của dự án mà chỉ dựa

Trang 22

vào 1 số giai đoạn đặc trưng cho sự hoạt động bình thường (thường là 1 năm), không xét đến sự tác động của thời gian tới dòng tiền vì thế mà độ chính xác không cao bằng nhóm phương pháp chiết khấu dòng tiền, ở đây không có sự so sánh các

dự án mang tính loại trừ nhau nên chỉ cần dùng 2 chỉ tiêu NPV và IRR là đủ Tuy nhiên, ta cũng cần xét thêm chỉ tiêu thời gian hoàn vốn T để xét tới khả năng thu hồi vốn của dự án.

2.2 Phân tích tài chính

Phân tích tài chính nhằm xem xét các đặc điểm về tài chính của dự án cho phépxây dựng và vận hành dự án một cách trôi chảy hay không

2.2.1.Phân tích khả năng thanh toán

Lập bảng thanh toán tài chính gồm:

- Trả lãi cổ phần (nếu có)

- Trả bảo hiểm và tái bảo hiểm (nếu có)

Sau đó so sánh các khoản phải thanh toán với số tiền có thể dùng để thanh toánthông qua bảng cân đối thu chi để xem xét đánh giá:

- Vốn có đủ đáp ứng yêu cầu cảu dự án hay không

- Các khoản thiếu hụt tiền mặt trong các năm có giới hạn ở mức có thể

Lý do lựa chọn: Bất kỳ một dự án nào khả năng thanh toán cũng đều rất quantrọng bởi vì nó giúp các nhà đầu tư dễ dàng huy động vốn khi cần thiết Đồng thời với

sự thậm hụt trầm trọng tiền mặt tại một số năm của quá trình thực hiện dự án, đặc biệt

là những năm phải trả các khoản vay vốn là không chấp nhận được theo góc độ hiệuquả thương mại, chính vì vậy việc phân tích chỉ tiêu này là rất quan trọng

2.2.1.1 Phân tích hiệu quả kinh tế quốc dân

 Mục tiêu:

Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội của dự án nhằm đánh giá sự đóng góp của dự ánvào các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia thông qua những chỉ tiêu như:việc làm, tiền lương, những khoản đóng góp cho ngân sách của địa phương, của cảnước… Trong khi lập dự án, đồ án này tìm hiểu về chỉ tiêu giá trị gia tăng, đây là chỉtiêu cơ bản phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội của dự án

a) Khái niệm giá trị gia tăng (VA)

Trang 23

Đây là chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội của dự án Giá trị gia tăng

là phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ phát sinh trong quá trình luân chuyển từsản xuất đến tiêu dùng (hay là phần chênh lệch giữa các giá trị đầu ra và giá trị đầu vàomua ngoài)

Với khái niệm như trên, khi chỉ quan sát tại một năm bất kì nào đó của quá trìnhsản xuất kinh doanh ta thấy giá trị gia tăng của một doanh nghiệp bao gồm các chi phí:khấu hao TSCĐ, tiền lương và BHXH, các chi phí hợp lý khác và thuế được tính vàogiá thành và lợi nhuận hoạt động

Trong đánh giá dự án, khi quan tâm đến cả đời dự án thì TSC Đ cũng là các giá trịvật chất đầu vào của sản xuất mà ta mua ngoài ngay từ khi mới đầu tư và được sử dụngtrong một thời gian dài Do vậy, giá trị gia tăng của các dự án đóng góp cho nền kinh tếthì không được bao gồm vốn đầu tư (thể hiện là tiền trích khấu hao TSC Đ hàng năm)

và có thể định nghĩa một cách cụ thể như sau:

Giá trị gia tăng do dự án tạo ra là mức chênh lệch giữa giá trị đầu ra với giá trị đầuvào gồm giá trị vật chất đầu vào thường xuyên, các dịch vụ bên ngoài và tổng chi phíđầu tư

- Công thức tổng quát:

VAt = Ot – (MIt + Dt) (1.11)Trong đó:

O t: giá trị đầu ra dự kiến của dự án, thông thường là chỉ tiêu doanh thu bán hàng

MIt: giá trị đầu vào vật chất thường xuyên và các dịch vụ mua ngoài theo yêucầu để đạt được đầu ra trên tại năm t, gồm nguyên – nhiên – vật liệu, năng lượng, chiphí vận chuyển, bảo dưỡng, các dịch vụ thuê ngoài…

Dt: mức khấu hao trong năm t

VAt: giá trị gia tăng dự kiến do dự án mang lại tại năm t

Khi tính giá trị gia tăng của toàn bộ đời dự án:

Trang 24

Chú ý: Cần phân biệt Ot và CI t.Chúng khác nhau về cách nhìn trong đó Ot là đứng ởgóc độ nền kinh tế quốc dân còn CIt đứng ở góc độ người chủ đầu tư của dự án, đồngthời chúng còn khác nhau về mặt nội dung như sau:

- Ot : Giá trị đầu ra của dự án tại năm t, thường là doanh thu bán hàng

- CIt: Giá trị luồng tiền mặt thu tại năm t bao gồm: doanh thu tiêu thụ sản phẩmhàng hóa dịch vụ, thu từ thanh lý, nhượng bán TSC Đ, thu từ giá trị còn lại của nămcuối cùng khi kết thúc hoạt động của đời dự án và các khoản thu nhập khác

b) Phân tích bản chất giá trị gia tăng:

 Nếu xét theo nội dung đối với việc đánh giá hiệu quả một dự án đầu tư như sau:

Trong đó:

Wt: biểu thị chi phí cho lao động sống tại năm t, gồm tiền lương vàBHXH (biểu thị bằng số lao động nhân với tiền lương vàBHXH bình quân)

SSt: giá trị thặng dư xã hội (hay còn gọi là thu nhập quốc dân thuần)tại năm t Biểu thị khả năng sinh lãi gộp của dự án, gồm: các loạithuế, lãi tiền vay, lợi tức cổ phần, tiền bảo hiểm và tái bảo hiểm,lợi nhuận thuần để lại doanh nghiệp

 Nếu xét theo đối tượng, thì GTGT gồm 2 phần:

- NVAt: giá trị gia tăng thuần tuý được sử dụng trong nước (giá trị gia tăngthuần tuý quốc gia)

- RPt: giá trị gia tăng chuyển trả nước ngoài (gồm tiền lương, lợi nhuận, cổ tứctrả cho người nước ngoài)

Công thức:

NVA = Ot – (MIt + KHt + RPt) = VAt - RPt (1.15)Trên thực tế, các nhà đầu tư thường coi và viết NVAt trùng với VAt

 Xét theo tổ hợp công nghiệp giá trị gia tăng của dự án cũng gồm 2 phần:

- Giá trị gia tăng trực tiếp: là giá trị gia tăng được tạo ra trong phạm vi của dự ánđang xét

Trang 25

- Giá trị gia tăng gián tiếp: là giá trị gia tăng bổ sung thu được ở các dự án khác

có mối quan hệ về kinh tế, về công nghệ đối với dự án đang xét Giá trị gia tăng này sẽkhông được tạo ra nếu dự án không triển khai thực hiện

c) Áp dụng chỉ tiêu giá trị gia tăng để đánh giá dự án.

Một dự án đầu tư được xã hội chấp nhận khi nó thực sự mang lại hiêu quả kinh tếchung cho toàn nền kinh tế quốc dân thông qua thặng dư (SS)

 Công thức giản đơn: Số liệu đưa vào tính toán được lấy của năm bình thường tđại diện cho đời hoạt động của dự án thường là năm được chọn để lấy số liệu phântích hiệu quả thương mại

- Công thức:

SS t=VAt - Wt = Ot – (MIt + Dt + RPt) –Wt; (1.16)+ Trong Wt không được tính tiền lương, bảo hiểm của lao động nước ngoài+ Công thức này được áp dụng với các dự án nhỏ, thời gian tồn tại ngắn, cóluồng giá trị gia tăng các năm như nhau hay trong nghiên cứu tiền khả thi

 Công thức chiết khấu

Số liệu đưa vào tính toán trong suốt đời dự án chiết khấu về hiện tại

Công thức trên thường được sử dụng để đánh giá dự án có vốn đầu tư lớn hoặcgiá trị gia tăng các năm không bằng nhau hoặc trong nghiên cứu khả thi

> 0 thì dự án thực sự có hiệu quả kinh tế quốc dân

và được chấp nhận đầu tư theo chỉ tiêu này

Trang 26

+ Trong trường hợp so sánh nhiều dự án độc lập để lựa chọn thì dự án được lựa

2.2.1.2 Phân tích hiệu quả dự án đầu tư trong điều kiện bất định

Trong công tác lập, phân tích và lựa chọn các dự án đầu tư, các chỉ tiêu thườngdùng để đánh giá dự án như: NPV, IRR, PVR tính toán trên đều coi là thực hiệntương đối ổn định tức là không có những bất trắc, rủi ro hay nói cách khác là coi xácsuất thành công của dự án bằng 1 Nhưng các nhà đầu tư đều nhận thấy rằng mìnhkhông thể và không luôn đúng, cho dù việc tính toàn đến đâu thì cũng gặp bất trắc rủ rotrong đó Nếu các phương án đánh giá không phản ánh được sự bất trắc rủ ro thì mọigiả thiết được đưa ra chỉ là phỏng đoán một cách tốt nhất và kết quả cuối cùng là sựtổng hợp các phỏng đoán này Việc đưa ra các quyết định đầu tư trên cơ sở các phỏngđoán tốt nhất thì sẽ có hại Trong phần này sẽ lựa chọn phương pháp phân tích độ nhạygiản đơn để đánh giá dự án trong điều kiện bất trắc rủi ro Lý do lựa chọn phương phápnày là vì đối với phương pháp phân tích ước lượng mang tính chất ước lượng kinhnghiệm, không hoàn toàn phù hợp chính xác với từng lĩnh vực đầu tư cụ thể Còn đốivới phương pháp phân tích kỳ vọng cần phải cần phải có thống kê thực tế để phân tíchxác suất xảy ra biến cố i… đối với phương pháp phân tích độ nhạy của dự án:

- Là phương pháp đánh giá tácđộng của sự bất trắc đối với các khoản đầu tư

bằng cách xác định các chỉ tiêu đánh giá dự án thay đổi như thế nào khi các biến số đầuvào và đầu ra thay đổi

- Phân tích độ nhạy của dự án là xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả của

dự án: NPV, IRR… khi các yếu tố liên quan đến các chỉ tiêu đó thay đổi Thôngthường là xem xét đến sự thay đổi của giá bán, sản lượng, các chi phí đầu vào Ảnhhưởng của các chỉ tiêu này lớn hay nhỏ so vói chỉ tiêu hiệu quả thì sẽ thể hiện chỉ tiêu

đó có ảnh hưởng quan trọng hay không quan trọng đến hiệu quả dự án

- Phân tích độ nhạy giúp cho nhà đầu tư đưa ra những kết luận cần thiết về tínhchắc chắn của hiệu quả kinh tế của dự án Nói cách khác, là để đánh giá độ bất trắc rủi

ro của dự án, giúp cho các nhà đầu tư sẽ lựa chọn được các dự án có độ an toàn cao

Trang 27

Nghĩa là dự án vẫn có hiệu quả khi các yếu tố ảnh hưởng đến dự án thay đổi theo chiềuhướng không có lợi

Các phương pháp phân tích độ nhạy:

Phân tích độ nhạy đơn giản.

 Phân tích độ nhạy xác suất

Tuy nhiên, với phương pháp phân tích độ nhạy xác suất tương đối phức tạp nên chúng

ta chỉ phân tích độ nhạy giản đơn

Để phân tích độ nhạy giản đơn cần tiền hành qua 4 bước sau:

- Bước 1: Chọn các biến số điển hình (tác động mạnh đến dự án) để phân tích

- Bước 2: Tiến hành phân tích độ nhạy đơn biến số tức là xem xét sự biến đổicủa chỉ tiêu cần đánh giá sẽ thay đổi thế nào so với giá trị phỏng đoán tốt nhất khi chomột biến số nào đó thay đổi ở các mức khác nhau Quá trình được làm tương tự với cácbiến số khác Kết quả tính toán cho phép nhận định được mức độ ảnh hưởng khác nhaucủa từng biến số tới chỉ tiêu đánh giá

- Bước 3: Tiến hành tập hợp tất cả các biến số ảnh hưởng đến các chỉ tiêu đánhgiá thành dãy các số liệu theo thứ tự nhân tố ảnh hưởng mạnh đến nhân tố ảnh hưởngyếu và ước đoán mức độ biến thiên của từng biến ở mức nhiều nhất là bao nhiêu %(thường dựa vào số liệu thống kê và dự báo)

- Bước 4: Kết hợp tình huống đồng thời các biến số biến thiên sẽ cho kết quả tốtnhất hoặc tồi nhất so với giá trị mong đợi dự kiến để tiến hành tính các chỉ tiêu đánhgiá hiệu quả kinh tế của dự án tương ứng

Phương pháp này sẽ làm cho việc quyết định đầu tư dễ dàng hơn đối với cáctrường hợp khi:

- Một dự án tỏ ra thỏa đáng thậm chí cả khi gặp phải tình huống bi quan thì hoàntoàn được chấp nhận

- Một dự án tỏ ra không thỏa đáng cả khi gặp tình huống lạc quan thì khôngchấp nhận được

- Một dự án tỏ ra tốt đối với tình huống lạc quan và mong đợi dự kiến, nhưng tồivới tình huống bi quan thì nên để nghiên cứu thêm về xác xuất xảy ra các rủi ro bất trắcliên quan để đưa ra một quyết định có ý nghĩa

Trang 28

PHẦN III:

TÍNH TOÁN CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ

THƯƠNG MẠI

Trang 29

1 Phân tích hiệu quả kinh tế vốn đầu tư

1.1 Nhóm phương pháp giản đơn (tĩnh)

a Hệ số hoàn vốn giản đơn

Giả sử ta chọn năm bình thường là năm thứ 4 của dự án, khi đó sử dụng số liệubảng 1PL, bảng 7PL và công thức (1.1), ta có:

R = P+Y I x 100 = 32.723.293,48+7.474 277,93160.799 864 x 100 = 24,9985%

So sánh với tỉ lệ lãi vay vốn là 10% ta thấy dự án chấp nhận được theo phươngdiện này

b Thời hạn thu hồi vốn

Sử dụng công thức (1.2) (1.3) (1.4) và số liệu trong bảng 1PL, bảng 2PL vàbảng 7PL để tính toán

Vì (Pt + Dt) các năm là không bằng nhau, nên ta lập bảng sau:

Bảng 1: Thời gian hoàn vốn

1.2 Nhóm phương pháp chiết khấu luồng tiền mặt

a Giá trị hiện tại ròng

Trang 30

Vận dụng các công thức (1.6), (1.7) và số liệu bảng 9PL: Tính toán giá trị hiệntại ròng và tỉ suất hoàn vốn nội bộ của dự án.

Kết quả tính toán được:

diện này

b Tỉ suất hoàn vốn nội bộ

Áp dụng công thức (1.8) và theo số liệu bảng 9PL: Tính tỷ suất hiện tại ròng của dự ánvới các tỷ suất chiết khấu khác nhau Chọn r1= 23% và r2= 23,2%, ta tính được:

NPV1= 378.325,08 và NPV2 = -617.471,67

Kết quả thu được:

IRR = 23,08% > rck = 10% cho thấy dự án hoàn toàn chấp nhận được theophương diện này

c Tỉ lệ chi phí/lợi ích

Sử dụng số liệu trong bảng 9PL và công thức (1.10), ta tính được:

Kết quả cho thấy: B/C = 1,153 > 1, dự án đưa vào kinh doanh có khả năng bù đắp đượcchi phí và thu lợi ở thời điểm hiện tại (năm thứ 1) cứ chi 1 đồng vốn thì sẽ thu được1,153 đồng Dự án hoàn toàn chấp nhận được theo phương diện này

d Tỉ lệ giá trị hiện tại ròng

Trang 31

Như vậy: Đây là một dự án tốt thông qua các chỉ tiêu đối với một dự án như

NPV, IRR, B/C, PVR đều đạt được, thể hiện dự án có hiệu quả kinh tế cao Khi dự án

đi vào hoạt động không bị thua lỗ mà còn sinh lời.

2 Phân tích tài chính

2.1 Phân tích cơ cấu nguồn vốn đầu tư

Dự án đầu tư khai thác, chế biến đá ốp lát tại mỏ Lộc Điền, Phú Lộc, Thừa ThiênHuế là dự án có thời gian đầu tư là 2 năm và hoạt động 28 năm, tổng là 30 năm Vìvậy, phải sử dụng nhóm phương pháp chiết khấu luồng tiền mặt gồm các chỉ tiêu giá trịhiện tại ròng (NPV), tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR), tỷ lệ lợi ích trên chi phí (B/C), tỷ lệgiá trị hiện tại ròng (PVR) để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư mà không thể dụngchỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn giản đơn (R, Re) Vì nhóm phương pháp này cho kết quả có độchính xác cao hơn

Từ số liệu bảng 1-2-7-9PL và kết quả tính toán ở mục 1, ta có bảng 2 sau

Giá trị hiện tại ròng NPV 124.248.076,32 (1000đ) > 0

Tỷ lệ lợi ích trên chi phí B/C 1,153 > 1

Tỷ lệ giá trị hiện tại ròng PVR 0,96 > 0

Áp dụng công thức (1.6), (1.7) cho bảng 9PL ta có: giá trị hiện tại ròng NPV=

124.248.076,32 (1000Đ) > 0 Dự án có dòng tiền thu lớn hơn dòng tiền chi Nguồn thu

có thể bù đắp toàn bộ các khoản chi phí hoạt động, việc đầu tư vào dự án chắc chắn

mang lại lợi nhuận cho dự án, theo tính toán ước tính là 124.248.076,32 nghìn đồng.

Do đó có thể chấp nhận dự án theo phương diện này

Áp dụng công thức 1.8 cho bảng 9PL: Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR = 23,08% > r (r

= 10%) Lãi suất mà dự án đem lại cao hơn chi phí cơ hội sử dụng vốn của dự án vì vậymang lại lợi nhuận cho dự án từ phần chênh lệch 13,08% Nó phản ánh mức tăngtrưởng của dự án trong tương lai là 23,08%, cũng như chi phí cơ hội sử dụng vốn tối đa

mà dự án có thể chấp nhận được là 23,08% nhưng thực tế chi phí cơ hội chỉ là 10% Vìvậy theo chỉ tiêu này thì dự án được chấp nhận đầu tư

Áp dụng công thức (1.10) và bảng 9PL, ta có: Tỷ lệ lợi ích trên chi phí B/C =1.153 > 1 Do đó thu nhập của dự án có thể bù đắp được chi phí bỏ ra và có khả năng

Trang 32

sinh lời là 0.153 nghìn đồng lợi nhận trên 1000đ chi phí Cứ 1000đ chi phí bỏ ra thìđem lại cho dự án 1.153đ doanh thu.

Áp dụng công thức 1.16 và số liệu bảng 1PL, bảng 9PL ta có: tỷ lệ giá trị hiện tạiròng PVR = 0,96 > 0 Điều đó chứng tỏ lợi nhuận ròng của dự án mang lại có thể bùđắp lại vốn đầu tư ban đầu

Vậy qua các số liệu trên: thời gian hoàn vốn là 4 năm 1,24 tháng, NPV =

124.248.076,32 > 0 (1000Đ), IRR = 23,08% > R (10%), B/C = 1,153 > 1, PVR = 0,96

> 0, chứng minh dự án đạt hiệu quả về vốn đầu tư và có khả năng thực hiện được

2.2 Phân tích khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán của dự án: dựa vào số liệu đã tính được ở bảng 5PL và bảng8PL, Trong khoảng thời gian 5 năm đầu kể từ khi bắt đầu xây dựng (3 năm sau khi bắtđầu đi vào hoạt động), dự án rất căng thẳng về tiền vì đều bội chi Nhưng trong cácnăm tiếp theo, dự án đã khắc phục được tình hình tài chính và đã bù đắp được lượngtiền bội chi trong các năm đầu Vì vậy, dự án chấp nhận được theo phương diện này

3 Phân tích độ nhạy của dự án

Với kết quả tính toán đầu tư ở bảng trên, về mặt lý thuyết thì dự án hoàn toànchấp nhận được Song để có yên tâm hơn khi ra quyết định đầu tư, chúng ta tiến hànhphân tích độ nhạy của dự án

Trong dự án này, liên hệ với điều kiện hiện tại thì các số liệu về vốn đầu tư,các quy định về lãi suất và các loại thuế được coi là nhân tố ổn định còn các số liệu vềdoanh thu, chi phí vận hành có thể bị thay đổi mạnh do bị ảnh hưởng của rất nhiềunhân tố khác nhau Dự kiến về ảnh hưởng của lạm phát kinh tế và biến động của thìtrường đến các biến doanh thu và chi phí vận hành, do vậy ta chọn các biến này đểđánh giá sự thay đổi chúng ảnh hưởng đến tính toán các chỉ tiêu kinh tế để phân tích dự

án Kết quả tính toán ảnh hưởng của từng nhân tố cố định khi cố định nhân tố khác cácchỉ tiêu đánh giá NPV, IRR trong bảng sau:

Trang 33

Bảng 3: Mức độ biến động dự kiến và kết quả tính các chỉ tiêu tương ứng

Mức độ biến động dự kiến và kết quả tính các chỉ tiêu tương ứng

Tăng 10% NPV= 217.933.784,56

Doanhthu

Tăng 5% NPV= 100.552.941,33

Giảm 10% NPV= 171.638.346,32 Giảm 5% NPV= 147.943.211,32

Dựa vào bảng trên ta biểu diễn trên đồ thị như sau:

Hình 2 Biểu đồ biểu diễn sự phụ thuộc của NPV vào các biến số

doanh thu và chi phí hoạt động

50,000,000.00100,000,000.00150,000,000.00200,000,000.00250,000,000.00

Biểu đồ thể hiện sự biến động của NPV

Trang 34

Hình 3 Biểu đồ biểu diễn sự phụ thuộc của IRR vào các biến số

doanh thu và chi phí hoạt động

Biểu đồ thể hiện sự biến động của IRR

Qua bảng trên ta thấy, doanh thu là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất, chi phí hoạtđộng là nhân tố ảnh hưởng ít hơn đến các chỉ tiêu tính toán Giả sử các nhân tố này cóthể biến động đến mức 10%, do đó ta chọn mức tăng, giảm 10% làm các mức xảy racác trường hợp tốt nhất và xấu nhất để phân tích độ nhạy của các chỉ tiêu cần tính

Bảng 4: Tập hợp kết quả tính toán các chỉ tiêu NPV, IRR tương ứng với các

trường hợp tốt nhất và xấu nhất của dự án Trường hợp tốt nhất Doanh thu tăng 10% NPV 130.847.172,71

Trường hợp dự kiến Các nhân tố không thay đổi NPV 124.248.076,32

Trường hợp xấu nhất Doanh thu giảm 10% NPV 9.986.002,71

Các kết quả cho thấy dự án này thỏa đáng cả với các điều kiện tốt nhất và với cácđiều kiện xấu nhất Trong điều kiện xấu nhất, dự án vẫn đem lại hiệu quả kinh tế và lợinhuận cho chủ đầu tư Do vậy, việc quyết định đầu tư vào dự án là hoàn toàn chấpnhận được theo phương diện này

Trang 35

Căn cứ số liệu trong bảng 6PL và công thức (1.11), (1.12) và (1.13), ta có:

PV(VA) = 557.702.278,61 (triệu đồng)

Như vậy là sau toàn bộ 20 năm hoạt động của dự án thì giá trị gia tăng của dự án làPV(VA) = 557.702.278,61 (triệu đồng)

Trang 36

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Từ các kết qủa tính toán ở chương 3 ta nhận thấy dự án không chỉ đạt được hiệuquả thương mại mà còn mang lại hiệu quả kinh tế quốc dân Vì thế có thể kết luận: theophương án này, dự án hoàn toàn có tính khả thi Nhà đầu tư có thể yên tâm đầu tư vào

dự án

Điều đó được thế hiện qua các chỉ tiêu sau:

-Thời hạn thu hồi vốn là 4 năm 1,24 tháng kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động

-Giá trị hiện tại ròng của dự án đạt NPV(r=10%)= 124.248.076,32 nghìn đồng.

-Tỉ suất hoàn vốn nội bộ của dự án: IRR= 23,08%

Thông qua những con số nêu trên nếu ta nói rằng chủ đầu tư có thể đầu tư vào

dự án này Tuy nhiên với sự biến động của doanh thu và chi phí vận hành, để có thểđưa ra được quyết định chính xác nhất thì chủ đầu tư cần phải xem xét thêm thông tin

về xác xuất dự kiến xảy ra của các biến số trong trường hợp xấu nhất

Theo ý kiến của riêng nhóm em, dựa trên các dữ liệu phân tích được ở trên,nhóm em sẽ chấp nhận cho Dự án đầu tư khai thác, chế biến đá ốp lát tại mỏ Lộc Điền,Phú Lộc, Thừa Thiên Huế (PA nửa mỏ) Tuy nhiên, để hạn chế những rủi ro có thể gặpphải cần:

 Thực hiện tiết kiệm, tránh tình trạng hao hụt, hạn chế các chi phí có thể phátsinh

 Giải trình thu chi cụ thể, rõ ràng

Trên đây là 1 số ý kiến riêng của chúng em khi làm đồ án, rất mong sự giúp đỡcủa các thầy cô và các bạn để đồ án này được hoàn thiện hơn

Do còn hạn chế về mặt kiến thức và cũng là lần đầu làm đồ án môn học nên đồ

án của chúng em không tránh khỏi những sai sót Vì vậy, chúng em rất mong nhậnđược sự góp ý và giúp đỡ của các thầy cô để chúng em sữa chữa đồ án được hoàn thiện

hơn Chúng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô Đặc biệt, chúng em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Ths.Phạm Ngọc Tuấn - đã giúp cho nhóm em hoàn thành đồ án môn học này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm2021

Sinh viên thực hiện

Phạm Hải Yến Nhi

Mã số sinh viên

1824010599

Trang 37

PHỤ LỤC BẢNG 1 TẬP HỢP VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN

Tổng vốn dầu tư cần huy động 50.000.000 87.818.058 10.000.000 147.818.058

Tổng mức vốn đầu tư ban đầu 52.000.000 98.799.864 10.000.000 160.799.864

B Nguồn vốn cần huy động để đầu tư 50.000.000 87.818.058 10.000.000 147.818.058

Trang 38

Tỷ lệ (%) 79,70%

BẢNG 2: KHẤU HAO

Tuổi thọ dự kiến (Năm )

Thời gian khấu hao (Năm)

Mức khấu hao hàng năm (USD)

Vốn thay thế (USD)

Mức khấu hao hàng năm sau khi tái đầu tư lần 1 (USD)

Gía trị còn lại ở năm cuối (USD)

Ngày đăng: 03/10/2021, 16:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Hệ thống phương pháp phân tích hiệu quả dự án đầu tư phát triển theo quan điểm của UNIDO - Đồ án quản trị dự án đầu tư  đánh giá hiệu quả thương mại và tính giá trị gia tăng dự án đầu tư khai thác, chế biến đá ốp lát tại mỏ lộc điền, phú lộc, thừa thiên huế
Hình 1. Hệ thống phương pháp phân tích hiệu quả dự án đầu tư phát triển theo quan điểm của UNIDO (Trang 11)
Sử dụng công thức (1.2) (1.3) (1.4) và số liệu trong bảng 1PL, bảng 2PL và bảng 7PL để tính toán. - Đồ án quản trị dự án đầu tư  đánh giá hiệu quả thương mại và tính giá trị gia tăng dự án đầu tư khai thác, chế biến đá ốp lát tại mỏ lộc điền, phú lộc, thừa thiên huế
d ụng công thức (1.2) (1.3) (1.4) và số liệu trong bảng 1PL, bảng 2PL và bảng 7PL để tính toán (Trang 30)
BẢNG 1. TẬP HỢP VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN - Đồ án quản trị dự án đầu tư  đánh giá hiệu quả thương mại và tính giá trị gia tăng dự án đầu tư khai thác, chế biến đá ốp lát tại mỏ lộc điền, phú lộc, thừa thiên huế
BẢNG 1. TẬP HỢP VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN (Trang 38)
BẢNG 3: GIÁ TRỊ THU NHẬP HÀNG NĂM - Đồ án quản trị dự án đầu tư  đánh giá hiệu quả thương mại và tính giá trị gia tăng dự án đầu tư khai thác, chế biến đá ốp lát tại mỏ lộc điền, phú lộc, thừa thiên huế
BẢNG 3 GIÁ TRỊ THU NHẬP HÀNG NĂM (Trang 40)
I Sản lượng sản phẩm - Đồ án quản trị dự án đầu tư  đánh giá hiệu quả thương mại và tính giá trị gia tăng dự án đầu tư khai thác, chế biến đá ốp lát tại mỏ lộc điền, phú lộc, thừa thiên huế
n lượng sản phẩm (Trang 41)
I Sản lượng sản phẩm - Đồ án quản trị dự án đầu tư  đánh giá hiệu quả thương mại và tính giá trị gia tăng dự án đầu tư khai thác, chế biến đá ốp lát tại mỏ lộc điền, phú lộc, thừa thiên huế
n lượng sản phẩm (Trang 42)
BẢNG 3: GIÁ TRỊ THU NHẬP HÀNG NĂM (Tiếp) - Đồ án quản trị dự án đầu tư  đánh giá hiệu quả thương mại và tính giá trị gia tăng dự án đầu tư khai thác, chế biến đá ốp lát tại mỏ lộc điền, phú lộc, thừa thiên huế
BẢNG 3 GIÁ TRỊ THU NHẬP HÀNG NĂM (Tiếp) (Trang 42)
BẢNG 4: CHI PHÍ VẬN HÀNH VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM QUA CÁC NĂM - Đồ án quản trị dự án đầu tư  đánh giá hiệu quả thương mại và tính giá trị gia tăng dự án đầu tư khai thác, chế biến đá ốp lát tại mỏ lộc điền, phú lộc, thừa thiên huế
BẢNG 4 CHI PHÍ VẬN HÀNH VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM QUA CÁC NĂM (Trang 43)
BẢNG 5: THANH TOÁN TÀI CHÍNH - Đồ án quản trị dự án đầu tư  đánh giá hiệu quả thương mại và tính giá trị gia tăng dự án đầu tư khai thác, chế biến đá ốp lát tại mỏ lộc điền, phú lộc, thừa thiên huế
BẢNG 5 THANH TOÁN TÀI CHÍNH (Trang 46)
BẢNG 6: TÍNH GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG - Đồ án quản trị dự án đầu tư  đánh giá hiệu quả thương mại và tính giá trị gia tăng dự án đầu tư khai thác, chế biến đá ốp lát tại mỏ lộc điền, phú lộc, thừa thiên huế
BẢNG 6 TÍNH GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (Trang 47)
BẢNG 6: TÍNH GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (Tiếp) - Đồ án quản trị dự án đầu tư  đánh giá hiệu quả thương mại và tính giá trị gia tăng dự án đầu tư khai thác, chế biến đá ốp lát tại mỏ lộc điền, phú lộc, thừa thiên huế
BẢNG 6 TÍNH GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (Tiếp) (Trang 49)
BẢNG 6: TÍNH GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (Tiếp) - Đồ án quản trị dự án đầu tư  đánh giá hiệu quả thương mại và tính giá trị gia tăng dự án đầu tư khai thác, chế biến đá ốp lát tại mỏ lộc điền, phú lộc, thừa thiên huế
BẢNG 6 TÍNH GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (Tiếp) (Trang 50)
BẢNG 7: DỰ TRÙ CÁC KHOẢN LỖ VÀ TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP (Tiếp) - Đồ án quản trị dự án đầu tư  đánh giá hiệu quả thương mại và tính giá trị gia tăng dự án đầu tư khai thác, chế biến đá ốp lát tại mỏ lộc điền, phú lộc, thừa thiên huế
BẢNG 7 DỰ TRÙ CÁC KHOẢN LỖ VÀ TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP (Tiếp) (Trang 52)
5 Thu nhập thuần - Đồ án quản trị dự án đầu tư  đánh giá hiệu quả thương mại và tính giá trị gia tăng dự án đầu tư khai thác, chế biến đá ốp lát tại mỏ lộc điền, phú lộc, thừa thiên huế
5 Thu nhập thuần (Trang 53)
BẢNG 8: DỰ TRÙ CẦN ĐỐI THU CHI - Đồ án quản trị dự án đầu tư  đánh giá hiệu quả thương mại và tính giá trị gia tăng dự án đầu tư khai thác, chế biến đá ốp lát tại mỏ lộc điền, phú lộc, thừa thiên huế
BẢNG 8 DỰ TRÙ CẦN ĐỐI THU CHI (Trang 54)
BẢNG 8: DỰ TRÙ CẦN ĐỐI THU CHI (Tiếp) - Đồ án quản trị dự án đầu tư  đánh giá hiệu quả thương mại và tính giá trị gia tăng dự án đầu tư khai thác, chế biến đá ốp lát tại mỏ lộc điền, phú lộc, thừa thiên huế
BẢNG 8 DỰ TRÙ CẦN ĐỐI THU CHI (Tiếp) (Trang 56)
BẢNG 8: DỰ TRÙ CẦN ĐỐI THU CHI (Tiếp) - Đồ án quản trị dự án đầu tư  đánh giá hiệu quả thương mại và tính giá trị gia tăng dự án đầu tư khai thác, chế biến đá ốp lát tại mỏ lộc điền, phú lộc, thừa thiên huế
BẢNG 8 DỰ TRÙ CẦN ĐỐI THU CHI (Tiếp) (Trang 57)
BẢNG 9: TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ HIỆN TẠI RÒNG CỦA DỰ ÁN VỚI CÁC TỶ SUẤT CHIẾT KHẤU KHÁC NHAU (Tiếp) - Đồ án quản trị dự án đầu tư  đánh giá hiệu quả thương mại và tính giá trị gia tăng dự án đầu tư khai thác, chế biến đá ốp lát tại mỏ lộc điền, phú lộc, thừa thiên huế
BẢNG 9 TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ HIỆN TẠI RÒNG CỦA DỰ ÁN VỚI CÁC TỶ SUẤT CHIẾT KHẤU KHÁC NHAU (Tiếp) (Trang 59)
BẢNG 9: TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ HIỆN TẠI RÒNG CỦA DỰ ÁN VỚI CÁC TỶ SUẤT CHIẾT KHẤU KHÁC NHAU (Tiếp) - Đồ án quản trị dự án đầu tư  đánh giá hiệu quả thương mại và tính giá trị gia tăng dự án đầu tư khai thác, chế biến đá ốp lát tại mỏ lộc điền, phú lộc, thừa thiên huế
BẢNG 9 TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ HIỆN TẠI RÒNG CỦA DỰ ÁN VỚI CÁC TỶ SUẤT CHIẾT KHẤU KHÁC NHAU (Tiếp) (Trang 61)
BẢNG 10: TÍNH GIÁ TRỊ HiỆN TẠI RÒNG VÀ IRR KHI DOANH THU TĂNG 10%, CHI PHÍ VẬN HÀNH GIẢM 10% - Đồ án quản trị dự án đầu tư  đánh giá hiệu quả thương mại và tính giá trị gia tăng dự án đầu tư khai thác, chế biến đá ốp lát tại mỏ lộc điền, phú lộc, thừa thiên huế
BẢNG 10 TÍNH GIÁ TRỊ HiỆN TẠI RÒNG VÀ IRR KHI DOANH THU TĂNG 10%, CHI PHÍ VẬN HÀNH GIẢM 10% (Trang 62)
BẢNG 10: TÍNH GIÁ TRỊ HiỆN TẠI RÒNG VÀ IRR KHI DOANH THU TĂNG 10%, CHI PHÍ VẬN HÀNH GIẢM 10% (Tiếp) - Đồ án quản trị dự án đầu tư  đánh giá hiệu quả thương mại và tính giá trị gia tăng dự án đầu tư khai thác, chế biến đá ốp lát tại mỏ lộc điền, phú lộc, thừa thiên huế
BẢNG 10 TÍNH GIÁ TRỊ HiỆN TẠI RÒNG VÀ IRR KHI DOANH THU TĂNG 10%, CHI PHÍ VẬN HÀNH GIẢM 10% (Tiếp) (Trang 65)
BẢNG 11: TÍNH GIÁ TRỊ HiỆN TẠI RÒNG VÀ IRR KHI DOANH THU GIẢM 10%, CHI PHÍ VẬN HÀNH TĂNG 10% - Đồ án quản trị dự án đầu tư  đánh giá hiệu quả thương mại và tính giá trị gia tăng dự án đầu tư khai thác, chế biến đá ốp lát tại mỏ lộc điền, phú lộc, thừa thiên huế
BẢNG 11 TÍNH GIÁ TRỊ HiỆN TẠI RÒNG VÀ IRR KHI DOANH THU GIẢM 10%, CHI PHÍ VẬN HÀNH TĂNG 10% (Trang 66)
BẢNG 11: TÍNH GIÁ TRỊ HIỆN TẠI RÒNG VÀ IRR KHI DOANH THU GIẢM 10%, CHI PHÍ VẬN HÀNH TĂNG 10% (Tiếp) - Đồ án quản trị dự án đầu tư  đánh giá hiệu quả thương mại và tính giá trị gia tăng dự án đầu tư khai thác, chế biến đá ốp lát tại mỏ lộc điền, phú lộc, thừa thiên huế
BẢNG 11 TÍNH GIÁ TRỊ HIỆN TẠI RÒNG VÀ IRR KHI DOANH THU GIẢM 10%, CHI PHÍ VẬN HÀNH TĂNG 10% (Tiếp) (Trang 67)
BẢNG 11: TÍNH GIÁ TRỊ HIỆN TẠI RÒNG VÀ IRR KHI DOANH THU GIẢM 10%, CHI PHÍ VẬN HÀNH TĂNG 10% (Tiếp) - Đồ án quản trị dự án đầu tư  đánh giá hiệu quả thương mại và tính giá trị gia tăng dự án đầu tư khai thác, chế biến đá ốp lát tại mỏ lộc điền, phú lộc, thừa thiên huế
BẢNG 11 TÍNH GIÁ TRỊ HIỆN TẠI RÒNG VÀ IRR KHI DOANH THU GIẢM 10%, CHI PHÍ VẬN HÀNH TĂNG 10% (Tiếp) (Trang 68)
BẢNG 11: TÍNH GIÁ TRỊ HIỆN TẠI RÒNG VÀ IRR KHI DOANH THU GIẢM 10%, CHI PHÍ VẬN HÀNH TĂNG 10% (Tiếp) - Đồ án quản trị dự án đầu tư  đánh giá hiệu quả thương mại và tính giá trị gia tăng dự án đầu tư khai thác, chế biến đá ốp lát tại mỏ lộc điền, phú lộc, thừa thiên huế
BẢNG 11 TÍNH GIÁ TRỊ HIỆN TẠI RÒNG VÀ IRR KHI DOANH THU GIẢM 10%, CHI PHÍ VẬN HÀNH TĂNG 10% (Tiếp) (Trang 69)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w