1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu Trắc nghiệm sản khoa (Phần 6) pptx

7 762 23

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 127,13 KB

Nội dung

Trắc nghiệm sản khoa (Phần 6) TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG TH2. Sản phụ 28 tuổi, PARA 1001, mang thai 38 tuần (SA 3 tháng đầu), nhập viện vì đau trằn bụng. Tiền căn: đã mổ lấy thai (ko nhớ lý do mổ), bé cân nặng 2.500g. Sản phụ ko khám thai định kỳ. Sản phụ ko mang theo giấy ra viện & giấy phẫu thuật lần trước. - tỉnh, tiếp xúc tốt, niêm hồng - DHST: M80, HA 110/70 - tim, phổi chưa phát hiện gì bất thường - vết mổ dọc giữa dưới rốn, sẹo lành tốt - BCTC 32cm, Leopold: ngôi mông, lưng bên (T) - cơn co thưa, tim thai 150l/p đều - ấn trên xg vệ ko đau vết mổ - CTC khép. 1. hãy nêu 2 thông tin cần biết nếu có giấy phẫu thuật & giấy xuất viện lần trước có thể giúp quyết định phẫu thuật hay theo dõi sanh ngã âm đạo. 2. Sản phụ đề nghị được siêu âm, hướng trả lời? -> đồng ý, vì nguyên nhân gây nên ngôi mông là nhau tiền đạo or não úng thủy, điều này có thể giúp ích trong vấn đề xử trí. TH3. Bà N.T.D 42 tuổi, 3 con, mang dụng cụ tử cung từ 2 năm nay. Bà ta bị ra huyết âm đạo rỉ rả đỏ sậm kéo dài > 10 ngày kèm theo đau bụng vùng hạ vị. Thăm khám thấy vòng đúng vị trí, tử cung hơi to hơn bình thường, ấn đau vừa. 1. Chẩn đoán nghĩ tới? -> thai trong tử cung, nhiễu trùng vùng chậu, u cơ tử cung. 2. cần những xét nghiệm nào? -> CTM, định lượng hCG, siêu âm vùng chậu, nội soi ổ bụng. 3. hướng xử trí? -> lấy vòng ra. TH4. Bà N.T.H 45 tuổi, đến khám vì rong kinh nhiều. Bà thấy chu kỳ kinh ngắn lại từ 1 năm nay (23 - 25 ngày), kinh nhiều kéo dài > 7 ngày. Ko đau vùng chậu, ko dùng thuốc ngừa thai. Tiền sử thắt vòi trứng năm 35 tuổi. Khám lâm sàng: - cao 150cm, nặng 65kg. HA 140/80, M88 - cổ tử cung xơ chắc, khó xác định kích thước tử cung vì thành bụng quá dầy CLS: - CTM có tình trạng thiếu máu thiếu sắt - Hb 9g/dl, sắt huyết thanh 45 mg/ml, Hct 29%. 1. xét nghiệm cần làm đầu tiên? 2. chẩn đoán thích hợp? 3. hướng điều trị? TH5. 1 phụ nữ 25 tuổi, tiền thai 1001. Cô ta đến khám phụ khoa định kỳ. Bác sĩ phát hiện cạnh trái tử cung có 1 khối d = 5cm, mật đồ mềm, ko đau, giới hạn rõ. Trên siêu âm đó là 1 focal echo trống, tròn đều, thành mỏng, ko có vách ngăn, d = 6cm. 1. chẩn đoán? 2. chẩn đoán phân biệt? 3. hướng xử trí? 4. tiên lượng? TH6. 1 phụ nữ 35 tuổi, tiền thai 2002. Cô ta đến khám phụ khoa vì ngứa âm hộ & huyết trắng nhiều. Từ 5 năm nay, BN chưa khám phụ khoa lần nào. Đặt mỏ vịt thấy thành âm đạo & CTC đỏ rực, vài điểm xuất huyết, huyết trắng nhiều dạng giống sữa đông, vón cục. 1. gọi ý tác nhân gây bệnh? -> Candida. 2. Cần làm thêm những xét nghiệm CLS nào cho đối tượng này? TH7 Sản phụ 30 tuổi, nhập viện lúc 15 giờ ngày 23/9/04 vì đau trằn bụng + ra nước âm đạo. Bệnh sử: kinh chót 2/12/03, chu kỳ kinh ko đều, 30 - 35 ngày sản phụ có đi khám thai 3 lần tại trạm y tế. Kết quả siêu âm vào ngày 18/2/04 là thai 9 tuần, tiêm ngừa uốn ván đầy đủ. Quá trình mang thai ko có gì bất thường. Cách nhập viện khoảng 7h ngày 23/9/04 sản phụ đau trằn bụng + ra nước âm đạo lượng nhiều, màu trắng đục -> nhập viện. tiền căn: PARA 1021. Sản phụ sanh thường 1 lần cách đây 3 năm bé trai CN 3.700g, sau sanh ko có gì bất thường, cắt may TSM. Khám: - tỉnh, tiếp xúc tốt, niêm hồng - M80, HA 120/80, T37oC - tim, phổi chưa phát hiện gì bất thường - Leopold: ngôi đầu, đã lọt, ULTL thai 3.300g - cơn co tử cung (2 cơn/ 10 phút): co 20'' nghỉ 3'45''; co 20''' nghỉ 4'30'' - tim thai 150 lần/p, đều - thăm âm đạo: + cổ tử cung 4cm, xóa 50%, trung gian, mật độ mềm + ối vỡ, nước ối trắng đục + ngôi chẩm, kiểu thể chẩm chậu (T) sau, độ lọt là 0, đầu có bướu huyết thanh nhỏ + mỏm nhô sờ ko chạm, 2 gai hông tù, góc vòm vệ > 90o - các cơ quan khác chưa phát hiện bệnh lý. KQSA: 1 thai đầu ở hạ vị. tim thai (+). cử động thai (+). BPD 93cm, FL 72cm Nhau mặt trước nhóm 1 độ III. Ối trung bình, chỉ số ối: 8. 1. chẩn đoán? 2. kể 2 yếu tố thuận lợi & 2 yếu tố bất lợi cho quá trình sanh ngã âm đạo trong tr/h này? 3. kể 2 yếu tố chứng tỏ thai đã đủ tháng? 4. thái độ xử trí? -> tăng co. TH8. BN nữ 25 tuổi, nhập viện lúc 19h ngày 23/9/04. lý do nhập viện: đau bụng vùng hạ vị. Bệnh sử: cách nhập viện 2 ngày BN cảm thấy đau bụng vùng hạ vị hơi lệch về bên (P), đau âm ỉ, ko kèm nôn ói & tiêu chảy. BN có đi khám bệnh tại bác sĩ tư (ko rõ chẩn đoán & điều trị) nhưng ko hết nên nhập viện. Tiền căn: KC 5/9/04, kinh áp chót 7/8/04 chu kỳ kinh đều 28 ngày, hành kinh 3 ngày, ko đau bụng khi hành kinh BN chưa có gia đình nhưng đã có quan hệ tình dục nhiều lần, lần cuối cùng cách đây 2 tháng. Bị huyết trắng & đã điều trị hết cách đây 1 tháng. Khám LS: - tỉnh, tiếp xúc tốt. Niêm hồng. M80, HA 120/80, T37oC - tim, phổi chưa phát hiện gì bất thường. Bụng mềm, gan lách sờ ko chạm - ko phản ứng phúc mạc. Mac Burney (-) - thăm âm đạo: + tử cung nhỏ, ngã trước, lắc ko đau. 2 phần phụ sờ ko chạm + các túi cùng mềm, trống. Gant ko dính máu. - KQSA: tử cung ngã trước, cấu trúc đồng dạng, DAP 40mm, nội mạc: 8mm - cạnh (P) tử cung có 1 khối echo hỗn hợp d = 3x2,5cm, túi cùng sau có ít dịch. 1. chẩn đoán? 2. chẩn đoán phân biệt? 3. nếu được chọn làm 1 xét nghiệm để củng cố cho chẩn đoán, anh (chị) sẽ chọn xn nào? 4. 1 đề nghị là "chọc dò túi cùng sau" anh (chị) đồng ý ko? tại sao? TH9. Chị Y, 30 tuổi, chưa mang thai lần nào, ko áp dụng biện pháp tránh thai nào. Chậm kinh 5 ngày, sau đó ra máu âm đạo kéo dài 1 tuần nay. Sáng nay chị ta thấy đau hạ vị dữ dội nên đến gặp bác sĩ. 1. Sau khi khám LS, để xác định chẩn đoán, CLS nào nên thực hiện? (chị ta có điều trị vô sinh cách đây 2 năm) -> siêu âm, test thai nhanh, CTM. 2. ngày nay người ta cho rằng tỷ lệ thai ngoài tử cung tăng có liên quan đến các yếu tố nào? -> tỷ lệ viêm vòi trứng tăng lên do các bệnh lây truyền qua đường tình dục, dụng cụ tử cung tránh thai ngày càng được sử dụng rộng rãi, điều trị vô sinh ngày càng tăng lên. 3. hướng xử trí? -> cho BN nhập viện ngay. TH10. 1 sản phụ vào viện ở tuổi thai 34 tuần, siêu âm mô tả nhau bám từ 1/2 dưới thân tử cung mặt trước che kín cả lỗ trong CTC. Hiện tại ko có chảy máu âm đạo. 1. chỉ ra các yếu tố nguy cơ gây nhau tiền đạo? -> tiền sử mổ lấy thai, tiền sử bị nhau tiền đạo, đa rạ. 2. trong tr/h này hãy chẩn đoán mức độ nhau tiền đạo? : Sản phụ được mổ lấy thai vào tuần lễ 38 thai kỳ. Bánh nhau bám ở mặt bên (P) thân trải dài đến sẹo mổ lần trước vòng qua lỗ trong CTC. Bóc nhau dễ dàng, máu mất khoảng 500ml, đem ra 1 bé trai 3.100g khóc tốt. Sản phụ hồi phục nhanh, ko truyền máu. 3. Mổ lấy thai trong nhau tiền đạo? -> đường rạch tử cung tốt nhất là đường rạch ngang đoạn dưới. . Trắc nghiệm sản khoa (Phần 6) TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG TH2. Sản phụ 28 tuổi, PARA 1001, mang thai 38 tuần (SA. Tiền căn: đã mổ lấy thai (ko nhớ lý do mổ), bé cân nặng 2.500g. Sản phụ ko khám thai định kỳ. Sản phụ ko mang theo giấy ra viện & giấy phẫu thuật lần trước.

Ngày đăng: 24/12/2013, 20:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN