CEOlà "vua"! Mặc kệ công ty kinh doanh thua lỗ trầm trọng, giá cố phiếu tụt thê thảm, rất nhiều CEO ở Mỹ vẫn đút túi những khoản lương, thưởng cao ngất. Ngay cả khi phải ra đi do điều hành kém cỏi, họ vẫn nhận được những khoản đền bù “kếch sù”. Người phải trả giá không ai khác là các cổ đông. Sướng như vua Citigroup phải trả cho Chuck Prince 10 triệu USD để vị CEO này chấp nhận ra đi sau khi có “công” làm ngân hàng này lún sâu trong “vũng bùn” của thị trường cho vay dưới chuẩn. Angelo Mozilo - nhà đồng sáng lập kiêm CEO của Countrywide Financial, kịp bán số cổ phiếu công ty trị giá hơn 100 triệu USD ngay trước khi giá trị của chúng chạm đáy. Stan O’Neal - sếp cũ của Merrill Lynch, rời công ty với 162 triệu USD trong hầu bao đúng một tuần sau khi công ty công bố khoản thua lỗ lớn chưa từng có trong lịch sử của mình. Các CEO, nhất là những ông trùm ở Phố Wall, đang điều hành công ty như những hoàng đế La Mã ngồi trên ngai vàng, vơ vét cho bản thân càng nhiều càng tốt mà không cần đếm xỉa tình hình tài chính của công ty mình như thế nào. Gần đây, Ủy ban Cải cách chính phủ và giám sát của Hạ viện Mỹ đã tiến hành một cuộc điều trần về vai trò của Prince, Mozilo, và O’Neal trong cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp. Trước Ủy ban, John Finnegan - người phụ trách ủy ban bồi thường của Merrill, giải thích rằng, trong 162 triệu USD mà O’Neal nhận được khi rời khỏi công ty, 130 triệu là tiền quy đổi từ số cổ phiếu mà O’Neal được thưởng cách đây vài năm nhưng chưa được trao tay. Henry Waxman - Chủ tịch Ủy ban, không hài lòng với lời giải thích này và nhắc lại rằng Merrill đã lỗ 2,4 tỷ USD trong quý III/2007 và 10,3 tỷ USD trong quý IV, còn giá cổ phiếu của công ty đã giảm một nửa. “Vậy tại sao công ty vẫn cứ chuyển số cổ phiếu này thành tiền mặt mà không thu hồi quyết định thưởng để hoàn lại tiền cho cổ đông?,”Waxman chất vấn. Finnegan thản nhiên trả lời rằng các điều khoản trong hợp đồng lao động của O’Neal ghi rõ công ty chỉ có thể sa thải ông trong trường hợp ông vi phạm nguyên tắc quản lý hay tham ô, gian lận, chứ không thể phạt ông về những kết quả tài chính kém cỏi. Bất khả xâm phạm Sau vụ Jeffrey Skilling - Giám đốc điều hành Enron bị kết án 24 năm tù và nộp phạt 18 triệu USD vì đã khiến tập đoàn năng lượng lớn nhất nước Mỹ phá sản, các CEO sửa đổi hợp đồng lao động với những điều khoản mới đảm bảo họ sẽ không bị sa thải gần như trong mọi trường hợp. Hợp đồng là do luật sư của chính các CEO soạn thảo và được thông qua chỉ trong nội bộ ban giám đốc. Thường thì những điều khoản về các đặc quyền của CEO chỉ được công bố khi đã quá muộn để các cổ đông, hay bất kỳ ai khác, có thể thay đổi chúng. Do vậy, khi muốn đề bạt một CEO mới, hội đồng quản trị công ty thông thường chỉ có thể “năn nỉ” CEO đương nhiệm ra đi với những điều khoản ưu đãi kèm theo một khoản tiền “đền bù” khổng lồ. Theo một nghiên cứu về khoảng 100 hợp đồng tuyển dụng CEO mới đây, có tới hơn 90% trường hợp là không thể sa thải CEO chỉ vì tội điều hành kém cỏi nếu như không trả cho anh ta hoặc cô ta một khoản tiền bồi thường lớn. Nell Minow - Giám đốc Corporate Library, một tổ chức nghiên cứu đang vận động đòi cải thiện chất lượng quản lý công ty, nói: “Nếu một nhân viên quèn mắc lỗi, anh ta hoặc cô ta sẽ bị sa thải ngay. Còn để sa thải một CEO, cần phải chứng minh vị sếp đó mắc tội ‘tày trời’, và đôi khi ngay cả ‘tội tày trời’ cũng không đủ.” Để đối phó với nguy cơ bị “truất ngôi”, các CEO còn chi phối ngầm tiểu ban kiểm toán của hội đồng quản trị bằng nhiều cách: kiểm soát luồng thông tin cung cấp cho các thành viên độc lập của tiểu ban; hối lộ những chuyên gia tư vấn được thuê đến giúp tiểu ban ấn định mức lương điều hành; bỏ phiếu ngăn cản đưa những ứng cử viên mà họ không ưa vào tiểu ban. Mặt khác, các CEO cũng chi tiền rất hào phóng cho các thành viên tiểu ban (tất nhiên là bằng tiền của công ty). Hầu hết các tiểu ban nhóm họp 8 lần một năm và cộng cả lượng thời gian tương đương mà các thành viên phải bỏ ra để chuẩn bị cho cuộc họp, thì mỗi năm họ làm việc có 30 ngày. Như vậy, mỗi thành viên trung bình được trả khoảng 275.000 USD cho 30 ngày làm việc, tương đương gần 10.000 USD một ngày, đấy là chưa kể tới việc phải trang trải cho họ chi phí đi lại để dự họp, tiền thuê khách sạn loại sang và vô số khoản phụ phí khác. Cách nào để hạ sự "ngông cuồng" của CEO Nhờ nắm trong tay nhiều cổ phiếu được mua ưu đãi, quyền lực của các CEO lớn đến mức họ có thể giật dây các cuộc cải cách trong công ty theo hướng có lợi cho bản thân. Cách duy nhất để ngăn cản họ thao túng hệ thống công ty là hoặc xóa sổ công ty hoặc dựng lên một nhân vật quyền lực đối trọng dám nói thẳng với các CEO rằng: “Nếu không đáp ứng được những tiêu chí này, ông sẽ mất việc.” Có điều là người dám nói câu trên ngay lập tức sẽ bị biến thành kẻ “tàn phế” với tiếng nói chẳng còn mảy may trọng lượng tại các cuộc họp bàn chính sách của công ty. Thực ra, các cổ đông chỉ dám hy vọng nhiều lắm là giảm bớt quyền hạn của CEO trong một số lĩnh vực, đầu tiên là tìm cách để việc sa thải họ bớt tốn kém hơn. Theo quy định ở Anh, các công ty phải bổ nhiệm một chủ tịch không điều hành có nhiệm vụ quản lý ban giám đốc và đại diện cho quyền lợi của cổ đông. Các công ty cũng phải công khai các điều khoản trong hợp đồng tuyển dụng CEO lên trang web của công ty và cho phép cổ đông được quyền bỏ phiếu về vấn đề đền bù cho CEO. Người Mỹ có thể bắt chước người Anh áp dụng các biện pháp trên bằng cách thay đổi những quy định niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán New York và Nasdaq hoặc sửa đổi luật pháp. Tuy nhiên, nếu các cổ đông không biết thương lấy tiền của mình thì sẽ chẳng cách gì có thể khiến các CEO bớt “ngông cuồng.” Giờ đây người ta đang kêu gọi các cổ đông hãy lên tiếng vì quyền lợi của mình. Tại Mỹ, họ được khuyên hãy gửi thư điện tử tới ứng cử viên tổng thống mà họ ủng hộ hoặc gọi điện tới đại diện của họ tại Quốc hội. Tốt hơn cả là họ cần “chăm chỉ” tham dự những cuộc họp thường niên của công ty mà mình có cổ phần và đặt ra những câu hỏi thật “hiểm hóc” đối với các CEO. Tóm lại, nếu các CEO làm mất tiền của các cổ đông, hãy bắt họ phải trả giá. . CEO là "vua"! Mặc kệ công ty kinh doanh thua lỗ trầm trọng, giá cố phiếu tụt thê thảm, rất nhiều CEO ở Mỹ vẫn đút túi những. không ai khác là các cổ đông. Sướng như vua Citigroup phải trả cho Chuck Prince 10 triệu USD để vị CEO này chấp nhận ra đi sau khi có “công” làm ngân hàng