Nhữngcuộc“seduyên”thànhcôngđầybấtngờcủacáccông ty đa quốc gia với các thương hiệu xã hội –phần2 Điều gì xảy ra khi các thương hiệu mang tính biểu tượng nhỏ kết hợp với các giá trị xã hội, hãy nghĩ về Ben & Jerry’s và bị mua lại bởi nhữngcông ty lớn hơn hãy nghĩ tới Unilever? Hỏi: Điều gì trong những bản thỏa thuận này lại thực sự hấp dẫn đối với triển vọng của “các chàng voi”? Đáp: Hầu hết cáccông ty lớn thànhcông đều xuất sắc trong việc lập kế hoạch kinh doanh, phân bổ vốn và thực hiện. Nhiều công ty cũng rất giỏi trong việc đổi mới sản phẩm theo sự cải tiến nhỏ không ngừng những sản phẩm đang có của mình cũng như một số lại lão luyện trong việc đổi mới trên quy mô lớn kiểu như phát triển hẳn những sản phẩm tương đối mới mẻ. Tuy nhiên, chỉ có một số ít là giỏi trong việc khai thác được những ý tưởng mới đầy ý nghĩa cũng như các phương pháp kinh doanh khác biệt hoàn toàn. Theo kinh nghiệm thì thật khó cho những ý tưởng càng mới lạ như vậy cạnh tranh được trong những doanh nghiệp lớn, nơi tiến trình lập kế hoạch kinh doanh và phân bổ đầu tư luôn theo những đổi mới càng truyền thống, càng được định rõ tốt hơn. Vì vậy, trong khi điều này vẫn có thể thực hiện được thì hầu như không mấy công ty quy mô lớn và thànhcông lại thích việc sẽ phải đề ra sự phát triển cho các kiểu kết hợp mới lạ về kinh doanh với ý tưởng xã hội nhằm cấu thành nên công nghệ xã hội đặc biệt mà những hãng nhỏ đang phát kiến ra. Điều này ngụ ý rằng, nếu cáccông ty lớn muốn có được lợi ích củanhững sản phẩm mới này và sự tăng trưởng tiềm năng củanhững thị trường đó thì việc mua lại có thể trở thành cách làm hiệu quả nhất mà quả thực, cũng chỉ có đó là cách thực hiện hiệu quả duy nhất. Hỏi: Các “chàng voi” bảo vệ sự hợp nhất giữa thương hiệu và giá trị xã hội củanhững “nàng chuột” như thế nào? Đáp: Nhữngcông ty lớn hiệu quả hơn từng công nhận rằng việc duy trì văn hóa đặc biệt của biểu tượng xã hội với phương pháp kinh doanh thực sự cần thiết để giữ vững các yếu tố thànhcông then chốt. Do đó, họ giữ lại cấp độ độc lập của tổ chức trên quy mô lớn với ý định tránh “sự ô nhiễm” củacông nghệ xã hội. Điều này thực sự trái ngược với phương pháp phổ biến trong các vụ mua lại nhằm tích hợp và hợp lý hóa cáctài sản thànhnhững hệ thống, cơ cấu và văn hóa theo người chủ sở hữu mới. Một số cơ chế cụ thể thường dùng trong những thỏa thuận chuột-voi thànhcông chính là các quy trình xử lý và cơ cấu quản lý nhằm đưa cho “các nàng chuột” khả năng xem xét và thậm chí là quyền phủ quyết đối với những hành động mà “các chàng voi” có thể gây nguy hiểm cho nhữngthành phần dường như trở nên thiết yếu đối với nền tảng các giá trị xã hội dưới sự tích hợp của thương hiệu. Việc giữ lại các nhà đầu tư tự doanh theo khuynh hướng xã hội trong những dự án kêu gọi vốn đầu tư thường được cân nhắc kỹ lưỡng. Bởi điều đó hết sức quan trọng đối với công ty lớn trong việc thừa nhận rằng họ không hiểu biết tường tận hoặc làm chủ được công nghệ xã hội mà hơn nữa còn cần tôn trọng sự cạnh tranh và kiến thức đặc biệt của biểu tượng xã hội. Trên thực tế, đây chính là điều hiệu quả nhất để xem xét việc mua lại như một cơ hội học hỏi phương pháp mới và nhận biết cách nó có thể làm tăng được các hoạt động còn lại củacông ty ra sao. Hỏi: Một số trở ngại mà cáccông ty đang cân nhắc những kiểu chiến lược mua lại này cần phải ghi nhớ là gì? Đáp: Hãy tránh việc cho rằng những vụ mua lại này giống như những vụ mua lại khác. Việc thất bại trong hiểu biết và đánh giá khía cạnh giá trị xã hội về các sứ mệnh hoặc thiếu tôn trọng văn hóa điều hành đặc biệt củacủanhững nàng chuột có thể tạo ra tính không tương hợp và xung đột mà gần như chắc chắn sẽ hủy bỏ mất sự “ve vãn” hoặc ảnh hưởng xấu tới cuộc “hôn nhân” này. Hãy tập trung vào các cơ hội tăng trưởng trước tiên chứ đừng tìm kiếm những điều hợp lý hóa chi phí ngay từ đầu bởi điều đó thường phá vỡ văn hóa thực sự đang có vấn đề cốt lõi đối với sự thànhcôngcủacác nàng chuột. Hỏi: Vậy thì cuối cùng, nàng chuột và chàng voi có sống hạnh phúc với nhau về sau không Đáp: Nhữngcuộc “hôn nhân” kiểu này mà chúng ta vừa bàn tới đều vẫn ở các giai đoạn đầu, vì vậy, chúng ta sẽ cần phải tiếp tục theo dõi xem chúng tiến triển ra sao. Tuy nhiên, bằng chứng mới có cũng gợi ý cho thấy rằng các nàng chuột tiết hạnh và những chàng voi giàu có sẽ vẫn hạnh phúc trên con đường đạt được mục đích riêng của mình. Việc mở rộng đang diễn ra, bởi vậy, đủ khả năng cho phép các nhà đầu tư tự doanh theo khuynh hướng xã hội giành được ảnh hưởng lớn hơn. Các kết quả về thâm nhập thị trường và tài chính tích cực đều đã đạt được, do đó đáp ứng được những mong muốn củacáccông ty lớn. Cũng có những cú đột phá và điều đó chỉ càng khẳng định thêm rằng các bên tham gia đều có đủ khả năng học hỏi cũng như điều chỉnh để bản thân mình tốt hơn trên con đường nắm lấy những sự hiệp lực tiềm năng. Từ triển vọng mở rộng hơn, những sự hợp nhất này cung cấp bằng chứng bổ sung rằng doanh nghiệp mang tính xã hội đang trở thành một phần không thể tách rời và trọn vẹn của thị trường cũng như nâng cao chất lượng thương hiệu cho những doanh nghiệp muốn cùng lúc tạo dựng được giá trị thương mại và xã hội. Hỏi: Các giáo sư có nghĩ rằng những kiểu hợp đồng như vậy sẽ trở nên thường xuyên hơn không? Đáp: Dứt khoát rồi. Một điều là số nhà đầu tư tự doanh theo khuynh hướng xã hội đang phát triển các tổ chức mới vì lợi nhuận với thành tố xã hội vẫn ngày một tăng trưởng liên tục. Mà một khi khái niệm của họ được triển khai và chứng minh được thì những tổ chức này về bản chất sẽ muốn mở rộng quy mô, cả về nắm bắtnhững lợi ích kinh tế tiềm năng cũng như tối đa hóa giá trị xã hội của mình. Cũng hết sức tự nhiên, các chủ sở hữu và nhà đầu tư ban đầu đều muốn tìm một số điểm rút vốn phù hợp (hoặc chí ít là thanh toán lợi tức). Và vì nhiều lý do khác nhau mà việc mua lại (thông qua sự thỏa thuận mua lại đã được dự tính thấu đáo) có thể trở thành động thái được ưa thích về cả quy mô và thời điểm rút vốn hoặc thanh toán lợi tức. Cáccông ty lớn sẽ liên tục tìm ra những cách để gia nhập vào các phân khúc thị trường mới nổi, nơi chi phí bảo hiểm cho các vấn đề xã hội luôn đi kèm với sự hấp dẫn cố hữu củanhững sản phẩm được đổi mới. Các nhà đầu tư tự doanh theo khuynh hướng xã hội vừa huy động một công nghệ xã hội mà rất khó cho cáccông ty lớn tái tạo được, vì vậy, sự mua lại này trở thành một cách tiếp cận hiệu quả đối với những phân khúc và phương pháp kinh doanh mới. . Những cuộc “se duyên” thành công đầy bất ngờ của các công ty đa quốc gia với các thương hiệu xã hội –phần2 Điều gì xảy ra khi các thương hiệu. vọng của các chàng voi”? Đáp: Hầu hết các công ty lớn thành công đều xuất sắc trong việc lập kế hoạch kinh doanh, phân bổ vốn và thực hiện. Nhiều công