TượngOscar Trong thực tế, mánh khóe tiếp thị và quảng cáo của các hãng phim vào mùa tranh Oscar thật ra chẳng phải mới. Bởi hiệu ứng tài chính đem lại cho hãng một khi phim giật được giải là rất lớn nên từ lâu các hãng khổng lồ tại Hollywood đã không ngần ngại làm đủ cách để “chạy” được tượng Oscar… Hoài nghi giá trị Oscar! Trong All About Oscar, tác giả Emanuel Levy cho biết thập niên 1960 là giai đoạn bùng nổ chiến dịch tiếp thị phim nhằm làm ảnh hưởng ban giám khảo Oscar (Viện Hàn lâm khoa học nghệ thuật điện ảnh Hoa Kỳ - AMPAS). Cô đào Rosalind Russell từng chi hàng ngàn đô la để được đề cử nữ diễn viên chính trong Mourning Becomes Electra (1947) Sau thành công trong chiến dịch quảng cáo rùm beng cho The Sound Of Music, hãng Fox quyết định bằng mọi giá phải chiến thắng Oscar, cho dù có khi không xứng đáng, chẳng hạn đối với những phim như The Sand Pebbles, Doctor Dolittle và Hello Dolly! Fox tổ chức các buổi trình chiếu đặc biệt, tiệc tùng linh đình và gửi thư riêng cho từng thành viên AMPAS. Kết quả, Fox giành được loạt đề cử cho các phim trên và cũng từ đó, người ta bắt đầu hoài nghi giá trị Oscar. Báo chí bắt đầu nói rằng chức năng AMPAS đã thay đổi, không còn mang nhiệm vụ tôn vinh những tác phẩm xứng đáng mà chỉ hoạt động với sứ mạng cứu vớt các phim kém chất lượng. Thậm chí có tờ đặt cho AMPAS tên mới là “sứ mạng giải cứu Oscar”! Dù vậy, chiến dịch “chạy” chỗ cho đêm Oscar của các hãng phim vẫn tiếp tục phát triển. Điều kỳ diệu trên đã không xảy ra nếu không nhờ chuyên gia quan hệ đối ngoại Warren Cowan. Các chiến thuật truyền thống như đăng quảng cáo trên báo lớn và tổ chức trình chiếu đặc biệt dành riêng cho AMPAS đã được Warren Cowan thực hiện bài bản, theo đúng công thức kinh điển! Đầu tiên, buổi chiếu ra mắt rình rang được tiến hành tại New York với sự xuất hiện của đạo diễn Paul Newman lẫn diễn viên chính Joanne Woodward. Tiếp đó, hai ngôi sao này được “mua” nguyên trang bìa tờ Life (đăng hình trên trang bìa)… Quảng cáo càng quyết liệt thì cơ may giành Oscar càng cao và điều này khiến hãng nhỏ không thể địch lại. Có khi, chiến dịch quảng cáo được thực hiện từ tháng 9 (trước lễ trao giải cả 6 tháng, khi Oscar còn được tổ chức vào tháng 3 hàng năm như ở những mùa trước Oscar 2004). Tháng 9-1993, hãng Samuel Goldwyn đã mở màn cuộc chiến Oscar bằng một chiến dịch đại quy mô. Đầu tiên, Samuel Goldwyn gửi 6.000 băng screener phim Much Ado About Nothing (với thủ diễn của Kenneth Branagh và Emma Thompson) và cả CD nhạc phim để nhắc khéo AMPAS chú ý đến phần soundtrack tuyệt vời do Patrick Doyle soạn… Tương tự, Sony Pictures Classics - ngoài việc gửi bản screener - còn tặng thành viên AMPAS quyển tiểu thuyết Orlando của tác giả Virginia Woolf. Và nếu nói đến kỹ thuật vận động hậu trường nhằm giành tượng Oscar, Miramax đáng được tôn lên hàng đại cao thủ. Hãng phim của anh em Bob và Harvey Weinstein này đã làm nên trò khi thực hiện chiến dịch tiếp thị thành công cho phim The Piano cách đây hơn 10 năm (bây giờ, xem lại, quả là The Piano rất thường và nữ đạo diễn Jane Campion thật ra cũng chẳng “ghê gớm” gì). Từ đó, Miramax luôn là đối thủ đáng sợ nhất trong bất kỳ mùa Oscar nào. Vài năm gần đây, chiến dịch Oscar được mở rộng khi các đối thủ bắt đầu thực hiện kịch bản gièm pha và nói xấu nhau trên mặt báo. Trong All About Oscar, tác giả Emanuel Levy viết rằng cuộc chiến Oscar giữa DreamWorks, Miramax, Universal, Columbia… bây giờ đã bắt đầu “đầy máu, mồ hôi và nước mắt”! Diễn viên cũng vào cuộc Không chỉ hãng phim, cá nhân diễn viên đôi khi cũng bỏ tiền túi vận động Oscar. Rosalind Russell đã chi hàng ngàn đô la (thông qua trung gian hãng RKO) để được đề cử nữ diễn viên chính trong Mourning Becomes Electra (1947). Kết quả, Rosalind Russell được đề cử (nhưng không giành được giải). Năm 1961, Shirley Jones cũng được “tư vấn” đầu tư 5.000 USD dự tính dùng sửa cái chái nhà để lo chiến dịch vận động hậu trường với vai diễn trong Elmer Gantry. Cuối cùng, Shirley Jones giành được giải nữ diễn viên phụ và đó cũng là thành công lớn nhất suốt sự nghiệp cô. Trong hầu hết trường hợp, đầu tư chiến dịch Oscar hiếm khi lỗ trắng tay. Peter Falk đã quyết định bỏ ra 5.000 USD cho chiến dịch đánh bóng mình với vai diễn trong bộ phim nói về giới giang hồ Murder, Inc (1960). Đó là phim thứ ba nhưng là phim đầu tiên được sản xuất tại Hollywood của Peter Falk. Sau này, Peter Falk tình thật kể rằng mình là kẻ lạ nước lạ cái ở Hollywood và nếu không gây chú ý thì sự nghiệp khó có thể tiến xa. Quả đúng như vậy, việc được đề cử nam diễn viên phụ trong trong Murder, Inc đã giúp Peter Falk nhanh chóng trở thành diễn viên tên tuổi Hollywood và được mời thủ diễn trong nhiều phim lớn sau đó. Thập niên 1980, khi việc mời thành viên AMPAS dự tiệc chưa bị cấm, người ta có nhiều cơ hội hơn để tiến hành chiến dịch một cách trực tiếp. Dale Olson - nhà quảng cáo phim kỳ cựu trong bốn thập niên và hiện là tư vấn hãng DreamWorks - chẳng giấu giếm khi cho biết mời dự tiệc là thủ thuật khá thành công. Trong làng công nghiệp Mỹ, ai mà không biết Dale Olson là chuyên gia đãi tiệc, tại ngôi nhà riêng ở Hollywood Hills, và khách mời thường là thành viên AMPAS. Người ta đến dự “chỉ bởi” thích Dale Olson “tự làm bếp đãi bạn”. Tuy nhiên, Dale Olson thú nhận rằng, trong mùa 1987, một trong những buổi tiệc như vậy là nhằm vận động cho Sally Kirkland, thủ diễn trong phim Anna, với lượng phát hành yếu đến mức gần như không ai biết. Thành viên AMPAS và phóng viên được mời và sau món thịt gà nấu kiểu Pháp của Dale Olson, báo chí nhất loạt khen ngợi Sally Kirkland và AMPAS đưa cô vào danh sách đề cử nữ diễn viên chính. Chính những nhà quảng cáo-tiếp thị điện ảnh như Dale Olson - chuyên gia đi cửa sau trong chiến dịch vận động - là những lái buôn chuyên nghiệp trong việc giúp “mua” tượng Oscar. Theo Newsweek, nhà quảng cáo Russell Bidwell từng được trả 125.000 USD (nhiều nhất trước nay) để cho “chạy” cho bộ phim The Alamo (2004) với kết quả The Alamo giành được 7 đề cử (tuy nhiên, phim này thua ở tất cả hạng mục và chỉ giành mỗi giải âm thanh). Những trò bẩn Tại Hollywood, các hãng phim, đạo diễn, diễn viên… đều đánh giá sự nghiệp mình bằng số lần được đề cử và giành Oscar. Tác động nhiều mặt cũng như hiệu ứng tài chính khi được đề cử hoặc giành Oscar là một tài sản vô hình. Sự hãnh diện và tự hào của nhiều người về “sự nghiệp Oscar” là điều có thể hiểu được. Nhà sản xuất David O. Selznick không che giấu kiêu hãnh khi kể về 36 đề cử (trong đó có hai phim đoạt giải phim hay nhất - Gone With The Wind và Rebecca) mà ông từng đoạt được. Thế lực của những ông chủ Joan Crawford với giải Oscar nhờ chiến dịch vận động hậu trường thành công Hãng phim càng lớn, chiến thuật vận động càng “ác liệt”. Đây là trường hợp điển hình của hãng MGM, với Louis B. Mayer - ông vua không ngai của MGM trong hai thập niên. Vào thời hoàng kim của Mayer, MGM là hãng phim đoạt Oscar nhiều nhất. Trong thập niên đầu của lịch sử Oscar, MGM giành tổng cộng 153 đề cử và 33 giải - hơn bất kỳ hãng nào khác. Tung ra phim hay nhiều nhất và đoạt nhiều Oscar nhất là điều hợp lý. Tuy nhiên, MGM cũng sử dụng nhiều đòn độc để giành chiến thắng trong cuộc chiến Oscar. Người ta nghi rằng Norma Shearer hẳn đã không giành được 5 đề cử và thắng một Oscar nếu cô không là vợ Irving G. Thalberg, giám đốc bộ phận sản xuất MGM. Norma Shearer không là trường hợp duy nhất. Người ta đồn rằng Mary Pickford hẳn đã không giành được giải nữ diễn viên chính trong Coquette nếu chồng cô không là ngài chủ tịch AMPAS Douglas Fairbanks Sr (chưa kể chi tiết Mary Pickford từng mời thành viên Ban giám khảo trung tâm thuộc AMPAS đến nhà riêng “dùng trà”). Bởi chỉ chọn một trong 5 đề cử nên khi người này được ưu tiên thì tất nhiên một trong bốn người còn lại - có thể xứng đáng hơn - sẽ trở thành nạn nhân “ngược đãi”. Đó là trường hợp Greta Garbo. Trong đề cử đầu tiên (Anna Christie), Greta Garbo đã bị Norma Shearer (The Divorcee) giành mất giải dù cả hai đều thủ diễn trong hai phim do lò MGM sản xuất (nhưng Norma Shearer được giới chủ MGM sủng ái hơn). Trong đề cử thứ nhì (Camille), Greta Garbo cũng ra về tay không và giải được trao cho Luise Rainer (The Good Earth) - một “cục cưng” của ông chủ Louis B. Mayer. Trong vài trường hợp khác, tính chính trị của các hãng phim (studio politics - theo cách nói Emanuel Levy - nhằm nhấn mạnh tính chất thủ đoạn và tính toán như trong chính trường của giới chủ hãng phim) đã trở thành yếu tố gây ảnh hưởng sự công nhận tài năng một cách công tâm. Bette Davis đã bị mất đề cử (và có thể giải thưởng) trong Of Human Bondage chỉ bởi sự tính toán quá thể của giới chủ hãng phim. Khi thủ diễn trong Of Human Bondage (do hãng RKO sản xuất), Bette Davis lúc đó còn nằm trong hợp đồng ký với Warner Brothers (Warner thỏa thuận cho RKO thuê Bette Davis để đóng phim trên). Đứng cửa giữa (nằm trong hợp đồng với Warner nhưng trong bảng lương phim Of Human Bondage với RKO), Bette Davis trở thành nạn nhân một cách lãng xẹt. Khi phim được tung ra, báo chí nhất loạt dự báo Bette Davis được đề cử nhưng RKO và Warner Brothers đều vận động hậu trường để Bette Davis không được đề cử! Lý do: RKO lẫn Warner Brothers đều sợ rằng hãng kia sẽ giành Bette Davis về phần mình khi ghi tên hãng trong bộ phim mà Bette Davis thủ diễn! Không chỉ diễn viên nữ, diễn viên nam cũng chịu ảnh hưởng từ giới chủ hãng. Clark Gable tin rằng mình bị đối xử không công bằng trong đánh giá vai diễn có thể được xem là sáng chói nhất sự nghiệp (vai Rhett Butler trong Gone With The Wind), chỉ bởi quan hệ cá nhân căng thẳng với nhà sản xuất David O. Selznick và bởi MGM không chịu hậu thuẫn (Gone With The Wind được Selznick sản xuất nhưng MGM phát hành). Năm 1953, Columbia Pictures chẳng giấu giếm gì khi tung chiến dịch ủng hộ Burt Lancaster chứ không phải Montgomery Clift trong From Here To Eternity. Montgomery Clift không được hậu thuẫn bởi bị đánh giá là “người ngoài” (vốn xuất thân từ làng kịch nghệ New York). Trong cùng năm, Van Heflin và Jean Arthur đều không được đề cử cho Shane bởi cả hai không nằm trong hợp đồng với Paramount. Thay vào đó, Paramount “lobby” cho William Holden và Audrey Hepburn (đều trúng giải). Cuối cùng, Joan Crawford chiến thắng! Liệu chiến dịch vận động Oscar có hiệu quả? Thử xem một trường hợp. Năm 1945, đại diện báo chí cho diễn viên Joan Crawford - Henry Rogers - đã thực hiện một trong những chiến dịch vận động hậu trường Oscar lớn nhất lịch sử Hollywood, được tiến hành ngay từ khi bộ phim mà Crawford thủ diễn (Mildred Pierce) chưa bấm máy xong. Trong All About Oscar, tác giả Emanuel Levy kể lại cuộc nói chuyện giữa nhà sản xuất Jerry Wald (người bỏ vốn làm Mildred Pierce) với Henry Rogers như sau. Wald: “Tại sao ông còn chưa thực hiện chiến dịch cho Joan (Crawford) giành Oscar?”. Rogers: “Nhưng Jerry, bộ phim chỉ mới bắt đầu quay mà”. Wald: “Rồi sao?”. Rogers: “Làm thế nào mà tôi có thể tiến hành được?”. Wald: “Quá đơn giản. Hãy gọi cho Hedda Hopper. Nói cho cô ấy biết rằng “Joan Crawford đang diễn xuất cực kỳ tuyệt vời trong Mildred Pierce và rằng nhóm làm phim tin chắc thế nào cô ấy cũng giành Oscar”. Rogers: “Jerry, anh thật kinh tởm” (nguyên văn: “you’re full of shit”!). Wald: “Có thể. Nhưng miễn được việc. Mà anh có mất gì đâu nào!”. Và thế là trong báo cáo hàng ngày gửi cho cây bút điện ảnh nổi tiếng Hedda Hopper, Henry Rogers đã “tiết lộ” vài thông tin “nội bộ”. Vài ngày sau, Hedda Hopper viết: “Theo nguồn tin riêng, Joan Crawford đang thủ diễn cực tuyệt trong Mildred Pierce và nàng đang thắng đai phóng nước đại tới Viện Hàn lâm”. Tiếp đó, hàng loạt tờ báo cũng vào cuộc, với “dự báo” tương tự. Một đêm, Wald gọi Rogers, hớn hở thông báo: “Tôi nghĩ chúng ta đã thành công”. Trước đó, Wald vừa nghe nhà sản xuất Hal Wallis (thành viên AMPAS) nói rằng “dường như Joan Crawford có cơ hội giành Oscar” và cho biết việc báo chí làm rùm beng đã “động” đến tai cả Viện Hàn lâm. Trong mùa 1945, Crawford đụng ba đối thủ lớn: Ingrid Bergman trong The Bells of St. Mary’s; Greer Garson trong The Valley of Decision và Jennifer Jones trong Love Letters (đối thủ thứ tư Gene Tierney không được đánh giá cao). Cuối cùng, Joan Crawford chiến thắng! . Tượng Oscar Trong thực tế, mánh khóe tiếp thị và quảng cáo của các hãng phim vào mùa tranh Oscar thật ra chẳng phải mới. Bởi hiệu ứng tài chính. Hollywood đã không ngần ngại làm đủ cách để “chạy” được tượng Oscar Hoài nghi giá trị Oscar! Trong All About Oscar, tác giả Emanuel Levy cho biết thập niên 1960