Nguyên NhânGâyBệnh trong chẩnđoánhọc(Phần3) 7.- DỊCH LỆ Cũng là 1 loại bệnh do tà khí lục dâm cảm nhiễm vào cơ thể gây nên, nhưng có tính chất lây lan thành những vụ dịch lớn, nhỏ như : cúm, sởi, quai bị . B.- NGUYÊNNHÂN BÊN TRONG ( NỘI NHÂN) a) Thất tình Nguyênnhân bên trong chủ yếu do thất tình gây nên. Vui (hỷ), giận (nộ), buồn (ai), thương (ái), ghét (ố), sợ (cụ), muốn (dục). Bảy tình này kích thích quá độ hoặc kéo dài, sẽ ảnh hưởng đến sự tuần hoàn của khí huyết làm rối loạn chức năng của tạng phủ gây nên bệnh : huyết áp cao, bao tử loét, thần kinh suy nhược . b) Thất tình và tạng phủ - Tình chí bị kích động, tạng phủ sẽ biến hóa ra thất tình : can sinh ra giận dữ, tâm sinh ra vui mừng, Tỳ sinh ra nghĩ, phế sinh ra lo, thận sinh ra sợ . - Thất tình gây tổn thương tinh, khí, huyết của cơ thể : giận quá hại can (nộ thương can), mừng quá hại tâm (hỷ thương tâm), lo quá hại hại tỳ (ưu thương tỳ), buồn quá hại phế (bi thương phế), sợ quá hại thận (khủng thương thận). - Thất tình làm ảnh hưởng đến sự thăng giáng khí của tạng phủ : sách Nội Kinh : "Giận làm khí bốc lên, mừng làm khí hãm, buồn làm khí tiêu, sợ làm khí hạ, kinh làm khí loạn, nghĩ làm khí kết .". Triệu chứng chung là : tính tình thay đổi, mừng giận buồn vui thất thường, mất ngủ, mộng nhiều, ăn kém, không biết đói, đầu đau, ngực tức, hay ngáp vặt, thở dài, mệt mỏi, nặng hơn thì tinh thần hốt hoảng, dễ kinh sợ, nói năng sai lạc, điên dại, ngẩn ngơ . kèm theo những hội chứng rối loạn của tạng phủ như : tiểu nhiều (thận), thở mệt (phế) . - Thất tình thường gây nhiều bệnh ở 3 tạng chính là tâm, tỳ và can. + Tâm : ngực đau tức, mất ngủ, hay quên, tinh thần không ổn định, cười nói huyên thuyên , điên cuồng . + Can : hay cáu gắt, hông sườn đầy tức, kinh nguyệt không đều . + Tỳ : ăn uống kém, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa . Có thể hiểu như sau : thất tình, biểu hiện của âm chứng : buồn, lo . Âm sinh âm, do đó, thường làm cho phần âm của cơ thể bị tổn hại, phần âm của cơ thể giữa gặp nhất chính là huyết. Ba tạng Tâm, Can và Tỳ liên hệ trực tiếp đến huyết (Tâm chủ huyết, Can tàng huyết và Tỳ thông huyết, do đó 3 tạng này thường chịu ảnh hưởng nhiều của thất tình. C.- NHỮNG NGUYÊNNHÂN KHÁC (BẤT NỘI NGOẠI NHÂN) Là tất cả những nguyênnhân khác, không do cảm nhiễm bởi tà khí lục dâm, cũng không phải do thất tình làm cơ thể suy yếu mà sinh bệnh, cụ thể là : 1. Đàm ẩm a) Đại cương : đàm ẩm là chất đặc, ẩm là chất trong loãng. Đàm ẩm là 1 sản phẩm bệnh lý. b) Nguồn gốc : do tân dịch ngưng tụ hóa thành. Chủ yếu do 3 tạng Tỳ, phế và thận không làm được công năng vận chuyển thủy dịch gây nên, Tỳ vận hóa thủy thấp, đưa lên phế, Phế truyền xuống cho Thận thải ra ngoài. Nếu 1 trong 3 tạng trên bị suy kém, không vận hóa được thủy dịch, thủy dịch đọng lại gây nên đàm ẩm. c) Tác động : Sau khi hình thành, đàm ẩm theo khí vận chuyển trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến sự vận hành khí huyết, sự thăng giáng của khí, gây ra bệnh. d) Bệnh chứng của đàm ẩm : 1. Đàm : + Đàm đình trệ ở phế, gây hen suyễn, khạc đàm . + Đàm đình trệ ở tâm, che lấp làm tâm không khai thông được sinh ra điên cuồng, lưỡi cứng không nói được . + Đàm đình trệ ở ngực gây ra tức ngực, suyễn. + Đàm nghịch lên ở phía trên gây ra chứng huyền vựng (chóng mặt). + Đàm đình trệ ở kinh Thiếu dương gây ra sốt rét. 2. Ẩm : + Ẩm tràn ra cơ nhục gây phù thũng. + Ẩm tràn ra ngực sườn gây ho suyễn. + Ẩm vào Tỳ gây sôi bụng, đầy bụng, kém ăn . e) Hội chứng bệnh do đàm ẩm gây ra : + Phong đàm : hoa mắt, chóng mặt, đột nhiên ngã qụy, khò khè, miệng méo, lưỡi cứng không nói được, thường gặp nơi người Động kinh. + Nhiệt đàm : đầu mặt nóng, táo bón, họng đau, điên cuồng . + Hàn đàm : ho ra đàm lỏng, xương đau dữ dội, mạch trầm trì . + Thấp đàm : người nặng nề, mệt mỏi . + Lao hạch : còn được gọi là Tràng nhạc, Loa lịch, hạch lao thường ở cổ, bẹn (háng) thành khối hạch, không nóng đau, khi vỡ hay loét ra chất bã đậu, khó lành miệng vết thương. + Huyền ẩm : mạn sườn đau, khó thở, thường gặp trong chứng tràn dịch màng phổi (phổi nước). + Yêm ẩm : Yêm là tràn, do đó, người thường thấy nặng nề, phù tay chân, không có mồ hôi, sợ lạnh . hen suyễn, mặt phù . 2. Ứ huyết Là sự vận hành khí huyết không thông, xung huyết hoặc xuất huyết cục bộ. Thường do khí hư, khí trệ khiến cho huyết ngưng trệ hoặc xuất huyết trong cơ thể. - Những biểu hiện của ứ huyết : + Đau : Nội Kinh : "Thông tắc bất thống, thống tắc bất thông" (Lưu thông thì không đau, đau là do không thông), đau ở đây thường do xung huyết gây chèn ép, thường đau cố định 1 chỗ, ấn vào thấy đau hơn. + Sưng : thành khối, hay gặp trong ngoại khoa là gẫy xương, ngã, bong gân . hoặc ứ huyết ở các tạng phủ. + Xuất huyết nội : như đại tiện ra máu, rong huyết . hoặc xuất huyết dưới da như trong trường hợp sốt xuất huyết, ngộ độc . 3. Ăn uống - Số lượng thức ăn : ăn nhiều quá gây bội thực. Ăn ít quá không đủ năng lượng cho cơ thể, gây mỏi mệt . - Chất lượng thức ăn : Thức ăn không cung cấp đủ lượng sinh tố cần thiết cho cơ thể, gây suy dinh dưỡng . Những thức ăn mốc, kém phẩm chất gây ngộ độc, ung thư . Thức ăn chế biến không đúng quy cách, thí dụ : luộc rau quá nhừ làm mất sinh tố, chiên xào với quá nhiều mỡ dễ gây ra chứng xơ mỡ động mạch. Rán nướng quá cháy dễ gây ung thư . Ngoài ra cần để ý đến những yếu tố gâybệnh đối với từng tạng phủ : Thức ăn lạnh quá, làm Tỳ vị hư hàn, thận suy yếu. Thức ăn cay, nóng gây táo bón . 6. Sang chấn, trùng thú cắn Có những loại do té ngã, bị đâm chém, chấn thương do té ngã, do bị súc vật cắn . TÓM KẾT VỀ NGUYÊN NHÂNGÂYBỆNH 3 loại nguyênnhân trên có liên hệ mật thiết với nhau. Nguyênnhân bên ngoài khó xâm nhập vào cơ thể nếu cơ thể khỏe mạnh. Nguyênnhân bên trong cũng phát sinh hoặc phát triển nặng hơn nhờ sự hỗ trợ của các nguyênnhân khác. Thí dụ : trong lòng buồn phiền gặp thêm khung cảnh buồn bên ngoài càng làm buồn thêm, vì thế, Nguyễn Du, trong 'Đoạn Trường Tân Thanh' đã ghi : "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Như vậy, 1 rối loạn cục bộ không thể không ảnh hưởng đến toàn thân và sự suy yếu toàn cơ thể không thể không ảnh hưởng tới bệnh ở cục bộ. . Nguyên Nhân Gây Bệnh trong chẩn đoán học (Phần 3) 7.- DỊCH LỆ Cũng là 1 loại bệnh do tà khí lục dâm cảm nhiễm vào cơ thể gây nên, nhưng. như : cúm, sởi, quai bị . B.- NGUYÊN NHÂN BÊN TRONG ( NỘI NHÂN) a) Thất tình Nguyên nhân bên trong chủ yếu do thất tình gây nên. Vui (hỷ), giận (nộ), buồn