1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIểu luận tư tưởng Hồ chí minh : Vận dụng tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh vào công cuộc chống dịch bệnh Covid19 và xây dựng

26 134 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 266,26 KB

Nội dung

Vận dụng tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh vào công cuộc chống dịch bệnh Covid19 và xây dựng, phát triển đất nước hiện nay. Đại đoàn kết dân tộc là một giá trị tinh thần to lớn, một truyền thống cực kì quý báu của dân tộc ta, được hun đúc trong suốt mấy nghàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đoàn kết đã trở thành một động lực to lớn, một triết lý nhân sinh và hành động để dân tộc ta vượt qua bao biến cố, thăng trầm của thiên tai, địch họa, để tồn tại và phát triển bền vững. Trên cơ sở thực tiễn cách mạng Việt Nam và thực tiễn cách mạng thế giới đã sớm hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.

Trang 1

BÀI TIỂU LUẬN MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Đề tài: “Vận dụng tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh vào công cuộc chống dịch bệnh Covid-19 và xây dựng,

phát triển đất nước hiện nay.”

Trang 2

Em xin cam đoan tiểu luận này là bài nghiên cứu của một mình cá nhân em, không xử lý, sao chép từ bất kỳ bài viết của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào khác Những tư liệu trong được cá nhân thu thập từ các nguồn khác nhau được ghi lại rõ ràng và cẩn thận trong mục “Tài liệu tham khảo” Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

về nội dung bài tiểu luận của mình

Nhận xét của Giảng Viên:

MỤC LỤC

Trang

1.

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

NỘI DUNG

Khái quát tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh

1 2 2

Trang 3

Lực lượng của khối đại đoàn kết dân tộc

Phương thức thực hiện đại đoàn kết dân tộc

Vận dụng tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh vào

công cuộc chống dịch bệnh Covid-19

Vị trí, vai trò của đại đoàn kết dân tộc

Lực lượng đại đoàn kết dân tộc

Hình thức đại đoàn kết dân tộc

Nguyên tắc đại đoàn kết dân tộc

Phương pháp đại đoàn kết dân tộc

Đánh giá sự thay đổi khi vận dụng tư tưởng đại đoàn kết dân tộc

vào công cuộc chống dịch bệnh Covid-19 của Đảng và Nhà

nước ta

Vận dụng tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh vào

công cuộc xây dựng, phát triển đất nước hiện nay

Thực trạng đất nước ta hiện nay

Nhiệm vụ và yêu cầu đặt ra

Ý nghĩa tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh

Vận dụng thực tế tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi

mới hiện nay

Xác định hướng đi cụ thể

Xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh

Dựa vào sức mạnh của toàn dân, lấy dân làm gốc

Tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân

346

77781011

12

12131515

1516171818

Trang 5

MỞ ĐẦU

Đại đoàn kết dân tộc là một giá trị tinh thần to lớn, một truyền thống cực

kì quý báu của dân tộc ta, được hun đúc trong suốt mấy nghàn năm đấu tranhdựng nước và giữ nước Đoàn kết đã trở thành một động lực to lớn, một triết lýnhân sinh và hành động để dân tộc ta vượt qua bao biến cố, thăng trầm của thiêntai, địch họa, để tồn tại và phát triển bền vững Trên cơ sở thực tiễn cách mạngViệt Nam và thực tiễn cách mạng thế giới đã sớm hình thành tư tưởng Hồ ChíMinh về đại đoàn kết dân tộc

Với nhãn quan chính trị sắc bén, với tinh thần nhân văn cao cả, suốt cảcuộc đời, Hồ Chí Minh đã không ngừng xây dựng, hoàn thiện một hệ thốngquan điểm về đại đoàn kết dân tộc, tích cực truyền bá tư tưởng đoàn kết trongtoàn Đảng và các cấp chính quyền, trong các tầng lớp nhân dân, kể cả đồng bàoViệt Nam ở xa Tổ quốc

Vậy trong tình hình khó khăn hiện nay, “tư tưởng đại đoàn kết dân tộccủa Hồ Chí Minh” được Đảng và Nhà nước ta vận dụng, làm nên những giá trị

gì? Với đề tài: “Vận dụng tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh

vào công cuộc chống dịch bệnh Covid-19 và xây dựng, phát triển đất nước hiện nay” chúng ta sẽ đi tìm hiểu và làm rõ hơn những vấn đề trên Trong quá

trình làm bài tiểu luận, mặc dù em đã rất cố gắng song không tránh khỏi nhữngsai sót, hạn chế nhất định Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của giảngviên để bài tiểu luận hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

NỘI DUNG

1 Khái quát tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh:

1.1 Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân:

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là một bộ phận quan trọnghợp thành trong hệ thống tư tưởng của Người về những vấn đề cơ bản của cáchmạng Việt Nam Đoàn kết có thể hiểu một cách đơn giản là sự tập hợp, kếtthành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì một mục đích chung nào đó.Người đã định nghĩa: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa sốnhân dân, mà đại đa số nhân dân là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhândân lao động khác Đó là nền gốc của đại đoàn kết Nó cũng như cái nền củanhà, cái gốc của cây Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầnglớp nhân dân khác”[1]

Như vậy, đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là không phânbiệt dân tộc đa số hay thiểu số, có tín ngưỡng hay không tín ngưỡng, khôngphân biệt “già, trẻ, gái, trai, giàu, nghèo, quý tiện” Đó vừa là tư cách của mỗicon người Việt Nam, vừa là một tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân, vớinhững mối liên hệ cả quá khứ và hiện tại, họ là chủ thể của khối đại đoàn kếtdân tộc và đại đoàn kết dân tộc thực chất là đại đoàn kết toàn dân

1.2 Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam:

Khi đề cập đến vị trí, vai trò của đại đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minhkhẳng định, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, cơ bản, nhấtquán và lâu dài, xuyên suốt tiến trình cách mạng Đó là chiến lược tập hợp mọilực lượng nhằm hình thành và phát triển sức mạnh to lớn của toàn dân trongcuộc đấu tranh chống kẻ thù của dân tộc, của nhân dân

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước – nhân nghĩa – đoàn kết là sứcmạnh, là mạch nguồn của mọi thắng lợi Do đó, đại đoàn kết dân tộc phải được

Trang 7

xác định là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, phải được quán triệt trongtất cả mọi lĩnh vực, đường lối, chủ trương, chính sách tới hoạt động thực tiễncủa Đảng.

Đại đoàn kết không phải là một chủ trương, một chiến lược xuất phát từnguyện vọng, từ ý muốn chủ quan của lực lượng lãnh đạo mà là sự đúc kếtnhững đòi hỏi khách quan của sự nghiệp cách mạng do quần chúng tiến hành –

“đoàn kết toàn dân, phụng sự tổ quốc”[2] Để thực hiện mục tiêu này, Ngườithường xuyên nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần quan điểm quầnchúng, phải gần gũi, lắng nghe quần chúng; vận động tổ chức và giáo dục quầnchúng, coi sức mạnh của cách mạng là ở nơi quần chúng; phải thấm nhuần lờidạy “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”

Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc không chỉ dừng lại trong nhận thức

mà được cụ thể hóa trong mọi bước đi, giai đoạn phát triển của cách mạng,Người nói: “Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; tacòn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà” Đại đoàn kết dân tộc không phải chỉ

là mục tiêu của Đảng, mà còn là nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc Bởi vì, cáchmạng là sự nghiệp của quần chúng, phải do quần chúng, vì quần chúng Từtrong phong trào đấu tranh để tự giải phóng và xây dựng xã hội mới tốt đẹp,quần chúng nảy sinh nhu cầu đoàn kết và sự hợp tác Đảng Cộng sản phải có sứmệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn quần chúng, chuyển những nhu cầu và đòihỏi khách quan, tự phát của quần chúng thành những đòi hỏi tự giác, thành hiệnthực có tổ chức trong khối đại đoàn kết, tạo thành sức mạnh tổng hợp trongcuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân và hạnh phúc cho conngười

1.3 Lực lượng của khối đại đoàn kết dân tộc:

“Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân Trong thế giới không có

gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” [3] Đại đoàn kết dân tộc phải

Trang 8

trên cơ sở lấy lợi ích tối cao của dân tộc và quyền lợi cơ bản của nhân dân laođộng làm nền tảng, kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, bộ phận vàtoàn cục, giai cấp và dân tộc, quốc gia và quốc tế Nền tảng của khối đại đoànkết dân tộc tiếp tục được khẳng định: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoànkết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và cáctầng lớp nhân dân lao động khác”[4].

Trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải đứng vững trênlập trường giai cấp công nhân, giải quyết hài hòa mối quan hệ giai cấp – dân tộc

để tập hợp lực lượng, không được phép bỏ sót một lực lượng nào, miễn là lựclượng đó có lòng trung thành và sẵn sàng phục vụ Tổ quốc, không phải là Việtgian, không phản bội lại quyền lợi của dân chúng là được Với tinh thần đoànkết rộng rãi như vậy, Hồ Chí Minh đã định hướng cho việc xây dựng khối đạiđoàn kết toàn dân trong suốt tiến trình cách mạng dân chủ nhân dân và từ cáchmạng dân chủ nhân dân tới cách mạng xã hội chủ nghĩa

1.4 Phương thức thực hiện đại đoàn kết dân tộc:

Là một đất nước có một cơ cấu xã hội - giai cấp phong phú mang nhiềunét đặc thù của một xã hội nửa thực dân phong kiến, Hồ Chí Minh hiểu sâu sắc

về nhận thức, thái độ của mỗi tầng lớp nhân dân là hết sức khác nhau, Ngườinhận định: “Cố nhiên, dân chúng không nhất luật như nhau Trong dân chúng,

có nhiều tầng lớp khác nhau, trình độ khác nhau, ý kiến khác nhau Có lớp tiềntiến, có lớp chừng chừng, có lớp lạc hậu” [5] Chính vì vậy, ngay sau khi tìmthấy con đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã rất chú ý đưa quần chúng nhân dânvào những tổ chức yêu nước phù hợp với từng giai cấp, từng nghề, từng giớitính, từng lứa tuổi, từng tôn giáo, phù hợp với từng giai đoạn của cách mạng.Trong đó, bao trùm nhất là mặt trận dân tộc thống nhất

“Không có gì quý hơn độc lập tự do” – đó chính là nội dung cơ bản vềquyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của mỗi quốc gia dân tộc, của mỗi cá

Trang 9

nhân, thành viên trong dân tộc đó Quyền được sống, quyền tự do và quyền mưucầu hạnh phúc là thiêng liêng và bất khả xâm phạm của mỗi con người Song,con người không bao giờ là một chủ thể tách biệt xã hội, con người luôn là conngười xã hội và sống trong lòng mỗi quốc gia dân tộc cụ thể Vì lẽ đó, quyềncủa con người luôn gắn liền với quyền của quốc gia, dân tộc

Không chỉ dừng lại ở những khẩu hiệu chung, đối với Người, độc lập dântộc chỉ có giá trị khi gắn liền với tự do, hạnh phúc, với cơm no áo ấm của ngườidân lao động, Người nói: “Nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự dothì độc lập cũng chẳng có nghĩa lí gì”[6] và “Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do,của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”[7] Vì vậy, ngay trong những ngàyđấu tranh gian khổ của nhân dân ta, Hồ Chí Minh rất chăm lo tới đời sống chonhân dân với phương châm vừa kháng chiến vừa kiến quốc, từng bước nâng caođời sống vật chất, quyền tự do dân chủ cho đông đảo nhân dân lao động Ngườiluôn phấn đấu làm cho dân thấy được giá trị và từng bước được hưởng quyền tự

do dân chủ Chỉ với thái độ như vậy mới thực sự lôi kéo, tập hợp được đông đảocác tầng lớp nhân dân, phát huy cao nhất sự chủ động sáng tạo của từng người,từng bộ phận, trên mọi lĩnh vực để đưa cách mạng tới thắng lợi

Quán triệt sâu sắc, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh

về đại đoàn kết dân tộc, Đảng ta khẳng định: Đại đoàn kết toàn dân tộc ở ViệtNam là sự liên kết, gắn bó tất cả các thành viên các dân tộc, tôn giáo, giai cấp,tầng lớp, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, người trong Đảng vàngười ngoài Đảng, người đang công tác, người đã nghỉ hưu và mọi thành viêntrong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống trong nước hay ở nước ngoài thànhmột khối vững chắc, ổn định, lâu dài nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàndân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổquốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Trongkhối đại đoàn kết đó, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức

là lực lượng nòng cốt, đông đảo nhất, đồng thời là cơ sở vững chắc của khối đại

Trang 10

đoàn kết toàn dân tộc Thông qua khối liên minh này, Đảng, Nhà nước có thểtập hợp, vận động các tầng lớp nhân dân lao động khác tham gia quản lý nhànước, làm chủ xã hội, làm cho lợi ích giai cấp gắn chặt với lợi ích dân tộc, tạođồng thuận cao trong xã hội Vì vậy, Đảng ta chỉ rõ: “Khối đại đoàn kết toàndân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân vàtầng lớp trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng, là đường lối chiến lược của cáchmạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩaquyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc”[8]

Hiện nay, trước yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới,Đảng ta tiếp tục khẳng định đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề chiến lược củacách mạng Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) đã đúc kết một trong những bài học lớncủa cách mạng Việt Nam là: “Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoànkết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế Đó làtruyền thống quý báu và là nguồn sức mạnh to lớn của cách mạng nước ta”[9]

2 Vận dụng tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh vào công cuộc chống dịch bệnh Covid-19:

Đại đoàn kết dân tộc đã trở thành tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong tiếntrình cách mạng Việt Nam, từ đó đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợinày đến thắng lợi khác Từ giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành chínhquyền, kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mĩ để bảo vệ và xâydựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Việt Nam ngày càng khẳng định vịthế cao trên trường quốc tế, hiện nay Việt Nam đã và đang được cộng đồngquốc tế biết đến, thán phục với thành công lớn trong phương pháp chống dịchCovid-19 một cách hiệu quả, an toàn Thành công này là sự vào cuộc mạnh mẽcủa cả hệ thống chính trị, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Đảng và Chính phủ, sựquyết tâm cao độ của các lực lượng y tế, quân đội, công an, lực lượng tình

Trang 11

nguyện viên… Đặc biệt, góp phần vào thành công lớn này chính là sự vận dụng

tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng ta

2.1 Vị trí, vai trò của đại đoàn kết dân tộc:

Đảng ta đã sâu sát chỉ đạo chống dịch với phương châm “chống dịch nhưchống giặc”, Đảng ta xác định rõ tầm quan trọng của đại đoàn kết toàn dân tộctheo tư tưởng Hồ Chí Minh: Đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề có ý nghĩachiến lược, quyết định sự thành công của cách mạng, là mục tiêu, nhiệm vụhàng đầu của Đảng, của dân tộc Vì vậy, Đảng đã lãnh đạo toàn bộ hệ thốngchính trị vào cuộc, xác định nhiệm vụ cần phải thực hiện trong phòng, chốngdịch là thực hiện và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc để chiến đấu vớiđại dịch, bảo vệ sức khỏe nhân dân Do đó, Thường trực Ban Bí thư đã yêu cầu,

Bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ, người đứng đầu cấp uỷ trực tiếp chỉ đạo thực hiện côngtác phòng, chống dịch bệnh tại địa phương, chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị,Ban Bí thư về các hoạt động phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn, phạm vi quảnlý

2.2 Lực lượng đại đoàn kết dân tộc:

Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về lực lượng đại đoàn kết dân tộc,Đảng và Chính phủ đã kêu gọi toàn dân, toàn quân chung tay phòng chống dịchCovid-19, yêu cầu chấn chỉnh ngay các biểu hiện chủ quan, lơ là, chùn xuống,thậm chí buông xuôi, chặn ngay mọi sơ hở, xử lý ngay mọi vi phạm Vì vậy,Đảng đã huy động được sức mạnh toàn dân tộc để tiếp tục phòng, chống dịchbệnh ở Việt Nam

2.3 Hình thức đại đoàn kết dân tộc:

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Mặt trận dân tộc thống nhất là hìnhthức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc Vận dụng tư tưởng của Người, tronglãnh đạo phòng, chống đại dịch Covid-19 hình thức để Đảng ta thực hiện việc

Trang 12

tập hợp lực lượng là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thông qua đó, các cá nhân cóthể đóng góp sức người và sức của để cùng chung tay với Đảng và Chính phủ,đặc biệt, mọi tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đoàn kết, tương thân tương ái cùngđóng góp cho Quỹ Vaccine phòng chống Covid-19 Việc thành lập Quỹ vaccinephòng chống Covid-19 là một chủ trương của Đảng, Nhà nước thực hiện chỉđạo của Bộ Chính trị để huy động nguồn lực xã hội thực hiện công tác phòngchống dịch

2.4 Nguyên tắc đại đoàn kết dân tộc:

Nguyên tắc thứ nhất, đại đoàn kết phải được xây dựng trên cơ sở thống nhất giữa lợi ích của quốc gia dân tộc với quyền lợi cơ bản của các giai tầng

trong xã hội Đây là nguyên tắc rất quan trọng trong việc xác định đường lối,

chính sách của cách mạng giải phóng dân tộc cũng như trong hiện nay Vớinhững diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 thì lợi ích chung nhất, quantrọng nhất là bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân với tinh thần “không để ai bị bỏ lạiphía sau”

Nguyên tắc thứ hai, tin dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc phấn đấu vì quyền lợi của Nhân dân Đảng ta xác định rất rõ: huy động cả hệ thống chính trị

vào cuộc, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc mới thắng lợi trong phòng,chống dịch Covid-19 “Kiên định tinh thần “Chống dịch như chống giặc”, lấyngười dân là trung tâm, chủ thể trong phòng, chống dịch; huy động cả hệ thốngchính trị, toàn dân tập trung thực hiện một cách tổng thể, toàn diện, mạnh mẽ,quyết liệt, hiệu quả hơn…” Sự đồng lòng của Nhân dân chính là chìa khóa để

mở cánh cửa lớn thoát ra khỏi đại dịch, kể từ ngày thành lập đến ngày16/6/2021, Quỹ Vaccine phòng chống Covid-19 đã thu được số tiền gần 6 nghìn

tỷ đồng Bên cạnh đó, trong đấu tranh chống các hành vi lợi dụng trục lợi về sảnxuất khẩu trang, vật tư y tế, buôn bán, nâng khống số tiền mua thiết bị phòng,chống dịch, đặc biệt là các hành vi vi phạm quy định về cách ly, Chính phủ

Trang 13

cũng dựa vào nhân dân để nắm bắt thông tin nhanh nhất, kịp thời đưa ra cácbiện pháp xử lý phù hợp, mang tính răn đe, làm gương.

Nguyên tắc thứ ba, đại đoàn kết một cách tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo; lâu dài, chặt chẽ Vận dụng quan điểm này của Chủ tịch Hồ Chí Minh,

Đảng và Chính phủ đã tổ chức tuyên truyền, vận động để Nhân dân tự giác thamgia ủng hộ Quỹ vaccine phòng chống Covid-19 “Đây là quỹ của sự nhân ái, củatinh thần đoàn kết, của niềm tin, của trái tim kết nối trái tim để chúng ta cùngnhau vượt qua khó khăn, góp phần tạo nên một Việt Nam chiến thắng, để mộtlần nữa chúng ta lại ghi danh, viết nên lịch sử chiến thắng vẻ vang của dân tộc -chiến thắng đại dịch Covid-19” Qua đó, chúng ta thấy rất rõ khối đại đoàn kếttoàn dân trong phòng, chống dịch bệnh luôn luôn được đặt dưới sự lãnh đạo củaĐảng, sự tổ chức quản lý của Chính phủ cùng với sự hướng dẫn của Mặt trận Tổquốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương tới các địa phương

Nguyên tắc thứ tư, đại đoàn kết phải chân thành, thẳng thắn, thân ái; đoàn kết phải gắn với tự phê bình và phê bình Đảng và Chính phủ đã chỉ đạo

thực hiện việc khen thưởng, góp ý, tự phê bình và phê bình Những tập thể, cánhân có thành tích được tuyên dương, những địa phương, cá nhân vi phạm quyđịnh về phòng, chống dịch Covid-19 đều được nhắc nhở, phê bình hết sức chânthành, thẳng thắn, thân ái Cụ thể, tại Công điện số 570/CĐ-TTg ngày 02 tháng

5 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả côngtác phòng, chống dịch Covid-19 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ghinhận, biểu dương các địa phương đã chủ động, kịp thời, phản ứng nhanh trongtriển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 Bên cạnh đó, Thủtướng Chính phủ cũng phê bình, nhắc nhở một số địa phương lơ là, chủ quantrong phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Ngày đăng: 21/09/2021, 23:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w