1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Sinh 6 Tiet 34

2 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 12,72 KB

Nội dung

Cách hoa dính nhau hoặc không dính nhau b.[r]

(1)

Tuần 17 Ngày soạn 16/12/2015 Tiết 34 Ngày dạy /12/2015

BÀI 29: CÁC LOÀI HOA

I MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học Xong bài này HS phải: 1 Kiến thức:

- Phân biệt được các loại hoa: Hoa đực, hoa cái , hoa đơn tính, hoa lưỡng tính, hoa mọc đơn độc, hoa mọc thành cụm

2 Kĩ năng: Hình thành kĩ quan sát, so sánh, hoạt động nhóm 3 Thái đô: Có ý thức bảo vệ thực vật, yêu thích thiên nhiên

II PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:

1 Chuẩn bị giáo viên: Chuẩn bị số hoa đơn tính và hoa lưỡng tính, hoa mọc đơn và hoa mọc cụm, tranh ảnh về hoa

2 Chuẩn bị học sinh: Mang các hoa đã dặn, kẻ bảng SGK vào vở III TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1 Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:

6A1: 6A2: 6A3: 2 Kiểm tra bài cu: Nêu các bộ phận của hoa? Chức của từng bộ phận?

3 Hoạt đông dạy - học:

*Mở bài: Hoa của các loại rất khác Để phân chia hoa thành các nhóm, một số bạn cứ vào bộ phận sinh sản của hoa, có bạn lại dựa số lượng hay đặc điểm của cánh hoa, có nhóm lại dựa cách xếp hoa … còn chúng ta hãy chọn cách phân chia hoa cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu và dựa vào cách xếp hoa

Hoạt đông : PHÂN CHIA CÁC LOẠI HOA CĂN CỨ VÀO BỘ PHẬN SINH SẢN CHU YẾU CUA HOA

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Yêu cầu HS đặt các hoa lên bàn, hướng dẫn

HS quan sát thu thập thông tin

- Quan sát mẫu vật hoàn thành bảng cột 1,2,3 - Yêu cầu HS chia các loại hoa làm nhóm - Gọi HS lên trình bài bài làm của nhóm - GV đưa bảng kiến thức chuẩn

- GV hỏi:

+ Thế nào là hoa đơn tính, ví dụ? Phân biệt hoa đực và hoa cái?

+ Thế nào là hoa lưỡng tính, ví dụ? - GV gọi vài HS trả lời

- GV chốt lại kiến thức

- HS quan sát các loại hoa đem đến lớp, xác định các bộ phận của hoa quan sát và dựa vào hình

- HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng cột 1,2,3 - Đại diện nhóm báo cáo bài làm

- HS suy nghĩ nêu được:

+ Nhưng hoa thiếu nhị hoặc nhụy VD: hoa liễu, hoa dưa chuột, hoa bí, hoa mướp Hoa đực: chỉ có nhị, hoa cái: chỉ có nhụy

+ Hoa có đủ nhị và nhụy, ví dụ: hoa bưởi, hoa cải…

- HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung - HS: Lắng nghe

*Tiểu kết: Có loại hoa:

- Hoa đơn tính là hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ: + Hoa đơn tính chỉ có nhị là hoa đực + Hoa đơn tính chỉ có nhụy là hoa cái - Hoa lưỡng tính là hoa có nhị và nhuỵ cùng hoa

(2)

+ Có mấy cách mọc hoa? Đó là những cách nào ?

- Yêu cầu HS xác định số hoa có sẵn, Gv quan sát các nhóm xắp xếp và uốn nắn các nhóm

- HS lấy thêm số VD về số loài khác

+ Hoa nhỏ thường mọc thành cụm có tác dụng đới với sâu bọ và đối với thụ phấn của hoa?

+ Có cách: Hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm

- HS xếp các loại hoa

+ Hoa mọc đơn độc: hoa bí, đồng tiền, hoa hồng Hoa mọc thành cụm: hoa giấy, điều, ngô ……

+ Có tác dụng thu hút sâu bọ có thể phát hiện chúng từ xa và bay đến hút mật hoặc lấy phấn hoa rồi lại sang hoa khác-> thụ phấn *Tiểu kết:

- Hoa mọc đơn độc: hoa hồng, ổi, ớt, sen…. - Hoa mọc thành cụm: cúc, cải huệ, cà phê….

IV CỦNG CỐ – DẶN DO : 1 Củng cố:

- Học sinh đọc kết luận sgk, trả lời câu hỏi sgk: * Câu hỏi trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng nhất

Câu 1: Cơ sở để phân biệt hoa đơn tính và hoa lưỡng tính là: a Đặc điểm của đài hoa và tràng hoa

b Các bộ phận của hoa đế, đài, tràng, nhị , nhụy c Các bộ phận sinh sản chủ yếu(nhị và nhụy) d Cả a và b

Câu 2: Hoa mọc theo những cách nào? a Cách hoa dính hoặc không dính b Hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm

c Hoa có nhị( hoặc nhụy) và hoa có nhị và nhụy d Cả a, b và c

2 Dặn dò:

- Nhận xét tiết học

- Nhắc nhở học sinh học bài và chuẩn bị bài *RÚT KINH NGHIỆM:

Ngày đăng: 19/09/2021, 16:34

w