1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tài liệu Một số đặc tính của ống kính pptx

10 453 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 149,5 KB

Nội dung

Một số đặc tính của ống kính IV.1. Sự khác biệt giữa chỉnh tiêu cự hai chạm (two-touch) và kéo đẩy (push-pull) Có hai cách điều chỉnh chiều dài tiêu cự. Một số ống kính đa tiêu cự có vòng chỉnh tiêu cự và lấy nét cũng bằng vòng xoay, nên còn gọi là hai-chạm (chạm vào hai vòng!), một số ống kính khác thì chỉnh tiêu cự bằng cách trượt ra- vào giống kèn trôm-pét hay ống viễn vọng, nên gọi là kéo-đẩy. Chỉnh kéo-đẩy dễ bị tổn thương hơn chỉnh hai-chạm, ví như ta đang nghiêng ống kính đi thì việc chỉnh tiêu cự bằng kéo-đẩy dễ sai lệch vì ma sát của cơ cấu kéo-đẩy này đôi khi không thắng được trọng lực của ống kính khiến nó dịch chuyển. Kéo-đẩy cũng gây hút khí nên hút cả bụi vào ống kính. Tuy nhiên, kéo-đẩy hoạt động nhanh hơn, tuy không chính xác bằng cơ cấu hai-chạm. IV.2. Tại sao một số ống kính Canon sơn trắng hoặc bạc. Gần như toàn bộ ống kính tiêu cự dài, lớn, dòng L của Canon đều có vỏ làm từ kim loại sơn trắng, ít khi bằng nhựa đen hoặc kim loại sơn đen. Canon giải thích rằng làm vậy để ống kính bớt hấp thụ nhiệt khi hoạt động ngoài trời, mà các thấu kính tinh thể fluorite rất mẫn cảm với nhiệt, nó có thể bị dãn nở làm thay đổi tính chất quang lý. Tất nhiên, một phần lý do nữa là các ống kính sơn trắng rất nổi bật trong đám đông. Hãy xem các sự kiện thể thao lớn, ta sẽ thấy cả dãy ống kính trắng “khủng bố”. Nikon cũng đang tìm cách bán một số ống kính sơn trắng theo yêu cầu. Một số ống kính dùng theo bộ với các thân máy màu bạc nên cũng có vỏ nhựa sơn màu bạc, ví thử như ống 35-135 4-5.6 USM (kèm thân máy màu bạc EOS 10/10s, ra đời kỷ niệm chiếc máy ảnh thứ 60 triệu của Canon), ống 24-85 3.5-4.5 USM (kèm thân máy APS IX) và ống 28-90 4-5.6 USM II (kèm thân máy Rebel Ti/EOS 300V/Kiss 5). Màu sơn bạc trên các ống kính tiêu cự trung bình và chất lượng phổ thông này đơn thuần chỉ để cho đẹp mà thôi. IV.3. Ngàm gắn chân máy trên ống kính. Thông thường bạn gắn máy ảnh lên chân máy bằng một lỗ ren dưới thân máy, nhưng nếu ống kính là rất nặng thì điều này không ổn. Những ống kính lớn có trọng lượng nặng hơn cả những thân máy nặng nhất, vì vậy, khôn ngoan nhất là gắn ống kính lên chân máy, lúc này thân máy treo tự do phía sau ống kính mà không có điểm tựa nào, điều này không thành vấn đề vì ngàm gắn trên ống kính được thiết kế rất chắc chắn chịu được trọng lực của thân máy. Ngàm hay vòng gắn trên ống kính được trang bị thêm một cái kẹp, cho phép dễ dàng quay máy ảnh từ vị trí nằm ngang sang thẳng đứng và ngược lại, nếu mua luôn được cả chân máy chuyên để gắn ống kính thì thật tuyệt. IV.4. Thước chia đo khoảng cách và vùng ảnh rõ. Phần lớn ống kính Canon tầm trung đều có thước đo khoảng cách- là một cửa sổ nhựa trong trên thân ống. Các con số hiện ra trong cửa sổ này biểu thị khoảng cách từ ống kính đến điểm lấy nét, cả bằng mét lẫn feet. Những ống kính phổ thông, ít tiền thường không có cơ cấu này. Các ống EF một tiêu cự cũng có thước đo chiều sâu vùng ảnh rõ đánh dấu trên thân ống. Dấu hiệu này chỉ ra chiều sâu vùng ảnh rõ thu được ở khoảng tiêu cự đang đặt, thường là cho các khẩu độ nhỏ- f/11 và f/22 hoặc f/5.6, f/11 và f/22. Các ống đa tiêu cự Canon thì không có thước này, để hiện thị vùng ảnh rõ trên suốt chiều dài tiêu cự của ống là rất phức tạp. Nếu bạn thấy một chấm đỏ trong cửa sổ khoảng cách thì dấu này dùng xác định chiều dài tiêu cự khi sử dụng phim hồng ngoại với một kính lọc hồng ngoại vì tia sáng hồng ngoại hội tụ tại điểm khác với tia sáng thấy được. Tuy nhiên, nếu bạn dùng phim hồng ngoại với kính lọc màu đỏ thường hoặc không có kính lọc thì chấm đỏ này không có tác dụng, ảnh của bạn đằng nào cũng chứa nhiều vùng ánh sáng nhìn thấy. IV.5. Các vòng chỉnh ngoài cùng của ống kính. Một số ống kính có vòng chỉnh ngoài cùng để chỉnh tiêu cự, chỉnh nét hoặc cả hai, số khác thì không có. Kết cấu này ảnh hưởng đến các kính lọc phân cực và các kính lọc cản quang có phân cực (một nửa kính lọc không màu, nửa kia chuyển dần sang màu xám trung tính) , vì các kính lọc này chịu tác động của hướng ánh sáng và tác dụng của kính thay đổi hướng tâm, lúc này cứ mỗi khi chỉnh tiêu cự hoặc lấy nét, kính lọc xoay theo vào làm ảnh hưởng đến hiệu ứng trên ảnh. IV.6. Số lượng của các tấm thép “mắt mèo”. Phần lớn các ống kính dùng các lá thép phẳng hình chữ V để tạo nên lỗ mở cho ánh sáng đi qua. Khi bạn chỉnh độ mở chính là đang chỉnh các lá thép này quay ra hay quay vào khiến kích cỡ lỗ sáng thay đổi theo tựa như ở con ngươi mắt người vậy. Hình dạng của lỗ sáng này được quyết định bởi số lượng và hình dạng các tấm thép phẳng. Chẳng hạn, nếu ta có 5 tấm thép thì lỗ sáng là hình ngũ giác, có 8 tấm thì ta được hình bát giác… Hình dạng lỗ sáng này ảnh hưởng đến tấm ảnh cuối theo hai cách: Thứ nhất, nó ảnh hưởng đến hình dạng của các phần bị mờ do hiện tượng loé sáng trên tấm ảnh, chẳng hạn, ta có thể thấy các điểm loé hình ngũ giác hay lục giác, các vùng quá sáng hình ngôi sao khi chụp ở khẩu độ nhỏ. Thứ hai, lỗ sáng càng tròn thì khu vực nằm ngoài vùng lấy nét (bokeh) càng mịn màng, tuy đây không phải là yếu tố duy nhất tác động đến bokeh, vì lý do này nhiều ống kính có ít nhất là 6 đến 8 lá thép “mắt mèo” chỉ cốt làm lỗ sáng gần hơn với một hình tròn. Canon từng quảng cáo tưng bừng một số ống kính của họ có lỗ mở sáng gần như hình tròn. IV.7. Các ống kính xài trong mọi thời tiết. Phần lớn các ống kính Canon chuyên nghiệp (dòng L) chế tạo từ giữa những năm 1999 được gắn thêm các vòng gioăng chắn bụi và ẩm. Chúng không chịu được nước, vì vậy không thể chụp dưới nước được, nhưng chúng chịu được nhiều điều kiện thời tiết hơn các ống kính khác. Tất nhiên, nếu ta xài thân máy không chống thấm nước thì hiệu quả của các ống kính này bị hạn chế nhiều. Các dòng máy đầu bảng hiện nay như EOS 1V, 1D, 1Ds 1D mark II, 1Ds mark II và 1D mark IIN (dòng 1, 1N or 3 thì “độ lỳ” thấp hơn) có cùng “độ chịu đựng” như nhau và đều được trang bị các gioăng làm kín tại các vị trí nhạy cảm. Ta vẫn dùng được các ống kính này trên thân máy thông thường nhưng gioăng trên ống kính không có tác dụng gì với thân máy. Một số ống kính dòng này của Canon: 16-35mm 2.8L USM 16-35mm 2.8L II USM 17-40mm 4L USM 24-70mm 2.8L USM 24-105mm 4L IS USM 70-200mm 2.8L IS USM 70-200mm 4L IS USM 28-300mm 3.5-5.6L IS USM 50mm 1.2L USM 85mm 1.2L II USM 300mm 2.8L IS USM 400mm 2.8L IS USM 400mm 4 DO IS USM 500mm 4L IS USM 600mm 4L IS USM Phiên bản II của ống chuyển đổi Extender EF 1.4x II và Extender EF 2x II cũng lắp gioăng kiểu này. IV.8. Khoảng lấy nét tối thiểu. Như mắt người, ống kính máy ảnh có điểm lấy nét gần nhất và ta không thể lấy nét gần hơn. Khoảng lấy nét này phụ thuộc kết cấu ống kính, nhưng thường ống góc rộng khoảng cách này nhỏ hơn ống tiêu cự dài. Đương nhiên các ống cận cảnh lấy được nét gần hơn nữa. Người ta phải di chuyển đối tương ra xa để nhìn cho rõ, với máy ảnh ta có thể lắp thêm một ống nối dài để kéo dài khoảng cách từ ống kính đến mặt phim khiến ống có thể lấy nét gần hơn nữa, nhưng lúc này ta không thể lấy nét ở vô cực được nữa. Ấy nhưng, nhiều ống kính có thể chỉnh nét qua cả điểm đánh dấu vô cực trên thân ống, điều này cũng bình thường vì các ống kính này thiết kế để bù trừ sự dãn nở do nhiệt độ môi trường khiến tiêu cự của ống bị thay đổi. IV.9. Loa che ống kính. Ngoài việc làm cho ống kính thêm to và dài hơn, gây ấn tượng đối với dân “ngoại đạo”, các loa che ống kính (đôi khi còn gọi là vòng che) còn có hai tác dụng nữa. Thứ nhất, nó giảm lượng ánh sáng tản mạn đập vào mặt ngoài ống kính, vì lượng ánh sáng không tạo nên ảnh này có thể gây loé trên mặt phim, làm giảm độ tương phản và nghiêm trọng hơn gây nên các đốm màu rực rỡ trên mặt ảnh. Thứ hai, loa che bảo vệ ống kính khỏi các va chạm không mong muốn. Loa che ống kính có nhiều dạng, Canon bán nó ở dạng ống trơn và dạng cánh hoa (khía chữ V), làm từ nhựa đen, cứng. Dạng cánh hoa được coi là hoàn hảo hơn dạng ống trơn trong việc bảo vệ ống kính. Một số loa che gắn cùng ống kính, số khác lắp bằng ngạnh hoặc chỉ đơn giản vặn vào đầu ống, một số còn cấu tạo sần để hấp thụ ánh sáng. Bạn còn có thể mua cả loa che bằng cao su của một số hãng độc lập, nhưng Canon thì không bán loại này. Bất công là ở chỗ, loa che này khá đắt, không hiểu các nhà sản xuất tính giá thành của nó như thế nào. Tên của các loa che: Các loa che của Canon được đặt tên bằng các ký hiệu gồm cả chữ và số khá khó hiểu, cả một hệ thống đặt tên cho dù chỉ để cung cấp chút ít thông tin mà thôi, tuy vậy nếu bạn hiểu được cách đặt tên này bạn sẽ biết được các loa che có thể được lắp lẫn như thế nào. Chữ đầu tiên của loa là E, chỉ ra rằng đây là các loa che cho ống kính EF Chữ thứ hai có thể là W (wide), S (standard) hoặc T (telephoto), ký hiệu này chỉ ra loa che có thể lắp vừa loại ống kính nào. W lắp cho mọi ống kính góc rộng hơn ống 50mm, S lắp cho ống tiêu chuẩn 50mm và T lắp cho các ống góc hẹp hơn ống 50mm. Sau hai chữ này là một con số chỉ đường kính gắn loa che (đơn vị mm). Một số loa che gắn nhanh bằng cơ cấu đặc biệt (xoay và khoá lại) số khác thì có thể dùng các cơ cấu khoá nhờ các đầu hãm bằng nhựa đàn hồi, nói chung các ống kính đời mới dùng kiểu thứ nhất và các ống đời cũ dùng kiểu thứ hai. Cỡ của các loa che đôi khi được ký hiệu bằng chữ từ A đến D. Ký hiệu này cho biết kiểu loa che nhưng không cho biết nó lắp được cho ống kính nào. Nhìn vào các ký hiệu này ta cũng không biết loa che thuộc loại “ống” hay loại “cánh hoa” ví dụ loa che EW-78 lắp vừa ống 35-350 3.5-5.6L USM, EW-78B lắp vừa ống EF 28-135 3.5-5.6 IS USM, loa che EW-78C lắp vừa ống EF 35 1.4L USM còn loa che EW-78D xài cho ống EF 28-200 3.5-5.6. Cuối cùng, ký hiệu loa che có thể kết thúc bằng chữ số La mã chỉ phiên bản chế tạo, ví dụ số II hoặc III. Nói chung, phiên bản II và III có tráng bên trong bằng vật liệu không phản xạ ánh sáng như nhung đen chẳng hạn. Các loa che không ghi phiên bản thì chỉ được sơn đen trong lòng mà thôi, thế nhưng điều này cũng lại phụ thuộc vào thời điểm sản xuất loa che đó. Một số loa phiên bản II cho ta nhiều khoảng không phía đầu ống kính hơn nên có thể lắp cả các kính lọc dạng phân cực. Một số loa che sáng: ET-65 III E- lắp cho ống kính EF T- dùng cho ống kính tiêu cự dài 65- đường kính ngàm lắp III- phiên bản thứ 3 của dòng ET-65, loa này được tráng lớp len chống phản quang bên trong. Loa che này lắp vừa cho các ống kính sau: 85 1.8 USM, 100 2.0 USM, 135 2.8 SF, 70-210/3.5-4.5, 75-300 4-5.6 và 100-300 4.5-5.6 USM. EW-78B E- lắp cho ống kính EF W- dùng cho ống kính góc rộng 78- đường kính ngàm lắp B- nắp thuộc nhóm B Loa che này xài cho ống 28-135 3.5-5.6 IS USM. ET-160 E- lắp cho ống kính EF T- dùng cho ống kính tiêu cự dài 160- đường kính ngàm lắp Loa che khổng lồ này xài trên ống kính 600mm 4L USM IS. Tên tuổi của các loa che cho biết vài điểm thú vị, ví dụ các loa EW-65, ES- 65 và ET-65 là các loa che giống hệt nhau, chỉ khác ở chiều dài. EW-65 ngắn nhất và ET-65 dài nhất, nếu gắn ET-65 lên ống 28mm ảnh của bạn sẽ bị đen bốn góc (trừ khi bạn dùng máy cảm biến nhỏ). Ngược lại, ta có thể gắn EW-65 lên ống 100-300 4.5-5.6 USM vẫn dùng tốt. Ta có thể thay ES-65 (đã ngừng sản xuất) bằng EW-65, nói chung là có thể dùng loa che ngắn thay cho loa dài, ngược lại thì phải cẩn thận. . hơn dạng ống trơn trong việc bảo vệ ống kính. Một số loa che gắn cùng ống kính, số khác lắp bằng ngạnh hoặc chỉ đơn giản vặn vào đầu ống, một số còn cấu. dùng được các ống kính này trên thân máy thông thường nhưng gioăng trên ống kính không có tác dụng gì với thân máy. Một số ống kính dòng này của Canon: 16-35mm

Ngày đăng: 24/12/2013, 09:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w