1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Tài liệu Phòng trừ phi hoá chất chuột hại trong ruộng lúa nước pptx

8 520 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 7,91 MB

Nội dung

Hợp tác Nghiên cứu vì Mục tiêu Phát triển RN 26 9/01 ------------------------------------------------------------------------- BẢN TIN NGHIÊN CỨU Phòng trừ phi hoá chất chuột hại trong ruộng lúa nước Sử dụng Bẫy cây trồng cộng đồng Gặm nhấm là loài dòch hại chính trong sản xuất nông nghiệp ta nhiều nước trong khu vực Đông nam Á. ïi i l Thiệt hại do chúng gây ra trước thu hoạch đang ngày càng gia tăng tại các vùng canh tác lúa đồng thời với việc thâm canh tăng vụ, đa dạng cây trồng và thu ngắn thời gian đồng ruộng bò để trống. Biện pháp sử dụng bẫy cây trồng cộng đồng được mô tả trong tài l ệu này là một phương pháp vừa hiệu quả vừa an toàn cho môi trường dùng để phòng trừ hai trong số các oài chuột hại chính đối với vùng trồng lúa nước Các bản tin nghiên cứu của ACIAR tổng hợp các kết quả và lợi ích thu được từ những Dự án điển hình của ACIAR. Mục tiêu là đảm bảo khả năng có thể ứng dụng rộng rãi nhất các kết quả đó. Chúng tôi khuyến khích các cơ quan nghiên cứu và khuyến nông sao chép lại hoặc dòch toàn bộ hay bất kỳ một phần nào đó được coi là hữu ích trong thực tế sản xuất. 1 Chuột hại là một vấn đề kinh niên đối với nông dân trồng lúa trong khu vực Đông Nam , gây tổn thất nặng nề Chuột hại trên ruộng lúa Các loài chuột hại là một nhân tố quan trọng trong hệ sinh thái nông nghiệp lúa nước tại nhiều vùng trong khu vực Đông Nam . Ở nhiều nơi có thể có một số loài khác nhau cùng chung sống xung quanh ruộng lúa. Những loài gây hại tại các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa như gieo hạt, đẻ nhánh, làm đòng được xếp vào nhóm "gặm nhấm gây hại". Tuy nhiên cũng có những loài có thể ăn động vật không xương sống và cây cỏ trên cánh đồng và thường không gây hại thậm trí còn có ích cho sản xuất. Tỉ lệ thiệt hại do chuột gây ra ở hệ thống canh tác lúa cá thể theo kiểu truyền thống là từ 5 – 10% một năm. Trong vài thập kỷ qua, con số này đã tăng lên một cách đáng kể, dễ nhận thấy nhất là tại các vùng luân canh cao. Ngày nay không có gì là ngạc nhiên khi nông dân báo cáo thiệt hại hàng năm ở mức từ 15 - 30%, một số nơi thiệt hại lên đến mức 50 - 100%. Tại nhiều vùng, người nông dân đành bỏ gieo trồng một số vụ nhất đònh vì đã tính trước mức độ thiệt hại do chuột gây ra. Những vụ bỏ không trồng do đã dự đoán được kết quả kiểu này hiếm khi được tính gộp vào tổng thiệt hại về năng suất do chuột gây ra. Nhiều nông dân và các cơ quan khuyến nông đã chuyển qua sử dụng giải pháp dùng hóa chất, bao gồm thuốc độc liều cao, thuốc chống đông máu và các thuốc sinh học. Các biện pháp phòng trừ này rất tốn kém và nếu sử dụng không đúng qui cách đôi khi tiêu diệt cả các loài động vật khác và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và môi trường. Các ruộng lúa này đã bò chuột phá hại nặng nề, tập trung chính tại phần giữa ruộng. Biện pháp sử dụng bẫy cây trồng (cTBS) đã được áp dụng như một biện pháp phi hóa chất diệt trừ chuột hại tại các vùng trồng lúa nước. Biện pháp này đã được thử nghiệm và xác nhận là rất hiệu quả trong việc giảm bớt thiệt hại do chuột gây ra trong hệ thống canh tác lúa nước ở Indonesia và Việt nam. Các loài chuột hại chính Loài chuột gây tổn thất lớn nhất trong hầu hết các vùng của khu vực Đông Nam Á là loài chuột đồng lớn Rattus argentiventer. Chuột đồng lớn, loài chuột hại gây tổn thất lớn nhất cho sản xuất nông nghiệp ở khu vực Đông Nam Á. Tại Thái lan và Việt nam và có thể phía nam Lào và Campuchia loài chuột đồng lớn này thường sống chung với loài chuột đồng nhỏ Rattus losea. Hai loài này thường làm tổ xung quanh ruộng lúa trên các bờ mương chính. Thường không gặp hai loài này xuất hiện tại miền bắc Lào, miền trung và bắc Philippines (tuy nhiên có thể bắt gặp loài chuột đồng lớn R. argentiventer ở các đảo Mindoro và Mindanao). Tại các vùng này, các thành viên của loài chuột nhà Rattus rattus là loài gây hại chính cho sản xuất nông nghiệp. Các loài chuột gây hại khác bao gồm chuột Thái Bình Dương (Rattus exulans), chuột cống (Rattus norvegicus), các loài chuột nhắt và chuột đất (Bangdicoot) 2 Rào cản và Hệ thống bẫy rào cản Nhiều biện pháp vật lý đã được nông dân áp dụng từ mức độ đơn giản như sử dụng hàng rào nylon nhằm đổi hướng chuột tới ruộng cây trồng tới sử dụng hệ thống rào khép kín, thông thường được dựng lên xung quanh các nhà kho. Những Hệ thống rào cản này đôi khi được kết hợp với bẫy hoặc lưới đặt tại các lỗ mở cửa của hàng rào và từ đó khái niệm Bẫy rào cản hay TBS ra đời. Ông Lam Yuet Minh thuộc Viện Nghiên Cứu Và Phát Triển Nông Nghiệp Malaysia đã phát kiến bẫy rào cản trong phòng trừ trên ruộng lúa nước. Trong 5 năm qua, với sự giúp đỡ của ACIAR, sáng kiến của ông Lam đã được đúc kết lại và thử nghiệm tại nhiều điểm thí nghiệm tại Indonesia và Việt nam. Những cải tiến chính bao gồm: 1. Kết hợp bẫy và cây mồi nhằm thu hút chuột tới ruộng làm bẫy. 2. Giảm bớt các chi phí lắp đặt và duy trì bẫy. 3. Sử dụng biện pháp bẫy cây trồng làm cơ sở trong biện pháp tổng hợp và ứng dụng trong cộng đồng nhằm phòng trừ chuột hại. Kết quả của việc ứng dụng bẫy cây trồng cộng đồng sẽ phát huy cao nhất và tiết kiệm chi phí nhất khi nó được áp dụng bởi toàn bộ cộng đồng người nông dân. Phương thức hoạt động của một bẫy cây trồng Cấu thành cơ bản của một Bẫy cây trồng là một hệ thống hàng rào quây xung quanh một thửa ruộng có kích thước khoảng 20 x 50 mét và bên trong có cây bẫy. Một rãnh nước nhỏ bao quanh dẫn chuột tới một hướng nhất đònh là cửa vào và tại các cửa có đặt các bẫy lồng hom. Chuột có thể chui vào bẫy liên tục với số lượng lớn. Cây làm bẫy hiện tại được chứng minh tốt nhất là cây lúaruộng làm bẫy được gieo sớm hơn với các ruộng xung quanh từ 2-3 tuần. Vai trò của ruộng cây bẫy là thu hút chuột ở các ruộng xung quanh tới bẫy cây trồng (cTBS). Tác dụng bảo vệ của bẫy theo đường vòng tròn bao quanh ruộng bẫy. Kết quả từ các ruộng thí nghiệm cho thấy phạm vi bảo vệ đường tròn này có thể mở rộng tới bán kính 200 mét theo các hướng, phụ thuộc vào vò trí của bẫy cây trồng và đặc điểm vò trí của bờ kênh mương và khu dân cư. Một bẫy lồng hom và hom của lồng được thiết kế đúng qui cách - nó cho phép chuột vào nhưng không ra được. Nếu chọn đúng vò trí, một số lượng nhỏ bẫy cây trồng có thể bảo vệ cho một diện tích cây trồng lớn. Chú ý là phạm vi bảo vệ của các bẫy đan xen với nhau và đó có thể là nơi cư trú của chuột như bờ mương lớn và xung quanh làng. 3 Một bẫy cây trồng có thể bảo vệ được cho khoảng 10-15 hécta lúa. Nếu diện tích gieo trồng lớn hơn 10 hécta thì chúng ta cần ít nhất là 2 bẫy cây trồng. Lý do là chuột có thể di chuyển xa hàng trăm mét để tìm kiếm thức ăn và sẽ tiếp tục xâm hại đến các vùng trong phạm vi bảo vệ từ các vùng lân cận. Sinh học sinh sản và di chuyển của chuột đồng. Bẫy cây trồng sử dụng trong phòng trừ chuột dựa trên mối quan hệ giữa sinh học sinh sản của hai loài chuột đồng với thời vụ gieo trồng của cây lúa. Khả năng sinh sản của chuột tăng gấp ba lần ở giai đoạn cây lúa trưởng thành. Chuột cái bắt đầu mang thai khoảng 1 đến 2 tuần trước khi kết thúc giai đoạn lúa đẻ nhánh. Thời gian mang thai ngắn khoảng 3 tuần, sau đó đẻ khoảng 18 con (trung bình 11-12 con). Chuột con phát triển nhanh và có khả năng sinh sản sau khoảng 6 tuần tuổi. Chuột cái trưởng thành có khả năng thụ thai vài ngày sau khi đẻ, do vậy mà chúng có thể sinh sản khoảng 3 lứa trong một vụ lúa và trung bình một chuột cái có thể đẻ được khoảng 30 đến 40 chuột con. Mùa sinh sản của chuột có liên quan đến việc luân canh của cây trồng trên đồng ruộng. Nếu chỉ có một vụ lúa thì chuột chỉ có một mùa sinh sản và nếu hai vụ lúa thì chúng có hai mùa sinh sản. Sau khi thu hoạch, chuột ăn tất cả mọi thứ và các hạt ngũ cốc rơi vãi. Khi mà thức ăn kạn kiệt chúng sẽ tập trung tại các ruộng lân cận để tìm thức ăn. Nếu như các ruộng này cũng thu hoạch cùng lúc thì lúc này chúng sẽ bò chết đói hay di chuyển đến các sinh cảnh khác không phải trên đồng ruộng. Việc di chuyển này là cơ hội cho kẻ thù tự nhiên của chuột tiếp cận chúng dễ dàng và đây cũng là một nguyên nhân làm giảm mật độ quần thể của chuột. Nói chung, việc kéo dài thêm giai đoạn cho đất nghỉ kết hợp với các hoạt động diệt trừ chuột tại các sinh cảnh khác vào thời điểm làm đất sẽ làm giảm đáng kể mật độ quần thể của chuột trong vùng. Thời điểm nước lụt, như tại các vùng đồng bằng lớn cũng có thể là nguyên nhân làm số lượng quần thể chuột giảm mạnh do thiếu thức ăn và nơi trú ẩn. Khi thời vụ thu hoạch kéo dài từ một đến 2 tuần ở những vùng canh tác một vụ, quần thể chuột sẽ di chuyển từ khu ruộng này sang khu ruộng khác và là nguyên nhân gây lại lớn cho các ruộng thu hoạch muộn. Tình hình trở nên tồi tệ hơn vì những con chuột được sinh vào đầu vụ lúa đã đủ trưởng thành để có thể sinh sản trước khi vụ thu hoạch kết thúc. Điều này đã làm bùng nổ số lượng chuột, không những một chuột mẹ có thể sinh được 30-40 chuột con mà nó và con cháu của nó còn có thể sinh được 100-120 chuột con. Tại sao bẫy cây trồng cộng đồng hoạt động theo phương thức như vậy Bẫy cây trồng cộng đồng có chức năng là tiêu diệt các con cái trong chủng quần trước và trong mùa sinh sản. Nó làm giảm chỉ số tăng trưởng của quần thể chuột. Mỗi một chuột cái bò diệt được trước khi sinh sản lứa đầu có nghóa là chúng ta đã diệt được 30-40 con chuột tương đương ở thời điểm thu hoạch. Một bẫy cây trồng cộng đồng thành công là có thể bắt được số lượng chuột như nhau ở các giai đoạn phát triển của cây lúa cho tới giai đoạn đông sữa sau đó số lượng bắt được sẽ giảm đi. Thời gian thu hoạch lúa kéo dài khoảng hơn 2 tuần cũng là bắt đầu thời kỳ sinh sản của các con chuột trẻ và số lượng chuột sẽ tăng nhanh một cách đáng sợ 4 Bảng tóm tắt số lượng chuột bắt được của một bẫy cây trồng có hiệu quả tương ứng với các giai đoạn phát triển của lúa và mùa sinh sản của chuột đồng. · · · · · · · · · · · · · Sử dụng cọc và dây để dựng hàng rào xung quanh khoảng ruộng đó, chân hàng rào được chôn sâu 10 cm dưới mặt ruộng và chiều cao của hàng rào tính từ mặt ruộng là 60 cm Đào một rãnh xung quanh hàng rào với bề rộng rãnh hẹp nhất là 50 cm. Mỗi chiều của ruộng bẫy cây trồng đặt ít nhất hai bẫy lồng hom (cửa lồng buộc khít với hàng rào, tránh để khe hay lỗ tại cửa lồng mà chuột có thể lách vào ruộng) Đắp một bờ đất xuyên qua mương nối bờ ruộng với cửa lồng Đặt các bẫy kẹp xung quanh hàng rào phía bên trong để diệt những con chuột đã qua rào vào trong bẫy cây trồng. Ruộng cây bẫy được gieo trồng sớm hơn so với các ruộng xung quanh từ 2 đến 3 tuần Ruộng bẫy cây trồng cộng đồng đang được lắp đặt, chân hàng rào phải được chôn sâu 10 cm để tránh chuột đào chui qua hàng rào. Một bẫy cây trồng bắt được một số lượng chuột lớn về cuối vụ có thể là do không hiệu quả ở đầu chu kỳ, có thể là do bẫy cây trồng được làm và bảo trì sai quy cách hoặc có thể là do bẫy được làm tại nơi gần các sinh cảnh khác không phải là cây lúa, gần làng mà tại đó số lượng chuột chưa bò diệt trừ bằng các phương pháp bổ xung khác (xem “các cách phòng trừ khác”). Cách làm và bảo trì một bẫy cây trồng Bẫy cây trồng cộng đồng được làm từ các nguyên vật liệu sẵn có và kỹ thuật đơn giản. Tuy nhiên để nó phát huy hiệu quả tối đa cần phải tuân thủ các qui cách kỹ thuật sau: Vật liệu làm bẫy: Ny lon làm hàng rào (phải bằng nguyên liệu dai, chắc chắn, chòu được va chạm mạnh, chòu được gió mạnh và bền chắc để có thể sử dụng được trong vài vụ). Cọc tre hoặc gỗ để dựng hàng rào và buộc bẫy lồng. Dây căng và thép buộc đảm bảo hàng rào luôn thẳng đứng. Dây ny lon hay vải để buộc hàng rào với dây căng. Bẫy lồng hom và bẫy kẹp để trong ruộng cây bẫy. Cách lắp đặt: Chọn một khoảng ruộng kích thước 20 x 50 mét trong khu đồng. Ruộng làm bẫy cây trồng cộng đồng đang chờ gieo cây bẫy và làm mương xung quanh hàng rào. 5 12345678910111213141516 Những điểm đặc biệt cần chú ý về hàng rào, bờ và đường vào cửa lồng: · · · · · · · · · · · · · · · Hàng rào được áp chặt với cửa lồng bởi cọc tre cắm đối diện. Bẫy được đặt trên mực nước trong ruộng, và phía trên phủ rơm rạ. Bờ đất trước cửa lồng thấp tiện lợi cho việc vào cửa lồng nhưng không làm cản dòng chảy qua bờ nối cửa lồng. Hàng rào và bờ đất xung quanh phải được dọn cỏ sạch sẽ. Bảo trì bẫy cây trồng: Hàng sáng thu chuột trong bẫy (tránh để chuột chết trong bẫy sẽ làm các con chuột khác cảnh giác không vào). Kiểm tra hàng rào xem có chỗ nào thủng, nếu có thì sửa lại hoặc đặt thêm bẫy vào lỗ thủng đó. Không để cỏ mọc trên bờ ruộng quá cao (chuột có thể sử dụng chúng để trèo qua hàng rào). Phủ rơm rạ lên trên lồng và có thể cho thức ăn vào lồng để chuột khỏi bò chết đói. Nếu như không thu chuột trong vài ngày thì nên bòt cửa lồng lại bằng rơm. Khả năng ứng dụng bẫy cây trồng Biện pháp bẫy cây trồng hiện đang được khuyến cáo áp dụng cho những vùng trồng lúa nước và sẽ phát huy hiệu quả tối ưu đồng thời tiết kiệm chi phí một khi những điều kiện sau được thực hiện: Thiệt hại do chuột gây ra ước tính khoảng từ 10% trở lên tại một mùa vụ nhất đònh. Bẫy cây trồng đơn lẻ được lắp đặt và bảo trì tốt. Nhiều bẫy cây trồng được làm trên khắp các cánh đồng. Lúa được gieo cấy đồng loạt và giai đoạn đất trống khoảng vài tuần. Các bẫy cây trồng được quản lý hiệu quả bởi một nhóm hoặc bởi toàn bộ cộng đồng Không có bất kỳ một loại thức ăn cao cấp nào dành cho chuột cho tới thời điểm đông sữa của cây làm bẫy. Biện pháp bẫy cây trồng cũng có thể áp dụng trong việc bảo vệ các vụ lúa nương hoặc lúa được tưới bằng nước mưa và các cây trồng khác. Tuy nhiên hiểu biết còn hạn chế về vấn đề sinh thái học của chuột hại tại các sinh cảnh này và có thể có những hạn chế khác ví dụ như mức độ sẵn có của nước tưới để gieo trồng cây bẫy sớm. Nghiên cứu cụ thể hơn về vấn đề này và những vấn đề có liên quan khác đang được tiếp tục thực hiện. 6 25-50m Các biện pháp phòng trừ chuột hại khác Biện pháp bẫy cây trồng mang lại hiệu quả cao nhất khi được kết hợp với các biện pháp phòng trừ khác như: · · · · · · · · · · · Giữ bờ ruộng thấp và hẹp nếu có thể (mặt bờ rộng nhất khoảng 30 cm) để tránh chuột có thể đào hang và làm tổ tại bờ. Tìm các hang có chuột và tiêu diệt chúng bằng các biện pháp như đào hang, xông khói hay dùng bẫy kẹp. Làm sạch các bờ mương lớn, tránh để cây bụi và thường xuyên kiểm tra mức độ xâm nhiễm của chuột (xem các hang hoạt động, dấu chân chuột và đường chúng hay qua lại) Thu dọn hết rơm rạ và các phế thải thực vật hoặc rải mỏng ra tránh chuột có thể trú ngụ và làm tổ ở đó. Dọn sạch thóc rơi vãi sau thu hoạch (Thả vòt hoặc gà cho ăn thóc rơi vãi). Gieo cấy đại trà - trong vòng khoảng 2 tuần. Ý nghóa kinh tế và chi phí của bẫy cây trồng cộng đồng Việc quyết đònh sử dụng hay không sử dụng bẫy cây trồng trong phòng trừ cần dựa trên so sánh giữa lợi ích kinh tế mang lại và giá thành các chi phí. Do ý nghóa kinh tế của bẫy cây trồng có thể bảo vệ cho một diện tích khoảng 10-15 héc ta lúa, chi phí cho bẫy cây trồng nên được chia đều cho các hộ nông dân trong cộng đồng tham gia làm bẫy (có thể là một nhóm nông dân hay cả một thôn) Lợi ích: Lợi ích kinh tế lớn nhất và trực tiếp của bẫy cây trồng là có thể bảo vệ cho một diện tích lớn, làm tăng năng suất và giảm thiệt hại do chuột gây ra. Các thí nghiệm tại Việt nam và Indônesia đã chứng tỏ trong vòng bán kính bảo vệ 200 mét của bẫy cây trồng, năng suất tăng từ 0,3 - 1 tấn/ha. Năng suất của các ruộng gần bẫy cây trồng cao hơn so với các ruộng ở xa và so với các ruộng không trong phạm vi bảo vệ. Trong trường hợp này, lợi ích kinh tế trực tiếp do bẫy cây trồng mang lại đã vượt xa các chi phí đầu tư cho bẫy cây trồng với tỷ lệ 10:1. Ước tính giá thành và lợi ích kinh tế này là không thể có trong trường hợp thiệt hại về sản lượng ước tính nhỏ hơn 5%. Các lợi ích khác: Chuột bắt được từ bẫy cây trồng có thể bán hoặc sử dụng cho các nhu cầu khác nhau của từng đòa phương. Giảm bớt việc sử dụng thuốc chuột (tiết kiệm và an toàn về môi trường). Làm giảm mật độ quần thể chuột hại sau mỗi vụ thu hoạch ở các đòa phương cũng có nghóa là giảm nguy cơ các bệnh truyền nhiễm từ chuột như dòch hạch, thương hàn và các bệnh dòch khác. Các loài vật khác không bò tiêu diệt. Không để lại tồn dư sau khi biện pháp được áp dụng BiŒn pháp sº døng bÅy cây trỊng tĨt nhÃt là ÇÜ®c làm trong c¶ng ÇỊng và nhÜ vỈy l®i nhn mang låi gÃp khộng 10 lÀn chi phí ÇÀu tÜ cho viŒc làm bÅy. 7 Vật liệu làm bẫy có thể sử dụng lại trong khoảng 4 vụ và làm tăng lợi ích kinh tế Các chi phí cho bẫy cây trồng: Các chi phí chủ yếu khi lắp đặt một bẫy cây trồng bao gồm: · · · Chi phí vật tư làm bẫy: - Nylon - Cột và cọc chống hàng rào - Dây căng và thép buộc rào - Bẫy lồng hom Công lao động cho việc làm bẫy Công lao động cho bảo trì bẫy Chi phí về vật tư cho một bẫy cây trồng tại Việt nam và Indonêsia khoảng 25-50 đô la Mỹ. Tuy vậy, các vật tư làm bẫy này có thể sử dụng trong khoảng 2 - 4 vụ do đo chi phí thực tế được coi là thấp hơn nhiều. Điều quan trọng các chi phí này được chia đều cho các hộ nông dân trong Số chuột bắt được trong một bẫy cây trồng cộng đồng sau một đêm tại vùng phía Tây đảo Java- Indônêsia. Mỗi một chuột cái bắt được tại đầu vụ lúa tương đương với khoảng 30-40 con chuột bắt được tại giai đoạn thu hoạch diện tích được bảo vệ bởi bẫy cây trồng đơn lẻ hoặc của một quần thể nhiều bẫy. Chi phí gián tiếp có thể bao gồm việc thua thiệt một chút về sản lượng thu hoạch do sự chiếm đất canh tác của bẫy cây trồng hoặc do chuột trèo vào bẫy mà không bò tiêu diệt ngay sau đó. Bẫy cây trồng gieo sớm có thể thu hút chim chóc và các loại sâu bệnh nếu đó là nguồn thức ăn đầu tiên xuất hiện tại khu vực đó. Nếu bẫy cây trồng được làm và bảo trì tốt thì những chi phí trên có thể được bù đắp dễ dàng nhờ vào sự tăng năng suất của các ruộng xung quanh. Bản tin nghiên cứu này được viết trong quá trình thực hiện dự án của ACIAR mang tên AS1/98/36 (1998- 2002) ‘Quản lý chuột hại trong hệ sinh thái nông nghiệp tại vùng trồng lúa của Đông Nam Á’ và dựa trên các nghiên cứu được tiến hành tại Úc, Lào, Indônêsia và Việt nam. Chủ nhiệm và các cơ quan tham gia dự án : Úc : CISRO Trung tâm Nghiên Cứu Sinh Thái Bền Vững Dr. Grant Singleton Inđônêsia : Trung Tâm Nghiên Cứu Cây Lương Thực Drs. Sudarmaji Việt nam : Viện Bảo vệ Thực vật Quốc gia Dr Nguyễn Văn Tuất Lào : Viện nghiên cứu Nông và Lâm nghiệp Quốc gia, Bounneuang Douang Boupha Để biết thêm thông tin về dự án này và các dự án khác của ACIAR liên hệ tới đòa chỉ: ACIAR GOP Box 1571 Canberra ACT 2601 Australia E-mail: E-mail: comms@aciar.gov.au Website: Website: www.aciar.gov.au Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc (ACIAR) giúp các nước đang phát triển giải quyết những vấn đề nan giải trong nông nghiệp và nâng cao năng lực nghiên cứu của họ bằng cách ủy thác hoạt động nghiên cứu cho các cơ quan nghiên cứu của Úc và các nước đang phát triển thực hiện 8 . BẢN TIN NGHIÊN CỨU Phòng trừ phi hoá chất chuột hại trong ruộng lúa nước Sử dụng Bẫy cây trồng cộng đồng Gặm nhấm là loài dòch hại chính trong sản xuất nông. pháp phi hóa chất diệt trừ chuột hại tại các vùng trồng lúa nước. Biện pháp này đã được thử nghiệm và xác nhận là rất hiệu quả trong việc giảm bớt thiệt hại

Ngày đăng: 24/12/2013, 06:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w