TIÊU CHUẩN XÂY DựNG Việt nam Tcxdvn 204 : 2007 Bộ xây dựng Số: 06/1998/QĐ - BXD Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập Tự do Hạnh phúc *********** Hà nội ngày 06 tháng 01 năm 1998 Quyết định của Bộ trưởng bộ xây dựng v/v ban hành theo tiêu chuẩn ngành xây dựng Bộ trưởng bộ xây dựng Căn cứ Nghị định 15CP/CP ngày 01/03/1994 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng. Căn cứ Nghị định 42/Cp ngày 16/07/1996 của Chjính phủ ban hành điều lệ quản lý đầu tư và xâydựng. Xét đề nghị của Vụ khoa học công nghệ, Bộ xây dựng Quyết định Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này 03 tiêu chuẩn của ngành xây dựng 1/ TCXD 204: 1998 Bảo vệ công trình xây dựng phòng chống mối cho công trình xây dựng mới 2/ TCXD 205: 1998 Móng cọc tiêu chuẩn thiết kế. 3/ TCXD 106: 1998 Cọc khoan nhồi, Yêu cầu chất lượng thi công. Điều 2: Các tiêu chuẩn trên bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Điều 3: Các Ông Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ khoa học công nghệ, các đơn vị thiết kế, thi công các công trình xây dựng chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. Nơi nhận: - Tổng cục TCĐLCL - Lưu vụ KHCN&VP Bộ trưởng bộ xây dựng đã ký GS TS Nguyễn Mạnh Kiểm TIÊU CHUẩN XÂY DựNG Việt nam Tcxdvn 204 : 2007 Bảo vệ công trình xây dựng Phòng chống mối cho công trình xây dựng mới Protection of buildinhs Prevention and protection from subterranean termttes Forbuiding under construction Phạm vi và lĩnh vực áp dụng Tiêu chuẩn áp dụng cho nhà và công trình dân dụng, công nghiệp, nông nghiệp, các công trình đê đập và cây trồng, có dùng vật liệu gốc Xenlulo làm trang trí trong nhà và ngoài nhà hoặc làm kết cấu chịu lực, hoặc có chứa, lưu trữ trưng bày các vật liệu, tư liệu, thành phẩm gốc Xenlulo. Tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu biện pháp phòng chống mối ngay từ khâu khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng mới hoặc thi công xây dưụng cải tạo. Tiêu chuẩn này không bao gồm biện pháp xử lý đối với nhà, công trình đang sử dụng bị mối phá hoại. Đối tượng cần xử lý chủ yếu: các loại mối đất (Subterrancan termitcs) và một số côn trùng hại gỗ khác như mối gỗ kho, mọt cánh cứng. Phân loại yêu cầu phòng chống mối bảo vệ công trình Để có các giải pháp phòng chống mối phù hợp với chất lượng sử dụng; chất lượng xây dựng và điều kiện kinh tế cho phép, yêu cầu phòng chống mối cho nhà và công trình được chia thành 4 loại sau đây: Loại A: Yêu cầu phòng chống mối cao cho các công trình đặc biệt, công trình cao tầng, công trình có niên hạn sử dụng trên 100 năm như các Bảo tàng, thư viện, lưu trữ. Cơ quan, văn phòng, công trình văn hoá lịch sử, nhà sản xuất, nhà kho có chứa hoặc sử dụng các thành phẩm quý hiếm có bộ phận gốc Xenlulo. TIÊU CHUẩN XÂY DựNG Việt nam Tcxdvn 204 : 2007 Loại B: Yêu cầu phòng chống mối khá cho các công trình có niên hạn sử dụng trên 50 năm như các cơ quan, văn phòng, khách sạn, cửa hàng, nhà ký thuật, thử nghiệm, trường học, bệnh viện. Loại C: Yêu cầu phòng chống mối tring bình cho các công trình có niên hạn sử dụng trên 20 năm, nhà 2 tầng xây dựng ở vùng có mối hoạt động. Loại D Loại A,B là loại bắt buộc phải thực hiện các biện pháp chống mối ngay từ khi thiết kế và khởi công xây dựng. Loại C là loại có thể xem xét cân nhắc áp dụng một phần các biện pháp chống mối nhưng chủ yếu phải xử lý hoá chất chống mối cho các bộ phận kết cấu, bộ phận trang trí và hệ thống cửa bằng gỗ. Loại D là loại không áp dụng ngay các biện pháp phòng chống mối trong khi thiết kế, thi công xây dựng. : Yêu cầu phòng chống mối thấp cho các nhà, công trình ít quan trọng xây dưụng ở vùng địa lý không có mối hoạt động như nhà sản xuất, nhà kho làm bằng các vật liệu kết cấu không có gốc xenlulo, nhà có chứa hoặc sử dụng, gia công các vật liệu thành phẩm không có xenlulo. TIÊU CHUẩN XÂY DựNG Việt nam Tcxdvn 204 : 2007 II. Giới thiệu chung về các loại côn trùng, tác hại của mối và sự cần thiết phải phòng chống mối cho các công trình xây dựng. Trong điều kiện nứơc ta, ảnh hưởng của những yếu tố có hại là rất lớn. Ngoài những yếu tố khách quan như ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều còn phải nói đến những tác động bất lợi khác, trong đó điển hình là tổn thất do các loại sinh vật gây hại gây ra. Trong đó Mối là kẻ thù nguy hiểm nhất. Chúng không chỉ gây hại đối với nhà, tre, gỗ mà còn gây hại to lớn đối với các công trình vĩnh cửu, kiến trúc phức tạp, nhà khung bê tông, cao tầng. Mối còn gây hại đối với vật tư, hàng hoá trong các kho tầng dân dụng và quốc phòng, các công trình văn hoá lịch sử, cây trồng, đê điều . Do đó việc duy trì và bảo quản hạn chế những yếu tố có hại, giảm bớt những hư hỏng, mất mát, kép dài tuổi thọ và thời gian sử dụng của các đối tượng nói trên là một trong những nhiệm vụ chiến lược hiện nay. Mối mọt với khả năng sinh sản mạnh mẽ cũng như khả năng thích ứng cao đối với môi trường đã khiến cho loài côn trùng này trở lên nguy hại hơn bao giờ hết đối với con người. Đặc biệt nguy hiểm hơn cả là một số loài Mối đất thuộc bộ Mối Isoptera chuyên hại các công trình xâydựng hoặc loài Mối Ondontotermes, Coptotermes, Fomosanus Shir, Coptotemes Ceylonicus Holm, Coptotermes Haviland Chúng sống và phân bổ chủ yếu ở các nước nhiệt đối và cận nhiệt đới. Hàng năm, những loài Mối hại trên đã gây nên những tổn thất rất lớn cho nền kinh tế quốc dân. ở Việt Nam, Mối gây hại rất lớn. Hiện nay, các nhà khoa học đã thống kê được khoảng 82 loài Mối. Trong số các loài Mối kể trên, các loài Mối thường gặp và phá hoại mạnh mẽ là các loài Mối nhà thuộc họ Rhinotermitidae hoặc Mối gỗ khô thuộc họ Kalotermitidae. Mối sinh sống và làm tổ trong lòng đất rồi di cư xuống theo đường mạch nước ngầm để lấy nước vào mùa khô và dâng cao tránh úng vào mùa mưa lũ, đồng thời Mối đào hang tạo thành những hầm lớn trong lòng đất cũng như những hệ thống giao thông TIÊU CHUẩN XÂY DựNG Việt nam Tcxdvn 204 : 2007 chằng chịt trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Thực trạng trên đã gây nên mục ruỗng đối với nền móng các công trình nhà cửa, công trình giao thông đường xá, cầu cống và cây trồng . Điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến độ kết cấu móng, độ an toàn của các công trình xâydựng cũng như đối với kho tàng và cây trồng. ở miền Bắc Việt Nam, các đối tượng kinh tế bị mối phá hoại bao gồm: - Các loại vật liệu gỗ: nhà cửa, kho, đồ dùng bằng gỗ hoặc các chế phẩm bằng gỗ trong gia đình, cơ quan, cầu, tà vẹt, cột điện, bảng điện . - Vật liệu bằng kim loại: làm tắc ống điện thoại, đắp đất lên máy móc - Vật liệu là những sản phẩm như: bao bột, giấy bao xi măng, sách ở các thư viện, văn thư, tàiliệu lưu trữ, chiếu, thóc, gạo, dạ, len, da - Các công trình thuỷ lợi, tính bền vững của đê giữ nước. - Các cây trồng như: chè, mía, cao su, cà phe, lạc, bồ đề, thông, trám trắng Trong quá trình phát triển sinh sản, ngoài việc đắp đất lên tường, trần, tủ, bàn ghế . và gây hại nặng tại những khu vực này nó còn gây tổ thất lớn cho những trang thiết bị, vật tư máy móc có trong công trình đó kể cả đường điện, hộp công tơ điện, máy điều hoà, vi tính . Hiện nay, phần lớn đồ mộc làm trong công trình thường làm bằng các loại gỗ tạp thuộc nhóm 4, 5, 6. Những loại gôc này và cả các loại gỗ khác (trừ lõi nhóm gỗ thiết mộc) thường bị các loại côn trùng phá hoại nghiêm trọng. Đặc biệt là mối và mọt hại. Mặtkhác, ở nước ta,việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật về bảo quản gỗ chưa được coi trọng. Đồ gỗ dùng trong công trình bằng gỗ dán và tre, trúc sau khi chế biến trong hầu như không được bảo quản bằng các loại thuốc đặc biệt chuyên dụng. Vì vậy, chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng đã bị mối phá hoại, lúc này việc diệt trừ mối ở trên công phu và khó khăn hơn. Do đó, việc phòng chống mối khi bắt đầu xây dựng so với các biện pháp chống mối sau khi xây dựng sẽ ít tốn kém, dễ thực hiện và hiệu quả cao. Đây là một nhu cầu hết sức cần thiết và cấp bách, đặc biệt là trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm như ở Việt Nam . TIÊU CHUẩN XÂY DựNG Việt nam Tcxdvn 204 : 2007 Bằng những phương pháp nghiệp vụ điều tra cơ bản côn trùng cộng với việc thu thập các số liệu thông tin thực tế tại nền đất của công trình, tại địa điểm khu vục đang tiến hành xây dựng, căn cứ vào mức độ thiệt hại do chúng gây ra khu vực này, chúng tôi cho rằng: Cần phải triển khai ngay một chương trình kiểm soát phòng trừ mối toàn diện đối với công trình về mặt lâu dài, nhằm bảo đảm vững chắc cho các nguồn vốn được đầu tư trong việc xây dựng công trình cũng như ngăn chặn những tổn hại không đáng có về mặt vật chất do mối gây ra với công trình về sau này. Về mặt kỹ thuật chống mối, trên thế giới và trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu và đề xuất nhiều giải pháp xử lý. Sau đây, chúng tôi sẽ đưa ra giải pháp kỹ thuật cho công trình đang sử dụng và công trình xây dựng mới. Giải pháp kỹ thuật cho công trình đang sử dụng Bước 1: Nhử mối Dùng hộp nhử có chất dẫn dụ đặt vào nơi có mối nhằm thu hút lượng mối vào ăn tập trung trong các hộp nhử. Thời gian theo dõi từ 3 đến 4 tuần. Trong quá trình này thường xuyên kiểm tra và tăng cường thuốc dẫn dụ. Sau khi kiểm tra lượng mối đã đạt yêu cầu kỹ thuật thì tiến hành thực hiện bước 2. Bước 2: Diệt mối Dùng thuốc diệt lây truyền ở dạng bột phun lên mình các con mối có trong hộp nhử cho đủ độ, đúng kỹ thuật để mối đem thuốc về làm tổ lây nhiễm sang các con mối lính canh gác, mối thợ, mối con và mối chúa. Sau khi mối chúa bị nhiễm độc cả tổ mối sẽ bị nhiễm độc và tiêu diệt trong vòng từ 7 đến 10 ngày sau khi phun thuốc bột trứng mối cũng bị tiêu diệt hoàn toàn. Bước 3: Phun phòng Phun phòng lên chân tường và các cấu kiện bằng gỗ để thuốc ngấm vào gỗ làm tăng giá trị của gỗ và diệt các côn trùng phá hoại gỗ như mọt, xén tóc và sẽ ngăn chặn sự xâm nhập quay trở lại của mối phá bên ngoài từ khu nhà khác sang. Giải pháp kỹ thuật cho các công trình xây dựng mới TIÊU CHUẩN XÂY DựNG Việt nam Tcxdvn 204 : 2007 1 Diệt tổ mối: Khi san lấp nền đất nếu phát hiện có tổ mối thì phải đào tới tổ tưới vào vị trí có tổ mối 20 30 lít dung dịch 10% thuốc PMS hoặc dung dịch thuốc chống mối khác tương đương không để các tàn dư thực vật như: gỗ vụn, gốc cây, ván khuôn bị kẹt lại. Trong trường hợp ván khuôn bị kẹt lại mà không lấy ra được phải phun thuốc có hiệu lực phòng mối. 2. Hào chống mối: Tạo lập lớp chướng ngại đứng bằng đào hào là hàng rào bao quanh phía ngoài sát tường móng công trình. Hào rộng khoảng 50cm sâu từ 60 80 cm tuỳ theo vùng đất xây dựng, nền đất xốp phải đảm bảo sâu 80cm. Mỗi m 3 đào đất lên được trộn với 10 12kg/m 3 3. Mặt nền phía trong nhà thuốc PMs hoặc loại thuốc có giá trị tương đương rồi lấp lại. Trước khi lấp vách hào phái ngoài lót một lớp nilon. Sau khi lấp hào xong mặt trên hào được lát gạch hoặc đổ bê tông hoàn thiện. Đào rãnh sát chân tường rộng 30cm sâu từ 30 40 cm kể từ mặt lớp đất hoàn thiện, đất đào lên được trộn 10 20 kg/m 3 thuốc PMs hoặc thuốc có giá trị tương đương sau đó lấp lại. Trên mặt nền, trước đổ vữa bê tông, kể cả mặt các cọc, rải một lớp thuốc PMs với liều lượng 0.7 1kg/m 3 Mặt đường, cọc đựơc phun dung dịch Chlotpytilos 1%, 2lít/m . Sau đó giải một lớp nilon trước khi đổ vữa lát nền. 2 4. Các loại đường ống cấp, thoát nước, đoạn đường cáp điện đi qua nền nhà tầng trệt hoặc tầng hầm nấu có và các khe lún kể cả các vị trí đào thêm làm gián đoạn sự liên tục của hào phòng mối phải xử lý bổ sung theo liều lượng đã quy định. hoặc các loại thuốc khác có giá trị tương đương. 5. Đối với các bộ phận kết cấu, bộ phận trang trí bằng tre, gỗ trong công trình như khuôn của, cánh cửa, ốp tường đều phải xử lý thuốc phòng mối mọt. Khi xử lý gỗ phải đảm bảo nguyên tắc: Gỗ phải được gia công thành khí mới được xử lý thuốc, nếu cưa cắt thêm phải xử lý bổ sung thuốc vào vị trí đó. TIÊU CHUẩN XÂY DựNG Việt nam Tcxdvn 204 : 2007 Sau khi xử lý thuốc mới đựơc sơn hoặc đánh vécni. Thuốc bảo gỗ trong xây dựng hiện hành ở nước ta gồm 2 dạng: - Dạng dung môi dầu, phương pháp xử lý có thể phun, nhúng hoặc quét thích hợp trong điều kiện sử dụng tập trung hoặc phân tán. - Dạng dung môi nước, phải xử lý theo phương pháp ngâm tẩm hoặc áp lực chân không. TIÊU CHUẩN XÂY DựNG Việt nam Tcxdvn 204 : 2007 III. Năng lực kinh nghiệm Một số công trình tiêu biểu đã thi công xong STT Tên công trình Địa điểm 1 Nhà tàng thư Công an tỉnh Lạng Sơn TP Lạng Sơn Lạng Sơn 2 Nhà ở doanh trại Tổng cục cảnh sát Bộ Công an Hà Nội 3 Nhà ở doanh trại Tổng cục Hậu cần Bộ Công an Hà Nội 4 Nhà ở doanh trại Tổng cục Cảnh sát Bộ Công an Hưng Yên 5 Nhà kho cảnh sát cơ động - Tổng cục cảnh sát Bộ Công an Gia Lâm Hà Nội 6 Nhà kho công ty vật tư nông nghiệp tỉnh Hưng Yên Gia Lâm Hà Nội 7 Đình - Đền Chùa Phú Thị Gia Lâm Hà Nội 8 Công ty Kính Thành Phát Gia Lâm Hà Nội 9 Trung tâm y tế đường bộ 2 Gia Lâm Hà Nội 10 Trường THCS Mễ Sở Văn Giang Hưng Yên 11 Trường THCS Long Hưng Văn Giang Hưng Yên Công ty TNHH diệt mối và khử trùng xin trân trọng giới thiệu đến quý cơ quan, đơn vị. Khi có nhu cầu xin liên hệ với: Kỹ sư Nguyễn Văn Hợp Thôn Hoà Bình Hạ - xã Tân Tiến huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên ĐT: 0321937145 DĐ: 0982937258 . TCXD 204: 1998 Bảo vệ công trình xây dựng phòng chống mối cho công trình xây dựng mới 2/ TCXD 205: 1998 Móng cọc tiêu chuẩn thiết kế. 3/ TCXD 106: 1998. Tcxdvn 204 : 2007 Bộ xây dựng Số: 06 /1998/ QĐ - BXD Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập Tự do Hạnh phúc *********** Hà nội ngày 06 tháng 01 năm 1998