1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Tài liệu Triết lý đầu tư cho đào tạo nhân lực của doanh nghiệp doc

8 310 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 77,14 KB

Nội dung

Triết đầu cho đào tạo nhân lực của doanh nghiệp Trong giai đoạn hiện nay, đào tạo để nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng công việc trở thành nhu cầu và là nhân tố có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp đều coi đầu cho nhân lựcđầu mang ý nghĩa chiến lược, trong nhiều trường hợp nó mang lại hiệu quả hơn hẳn so với việc đầu vào việc đổi mới công nghệ và thiết bị cho sản xuất kinh doanh. Kinh nghiệm của nhiều doanh nghiệp thành công cho thấy doanh nghiệp nào chú trọng tới đầu cho đào tạo và huấn luyện nhân viên, doanh nghiệp đó sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn trong kinh doanh. Tuy vậy, không phải doanh nghiệp nào khi đầu cho vào lĩnh vực này cũng gặt hái được những thành công và hiệu quả thu được cũng tương xứng với chi phí đầu tư. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong đầu cho đào tạo của nhiều doanh nghiệp là thiếu triết trong đầu cho đào tạo nhân lực. Từ đó, việc làm rõ những triết này sẽ ít nhiều có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Để hoạt động đầu cho đào tạo nhân lực mang lại kết quả cao, các doanh nghiệp cần tập trung thực hiện triết với những nội dung sau đây: 1. Xây dụng chiến lược đào tạo nhân lực rõ ràng Một chiến lược đào tạo nhân lực rõ ràng và có tầm nhìn sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động trong việc xây dựng kế hoạch đầu đào tạo nhân lực được thuận lợi. Doanh nghiệp sẽ có đủ căn cứ để quyết định lựa chọn chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của mình. Đồng thời, qua đây doanh nghiệp cũng cho người lao động thấy rõ một chính sách đào tạo nhân lực ổn định chứ không chỉ là những ngẫu hứng nhất thời của nhà quản trị. Chiến lược đào tạo nhân lực của doanh nghiệp chính là các hệ chuẩn mực, hệ giá trị nhằm tạo ra hành lang tiêu chuẩn của mọi hoạt động đầu cho con người. Hệ chuẩn mực đó sẽ định vị người lao động hướng vào các mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo một cách có trọng tâm. Từ đó họ chủ động tham gia vào quá trình đào tạodoanh nghiệp tổ chức. Đây là một nhân tố quan trọng góp phần làm nên thành công cho mỗi chương trình đào tạo và phát triển nhân lực của doanh nghiệp. 2. Khuyến khích nhân viên đến với trường đại học nếu có thể Để phát triển nhân lực, các nhà quản trị thường ưu tiên lựa chọn các khoá đào tạo ngắn hạn thay vì các khoá học dài hạn. Đó là một quan niệm không hoàn toàn chính xác bởi vì có một sự khác biệt rất lớn giữa những khóa đào tạo ngắn hạn với các chương trình đào tạo dài hạn ở trường đại học. Tuy khả năng ứng dụng tri thức không nhanh như các khoá đào tạo ngắn hạn nhưng bù lại, các trường đại học sẽ trang bị cho người lao động những tri thức mang tính hệ thống và có hiệu quả lâu dài. Không được đào tạo bài bản, các ý tưởng cũng bị hạn chế và kém đi tầm nhìn. Đồng thời, đây cũng là trung tâm chuyển giao tri thức và kỹ năng làm việc hiện đại, từ đó có thể giúp cho người lao động có thể "rút ngắn" quá trình cập nhật những kiến thức và kỹ năng làm việc mới. Dù ai cũng biết rằng học đại học không phải là con đường duy nhất có được thành công. Cũng có nhiều người thành công mặc dù không qua trường lớp nào nhưng thành công đến với họ rất khó khăn, họ phải đối mặt với nhiều thử thách và gian khổ. Học đại học giúp cho người lao động trưởng thành nhanh hơn rất nhiều, các kĩ năng được nâng cao và khả năng hợp tác trong công việc cũng hiệu quả hơn. Vì thế, một lời khuyên cho các doanh nghiệp là bên cạnh việc đầu cho người lao động tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn thì nên khuyến khích và đầu cho họ nâng cao trình độ ở một trường đại học vì điều đó là rất cần thiết và có ý nghĩa lâu dài. 3. Gắn hiệu quả đào tạo với nâng cao năng lực làm việc, tạo ra lợi thế cạnh tranh, lên nhuận của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sẽ là thất bại khi đầu cho nhân viên tham gia vào những khoá đào tạo có mục tiêu quá xa rời với hoạt động của doanh nghiệp. Vì thế, trước khi đầu cho công tác đào tạo nhân lực, doanh nghiệp cần phải xem xét mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo có phù hợp với nhu cầu và thực tiễn doanh nghiệp hay không. Không nên đầu theo kiểu "phong trào" hoặc chỉ để "đánh bóng" hình ảnh của doanh nghiệp. Chỉ có như vậy, việc đầu cho đào tạo nhân lực của doanh nghiệp mới thiết thực và mang lại hiệu quả thực tế. Chính vì thế mà các doanh nghiệp luôn phải gắn chiến lược đầu cho đào tạo và phát triển nhân lực với chiến lược kinh doanh của mình. Trong điều kiện cạnh tranh thì khả năng học nhanh hơn đối thủ chính là lợi thế của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp phải có chính sách đầu để tất cả nhân viên phải học nhiều hơn từ chính công việc của mình. Một người học là chưa đủ cho cả doanh nghiệp dù đó là cá nhân xuất sắc nhất. Thước đo hiệu quả đầu cho đào tạo nhân lực là khả năng doanh nghiệp chuyển hoá tri thức và kỹ năng có được sau đào tạo thành lợi thế cạnh tranh. Có nghĩa là doanh nghiệp biết biến những tri thức của người lao động thành sản phẩm và tung ra thị trường trước đối thủ của mình. 4. Thực tiễn công việc là câu trả lời chính xác nhất về nhu cầu đào tạo Từ thực tế công việc các doanh nghiệp mới biết người lao động đang có gì và còn thiếu gì? Việc đầu cho đào tạo nhân lực không thể xuất phát từ "nhu cầu cảm tính" của người lao động hoặc sự "bốc đồng" của người quản lý. Nó phải được xuất phát từ chính đòi hỏi thực tiễn ở mỗi doanh nghiệp. Trong tình hình kinh tế khó khăn và áp lực công việc ngày càng gia tăng, việc đào tạo xuất phát từ công việc là một trong những phương pháp đào tạo hiệu quả nhất tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả doanh nghiệp lẫn người lao động. Lấy thực tiễn công việc để thiết kế nội dung, chương trình đào tạo là một cách làm khôn ngoan, hiệu quả và được nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài áp dụng. Đây cũng chính là phương thức phát triền nhân lực trong sự phát triển chung của doanh nghiệp. 5. Khuyến thích người lao động tự học và học tập suốt đời Konosuke Matsushita - người sáng lập ra tập đoàn Mashushita đã tự nhắc nhở mình là phải luôn “ham thích học hỏi". Bởi nếu chúng ta ham thích học hỏi, tất cả mọi thứ trên thế giới này đều có thể là thầy giáo của chúng ta. Mỗi người chỉ có thể đưa ra được ý tưởng hay nếu biết học hỏi từ người khác. Nếu người lao động không tự học và học tập người khác thì mọi nỗ lực của doanh nghiệp đầu cho đào tạo và phát triển các kỹ năng sẽ kém đi hiệu quả rất nhiều. Tri thức và kỹ năng chỉ có thể có được do sự tích luỹ. Tự nó, việc tổ chức đào tạo không tự mang lại tri thức và kỹ năng cho người lao động nếu họ không đam mê tri thức và liên tục phát triển. Trước khi tiến hành đầu cho đào tạo nhân lực ở quy mô lớn, doanh nghiệp hãy biết cách thúc đẩy nhân viên tự đào tạo. Tự học còn là một phương thức đào tạo hiệu quả khi mà quỹ thời gian dành cho việc đào tạo nhân lực của mỗi doanh nghiệp là không nhiều. Khả năng tự học của người lao động càng cao thì chi phí cho đào tạo nhân lực của doanh nghiệp càng ít đi. Trong trường hợp này, doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí đầu cho đào tạo, nâng cao được hiệu suất và hiệu quả sử dụng nhân lực. 6. Tăng cường đối tác trong đào tạo (training parner-ship) Xu hướng hiện đại trong đào tạo nhân lực của các doanh nghiệp là tổ chức các mô hình đào tạo theo nhóm để nâng cao chất lượng và hiệu quả. Xây dựng những "cộng đồng học tập" ngay trong công việc để trở thành nét đặc trưng trong văn hoá của nhiều doanh nghiệp. Những "cộng đồng học tập" này sẽ giữ vai trò là "hạt nhân" thúc đẩy tinh thần học hỏi của mọi người lao động, nâng cao hiệu quả và khích lệ các thành viên trong doanh nghiệp tích cực tham gia vào quá trình đào tạo. 7. Chi phí đào tạo là chi phí đầu cho phát triển dài hạn Chi phí đào tạo nhân lực phải được tính vào chi phí đầu cho phát triển của doanh nghiệp. Hiệu quả đào tạo phải được coi là tiêu chí để đánh giá hiệu quả đầu tư. Thước đo hiệu quả của một chiến lược đào tạo nhân lực là chi phí về tài chính, thời gian thấp nhất và khả năng ứng dụng cao nhất. Vì vậy, mỗi quyết định đầu cho đào tạo nhân lực đều có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến năng lực cạnh tranh, lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp. Tuỳ theo mục đích khác nhau mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn những phương án đầu khác nhau cho công tác đào tạo nhân lực của mình. Nếu mong muốn người lao động nhanh chóng thích ứng và cải thiện hiệu quả công việc tức thời thì doanh nghiệp nên đầu cho các khoá đào tạo ngắn hạn. Ngược lại, muốn tạo ra những đột phá và bền vững thì doanh nghiệp nên theo đuổi những chương trình đầu cho đào tạo dài hạn. Nhưng doanh nghiệp cũng phải hiểu rằng, chiến lược đầu cho đào tạo dài hạn không phải là tổng số giản đơn của nhiều kế hoạch đầu ngắn hạn. Để có thể tồn tại và phát triển lâu dài, mỗi doanh nghiệp luôn phải tối ưu hoá mọi quyết định đầu của mình, trong đó có cả đầu cho đào tạo nhân lực. Để đầu cho đào tạo nhân lực thành công, doanh nghiệp cần có những triết riêng, phù hợp với điều kiện của mỗi doanh nghiệp. Bởi lẽ, sự thành công chỉ có thể có được nếu doanh nghiệp có sự khác biệt về chiến lược đầu và kinh doanh. . thất bại trong đầu tư cho đào tạo của nhiều doanh nghiệp là thiếu triết lý trong đầu tư cho đào tạo nhân lực. Từ đó, việc làm rõ những triết lý này sẽ ít. dài, mỗi doanh nghiệp luôn phải tối ưu hoá mọi quyết định đầu tư của mình, trong đó có cả đầu tư cho đào tạo nhân lực. Để đầu tư cho đào tạo nhân lực thành

Ngày đăng: 23/12/2013, 16:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w