1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Tài liệu Đồ thị giá docx

5 301 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 243,57 KB

Nội dung

Đồ thị giá §1. KHÁI NIỆM Hai đối tượng chính của PTKT là giá cả và khối lượng đều thể hiện trên đồ thị giá. Trong PTKT, đồ thị giá là kỹ năng dự báo thị trường vì vậy nó là một công cụ cực kì quan trọng và có ích. 1. CẤU TẠO: -Trục tung: giá cổ phiếu -Trục hoành: thời gian (ngày, tuần, tháng, năm) -Khối lượng: tổng khối lượng mua bán trong một chu kỳ thời gian kể trên, thể hiện bằng các thanh thẳng đứng dưới đồ thị giá. 2. PHÂN LOẠI: • Đồ thị đường: -là một đường liền nối các mức giá đóng cửa -phổ biến nhất, lâu đời nhất và dễ dùng nhất. -thích hợp cho các thị trường mới, khớp lệnh định kỳ. Với các thị trường hiện đại, khớp lệnh liên tục ít áp dụng vì hiệu quả thấp. • Đồ thị thanh: -phản ánh rõ nét sự biến động của giá cả -gồm các thanh thẳng đứng thể hiện mức độ giao động giá hàng ngày. -thường dùng cho các thị trường hiện đại có khớp lệnh liên tục với mức độ giao dộng giá trong một phiên khá lớn • Đồ thị ống: -là biến thể của đồ thị thanh do người Nhật cải tiến nên còn gọi là “đồ thị nến Nhật Bản” (xem bài 18) -phản ánh rõ nét nhất sự biến động giá -phổ biến rộng rãi trên các thị trường chứng khoán thế giới. §2. SỬ DỤNG 1. NGUYÊN LÍ: Trên đồ thị giá, chúng ta đọc được toàn bộ các chỉ số trong PTKT. Trước hết phải xác định được các chỉ số hình thành để phục vụ mục đích gì và tác dụng của chúng ra sao. Muốn vậy, cần: -Nắm vững khái niệm, định nghĩa, tính chất và công dụng. -Hiểu được công thức cấu tạo và các thuật toán tạo ra các chỉ số. -Xác định rõ nhu cầu cá nhân với từng chỉ số đồng thời dự đoán được các kết quả cuối cùng khi sử dụng chúng. Ngày nay nhờ công cụ máy tính với các phần mềm chuyên dụng, chỉ cần một cái nhấp chuột, chúng ta đã có được kết quả như trên. Tuy nhiên, cần lưu ý tránh hiện tượng trùng lắp khi sử dụng quá nhiều phương pháp để tìm các tín hiệu giao dịch nhưng đều cùng một xuất xứ. Ví dụ: Sử d ụng đồng thời ba phương pháp RSI, MACD, ROC để tìm tín hiệu mua bán là điều không nên vì ba phương pháp này đều tính toán từ giá đóng cửa. Có thể khắc phục bằng cách: -Một phương pháp tính toán bằng giá đóng cửa -Một phương pháp dựa trên khối lượng giao dịch -Một phương pháp căn cứ vào biên độ giao động giá 2. KHẢO SÁT CÁC ĐỒ THỊ GIÁ ĐANG THỊNH HÀNH •Hiện nay, do nhu cầu của thị trường, nhằm khẳng định năng lực chuyên môn của mình, một số công ty thông tin tài chính và công ty chứng khoán đã giới thiệu chuyên mục “Nhận định thị trường và phân tích cổ phiếu” •Chúng ta nên tham khảo các bản “Nhận định” kể trên và theo dõi các diễn đàn của họ mặc dầu có nhiều quan điểm khác nhau với nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, một bản “Nhận định” hợp lý và hữu dụng phải xác định được: -Các mức chống đỡ và kháng cự -Xu hướng thị trường: lên xuống, tăng giảm, bắt đầu, tiếp tục hay đã chấm dứt. •Mặt khác, không nên “tuân thủ một chiều” và thường xuyên điều chỉnh bằng những nhận định cá nhân dựa trên: -Tham khảo các nguồn tài liệu khác -Công việc trang bị kiến thức PTKT hàng ngày -Kinh nghiệm tích lũy của bản thân Sau khi khảo sát toàn bộ các đồ thị giá trên hai sàn giao dịch Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi phân ra ba dạng: A. Đồ thị cơ bản: Cấu tạo: -Chỉ gồm một đường giá và bản hướng dẫn sử dụng bổ sung kèm bên cạnh Bản hướng dẫn sử dụng: -Giúp chúng ta lựa chọn các chỉ số với các thông số của chúng. -Tuy có khác nhau chút ít về chi tiết, một bản hướng dẫn đầy đủ và gọn gàng nhất thường có: 1. Định dạng đồ thị: -Chu kì thời gian: 3 tháng, 6 tháng, 1 năm -Kích thước đồ thị: nhỏ, vừa, lớn, cực lớn -Loại đồ thị: nến, đường, thanh, giá trung bình, giá đóng cửa -Kiểu đồ thị: kẻ khung dọc, khung ngang, biểu thị khối lượng 2. Chọn các chỉ số kết hợp: -Biểu đồ giá (dải giá so sánh): dải Bollinger (chu kì, góc lệch) -Chỉ số trung bình động: MA, SMA, EMA . (các chu kỳ khác nhau) 3. Chọn các chỉ số độc lập: -Chỉ số cường độ tương đối: RSI -Chỉ số trung bình động hội tụ phân kỳ: MACD -Chỉ số lưu lượng tiền: MFI -Một số chỉ số tham khảo và đối chiếu: Momentum, William%R, OBV, Stochastic . B. Đồ thị thông dụng: Cấu tạo: -Đồ thị thông dụng là loại đồ thị có đầy đủ các thuộc tính thời gian, kích cỡ, thể loại . với các chỉ số PTKT thông dụng: MA, RSI, MACD . Tham khảo: -CTCK Quốc Tế (www.vise.com.vn) -CTCK Hoàng Gia (www.rose.com.vn ) -CTCK Gia Quyền (www.eps.com.vn) -CTCK Sacombank (www.sbsc.com.vn ) -CTCK Hà Nội (www.hssc.com.vn ) -CTCK Vincom (www.vincomsc.com.vn ) -CTCK Ngân Hàng Đầu Tư (www.bsc.com.vn ) -CTCK Âu Việt (www.avss.com.vn) -CTCK Ngân Hàng Nông nghiệp (www.agriseco.com.vn) -CTCK Sao Việt (www.vssc.com.vn) -CTCK Phú Gia (www.phugiasc.com.vn ) -CTCK Nam Việt (www.navis.com.vn ) -CTCK An Thành (www.atsc.com.vn) C. Đồ thị thông dụng có bổ sung: Cấu tạo: Là loại đồ thị thông dụng có bổ sung các chỉ số tham khảo và đối chiếu như: -Momentum (CTCK FPT, Châu Á – Thái Bình Dương, Bảo Việt, Ngân Hàng Ngoại Thương, Gia Phát, Nam An, Beta .) -Đường Fibonacci (Bảo Việt) -Chỉ số William%R (Bản Việt, SBS ) -Chỉ số Stochastic (Bản Việt, Kim Eng, SBS ) -Chỉ số cân bằng khối lượng OBV (Quốc Tế, Hoàng Gia, SBS) Tham khảo: -CTCK FPT (www.fpts.com.vn) -CTCK Bảo Việt (www.bvsc.com.vn) -CTCK Ngân hàng ngoại thương (www.vcbs.com.vn) -CTCK Gia Phát (www.gpsvietnam.vn) -CTCK Beta (www.bsi.com.vn) -CTCK Đại Tây Dương (www.ckosc.com.vn) -CTCK Nam An (www.namansecurities.com.vn) -CTCK Bản Việt (www.vscs.com.vn) -CTCK Kim Eng (www.kimeng.com.vn) -CTCK Quốc Tế - Hoàng Gia (www.irs.com.vn) §3. DỰNG ĐỒ THỊ GIÁ -Phần trên đã giới thiệu bức tranh toàn cảnh về đồ thị giá các cổ phiếu của TTCK Việt Nam hiện nay. Trên thực tế, để việc khảo sát được thuận lợi, chính xác và đầy đủ, chúng ta thường xây dựng một đồ thị giá mới hoặc điều chỉnh các chỉ số và thông số cho phù hợp với mục đích sử dụng -Gi ới thiệu với bạn đọc một bố cục gợi ý về đồ thị giá với các thuộc tính và thông số kỹ thuật thông dụng nhất: A. ĐỊNH DẠNG ĐỒ THỊ: -Chu kỳ thời gian: 6 tháng (CTCK Phú Gia: 1 năm, An Thành: 3 tháng) -Kích thước đồ thị: lớn -Loại đồ thị: nến, giá đóng cửa (CTCK Gia Quyền, Quốc Gia: đồ thị thanh) -Kiểu hiển thị: kẻ khung dọc, ngang, hiển thị khối lượng B. CÁC CHỈ SỐ KẾT HỢP: -Biên độ giá: dải Bollinger (chu kỳ 20, góc lệch 2) (CTCK Beta: chu kỳ 5, Nam An: góc lệch 5) -Trung bình động: SMA (chu kỳ 10, 25), EMA (chu kỳ 9) (CTCK Nam Việt: SMA5,15,30) C. CÁC CHỈ SỐ ĐỘC LẬP: -Chỉ số sức mạnh tương đối: RSI (chu kỳ 14) -Chỉ số trung bình di động hội tụ - phân kỳ: MACD (chu kỳ ngắn 12, dài 26) -Chỉ số lưu lượng tiền: MFI (chu kỳ 14) -Chỉ số xung lượng: Momentum (chu kỳ 12) Bố cục gợi ý như trên đã giới thiệu những chỉ số thông dụng nhất, đồng thời có ghi chú những thông số đặc biệt phục vụ các nhiệm vụ tìm hiểu khác nhau để bạn đọc tham khảo. Chúng ta có thể dùng phần mềm chuyên dụng Metastock (Cty Vietstock và một số công ty khác) để xây dựng một đồ thị giá của một cổ phiếu bất kỳ hoặc tham khảo các địa chỉ như đã thống kê ở trên. Tất nhiên, muốn dựng được một đồ thị thì phải nắm vững các chỉ số - đó là nội dung các bài tiếp theo (Phần 2: Phân tích các chỉ số) . Đồ thị giá §1. KHÁI NIỆM Hai đối tượng chính của PTKT là giá cả và khối lượng đều thể hiện trên đồ thị giá. Trong PTKT, đồ thị giá là kỹ năng dự báo thị. dạng đồ thị: -Chu kì thời gian: 3 tháng, 6 tháng, 1 năm -Kích thước đồ thị: nhỏ, vừa, lớn, cực lớn -Loại đồ thị: nến, đường, thanh, giá trung bình, giá

Ngày đăng: 23/12/2013, 14:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w