Tài liệu Vấn đề xu hướng thị trường docx

6 458 2
Tài liệu Vấn đề xu hướng thị trường docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Vấn đề xu hướng thị trường §1. TỔNG QUAN KHÁI NIỆM: Trong các cẩm nang đầu tư và giao dịch chứng khoán chúng ta thường được lĩnh hội các chỉ dẫn cơ bản: - Nên giao dịch theo xu hướng thị trường - Tránh giao dịch ngược xu hướng - Xu hướng thị trường luôn là người bạn của chúng ta Vì vậy, nội dung xu hướng thị trường có một tầm quan trọng đặc biệt trong phương pháp P.T.K.T và là yếu tố cực kỳ cần thiết để phân tích thị trường Khi phân tích thị trường bằng các đồ thị giá và mô hình giá, chúng ta thường sử dụng: - Đường xu hướng, kênh và đường kênh - Các mức hỗ trợ và kháng cự - Các mô hình biến động giá - Các chỉ số: trung bình động . đều nhằm mục đích duy nhất: xác định và đánh giá xu hướng thị trường ĐỊNH NGHĨA: Xu hướng là chiều hướng của thị trường, là con đường mà thị trường đang di chuyển PHÂN LOẠI: Theo thời gian, giá cả một cổ phiếu biến động liên tục trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Vì vậy, có nhiều cách phân loại khác nhau: theo sự biến động giá và theo thời gian. A. Phân loại theo biến động giá: Về tổng quát, sự biến động giá trong một giai đoạn nhất định gồm hai phần chính: dập dềnh và có xu hướng (tăng hoặc giảm) cụ thể: 1. Xu hướng dập dềnh (còn gọi: không đổi, không xu hướng) Giá cổ phiếu không thực sự tăng/giảm Giá cổ phiếu luôn xoay quanh một mức giá cố định Các đỉnh và các đáy nằm ngang, biểu hiện thị trường đang đứng giá hoặc giá thay đổi rất ít Chú ý: Mỗi giai đoạn dập dềnh đều có hai giá trị, coi như hai ngưỡng: "hỗ trợ và kháng cự" (Bài 2) Hai mức chống đỡ và kháng cự là phạm vi biến động giá củ a biến động dập dềnh Nên nắm vững các đặc điểm kể trên vì sau này khi nghiên cứu các chỉ số P.T.K.T ta sẽ thấy có những chỉ số không thể áp dụng được với thị trường dập dềnh. 2. Xu hướng tăng: Gồm một chuỗi các đỉnh và các đáy liên tục cao hơn Biểu hiện thị trường đang tăng giá 3. Xu hướng giảm: Gồm một chuỗi các đỉnh và các đáy liên tục thấp hơn Biểu hiện thị trường đang giảm giá B. Phân loại theo thời gian: 1. Xu hướng chính (còn gọi: dài hạn) Thường kéo dài hơn một năm 2. Xu hướng trung gian (còn gọi: trung hạn) Thường từ ba tuần đến vài tháng 3. Xu hướng ngắn hạn: Thường kéo dài vài ba tuần §2. TÍNH CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM A. ĐẶC ĐIỂM VỀ CẤU TẠO: • Xu hướng thị trường phản ánh tỷ lệ biến đổi trung bình của giá cổ phiếu theo thời gian • Giá cổ phiếu không di chuyển theo một đường thẳng mà thể hiện bằng một chuỗi các đường zíc-zắc tạo nên các đỉnh và các đáy rõ ràng. • Chiều hướng các đỉnh/đáy đó tạo nên xu hướng của thị trường. B. ĐẶC ĐIỂM VỀ HÌNH THÁI: Các xu hướng tồn tại trong mọi thời gian, mọi thị trường và có khả năng ổn định theo thời gian Một cổ phiếu có giá tăng/giảm sẽ tiếp tục tăng/giảm và chỉ chấm dứt tới khi có sự biến động về giá hoặc một trạng thái nào đó xảy ra. 1. Theo xu hướng tăng: Một xu hướng giá tăng được coi là vẫn đang duy trì khi xuất hiện một đáy mới thấp hơn đáy trước đó. Theo xu hướng tăng, một cổ phiếu hồi phục thường có một "giai đoạn quá độ" giữa tính ổn định và các biến động giảm. Vì vậy, trên đồ thị giá nó sẽ hình thành hàng loạt các điểm cao hơn và đáy thấp hơn. Qua đó, ta dự đoán: thị trường có thể tăng giá. 2. Theo xu hướng giảm: Một xu hướng giá giảm được coi là vẫn đang tiếp tục tới khi xuất hiện một đỉnh cao hơn đỉnh trước đó Theo xu hướng giảm, một cổ phiếu suy giảm cũng có một "giai đoạn quá độ" giữa tính ổn định và biến động tăng. Vì vậy, trên biểu đồ giá nó sẽ tạo ra hàng loạt các đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn. Từ đó suy ra: giá cổ phiếu có khả năng giảm. 3. Theo xu hướng dập dềnh (không đổi) Giá cổ phiếu không thay đổi hoặc thay đổi rất ít Giá giao động lên xuống trong thời gian dài và biến động này không thể hiện rõ ràng trên biểu đồ giá 4. Một xu hướng này có thể tương tác với một xu hướng khác nghĩa là mỗi xu hướng có thể trở thành một phần của xu hướng lớn hơn tiếp theo. §3. ĐƯỜNG XU HƯỚNG KHÁI NIỆM: Chúng ta nghiên cứu xu hướng tăng/giảm của thị trường dưới dạng đường thẳng - đường xu hướng Đường xu hướng tăng là đường thẳng nối các đáy cao dần và ngược lại, đường xu hướng giảm là đường nối các đỉnh thấp dần CÁCH VẼ: 1. Nguyên lý: - Điều kiện cơ bản: phải chắc chắn có một xu hướng tăng/giảm rõ rệt xuất hiện - Phải có tối thiểu hai đỉnh và các đỉnh và đáy sau cao hơn hoặc thấp hơn đỉnh và đáy trước. Hai đỉnh hoặc hai đáy là điều kiện cần và đủ để có một đường xu hướng. Muốn chính xác với độ tin cậy cao luôn cần tìm đỉnh/đáy thứ 3 sao cho đường xu hướng qua 3 đỉnh. Thực tế đỉnh/đáy thứ 3 gần sát đường xu hướng là chấp nhận được. - Thường dùng các loại giá mở cửa, cao nhất, thấp nhất hay giá đóng cửa để vẽ các đường xu hướng. Đồng thời xác định khoảng thời gian cần xét đến (ngày, tuần, tháng, năm) 2. Cách vẽ: - Khi giá đang biến đổi tăng, nối các điểm thấp nhất rồi kéo dài tới ngày hoàn thành, ta được đường xu hướng tăng. - Khi giá đang biến động giảm, kẻ một đường thẳng nối các điểm cao nhất của đường rồi kéo dài tới ngày, hôm nay, ta được đường xu hướng giảm. - Càng nối được nhiều điểm, độ chính xác càng cao. TÍNH CHẤT: 1. Trong xu hướng tăng: Đường xu hướng tăng cho ta biết thị trường sẽ tiếp tục xu hướng đó tới khi xu hướng bị bẻ gãy. Khi xu hướng có điều chỉnh, giá sẽ bị kéo xuống (sát lại) đường xu hướng nhưng sẽ không thấp hơn nữa nếu thị trường vẫn ổn định. Khi đó đường xu hướng là biên độ thấp nhất của sự giao động giá. 2. Trong xu hướng giảm: Tương tự đường xu hướng tăng, đường xu hướng giảm xác định hướng di chuyển của toàn bộ xu hướng và chỉ chấm dứt khi đường đó thực sự bị bẽ gãy. Khi đó đường xu hướng giảm là biên độ cao nhất cho mọi hiện tượng giao động giá 3. Chú ý: Khi nắm vững những điều trên, chúng ta có thể tìm được giá mua/bán tối đa hoặc tối thiểu một cách hợp lý vì đã dựa vào các đường xu hướng - chúng là các biên độ giao động cơ sở §4. KÊNH VÀ ĐƯỜNG KÊNH KHÁI NIỆM: Giá cổ phiếu giao động trong một dải. Dải đó gọi là kênh. Xác định kênh (dải giao động giá) bằng hai đường biên song song với nhau: đường xu hướng và đường kênh CÁCH VẼ: Bước 1: vẽ xu hướng tăng/giảm Bước 2: vẽ đường kênh: là một đường song song với đường xu hướng và đi qua đỉnh/đáy đầu tiên rõ nhất. Đường kênh nằm phía trên đường xu hướng trong xu hướng tăng giá và nằm phía dưới đường xu h ướng trong xu hướng giảm giá. ĐẶC ĐIỂM: 1. Quan hệ giữa đường giá và đường kênh: Mỗi khi đường giá chạm đường kênh rồi quay lại chạm đường xu hướng là một lần thử thành công Kênh tồn tại càng lâu với nhiều lần thử thành công thì độ tin cậy càng lớn. Khi đường giá vượt khỏi đường kênh một khoảng lớn: báo hiệu xu thế tăng giá đang mạnh dần Có thể sử dụng kênh cho mục đích kiếm lời ngắn hạn (lướt sóng). Thậm chí có người ưa mạo hiểm còn dùng kênh để giao dịch ngược xu thế thị trường. Nếu tính toán thật chính xác thì lợi nhuận sẽ lớn, tất nhiên độ rủi ro cũng lớn theo và cái giá phải trả hoàn toàn không nhỏ. 2. Quan hệ giữa đường giá, đường kênh và đường xu hướng: Khi giá không chạm, không xuyên phá đường kênh (trong xu hướng tăng) dội ngược trở lại sớm. Tín hiệu: - Dự báo xu hướng hiện tại yếu dần, đổi chiều sang giảm - Dự báo giá sẽ xuyên phá đường xu hướng Khi đường giá xuyên phá đường xu hướng: thị trường có thể đảo chiều xu hướng nhưng: Khi đường giá xuyên phá (vượt ra ngoài) đường kênh - hiện tượng ngược lại: tín hiệu tăng sức mạnh của xu thế hiện tại, thậm chí nó còn có thể xác nhận một xu thế ổn định lâu dài. Từ đó các nhà đầu tư nên nghĩ tới một cơ hội đầu tư dài hạn. Các ví dụ trên xét ở trạng thái thị trường tăng giá (xu hướng tăng). Với xu hướng giảm mới các bạn vẽ lại và kiểm nghiệm lại, âu cũng là một công việc kết hợp lý luận và thực nghiệm - bước đầu làm quen với các công cụ P.T.K.T. §5. TỔNG KẾT Xu hướng: 1. Khi phân tích các biểu đồ giá, phải định vị bằng được các đỉnh và các đáy vì đó là các điểm quan trọng, biểu thị sự chấm dứt khả năng phục hồi hoặc suy giảm của thị trường. Từ đó, chúng ta có thể xác lập được một chiến lược đầu tư hợp lý. Trong thực tế, giao dịch tại một điểm gần đỉnh/đáy bao giờ cũng là những sự lựa chọn tối ưu 2. Trong xu hướng thị trường tăng/giảm rõ rệt: - Mua khi thị trườngxu hướng tăng - Nên bán khi thị trườngxu hướng giảm 3. Trong xu hướng trung gian - tăng: Nên mua trong các đợt điều chỉnh giảm giá ngắn hạn trong giai đoạn trung gian - tăng. Đường xu hướng và đường kênh: 4. Trong hai đường biên của kênh: Đường xu h ướng và đường kênh, cần chú ý: đường xu hướng giữ vai trò quan trọng và đường kênh chỉ là công cụ kỹ thuật phát sinh từ đường xu hướng 5. Sử dụng đường xu hướng tăng: Đường xu hướng tăng cho biết thị trường sẽ tiếp tục tăng tới khi xu hướng đó bị bẽ gãy Mua vào khi giá trên đường xu hướng trong xu hướng tăng Kiểm tra tín hiệu mua: Khi đường giá di chuyển xuống dưới đường xu hướng tăng nhưng sau đó phục hồi và trở lại, di chuyển lên trên. 6. Sử dụng đường xu hướng giảm: Khi giá nằm dưới đường xu hướng giảm, đó là cơ hội mua vào. Cần phân biệt hiện tượng đường xu hướng giảm một cách thật sự khi giá đang nằm dưới đường xu hướng rồi di chuyển vượt lên trên. Do đó, nên cảnh giác với hiện tượng "cài bẫy": Đột nhiên khối lượng tăng vọt (do mua nhiều) khiến giá tăng vọt, đường giá xuyên phá đường xu hướng trong thời gian ngắn. Ngay sau đó, đâu lại hoàn đấy, giá lại quay lại xu hướng giảm tiếp. Sử dụng: Khi cổ phiếu đang ở trong giai đoạn không có xu hướng (dập dềnh) và giai đoạn tiếp theo là biến động tăng: nên mua vào. Khi giá lên cao hơn: bán ra thu lời. Ngược lại, nếu giai đoạn tiếp theo là biến động giảm: bán ra ngay để cắt lỗ Nếu xu hướng hiện tạixu hướng tăng và đang ở giai đoạn đầu ra xu thế này: nên mua vào thuận theo xu thế và bán ra khi giá đã lên cao hơn. Nếu hiện tạixu thế giảm và đang ở giai đoạn đầu của xu thế này: nên bán ra (thuận theo xu thế) để cắt lỗ. Chú ý: Khi giá đã xuống thấp hơn có thể mua lại để bán ra khi thị trường phục hồi Cần lưu ý: Trong xu thế giảm, các ngưỡng chống cự chưa thể gọi là đáy hay quá trình tích lũy của cổ phiếu (Bài 8: Vấn đề tích lũy và phân phối). Chỉ khi nào chống đỡ trở thành kháng cự mới có thể dùng các khái niệm kể trên. Nếu bất cứ mức chống đỡ nào cũng là đáy thì thị trường đâu còn có rủi ro. . dịch theo xu hướng thị trường - Tránh giao dịch ngược xu hướng - Xu hướng thị trường luôn là người bạn của chúng ta Vì vậy, nội dung xu hướng thị trường có. ưu 2. Trong xu hướng thị trường tăng/giảm rõ rệt: - Mua khi thị trường có xu hướng tăng - Nên bán khi thị trường có xu hướng giảm 3. Trong xu hướng trung

Ngày đăng: 23/12/2013, 14:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan