CôngnghệchânmáyChânmáy ngày càng cao cấp hơn với sự tiến bộ của vật liệu và sự phong phú của phụ kiện. Vật liệu làm chânmáy đóng vai trò quyết định liên quan tới trọng lượng và độ vững chắc của nó. Từ xưa đến nay, chânmáy chủ yếu vẫn được làm bằng gỗ hoặc nhôm, nhưng ngày càng có nhiều vật liệucông nghiệp cao xuất hiện. Chân bằng gỗ vốn hay được những tay máy chuyên chụp large- format ưa thích vì nó khá vững chắc và là chống rung tốt hơn nhôm, nhất là cầm tay cũng dễ chịu hơn trong những điều kiện thời tiết hoặc rất nóng hoặc rất lạnh (do không truyền nhiệt như nhôm). Chânmáy bằng gỗ trông cũng đẹp mắt hơn. Nhược điểm lớn nhất là nặng nề , cồng kềnh và lại đắt hơn các vật liệu khác. Chân nhôm thường nhẹ nhất và có giá rẻ nhất. Tuy nhiên, các thế hệ côngnghệ nhôm cao cấp đã giảm thiểu hơn nữa trọng lượng vốn đã nhẹ của vật liệu này, đồng thời cũng gia tăng thêm được độ cứng cần thiết. Ngày nay chânmáy còn có thể được chế tạo bằng các vật liệu cao cấp khác nhau. Ví dụ sản phẩm của hãng Gitzo sử dụng sợi được tạo thành từ đá ba-zan nung chảy pha với chất kết dính để tạo thành các ống 3 lớp, có trọng lượng nhẹ hơn nhôm tới 20%. Giá thành chỉ đắt hơn nhôm chút ít nhưng vẫn rẻ hơn chânmáy chế tạo bằng sợi carbon. Hoặc có những nhà sản xuất khác sử dụng sợi carbon với 8 lớp sợi liên kết, vừa giảm thiểu rung chấn cho chân máy, vừa cho độ vững chắc cao. Đây là những vật liệu lý tưởng chế tạo chânmáy cao cấp cho những nhiếp ảnh gia chuyên dã ngoại. Nhược điểm lớn nhất của vật liệu này hiện nay vẫn là giá cả đắt đỏ. Về cơ bản, hiện có hai cơ chế khóa chânmáy thông dụng. Đầu tiên là cơ chế vặn xoay cho phép người chụp chỉ việc vặn vòng gioăng để rút chânmáy ra. Cơ chế này có ưu thế là không bị mắc vào các đồ vật khác khi mang vác bởi lẽ vòng xoay trùm khít vòng chân máy. Thứ đến là cơ chế bật lẫy, người dùng chỉ việc bật lẫy ra là chânmáy tự động rơi xuống, cho phép điều chỉnh độ cao thấp và tháo mở khá nhanh. Các nhiếp ảnh gia chuyên chụp studio thường ưa thích những chânmáy có thêm cột trung tâm nằm giữa 3 chân máy, bởi họ có thể tinh chỉnh độ cao đến từng mm sau khi đã chính độ cao tương đối của chânmáy qua các khóa. Trong khi đó, những người chuyên chụp ngoài trời lại thích kiểu chỉ có 3 chân bởi kiểu này giúp mở chânmáy nhanh hơn và dễ sử dụng hơn. Chânmáy càng có nhiều khấc thì càng có thể rút lại cho gọn nhẹ, tiện cho việc mang vác. Tuy nhiên, nếu nhiều khấc quá thì nó sẽ lại càng yếu khi mở hết cỡ. Thông thường, chânmáy nên ở khoảng 2 đến 4 khấc là hợp lý. Có những chânmáy được chế tạo với đế đặc biệt để phù hợp với những địa hình phức tạp. Chân đế này có thể là cao su hoặc mặt nhám hoặc thậm chí là đinh nhọn để bám chắc lên những địa hình dễ trơn trượt. Một lưu ý khi mua chânmáy là phải chú ý đến thông số độ cao tối đa, nếu không bạn sẽ mua phải những chân quá thấp khi cần chụp cao hay những chân lêu nghêu quá mức không cần thiết. Tùy theo từng mục đích mà có thể mở được tối đa để hạ xuống sát đất khi cần chụp macro (không có cột trung tâm hoặc có thể bỏ rời) hoặc co lại và mở hết các khấc để đạt độ cao quá đầu người (cho nhiếp ảnh thời sự chẳng hạn). Tùy theo mục đích mà nên chọn những loại có khả năng đỡ được trọng lượng phù hợp. Có những chân đỡ được vài kg, nhưng có loại đỡ được đến vài chục kg. Nếu đồ nghề của bạn càng nặng (như các thân chuyên nghiệp) và những ống zoom khủng trên 300mm thì chânmáy phải đủ vững để đỡ được các đồ nghề này. Nên nhớ chânmáy không chỉ có chân mà có thể còn gồm nhiều phụ kiện khác như các trụ đỡ trung tâm, thanh trượt chụp macro, các khóa hay các đầu bi (tripod head). Vật liệu chế tạo các phụ kiện này cũng đóng vai trò đáng kể trong việc giảm trọng lượng của sản phẩm. Thông thường, chânmáy cao cấp thường sử dụng vật liệu magnesium (vốn cũng được dùng để chế tạo khung thân máy ảnh) để vừa nhẹ (nhẹ hơn nhôm tới 30%) lại cứng hơn nhôm. Tuy nhiên, ngày nay nhôm vẫn được sử dụng nhiều cho việc chế tạo những chânmáy trung cấp bởi đã cải tiến được độ cứng trong khi giá thành vẫn khá rẻ. Một số chânmáy có thể tích hợp thêm ống cân bằng (chứa chất lỏng với một bong bóng ở bên trong) để chụp người chụp xác định độ cân bằng của chân máy. Tuy nhiên, ống này chỉ xác định độ cân bằng của 3 chânmáy có đặt trên mắt phẳng hay không chứ không phải máy ảnh. Để khắc phục, một số nhà sản xuất còn có thêm ống cân bằng trong đầu bi đỡ máy ảnh để đảm bảo chính xác hơn. . Công nghệ chân máy Chân máy ngày càng cao cấp hơn với sự tiến bộ của vật liệu và sự phong phú của phụ kiện. Vật liệu làm chân máy đóng vai. nay, chân máy chủ yếu vẫn được làm bằng gỗ hoặc nhôm, nhưng ngày càng có nhiều vật liệu công nghiệp cao xuất hiện. Chân bằng gỗ vốn hay được những tay máy