Trải qua những cuộc khởi nghĩa vũ trang để giành lại độc lập tự do chođất nước, các cuộc chiến tranh chống lại các thế lực xâm lược để bảo vệ Tổquốc, dân tộc ta đã hình thành và ngày càn
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo Trương Xuân Dũng - Thượng
tá, Phó Giám đốc Trung tâm GDQP, Trưởng Khoa GDQP; Trung tá Trần
Đường trong tổ bộ môn Đường lối quân sự Trong thời gian qua dưới sự
hướng dẫn tận tình và góp ý chu đáo của các thầy đã giúp đỡ tôi hoàn thành luậnvăn tốt nghiệp
Xin trân trọng cảm ơn sự động viên, giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáotrong khoa, gia đình, anh em, bạn bè cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân đãgiúp tôi hoàn thành luận văn này
Trong quá trình làm luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếusót, kính mong quý thầy cô cùng bạn đọc đóng góp ý kiến bổ sung để cho luậnvăn ngày càng được hoàn thiện và đạt kết quả tốt hơn Rất mong nhận được sựquan tâm, góp ý của thầy, cô và các bạn
Vinh, ngày 10 tháng 5 năm 2008
Người thực hiện
Lê Anh Thơ
Trang 2Phần 1: Nghệ thuật đánh giặc giữ nước của tổ tiên 9
I Những yếu tố tác động đến việc hình thành nghệ thuật đánh
II Nội dung nghệ thuật đánh giặc giữ nước của tổ tiên 12
2.3 Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống
mạnh
2.4 Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự,
Phần 2: Nghệ thuật chiến tranh nhân dân trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước 1954- 1975 40
I Cơ sở hình thành nghệ thuật chiến tranh nhân dân 40
32
Trang 3II Nội dung cơ bản của nghệ thuật chiến tranh nhân dân 422.1 Chiến lược quân sự chiến tranh nhân dân 42
III Chiến tranh nhân dân - nét đặc sắc của nghệ thuật quân
sự Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 55
3.2 Đặc điểm, đối tượng chiến tranh nhân dân 55
3.3 Khái quát cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ 583.4 Quan điểm của Đảng về chiến tranh nhân dân 653.5 Tổ chức tiến hành chiến tranh nhân dân 683.5.1 Tổ chức thế trận chiến tranh nhân dân 683.5.2 Tổ chức lực lượng chiến tranh nhân dân 77
Trang 4MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài
Trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quanđiểm của Đảng cộng sản Việt Nam cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài thể hiện
ở các nội dung sau:
Thứ nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta đã từng nói “Dân ta có
một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn,
nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”
Việt Nam chúng ta có lịch sử truyền thống đấu tranh dựng nước và giữnước vô cùng oanh liệt Các cuộc chiến tranh chống kẻ thù xâm lược do nhândân ta tiến hành đều là chiến tranh nhân dân chính nghĩa, thu hút được đông đảoquần chúng tham gia ủng hộ Trong các cuộc chiến tranh ấy, nhiều trận đánhhay đã mãi mãi ghi vào sử sách, vào tâm trí mỗi người dân Việt Nam Ngàynay, nhìn lại lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, chúng ta càng tự hào vềtruyền thống hào hùng ấy Nghệ thuật chiến tranh nhân dân đã được hình thànhrất sớm trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta Theo đại tướng VõNguyên Giáp, chiến tranh nhân dân có từ thời 2 bà Trưng vào những năm 40(cách đây 1965 năm), các cuộc khởi nghĩa Lý Bí (542 - 544), khởi nghĩa MaiThúc Loan (722), khởi nghĩa Phùng Hưng (767 - 791) các cuộc chiến tranhtrong các đời Trần, Lê đều là các cuộc chiến tranh nhân dân và đã dành đượcnhững thắng lợi hết sức vẻ vang Bên cạnh chiến thắng, lịch sử những cuộcchiến tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam có ghi lại 3 lần thất bại: Thất bại của AnDương Vương trước Triệu Đà; thất bại của Hồ Quý Ly trước nhà Minh, và thấtbại của Triều Nguyễn trước thực dân Pháp Dù không có chung bối cảnh lịch
sử, nhưng cả 3 thất bại trên đều có chung một nguyên do Nguyên do ấy xuất
Trang 5phát từ tầng lớp lãnh đạo của cuộc kháng chiến: “Để mất lòng dân” chiến tranh
nhân dân Việt Nam đã trải qua những bước phát triển trong lịch sử đấu tranh vũtrang của dân tộc từ thấp đến cao và đạt đến đỉnh cao trong thời đại Hồ ChíMinh dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam Cuộc chiến nào cũng phải
có yếu tố nhân dân, phải huy động được một lực lượng quần chúng tham gia.Quá trình chống kẻ thù xâm lược, giữ nước hoặc giải phóng dân tộc hoặc bảo
vệ Tổ quốc mỗi thời đại lịch sử có khác nhau, song rốt cuộc thì dù dài, dù ngắnnhân dân ta đều đánh bại mọi kẻ thù xâm lược, giải phóng được dân tộc Vậnnước có lúc thịnh lúc suy, song mỗi khi có kẻ thù xâm lược, nhân dân ta lạiđoàn kết đứng lên chiến đấu chống bọn xâm lăng, bảo tồn nòi giống, văn hóa
dân tộc Việt Nam
Thứ hai,Việt Nam chúng ta trong suốt chiều dài lịch sử phải liên tục
chống kẻ thù xâm lược, dân tộc ta luôn ở trong tình thế chiến đấu không cânsức, nhất là ở thời kỳ đầu của cuộc khởi nghĩa hoặc chiến tranh So với lựclượng đối kháng chúng ta còn thua kém trên nhiều phương diện so sánh, ngoạitrừ tinh thần yêu nước và ý chí độc lập tự do của nhân dân Do đó đòi hỏi nhândân ta, dân tộc ta muốn đánh thắng kẻ thù chỉ có một con đường duy nhất làphát động chiến tranh nhân dân, huy động đông đảo lực lượng nhân dân thamgia vào cuộc chiến đấu, tạo nên sức mạnh dân tộc to lớn đánh thắng kẻ thù, tạonên sức mạnh chiến tranh toàn dân, toàn diện không một thế lực quân sự tànbạo nào có thể đè bẹp nổi
Trải qua những cuộc khởi nghĩa vũ trang để giành lại độc lập tự do chođất nước, các cuộc chiến tranh chống lại các thế lực xâm lược để bảo vệ Tổquốc, dân tộc ta đã hình thành và ngày càng phát triển một nền nghệ thuật quân
sự trong chiến tranh nhân dân Việt Nam rất độc đáo, đặc sắc và ưu việt Chính
sự độc đáo đó của nghệ thuật quân sự việt Nam đã góp phần làm nên nhữngchiến công hiển hách vang dội lịch sử của dân tộc, làm cho quân thù luôn bị
Trang 6động, bất ngờ chuyển mạnh thành yếu và cuối cùng đi đến thất bại nặng nề.Trong các cuộc chiến tranh ấy, lịch sử dân tộc việt Nam lại một lần nữa ca khúc
ca khải hoàn khi đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, một đế quốc hùng mạnhnhất trên thế giới Điều đó đã chứng minh cho cả thế giới thấy rằng dân tộc việtNam, nhân dân việt Nam tuy nhỏ bé nhưng không dễ gì đánh bại, Việt Nam cóchiến tranh nhân dân, có truyền thống đánh giặc giữ nước lâu đời, có tinh thầnđoàn kết, thống nhất trong dân tộc đã phát triển lên thành nghệ thuật quân sựViệt Nam ưu việt và hiện đại không một thế lực nào có thể đánh thắng nổi, nétđộc đáo đặc sắc ấy thể hiện một cách đầy đủ trong cuộc kháng chiến chống Mỹcứu nước của nhân dân ta
Lý luận và thực tiễn chiến tranh nhân dân Việt Nam thực sự là một cốnghiến quan trọng đối với phong trào đấu tranh vũ trang giải phóng của nhân dân
và các dân tộc bị áp bức trên thế giới Chính vì vậy mà tôi lựa chọn đề tài này
để tìm hiểu một cách sâu sắc về nét độc đáo đặc sắc của nghệ thuật “Chiến
tranh nhân dân” Việt Nam, đồng thời bổ sung vào nguồn kiến thức giúp tôiphong phú về nội dung khi giảng dạy môn học GDQP
II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật quân sự
“Chiến tranh nhân dân” Việt Nam
- Tìm hiểu về những nét độc đáo, đặc sắc của nghệ thuật “Chiến tranh
nhân dân” trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)
- Nghiên cứu để có thể làm tài liệu tham khảo và làm cơ sở để giảng dạy
môn “Giáo Dục Quốc Phòng” sau này
III NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để làm sáng tỏ mục đích nghiên cứu, đề tài cần tập trung giải quyết cácnhiệm vụ trọng tâm sau:
Trang 7Thứ nhất: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của nghệ thuật chiến tranhnhân dân
Thứ hai: Tìm hiểu nghiên cứu các yếu tố tác động và nội dung nghệ thuậtđánh giặc giữ nước của tổ tiên
Thứ ba: Nghiên cứu về nét độc đáo, đặc sắc của nghệ thuật “Chiến tranh
nhân dân” Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 1975)
-IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Sử dụng phương pháp lý luận thông qua việc nghiên cứu thu thập tàiliệu, các kênh thông tin quân đội
- Sử dụng phương pháp hệ thống để thể hiện đầy đủ quá trình hình thành
và phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam
V GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Sau khi nghiên cứu thành công, đề tài này sẽ giúp cho chúng ta hiểu đượcnét độc đáo sâu sắc của nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân Việt Nam quacác giai đoạn lịch sử đồng thời giúp chúng ta hiểu thêm về nghệ thuật quân sựViệt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước, đặc biệt là trong cuộc khángchiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) Đây sẽ là nguồn tài liệu trợ giúp
chúng ta khi giảng dạy môn Giáo Dục Quốc Phòng chuyên ngành: Đường lối
quân sự
VI CẤU TRÚC LUẬN VĂN
PHẦN 1: NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA TỔ TIÊN
I NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC HÌNH THÀNH NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA TỔ TIÊN
1.1 Địa lý
1.2 Kinh tế
1.3 Chính trị
Trang 81.4 Văn hóa - xã hội
II NỘI DUNG CỦA NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA TỔ TIÊN
2.1 Tư tưởng kế sách đánh giặc
2.2 Toàn dân là binh, cả nước đánh giặc
2.3 Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh2.4 Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị,ngoại giao, binh vận
PHẦN 2: NGHỆ THUẬT CHIẾN TRANH NHÂN DÂN TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954 - 1975)
1 Cơ sở hình thành nghệ thuật “Chiến tranh nhân dân”
2 Nội dung cơ bản của nghệ thuật chiến tranh nhân dân
3 Chiến tranh nhân dân - nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự Việt Nam
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)
3.1 Khái niệm chiến tranh nhân dân
3.2 Đặc điểm, đối tượng chiến tranh
3.2.1 Đặc điểm chiến tranh nhân dân
3.2.2 Đối tượng chiến tranh nhân dân
3.3 Khái quát cuộc chiến tranh xâm lược của Đế quốc Mỹ
3.4 Quan điểm của Đảng về chiến tranh nhân dân
3.5 Tổ chức tiến hành chiến tranh nhân dân
3.4.1 Thế trận chiến tranh nhân dân
3.4.2 Tổ chức lực lượng chiến tranh nhân dân
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 9NỘI DUNGPHẦN I: NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA TỔ TIÊN
Trong 12 thế kỉ đánh giặc giữ nước, dân tộc ta đã tiến hành hàng trămcuộc khởi nghĩa, hàng chục cuộc chiến tranh để bảo vệ Tổ quốc và giải phóngdân tộc Qúa trình đánh giặc đó tổ tiên ta đã xây dựng nên truyền thống và nghệthuật đánh rất độc đáo và sáng tạo, đó là: Tinh thần đoàn kết, yêu nước, ý chí tựlực tự cường và tinh thần quyết đánh và quyết thắng, với tư tưởng tích cực chủđộng tiến công, toàn dân là binh cả nước đánh giặc, đánh giặc mưu trí sáng tạo,dùng nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều lấy yếu chống mạnh
I NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC HÌNH THÀNH NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA TỔ TIÊN
1.1 Địa lý
Nước ta nằm ở cực đông bán đảo Đông Dương, phía Đông Nam lục địaChâu Á (toạ độ địa lý: 16’00N, 18 00E), chiếm diện tích khoảng 331 688km2.Phía Đông và Nam tiếp giáp Thái Bình Dương trong vùng nhiệt đới gió mùa,biên giới giáp với vịnh Thái Lan ở phía Nam, Bắc Bộ và Biển Đông ở phía Tây,Trung Quốc ở phía Bắc, Lào và Căm pu Chia ở phía Tây Đất nước ta có hìnhchữ S, với khảng cách từ Bắc đến Nam khảng 1650 km, vị trí hẹp nhất chiềuĐông sang Tây là 50 km Với đường bờ biển dài 3260 km không kể các đảo,Việt Nam tuyên bố có 12 hải lý ranh giới lãnh thổ Nước ta có địa hình đa dạngbao gồm rừng núi Cao Nguyên, Trung Du chiếm 3/4 lãnh thổ, nhiều sông ngòikênh rạch Nước ta có 2 con sông lớn nhất là Sông Hồng và Sông MêKông bắtnguồn từ Tây Bắc lục địa Châu Á chảy ra Biển Đông tạo ra hệ thống giao
thông, thuỷ chiến lược rộng khắp Từ xa xưa nước ta đã có đường “Thiên di”
của nhiều tộc người tạo nên 2 trục đường chính nối dài từ Bắc vào Nam
Trang 10Do Việt Nam là nước giàu tài nguyên, có điều kiện để phát triển nền sảnxuất nông nghiệp nhưng lại nằm ở vành đai thiên tai, lụt lội, khí hậu không điềuhoà Mặt khác nước ta nằm ở một vị trí chiến lược hết sức quan trọng, cửa ngõ
đi vào lục địa Châu Á, đi ra Thái Bình Dương, điểm cắt nhau của đường thiên
di Bắc Nam và Đông Tây Vì thế nước ta luôn bị các thiên tai địch hoạ, kẻ thùdòm ngó tiến công xâm lược Điều này đòi hỏi dân tộc ta phải biết đoàn kết,cảnh giác, sát cánh bên nhau, cùng nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp chống lại
sự tàn phá của thiên nhiên, đánh bại mọi kẻ thù để tồn tại, xây dựng và phát
triển đất nước Trong đánh giặc, tổ tiên ta đã biết vận dụng yếu tố “thiên thời,
địa lợi” sáng tạo ra nhiều cách đánh phù hợp hiệu quả như: Lợi dụng núi rừng,
đèo dốc, sông biển, đồng ruộng ao hồ, đầm lầy để tiêu diệt kẻ địch, bảo vệ
mình Đúng như Nguyễn Trãi đã viết “Quan hà bách nhị do thiên thiết” (quan
hà hiểm yếu hai người chống lại được trăm người)
tế thấp ảnh hưởng trực tiếp đến nghệ thuật đánh giặc của dân tộc Vì vậy ngay
từ thời kỳ đầu dựng nước, dân tộc ta đã biết kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng đấtnước đi đôi với chăm lo củng cố quốc phòng, sẵn sàng đánh giặc giữ nước theo
tinh thần tự lực tự cường, quán triệt tư tưởng “Quốc phú binh cường” Trong
xây dựng đất nước tổ tiên ta đã đề ra những chính sách nhằm phát triển kinh tế,
củng cố quốc phòng như “ngụ binh ư nông” của nhà Lý, “Khoan thư sức dân
để làm kế sâu rễ bền gốc” của nhà Trần, “Ra sức làm đường, đắp đê, đào kênh rạch cải tạo đồng ruộng, đẩy mạnh chăn nuôi sản xuất ra các loại công cụ lao động, đóng thuyền bè để phát triển sản xuất, cơ động quân đội” Trong đánh
Trang 11giặc nhân dân ta đã biết cất giấu lương thực để ổn định đời sống, nuôi quân, sửdụng các công cụ lao động sản xuất ra các loại vũ khí trang bị như mũi tênđồng, cung nỏ, vót chông để đánh giặc bảo vệ Tổ quốc
1.3 Chính trị
Đất nước ta có 54 dân tộc anh em cùng chung sống, không qua chế độchiếm hữu nô lệ, phân vùng cát cứ không nhiều Do phải cùng nhau chung lưngđấu cật chống lại thiên tai, địch hoạ, các nhà nước phong kiến đã có những tưtưởng tiến bộ thân dân, những chính sách hoà hợp dân tộc đúng đắn, nên cácdân tộc ít xảy ra mâu thuẫn, hận thù Các dân tộc đều sống hoà thuận, gắn bóthuỷ chung, yêu quê hương đất nước Đây là nhân tố, là cơ sở tạo nên sức mạnhđoàn kết, thống nhất dân tộc, sự cố kết cộng đồng bền vững Trong quá trìnhxây dựng đất nước, chúng ta đã tổ chức ra nhà nước xác định chủ quyền lãnhthổ, tổ chức ra quân đội, đề ra luật pháp để quản lý, xây dựng và bảo vệ Tổquốc Các nhà nước phong kiến Việt Nam đều có tư tưởng trọng dân, đưa ranhiều chính sách hợp với lòng dân, xác định vai trò, vị trí của quần chúng nhân
dân, mối quan hệ giữa dân với nước, nước với dân được ví như “không thể
phân biệt được đâu là cá đâu là nước” nên đã động viên và phát huy được sức
mạnh toàn dân trong công cuộc xây dựng đất nước, động viên cả nước đánhgiặc gìn giữ non sông Trong đánh giặc, quân và dân ta đã chiến đấu dũng cảm,kiên cường, bất khuất, tinh thần quyết tâm cao, với ý chí quật cường sắt đá vànghị lực phi thường, luôn sáng tạo ra nhiều cách đánh hay, đánh giặc mềm dẻokhôn khéo, mưu trí sáng tạo Dân tộc ta đã chiến đấu và đánh bại nhiều kẻ thù,bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững độc lập cho dân tộc
Trang 121.4 Văn hoá - xã hội
Dân tộc ta có một nền văn hoá bản địa xuất hiện sớm, từ thời tiền sử vớikết cấu bền vững có nhà, có làng, có bản, có nhiều dân tộc cùng chung sống,mỗi dân tộc, làng xã lại có một truyền thống phong tục tập quán riêng Nhưngtrong quá trình lao động, đấu tranh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thì các dântộc đã vun đắp nên những truyền thống văn hóa chung như: Tinh thần yêunước, đoàn kết, gắn bó, yêu thương đùm bọc che chở lẫn nhau, ý thức lao độngcần cù sáng tạo, ý chí tự lực tự cường, đấu tranh dũng cảm, kiên cường, bấtkhuất Đây là nguồn gốc sức mạnh của dân tộc để chống lại thiên nhiên, đánhbại mọi thế lực, mọi kẻ thù xâm lược Truyền thống ấy được thể hiện rõ nét và
sâu sắc qua các truyền thuyết “Lạc Long Quân và Âu Cơ”, “Sơn Tinh - Thuỷ
Tinh”, “Thánh Gióng” Trong quá trình xây dựng đất nước, dân tộc ta luôn coi
trọng phát triển nền văn hoá, giáo dục kiến thức hội hoạ, âm nhạc mang bản sắctruyền thống dân tộc, đồng thời không ngừng tiếp thu có chọn lọc những tinhhoa của nền văn hoá thế gới làm cho nền văn hóa nước ta ngày càng phong phú,
đa dạng và tràn đầy sức sống
Tóm lại, Các yếu tố địa lý kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội có ảnh hưởng
rất lớn đến nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên ta Tất cả nững yếu tố đó đã khôngngừng được tìm tòi và phát triển, tạo nên sức mạnh to lớn cho dân tộc ta trongquá trình xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh bảo vệ giống nòi, giữvững nền độc lập dân tộc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc
2 NỘI DUNG NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA TỔ TIÊN
Từ thế kỉ X, các nhà nước phong kiến Việt Nam đã dành được độc lập tựchủ, đây cũng là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nghệ thuật đánh giặc ViệtNam dưới chế độ phong kiến Nghệ thuật đánh giặc trong thời kỳ này là sự kếthừa và phát triển nghệ thuật đánh giặc của nhân dân Âu Lạc trước đây, cũng
Trang 13như của các vị anh hùng dân tộc như Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lê Lợi, NguyễnTrãi, Nguyễn Huệ
Nội dung nghệ thuật đánh giặc giữ nước của tổ tiên ta được thể hiện ởnhững mặt sau đây
2.1 Tư tưởng, kế sách đánh giặc
Với tư tưởng tích cực chủ động tiến công và kế sách đánh giặc mềm dẻo,khéo léo của dân tộc ta đã được các triều đại Lí, Trần, Hậu Lê và Quang Trungvận dụng một cách linh hoạt, sánh tạo, đưa quân và dân ta đánh bại nhiều kẻ thùxâm lược, giữ vững nền độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổcủa Tổ quốc và được thể hiện qua các nội dung sau:
Thứ nhất, Tư tưởng tích cực, chủ động tiến công
Lịch sử chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc cho
thấy: “Tư tưởng chiến lược tiến công là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình đánh
thắng các đạo quân xâm lược đất nước ta”
Quan điểm quân sự của dân tộc Việt Nam cho rằng: chỉ có tiến công vàtiến công một cách kiên quyết mới có thể đánh bại được kẻ thù để giải phóngđất nước và bảo vệ Tổ quốc Và trên thực tế, các cuộc chiến tranh chống xâmlược đã giành được thắng lợi, dân tộc Việt Nam đều rất coi trọng nghệ thuật tiếncông và thực hiện tiến công rất tài giỏi
Cách tiến công của chúng ta là tích cực chuẩn bị, tiến công liên tục, tiến
công từ nhỏ đến lớn, từ cục bộ đến toàn bộ Đạt được mục tiêu tiến công là tiêudiệt nhiều sinh lực địch, làm thay đổi so sánh lực lượng ta và địch trên chiến
trường, thay đổi cục diện chiến tranh và ta dành thắng lợi Tư tưởng tích cực
chủ động tiến công là chủ động giành quyền đánh giặc trên các mặt trận của dân
tộc, kiên quyết tiến công bằng sức mạnh tổng hợp toàn dân, không thụ độngphòng ngự đó là yếu tố quyết định thắng lợi trong chiến tranh và là nét đặc sắctrong nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc ta Với thế cơ động tiến công
Trang 14từ mọi phía, hãm địch vào thế bị động lúng túng, nắm được thời cơ chuyển sangphản công, tiến công và giành thắng lợi Từ thời nhà Trần vào thế kỉ thứ XIII,trước thế mạnh của quân Nguyên - Mông, tư tưởng tích cực chủ động tiến côngđược thể hiện bằng việc không chấp nhận yêu sách của Chúa Nguyên, mà độngviên nhân dân cả nước chuẩn bị vũ khí kháng chiến, xây dựng quyết tâm đánh
giặc cao cho quân dân cả nước Với ý chí “sát thát” thề giết giặc Nguyên
-Mông Khi quân Nguyên Mông vào xâm lược nước ta, nhà Trần đã phát huysức mạnh toàn dân, thế trận làng nước, chặn giặc phía trước, đánh giặc phía sau,triệt phá đường tiếp tế lương thực, cô lập địch, tập trung lực lượng, kết hợp chặtchẽ giữa tiến công và rút lui, phản công chiến lược và kết quả cả 3 lần đều đánhbại cuộc tiến công xâm lược của giặc Nguyên Mông
Đầu thế kỉ XV trước sự xâm lăng của giặc Minh, Lê Lợi và Nguyễn Trãi
đã đứng lên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Với lòng yêu nước thương dân,
ý chí căm thù giặc của nghĩa quân Lam Sơn “Không đội trời chung với giặc,
thề không cùng sống chung với chúng” đã chuyển thành quyết tâm đánh giặc
rất kiên cường của quân sĩ dù phải “Nằm gai nếm mật vẫn bền gan chiến đấu” Thời kỳ đầu khởi nghĩa, nghĩa quân gặp muôn vàn khó khăn “Sớm tối không
được hai bữa áo mặc, đông hè chỉ được có một manh, quân lính chỉ độ vài nghìn, khí giới thì thật tay không” Nhiều lần bị kẻ địch vây hãm, Lê Lợi đã tổ
chức cuộc tiến công phá thế bao vây phong tỏa của kẻ thù Đến năm 938 chỉbằng một trận Ngô Quyền đã đánh tan đội thuỷ quân xâm lược của Lưu HoằngThao trên sông Bạch Đằng, kết thúc thời kỳ mất nước kéo dài hàng ngàn năm
Thời nhà Lý, do có nhiều chính sách, cải cách tiến bộ để xây dựng đất
nước, củng cố quốc phòng như: “khuyến nông”, “ngụ binh ư nông” (gửi quân ở
dân) đã tạo nên sức mạnh, giành quyền chủ động đánh bại mọi âm mưu thủđoạn mua chuộc lôi kéo, đe doạ, xâm lấn biên giới của kẻ thù Trước nguy cơ bị
quân Tống xâm lược, tư tưởng chỉ đạo tác chiến của nhà Lý là: “Giành quyền
Trang 15chủ động đánh trước để phá thế mạnh của giặc” Lý Thường Kiệt nói “Ngồi yên chờ giặc không bằng đem quân ra chặn trước mũi nhọn của chúng”, bằng
hành động thiết thực của mình, đích thân vua Lý Thái Tông cầm quân xuốngphương Nam đánh giặc Chăm Pa, đã phá được thế liên kết gọng kìm của kẻ thù
từ hai đầu đất nước, tạo điều kiện tập trung lực lượng đánh giặc phương Bắc.Cuối năm 1075 đầu năm 1076 Lý Thường Kiệt đã mở cuộc tiến công chủ độngđánh sang thành Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu phá thế chuẩn bị tiến côngxâm lược của quân Tống Sau đó chủ động lui về xây dựng phòng tuyến Sông
Cầu (sông Như Nguyệt) thành thế “hoành trận” để đánh giặc Tư tưởng chỉ đạo
đánh giặc của quân và dân nhà Lý là kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngự và phảncông, xây dựng lực lượng phát triển mở rộng thế trận, chủ động tiến công địch,quy mô ngày càng lớn cả bằng quân sự, chính trị, binh vận kết hợp đánh tiêudiệt địch
Khởi nghĩa Tây Sơn thế kỉ XVIII do ba anh em nhà Nguyễn Nhạc,Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo đã được nhân dân đồng lòng ủng hộ
“Anh đi theo chúa Tây Sơn
Em về cày cuốc mà nuôi mẹ hiền” (ca dao)
Lực lượng nghĩa quân ngày càng phát triển mạnh, vốn tư tưởng tích cựcchủ động tiến công nghĩa quân đã giải phóng một vùng rộng lớn từ Quảng Namđến Bình Thuận, đánh tan Chúa Nguyễn ở đằng trong, Chúa Trịnh ở đằng
ngoài Nghe tin bọn Nguyễn Ánh, Lê Chiêu Thống “Cọng rắn cắn gà nhà”,
“rước voi về giày mộ tổ” mở đường cho gần 3 vạn quân Xiêm và gần 30 vạn
quân Mãn Thanh sang xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ đã tổ chức cuộc hànhbinh thần tốc, tập trung lực lượng mạnh, đánh bất ngờ, với sự hiệp đồng giữaquân thuỷ, kỵ binh, pháo binh và voi chiến đã đánh tan quân Xiêm ở Rạch Gầm
- Xoài Mút tiêu diệt quân Mãn Thanh ở Ngọc Hồi - Đống Đa, giữ vững nền độclập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc
Trang 16Những lần đánh thắng quân xâm lược đó là những lần biểu hiện cho nghệthuật tiến công rất tài giỏi của cha ông ta, là nét đặc sắc về tư tưởng, chủ động
và kiên quyết tiến công, nghệ thuật tiến công còn gắn liền với tinh thần tích cựcchủ động tiến công của một dân tộc nhỏ đánh thắng những kẻ thù xâm lược lớnhơn mình rất nhiều lần Ở phạm trù chiến lược, nghệ thuật quân sự Việt Namkhông có phòng ngự mà chỉ có tiến công, coi tiến công là tư tưởng chỉ đạo,cũng có nghĩa coi phòng ngự là tạm thời, là sách lược, là biện pháp cần thiết đểtạo thế, tạo thời có lợi cho phản công Nhưng không vì thế mà dân tộc ta coinhẹ phòng ngự vì thành luỹ và tổ chức phòng ngự cũng là biện pháp, phươngtiện tạo ra thế trận và thời cơ giống như các yếu tố khác để phát huy sức mạnhcủa mình, đạt tới mục đích tiến công và phản công Trong lịch sử dân tộc, ôngcha ta cũng có lần phòng ngự chiến lược, như Lý Thường Kiệt tổ chức phòngngự ở Sông Cầu, chặn đứng đạo quân xâm lược nhà Tống do Quách Quỳ, TriệuTiết chỉ huy Bằng cách đó đã chặn đứng các cuộc tiến công quyết liệt của địch
để tạo thời cơ, sau đó chuyển sang phản công và tiến công đánh bại quân giặc
Trong nghệ thuật quân sự dân tộc Việt Nam, phòng ngự luôn gắnliền với tiến công và phản công Vừa chặn địch ở chính diện, vừa đánh vàobên sườn phía sau, kết hợp phản công và tiến công ngay khi đang cònphòng ngự, tìm cách bộc lộ sơ hở để ta chuyển sang tiến công hoặc phảncông, đó là cách phòng ngự thế công
Thứ hai, kế sách đánh giặc
Chiến tranh là một quá trình đấu tranh vũ trang rất quyết liệt giữa hai bêntham chiến để dành ưu thế mà thắng Sự đọ sức quyết liệt ấy đòi hỏi phải có lựclượng, song nó còn gắn liền với sự đấu tranh rất gay go quyết liệt về trí tuệ củacác bên tham chiến, bên nào thông minh hơn sẽ thắng Càng đọ sức quyết liệt
và gay go thì càng biểu hiện quy luật chung của chiến tranh “Mạnh được yếu
thua”, mạnh yếu tuỳ thuộc vào số lượng, chất lượng mọi người tham chiến,
Trang 17tranh bị vật chất kỹ thuật và nguồn lực bảo đảm các mặt cho cuộc chiến tranh
đó, và còn phụ thuộc rất lớn vào tài nghệ chỉ đạo, chỉ huy của người cầm quyềncùng năng lực sáng tạo trong vận dụng nghệ thuật của người tham chiến trênchiến trường Vì vậy ai có sức mạnh hơn, thông minh hơn và sáng tạo hơn thìngưới đó sẽ chiến thắng
Do đó kế sách đánh giặc ở đây là mưu kế, là sách lược đánh giặc của dântộc Kế sách phải mềm dẻo, khéo léo kết hợp chặt chẽ giữa tiến công và phòngngự, quân sự với binh vận, ngoại giao tạo ra thế mạnh của ta phá thế mạnh củađịch, trong đó tiến công quân sự luôn giữ vai trò quyết định Kế sách đó đượcvận dụng linh hoạt sáng tạo cho từng cuộc chiến tranh Vì vậy mưu kế và kếsách giữ vai trò hết sức quan trọng trong nghệ thuật đánh giặc
Mưu kế trong chiến tranh tạo ra thế trận và thời cơ có lợi mà đánh thắng
địch, đó là yếu tố thế và thời trong chiến tranh do mưu kế tạo nên Trong lịch sửđấu tranh của dân tộc, nhân dân ta luôn phải đương đầu với những kẻ thù lớnmạnh hơn mình rất nhiều lần, chúng vừa đông lại có tiềm lực kinh tế, quân sự tolớn hơn Nhân dân ta đánh giặc trong điều kiện nhỏ đánh lớn, ít địch nhiều, yếuchống mạnh và thường bị quân thù bao vây về mọi phía
Từ đó mà nghệ thuật đánh giặc của cha ông ta kể từ xưa đến nay đều vì
thế mà nghĩ đến mưu kế, tạo thời cơ, nắm bắt thời cơ, dành chủ động, đánh bất
ngờ để thắng địch Trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã dùng mưu trí cắm cọcnhọn bịt sắt chôn xuống lòng sông có quân mai phục tạo ra sức mạnh tổng hợplàm thế mạnh của ta dụ quân địch vào thế trận, rồi đánh quặt lại chúng lúc thuỷtriều rút nước xuống để tiêu diệt địch Đây là nghệ thuật tạo, nắm thời cơ Sựthông minh, sáng tạo trong chiến tranh là biểu hiện trước hết ở mưu kế hay vàkhéo léo Mưu hay kế sâu không chỉ biểu hiện ở phạm trù chiến lược mà cònbiểu hiện rất rõ ở phạm trù chiến dịch, chiến đấu trong nghệ thuật quân sự củadân tộc ta Có mưu hay kế khéo thì các trận đánh lớn, nhỏ cũng như tác chiến
Trang 18đều cho phép ta với lực lượng ít hơn, có thể đánh thắng được một đối thủ có lựclượng đông và vũ khí trang bị kỹ thuật mạnh hơn Mưu hay kế khéo có thể buộcđịch đánh theo cách đánh của ta, biến địch từ tiến công thành bị tiến công, quátrình giao chiến buộc địch bộc lộ ra những sơ hở để ta chủ động và bất ngờđánh thắng
Trong cuộc kháng chiến chống quân Tống thế kỉ X, do chăm lo xâydựng đất nước, củng cố quốc phòng, Triều Lý đã nắm được ý đồ chiến tranhcủa giặc Tống Chúng bí mật chuẩn bị lực lượng mạnh, triển khai sát gần biêngiới nước ta, để bất ngờ mở cuộc tiến công xâm lược đánh chiếm kinh đôThăng Long của nước Đại Việt Tương kế tựu kế, nhà Lý đã sử dụng mưu kế
“Tiên phát chế nhân”, chủ động chế người, không để người chế mình Đích
thân Lý Thường Kiệt đã thống lĩnh quân đội, mở cuộc tiến công đánh sang đấtTống, phá tan các căn cứ xuất phát tiến công của giặc ở Ung - Khâm - LiêmChâu làm đảo lộn kế hoạch xâm lược của nhà Tống, tạo điều kiện để cả nướcchuẩn bị kháng chiến
Trước thế giặc Nguyên - Mông đang mạnh, mưu lược đánh gặc của quândân thời Trần là: Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, nơi hiểm yếu của kẻ thù
“Nguyên binh nhuệ khí đang hứng kíp đánh chẳng bằng kiên thủ chờ suy”.
Quân dân thời Trần vừa chặn đánh vừa rút lui từng bước, kết hợp với tổ chức
cho toàn dân lập kế“thanh dã” (làm vườn không nhà trống) với đánh phá nhỏ lẻ
ở phía trước, bên sườn phía sau Quân dân ta đã đẩy quân Nguyên vào thế cùnglực kiệt tiến thoái lưỡng nan Lúc đó ta mới tập trung lực lượng, chuyển sangphản công kiên quyết, tiến công liên tục, lập nên chiến thắng vang dội ở Đông
Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương ba lần đem quân xâm lược Đại Việt, đạo kịbinh thiện chiến Nguyên - Mông đã từng chinh phục khắp lục địa Âu- Á đã bịđánh bại Trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thời kỳ đầu khởi nghĩa, sosánh lực lượng ta yếu hơn địch, nhưng tổ tiên ta đã sử dụng nhiều kế sách đánh
Trang 19giặc rất mềm dẻo và vô cùng khôn khéo Nghĩa quân Lam Sơn thì dùng kế
“Bên ngoài giả thác hoà thân” để “bên trong lo rèn chiến cục” Nghĩa quân lại
dùng mưu: “Hoà hoãn với Chúa Trịnh ở đằng ngoài, để tập trung lực lượng
đối phó với Chúa Nguyễn ở đằng trong” Nhờ có nghệ thật khôn khéo đó mà ta
đã tránh được sự đánh phá rất quyết liệt của kẻ thù, đưa phong trào khởi nghĩaphát triển mạnh mẽ trong công cuộc giải phóng dân tộc Có mưu hay kế khéokhông những tiêu diệt được nhiều địch phá huỷ được nhiều phương tiện chiếntranh, lấy được tranh bị vũ khí phương tiện của địch để dùng cho ta, làm cho tacàng đánh càng mạnh, mà một vấn đề quan trọng hơn nữa là ta đã đánh bạiđược những chủ trương biện pháp, thủ đoạn, tác chiến quan trọng của địch, làmcho địch quân đông mà không dám dùng, còn lực lượng tinh nhuệ mà khôngdám sử dụng để thi thố tài năng vào đúng nơi và đúng lúc
Mưu đồ của địch từ đó mà đi tới chỗ dần dần suy sụp, càng đánh càng bịthua đau đớn, thiệt hại của chúng càng lớn hơn, tác động tinh thần đối vớichúng còn nguy hại nhân lên gấp bội, dẫn đến ý chí tinh thần của chúng bị lunglay, âm mưu xâm lược bị nứt rạn, mâu thuẫn tăng lên cuối cùng bị tan vỡ Mưu
kế trước hết là lừa địch, tìm cách điều địch để phá thế địch mà tiêu diệt địch
Trần Hưng Đạo nói “Đời xưa người giỏi dùng binh ý muốn như thế mà
không là như thế, nay thì ý muốn không như thế cho nên làm như thế, khiến họ lại ngờ là ý muốn như thế Đó là phép tinh vi để phá quân, bắt tướng Cái làm chỉ là cái bóng, làm mà không nghĩ thế chỉ là cái bóng trong cái bóng mà thôi - như hai cái gương trao đổi nhau, thực là huyền ảo mà không huyền ảo”
Trong chiến tranh, Lê Lợi - Nguyễn Trãi đã sử dụng nhiều mưu kế để lừa
địch, đưa chúng vào “địa tử” để tiêu diệt, lập nên chiến trắng vang dội ở Khả
Lưu – Bố ẢI, Tốt Động - Chúc Động, Chi Lăng - Xương Giang Đúng như
nghĩa quân đã tổng kết: “Trải biến nhiều thì mưu kế sâu, tích việc xa thành
công kỳ” Còn Nguyễn Huệ thì lại dùng kế “Chịu nhịn để tránh sức mạnh ban
Trang 20đầu của chúng” Quân dân ta đã lừa địch vào thế chủ quan ít đề phòng, sau đó
mới bí mật cơ động tập trung lực lượng nhanh, đánh bất ngờ, đồng loạt tiếncông mạnh trên nhiều hướng bằng một trận tuyến chiến lược, quân dân ta đãdành được thắng lợi kết thúc chiến tranh
Ngoài ra mặt trận ngoại giao cũng gĩư vai trò hết sức to lớn Thời Trầnđánh thắng giặc Nguyên - Mông đã mở mặt trận tiến công ngoại giao, buộc
chúa Nguyên phải công nhận xâm phạm quốc cảnh “Đại việt” để ta thả 5 vạn tù
binh về nước
Nghĩa quân Lam Sơn, Tây Sơn dùng kế sách “hoà hoãn” tránh sức mạnh
ban đầu của giặc để xây dựng lực lượng phát triển thế trận, sau đó mới mở cáccuộc tiến công ngày càng lớn Trong đánh giặc, nghĩa quân Lam Sơn đã kết hợptiêu diệt đạo quân viện binh nhà Minh ở Chi Lăng - Xương Giang với tổ chức
“hội thề Đông Quan” buộc Vương Thông phải công nhận thất bại cam kết rút
quân về nước Nghĩ kế lâu dài, Lê Lợi - Nguyễn Trãi còn cấp cho hàng binhgiặc cả lương ăn cùng phương tiện đi đường để nhà Minh từ bỏ ý đồ xâm lược.Nghĩa quân Tây Sơn sau khi đánh tan gần 30 vạn quân Thanh ở Bắc Hà, QuangTrung đã mở ngay mặt trận ngoại giao, thiết lập mối bang giao với nhà Thanh
để hạn chế chiến tranh xây dựng đất nước
Từ đó cho thấy tư tưởng chỉ đạo đánh giặc của nhân dân ta phải dành, giữvững quyền chủ động, liên tục tiến công địch Nhưng tuỳ theo điều kiện củatừng cuộc chiến tranh, so sánh lực lượng ta và địch, để tìm ra cách đánh thíchhợp tiêu diệt chúng Kế sách đánh giặc của nhân dân ta rất mềm dẻo, khônkhéo, kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự với binh vận, ngoại giao tạo rathế mạnh của ta, phá thế mạnh của địch, đánh bại chúng, trong đó tiến côngquân sự luôn giữ vai trò quyết định
2.2 Toàn dân là binh cả nước đánh giặc
Trang 21Đây là nghệ thuật về tổ chức, sử dụng lực lượng, động viên tinh thần,phát huy sức mạnh, cách đánh giặc theo sở trường của từng người, từng lực
lượng, mỗi bản làng, thôn xóm trên cả nước tạo thành sức mạnh toàn dân là
binh cả nước đánh giặc
Toàn dân là binh, cả nước đánh giặc là nghệ thuật đánh giặc truyền thốngđộc đáo, sáng tạo của dân tộc ta, là chiến thuật chiến tranh nhân dân toàn dânđánh giặc, nó được thể hiện trong cả khởi nghĩa vũ trang, trong chiến tranh bảo
vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc
Thắng lợi của nhân dân ta chống kẻ thù xâm lược trong lịch sử đều do
biết tiến hành chiến tranh nhân dân, phát huy sức mạnh toàn dân là binh, cả
nước đánh giặc mà nội dung thực chất là nghệ thuật quân sự dựa vào dân, lấy
dân làm gốc để tiến hành chiến tranh Nó mang tính truyền thống của nghệthuật quân sự Việt Nam, nó đã trở thành nguyên lý sâu sắc nhất để tiến hànhgiành thắng lợi khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng suốt hàng ngànnăm lịch sử
- Cơ sở phát động toàn dân đánh giặc
Các cuộc chiến tranh mà nhân dân ta tiến hành đều là chiến tranh yêunước chính nghĩa để bảo vệ Tổ quốc hoặc giải phóng dân tộc, đây là nguồn sứcmạnh tinh thần to lớn thúc đẩy toàn đân hăng hái tham gia, nhà nhà hưởng ứng,người người đứng lên đánh giặc cứu nước Dân tộc ta có truyền thống đoàn kết,yêu nước, thương nòi, ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất, tinh thần quyếtđánh quyết thắng quân xâm lược để bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền toàn vẹnlãnh thổ Tổ quốc
Từ xa xưa, nhân dân ta đã biết đứng lên chống giặc ngoại xâm, biết dựavào sức lực của chính mình, tạo ra sức mạnh đoàn kết và kiên trì đấu tranh lâudài, cuối cùng dành được thắng lợi, mở đầu cho trang sử chống ngoại xâm rất
vẻ vang của dân tộc Lực lượng chủ yếu ấy là những người dân của các bộ tộc,
Trang 22bộ lạc được huy động ra đi làm dân binh để chiến đấu Với trang bị vũ khí lúc
ấy vừa bằng tre, gỗ, vừa bằng sắt, đồng, đá Tre, gỗ, đá dùng làm gậy gộc, mũitên, lao và đá ném; sắt đồng làm ra giáo, mác, rìu, lao
Những trang bị ấy thường ngày là những phương tiện lao động sản xuất,săn bắn thú rừng để sinh sống, đồng thời cũng là vũ khí chiến đấu chống giặckhi cần thiết Sức mạnh đó là sức mạnh dựa vào sự đoàn kết của các bộ tộcchống ngoại xâm để bảo vệ dân tộc, bảo vệ giống nòi
Các nhà nước phong kiến Đại Việt đã có tư tưởng “trọng dân”, “an
dân”, được thể chế thành tư tưởng, phương châm chỉ đạo, chính sách xây dựng
đất nước củng cố quốc phòng Thời trần có tư tưởng “chúng chí thành thành” (ý chí dân tộc mạnh hơn mọi thành luỹ) Lê Lợi - Nguyễn Trãi viết “Phúc chu
thuỷ, tín dân do linh” (nâng thuyền lật thuyền mới biết sức dân) với phương
châm xây dựng đất nước củng cố quốc phòng “dân giàu nước mạnh, quốc phú
binh cường” Nhà nước có nhiều chính sách cải cách tiến bộ để xây dựng quân
đội, tăng cường sức mạnh quốc phòng như: “ngụ binh ư nông” (gửi binh ở dân) quân lính thay phiên nhau về sản xuất, thực hiện “tĩnh vi nông, động vi binh” phương hướng xây dựng quân đội “binh lính cốt tinh nhuệ, không cốt nhiều”, tổ chức lực lượng vũ trang nhiều thứ quân để thực hiện “trăm họ là binh, toàn dân
đánh giặc” Do có bước phát triển tiến bộ về tư tưởng, tổ chức xây dựng đất
nước, củng cố quốc phòng, các nhà nước phong kiến Đại Việt đã gắn chặt dân
với nước, nước với dân, tạo cơ sở vững chắc cho nghệ thuật đánh giặc “toàn
dân vi binh, cử quốc nghênh địch” thời chiến đã có bước phát triển quan trọng,
ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành và phát triển nghệ thuật quân sự ViệtNam
Trải qua bao nhiêu thế hệ, dân tộc Việt Nam với khí phách anh hùngngày càng nảy nở và phát triển, đã kiên quyết liên tục đứng lên chống ngoại
Trang 23xâm, sẵn sàng chịu đựng mọi gian khổ, bảo vệ quyền sống của mình trên mảnhđất quê hương
- Nội dung nghệ thuật phát huy sức mạnh toàn dân là binh, cả nước đánh giặc
Thứ nhất, tổ chức động viên lực lượng
Là tổ chức động viên toàn dân, mọi nhà, mọi người đều đánh giặc, “trăm
họ là binh, cả nước đánh giặc” tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc Với
truyền thống yêu nước nồng nàn, tự lập tự cường, anh dũng bất khuất gắn liền
với ngọn cờ đại nghĩa chiến đấu vì độc lập, thống nhất đất nước “nhân dân ta đã
sớm có ý thức gắn quyền lợi của Tổ quốc với quyền lợi của gia đình và bản thân, gắn bó nước với nhà, làng với nước trong mối quan hệ keo sơn bền chặt”, “nước mất nhà tan”, câu nói đó đã có từ lâu đời cho nên mỗi khi có giặc xâm lược thì
mọi người đều đồng lòng đứng dậy chống giặc để giữ nước, giữ nhà “Cả nước
chung sức đánh giặc đó là truyền thống quân sự của dân tộc Việt Nam”
Trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, các nhà nước phong kiếnĐại Việt đã tổ chức sử dụng lực lượng vũ trang cùng nhân dân biên giới, đánhbại mọi âm mưu thủ đoạn mua chuộc lôi kéo, kích động của kẻ thù, giữ vữngbiên cương của Tổ quốc, các địa phương còn tích cực tổ chức lực lượng, độngviên nhân dân chủ động xây đồn luỹ, chuẩn bị vũ khí sẵn sàng đánh giặc
Thời nhà Lý đã động viên hàng trăm vạn dân tham gia lập nên thế
“hoành trận” để đánh giặc ở sông Cầu (sông Như Nguyệt) Trong tác chiến
quân đội triều đình cùng dân binh do Lý Thường Kiệt chỉ huy đánh giặc ở phíasau làm cho tướng giặc là Quách Quỳ sợ hãi ra lệnh án binh bất động Khi quân
ta chuyển sang phản công, quân triều đình đánh giặc ở phía trước, dân binhđánh ở phía sau làm cho quân Tống hoảng loạn Do cũng chuẩn bị tốt lựclượng, thế trận nên quân dân địa phương vùng Lạng Sơn, Cao Bằng cùng quânđội triều đình sang đất Tống để phá thế tiến công chuẩn bị trước của giặc Sự
Trang 24tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân với khí thế tiến công ngày càngmạnh đã trở thành nhân tố rất quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng
và bảo tồn dân tộc
Thời nhà Trần tổ chức hội nghị “Diên Hồng”, cùng nhân dân bàn cách
đánh giặc sau hội nghị cả nước dấy lên phong trào đánh giặc lập công Tiêubiểu là đội dân binh người Tày ở Lạng Sơn do Nguyễn Thế Lộc và NguyễnLĩnh chỉ huy cùng một bộ phận quân triều đình liên tục chặn giặc trong nhiềungày đêm Đội quân gia nô của Nguyễn Địa đã chém chết tên phản bội TrầnKiệm ngay trên mình ngựa trước cửa Chi Lăng Lực lượng dân binh ở Tây Bắc
do Hà Bổng, Hà Đặc, Hà Chương đã chặn đánh kiên quyết liên tục quânNguyễn ở Thu Vạt, Bạch Hạc khi tiến công địch ở Nam Thăng Long, lựclượng dân binh, quân các lộ phủ của Trần Thống, Nguyễn Khả Lạp đã phối hợpvới quân triều đình đánh giặc lập nên chiến công ở Tây Kết, Hàm Tử, ChươngDương
Chiến thắng Vạn Kiếp có công to lớn của Hoài Văn Hầu, Trần QuốcToản - người đã tổ chức chặn đánh quyết liệt ở sông Như Nguyệt buộc quânNguyên phải đi vào đúng thế trận của ta Trận quyết chiến trên sông BạchĐằng được nhân dân đồng lòng, quyết tâm ra sức ủng hộ Trần Quốc Toản, đãgiàn thế trận hiểm, kết hợp với tài nghi binh lừa địch của dân binh địaphương, ta đã bắt gọn quân giặc, bắt sống nhiều tướng giặc như Ô Mã Nhi,Phàn Tiếp, Trích Lê Cơ Ba lần xâm lược Đại Việt, cả 3 lần đều thất bại dướiquân và dân ta, làm cho kẻ thù khiếp sợ không dám xâm phạm Thắng lợi củadân tộc ta đã góp phần làm suy yếu thế lực của đế quốc Mông Cổ, làm thấtbại âm mưu biến nước ta thành bàn đạp để mở rộng xâm lược xuống cácnước Đông Nam Á Đó là những cống hiến quan trọng có ý nghĩa lớn lao củadân tộc ta đối với cuộc chiến tranh của các dân tộc Châu Á chống xâm lược
và thống trị của đế quốc Nguyên - Mông hồi thế kỉ XIII
Trang 25Khởi nghĩa Lam Sơn với mục tiêu “kéo cùng dân ra khỏi lầm than”,
quân khởi nghĩa được nhân dân ủng hộ mạnh mẽ phát triển lên thành cuộc chiến
tranh giải phóng dân tộc Khi đánh giặc, quân khởi nghĩa đi đến đâu cũng “chật
đất người theo”, nghĩa quân đánh giặc ở đâu nhân dân ở đó nổi dậy hưởng ứng.
Quân Lam Sơn tiến quân vào Nghệ An, Tân Bình, Thanh Hoá người trẻ gianhập nghĩa quân, người già cũng tham gia đánh giặc, chỉ riêng Trà Lân đã cóhơn 5000 thanh niên được tuyển vào quân đội Khi tiến quân ra Bắc Bộ, cảđồng bằng vùng lên đánh giặc, chiến thắng Tốt Động, Chúc động, Đông Quan,Chi Lăng đều có dân binh và nhân dân trong vùng giúp sức mà sử sách còn ghi
“Hào kiệt các lộ ở kinh đô và nhân dân các lộ, phủ, huyện tấp nập kéo đến cửa quân hết sức liều chết đánh thắng giặc ở các xứ” Sau mười năm chiến đấu bền
bỉ, gian khổ và ngoan cường, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã hoàn thành vẻ vangnhiệm vụ giải phóng dân tộc Thắng lợi của cuộc chiến thật là oanh liệt, toàndiện và triệt để đã đập tan hoàn toàn ý chí xâm lược nước ta của nhà Minh, đấtnước được giải phóng và nền độc lập dân tộc nhờ đó mà được bảo đảm gần 4thế kỉ (đầu thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XVIII) không bị nạn ngoại xâm, phongkiến phương Bắc đe doạ
Dưới chế độ hà khắc và ngột ngạt của họ Nguyễn, nhân dân ta từ lâu đãtích chứa nhiều bất mãn oán giận và căm thù Phong trào đấu tranh của nhândân đàng trong có nổ ra chậm hơn đàng ngoài nhưng mỗi khi bùng nổ thì lại rấtmạnh mẽ và kiên quyết Từ đó cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ, nghĩa quântiến công vào đàng trong được nhân dân hết lòng ủng hộ đánh tan chúa Nguyễn,tiêu diệt quân Xiêm tiến quân ra đàng ngoài tiêu diệt luôn cả Chúa Trịnh, thốngnhất đất nước Trước họa xân lược của giặc Thanh, mùa xuân năm 1789 QuangTrung cấp tốc mở cuộc hành binh ra Bắc, chỉ dừng lại Nghệ An có 10 ngày mà
đã có hàng vạn thanh niên tình nguyện gia nhập nghĩa quân Trong các trậnquyết chiến ở Ngọc Hồi, Khương Thượng, Thăng Long có sự giúp đỡ phối hợp
Trang 26của nhân dân, nghĩa quân đã có “luỹ mộc” để cản phá hoả lực của Hứa Tế Hanh lập thành “trận rồng lửa” (hoả long trận) quân vây kín bốn mặt thành, đánh tan
hàng vạn quân của Sầm Nghi Đống, Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựakhông kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp vượt cầu phao nhằm hướngBắc mà chạy
Trong các cuộc chiến tranh này, ngoài lực lượng quân sự thì dân chúngcũng tham gia trực tiếp chống giặc bằng nhiều hình thức rất phong phú, ra sức
hỗ trợ về mọi mặt để đánh thắng kẻ thù Đối với đất nước ta, trước nạn xâmlược thường xuyên đe dọa của kẻ thù, các vị lãnh tụ luôn biết dựa vào dân, coiviệc chăm lo súc mạnh của nhân dân làm nền tảng cho việc giữ nước và giảiphóng đất nước Hình thức chiến tranh nhân dân sớm xuất hiện, không những
kế thừa được phong trào đấu tranh có tính chất quần chúng rộng rãi với truyềnthống anh hùng bất khuất đã có từ xa xưa, mà còn phát triển lên một trình độmới rất cao, lập nên những kỳ tích vang dội với những chiến công hiển hách.Hình thức tổ chức lực lượng quân sự lúc này bao gồm ba thứ quân (quân cấmcủa triều đình, quân các lộ các địa phương và dân binh) ngày càng hoàn thiện,gồm bộ binh, thuỷ quân và các loại hình binh chủng khác Tổ tiên ta đánh thắngđịch không chỉ ở miền rừng núi, trung du mà ở cả đồng bằng, trên sông nước vàngoài cửa biển Đánh thắng giặc Tống, Nguyên, Minh, Xiêm, Thanh đã chứng
minh sức mạnh toàn dân trong nghệ thuật đánh giặc “toàn dân là binh cả nước
đánh giặc”, điều đó được nhà quân sự thiên tài Trần Quốc Tuấn khẳng định
“Sở dĩ nước ta thắng được giặc ngoại xâm qua nhiều thời đại là do ta biết đồng lòng đánh giặc, cả nước chung sức…”, ngược lại thời Hồ dựng nước và giữ
nước theo tư tưởng “ích kỉ phi gia”, “để trong nước lòng dân oán hận” vì thế
dù cho Hồ Quý Ly có xây thành cao, đắp được luỹ dày thì khi chiến tranh xảy
ra mà “dân không theo” cũng dẫn đến thất bại thảm hại, làm cho đất nước bị đô
hộ kéo dài hàng ngàn năm
Trang 27Thứ hai, Với sức mạnh“toàn dân là binh, cả nước đánh giặc” đã hình thành nên thế trận đánh giặc độc đáo, sáng tạo ra nhiều cách đánh đạt hiệu quả cao
Trong quá trình đánh giặc, quân và dân nước Đại Việt đã khéo léo vận
dụng kết hợp chặt chẽ giữa mưu, kế, thế, thời, lực để tạo ra sức mạnh của ta
đánh phá, làm suy yếu hạn chế thế mạnh của địch trên phạm vi chiến lược vàchiến đấu tiêu diệt chúng Thế trận của ta là kết hợp chiến tranh nhân dân địaphương (thế của các lộ, các vương hầu xưa kia, thế bộ đội địa phương và quân
du kích) với thế trận chiến tranh bằng hoạt động tác chiến của quân chủ lực (duquân của triều đình) là thế trận chiến lược của các lực lượng vũ trang kết hợpvới các lực lượng chính trị triển khai trên các địa bàn xung yếu và kết hợp chặtchẽ với nhau hãm địch vào thế không có lợi
Thời nhà Lý do tạo được thế bất ngờ chủ động đánh trước phá đượcthành lũy của giặc ở hai đầu đất nước đã làm đảo lộn kế hoạch xâm lược của kẻthù Trong trận tiến công thành Ung Châu, tướng giặc Tô Giám thúc quânphòng thủ chống trả quyết liệt Quân ta đã sử dụng cách đánh vừa vây hãm vừacông thành, trong đột phá ta sử dụng hoả công, thang mây (vân thê) để nhậpthành, đào hầm qua chân thành, dùng bao đất xếp thành bậc cao đưa quân vàothành đánh phá Khi lui về phòng thủ đất nước, quân dân tổ chức thành haituyến chặn giặc Tuyến trước do quân các lộ, phủ cùng dân binh địa phương bốtrí lực lượng dọc các tuyến đường bộ và đường sông mà địch tiến công, dựa vàothế hiểm trở của núi rừng, sông suối, đèo ải để chặn đánh giặc Tuyến sau dựavào thế núi, thế sông ta xây dựng chiến luỹ dài hàng trăm dặm, cao mấy thước;
ở Nam sông Như Nguyệt, phía trước đóng cọc tre dày đặc với nhiều hầm chông.Lực lượng bố trí có quân bộ, quân thủy cùng với dân binh tại chỗ có cả thếphòng và thế công tạo nên thế trận vững chắc, có cả chính diện, chiều sâu vàtrọng điểm phát huy sức mạnh, sở trường của các lực lượng, chặn giặc ở phía
Trang 28trước, tiến đánh giặc ở phía sau, hãm địch vào thế bất lợi để ta chuyển sang
phản công Trong tiến công, quân ta lại dùng kế “dương Đông kích Tây”, tổ
chức những trận tập kích bất ngờ làm cho quân Tống không kịp chống đỡ tổnthất rất nhiều Kết hợp với đòn tiến công ngoại giao, dân tộc ta đã đánh bại cuộcchiến tranh xâm lược của giặc Tống Thắng lợi huy hoàng của cuộc kháng chiếntrước hết là kết quả của một bước phát triển vượt bậc của dân tộc ta mọi mặt vềtinh thần, vật chất và tổ chức Sau hơn một thế kỉ giành được độc lập (thế kỉ X),
do sự lớn mạnh đó quân dân thời Lý đã tiến hành cuộc kháng chiến với tinhthần chủ động, tư thế đạp lên đầu kẻ thù, khí phách hiên ngang và ý thức sâusắc về quyền bất khả xâm phạm của dân tộc, làm chủ đất nước và vận mệnh củamình
Thời Trần, quân dân ta đã lợi dụng địa hình, địa vật phát huy sức mạnhquân thuỷ bộ, quân các lộ, phủ cùng nhiều lực lượng dân binh tại chỗ chặn đánhđịch từng bước Quân ta còn chủ động rút lui chiến lược phối hợp đánh phámạnh mẽ ở phía trước bên sườn, phía sau bằng đòn quân sự, binh vận triệt pháquân lương để tiêu hao hạn chế thế mạnh ban đầu của giặc Quân dân thời Trầncòn lập kế nghi binh, bí mật cơ động lực lượng làm cho kị binh Nguyên - Môngcàng truy đuổi càng không đánh được đối phương mà lực lượng ngày càng tiêuhao mệt mỏi Quân dân ta đánh tan được ý đồ đánh lớn, tiến công hợp vây từnhiều hướng mũi của kẻ thù, bảo vệ được lực lượng, lập được thế trận nhân dân
thời Trần đã hãm được giặc Nguyên vào thế “Bị treo lơ lửng” làm cho chúng
sức cùng lực kiệt (xưa kia quân kị binh Mông Cổ rất cơ động, giỏi đánh ngoàithành luỹ, trên đồng nội đã phát huy được cao độ sở trường của chúng trênnhiều chiến trường từ Á sang Âu” Nhưng trước những cách đánh sáng tạo,mưu mẹo của quân ta, sự gắn bó giữa quân chủ lực triều đình với quân địaphương trong thế trận liên hoàn, quân Mông Cổ đã không phát huy được cáchđánh sở trường như chúng muốn; Nguyên Sử đã thừa nhận trên đất nước Đại
Trang 29Việt “Quân và ngựa Nguyên - Mông đã không thể thi thố được tài năng nào”.
Tướng giặc là Thoát Hoan phải lệnh cho Toa Đô đóng quân lại ở Trường Yên
để kiếm lương thực Lập được thế trận, tạo được thời cơ; quân dân thời Trầnchuyển sang phản công trên cả 3 hướng chiến lược, tiêu diệt cả hai tập đoànquân của Thoát Hoan và Toa Đô Để tiêu diệt cụm quân Thoát Hoan ở ThăngLong nhà Trần đã phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng chính binh của Trần QuangKhải với lực lượng kị binh của Trần Quốc Tuấn cùng lực lượng dân binh tại chỗtạo nên sức mạnh đánh tan quân giặc ở A Lỗ, Giám Khẩu, Tây Kết, Hàm Tử,Chương Dương giải phóng Thăng Long, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng
trốn chạy về nước Đó thực sự là cách đánh “Phàm chiến đấu lấy đạo chính để
hợp, lấy đạo kỳ để thắng, chính kỳ biến hoá khôn cùng vậy” Trong vòng 30
năm (1258 - 1288) dân tộc ta đã 3 lần đương đầu với những đạo quân xâm lượckhét tiếng của đế quốc Mông Cổ đang chiến thắng khắp trên thế giới Mỗi lầnxâm lược, quy mô và mức độ của chiến tranh lực càng lớn, ác liệt hơn, nhưngmỗi lần kháng chiến, dân tộc ta lại càng kiên cường, sáng tạo, chiến thắng lạicàng vẻ vang hơn
Khởi nghĩa Lam Sơn, nghĩa quân đã phát huy thế mạnh của chiến tranhgiải phóng dân tộc, sức mạnh của toàn dân, vận dụng cách đánh vây hãm thành,
đánh quân cứu viện Với tư tưởng “Giặc đông ta ít, lấy ít đánh đông, chỉ ở nơi
đất hiểm mới được công” ta thực hiện “nhử người đến chứ không để người nhử đến” trong trận Chúc Động, Tốt Động
Sau chiến thắng Ninh Kiều, nghĩa quân Lam Sơn được tăng cường cả về
số lượng cũng như chất lượng và trang bị vũ khí Trên cơ sở đó nghĩa quân tiếptục vây hãm thành Đông Quan và các thành luỹ nằm sâu bên trong hậu phươngcủa ta (như thành Nghệ An, Diễn Châu, Tây Đô, Cổ Lộng, Chí Linh ) cònnhững thành luỹ nằm trên hai đường tiếp viện của địch từ Vân Nam và QuảngTây đến Đông Quan (Như thành Điêu Diêu, Thị Cầu, Xương Giang, Khâu Ôn,
Trang 30Tam Giang ) thì nghĩa quân chủ trương kiên quyết tiêu diệt địch cho kỳ hếttrước khi viện binh của nhà Minh kéo sang Đặc biệt trong giai đoạn này, côngtác vận động và thuyết phục kẻ thù được đẩy mạnh nhằm hỗ trợ cho cuộc tiếncông bằng quân sự Đúng như dự kiến của ta, Vương Thông tập trung 9 vạnbinh, sử dụng hai mũi chính kỳ vây chặt Cao Bộ nhằm tiêu diệt quân khởi
nghĩa Nắm được ý đồ của giặc “tương kế tựu kế”, “nhanh chóng như thần máy
then đóng mở” (Nguyễn Trãi) quân ta lợi dụng địa hình hiểm trở lập thế trận
mai phục, chặn địch ở Cao Lỗ, khoá đuôi cắt địch ở Ninh Kiều, dồn quân Minhxuống cánh đồng Tốt Động, Chúc Động để tiêu diệt; đúng như dự kiến đếncanh năm địch tiến công lên Cao Bộ; tướng Đinh Lễ cho pháo ở nơi yếu hại lừađịch, nghe tiếng pháo Vương Thông lầm tưởng cánh quân kỳ đã đánh phía sauCao Bộ, liền xua quân đi tắt vào Cao Bộ Khi quân địch đã qua cầu, toàn bộquân Minh lọt vào trận địa mai phục của ta Từ 3 phía quân ta xông ra thả sứcchém giết, quân địch bị hãm vào đầm lầy người ngựa vướng vào nhau khôngsao chống cự được, tướng Trần Hiệp tử trận, tổng chỉ huy Vương Thông bịthương, quân chết vô kể, cánh kị binh vội tháo chạy qua cánh đồng Chúc Độnglại bị rơi vào trận địa mai phục của ta quân số chết quá nửa Sau mười nămchiến đấu bền bỉ, gian khổ và ngoan cường cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã hoànthành vẻ vang nhiệm vụ giải phóng dân tộc
Trong khởi nghĩa Tây Sơn, nghĩa quân đã sử dụng kế sách tác chiến
“Nghi binh thăm dò”, đưa một bộ phận linh thuyền ra phía trước tiến đánh một
số trận tập kích thăm dò rồi bỏ chạy, mặt khác sai người đàm phán với tướng
Xiêm “xin” rút binh làm cho địch càng chủ quan gây được mối nghi ngờ trong
nội bộ của chúng, phía ta có thêm thời gian chuẩn bị chiến đấu Chúng lầmtưởng lực lượng Tây Sơn nhỏ yếu, nên quân Xiêm - Nguyễn lợi dụng lúc nướccường, gió chướng, đêm ngày 8 tháng chạp năm Giáp Thìn (18/01/1875) đưatoàn bộ thuyền binh từ Trà Tân tiến thẳng đến Mỹ Tho, để tiêu diệt quân Tây
Trang 31Sơn Nắm được ý định của giặc, quân Tây Sơn tổ chức thế trận phục kích trênsông Tiền Giang tập trung lực lượng tiêu diệt quân địch trên đoạn Rạch Gầm -Xoài Mút Tận dụng địa hình kín đáo, hiểm trở quân Tây Sơn bí mật bố tríthuyền binh chặn đánh đầu, khoá đuôi, hãm địch trong khu quyết chiến tậptrung lực lượng ở hai bên bờ và cù lao Thới Sơn đánh tạt sườn quân giặc.Khoảng đầu canh năm ngày 19/01/1785 gần 400 thuyền binh của giặc lọt vàothế trận chiến đấu ta đã bày đặt sẵn Bằng một thế trận chiến đấu hiệp đồngthuỷ, bộ, pháo, Tây Sơn đã tiêu diệt gọn 5 vạn quân Xiêm - Nguyễn Từ đó
quân Xiêm “Sợ quân Tây Sơn như sợ cọp”, vua Xiêm phải thừa nhận tướng Xiêm “Ngu hèn, kiêu căng hung hãn đến nỗi bại trận” làm “Bại binh nhục
quốc” Nghệ thuật đánh giặc tài giỏi của quân Tây Sơn còn được thể hiện trong
cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Thanh Trước thế mạnh của giặc,lại có lực lượng tay sai Lê Chiêu Thống dẫn đường, quân Tây Sơn ở Bắc Hà
không nhiều, Ngô Thì Nhậm nói “Phép dùng binh chỉ có một đánh, một giữ mà
thôi ” Tướng sĩ Tây Sơn đã tìm ra cách đánh “Lường thế giặc rồi mới đánh, nắm phần thắng rồi mới hành động, tuỳ theo tình thế mà bày ra chước lạ”.
Quân Tây Sơn quyết định rút về giữ vùng đất hiểm ở Tam Điệp, Bỉm Sơn đểbảo toàn lực lượng, không bỏ mất mũi tên, cho chúng ngủ nhờ một đêm rồi lạiđuổi đi Nhận được tin quân giặc vào Thăng Long, Quang Trung tổ chức cuộchành binh thần tốc ra Bắc Hà, biết được quân Thanh đang dựa vào quân đông,
tướng nhiều, xem thường đối phương, nói “Quân Tây Sơn như cá chậu chim
lồng còn chút hơi thừa thoi thóp không đáng nói đến” Trước tình hình đó, quân
ta dùng kế “kích tướng” đẩy quân giặc vào thế chủ quan, ít đề phòng, sai người mang thư đến Tôn Sỹ Nghị “để xin hàng”, làm cho quân Thanh càng mất cảnh giác, xem thường ta Tôn Sỹ Nghị ra lệnh cho Quang Trung “Hãy rút quân về
Thuận Hoá để chờ phân xử”, truyền lệnh cho quân sỹ “Nghỉ mười ngày để cùng vui đón xuân” Tận dụng sai lầm đó của giặc, quân Tây Sơn lập kế hoạch,
Trang 32tổ chức lực lượng tiến công chiến lược đánh địch trên cả 5 hướng Cách đánh:
Bí mật cơ động, triển khai lực lượng nhỏ, hình thành thế bao vây, vu hồi chiacắt, đồng loạt tiến công chính diện, hẹp, chiều sâu lớn Tập trung lực lượngmạnh, đột kích vào các cụm quân lớn của giặc ở Ngọc Hồi, Khương Thượng(Đống Đa), Thăng Long Bị bất ngờ trước cách đánh nhanh hiểm ở phía trước,bên sườn, phía sau của nghĩa quân Tây Sơn, quân Thanh không kịp chi viện chonhau, quân Tây Sơn đã thọc sâu tiến thẳng tới cung Tây Long Tại bản doanh,Tôn Sỹ Nghị đang lo lắng theo dõi mặt trận phía Nam để sẵn sàng điều quân đitiếp viện Bỗng nhiên hắn được tin cấp báo đồn Khương Thượng bị tiêu diệt,hắn đang hoảng hốt chưa kịp đối phó thì đạo quân của Đô đốc Long đã tràn vàothành Thăng Long như một mũi tên lao thẳng vào bản doanh của hắn Hắnkhiếp sợ đến nỗi không kịp mặc áo giáp và đóng yên ngựa, vội vàng cùng vớitoán quân kị binh hầu cận vượt cầu phao tháo chạy trước Quân Thanh tan vỡtranh nhau tìm đường chạy trốn, Tôn Sỹ Nghị ra lệnh cắt cầu phao để cảnđường truy kích của quân Tây Sơn Do hành động tàn nhẫn của hắn, hàng vạnquân Thanh bị bỏ xác dưới sông Hồng Tôn Sỹ Nghị và bọn tàn quân chạy trốnmột cách thảm hại Khắp nơi trên đường chạy trốn, chúng bị chặn đánh tơi bời
và bị tiêu diệt gần hết, số sống sót phải luồn rừng, lội suối theo đường tắt trốn
về nước Bại tướng Tôn Sỹ Nghị cũng phải vứt bỏ tất cả sắc thư ấn tín để lo
chạy thoát thân, theo lời kể của một viên quan chạy theo Tôn Sỹ Nghị: “Tôi và
Tôn Sỹ Nghị đói cơm khát nước không kiếm ra đâu được, ăn uống cứ phải đisuốt bảy ngày bảy đêm mới đến chốn Nam Quan” Bằng một cuộc hành binhthần tốc đánh giặc mưu trí sáng tạo chỉ trong thời gian ngắn, nghĩa quân TâySơn đã quét sạch gần 30 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi nước ta
Từ đó cho thấy: Nghệ thuật đánh giặc mưu trí sáng tạo của dân tộc ta làgiành giữ vững quyền chủ động trong cả công và phòng Trong đánh giặc phảilinh hoạt sử dụng mưu kế để lừa địch, tạo lợi thế, tận dụng thời cơ để tập trung
Trang 33lực lượng đánh địch Ta thắng địch là thắng địch ở chỗ khôn khéo như Nguyễn
Huệ nói “Người khéo thắng là thắng ở chỗ rất mềm dẻo”
Một nước nhỏ bị một nước lớn đang lúc cường thịnh chinh phục và nôdịch, lại có thể tự giải phóng hoàn toàn bằng những chiến thắng quân sự hết sứclẫy lừng trong một thời gian ngắn như vậy, thì đó là một sự kiện hiếm có trongthời đại bấy giờ Điều đó chứng tỏ rằng vào thế kỉ XX dân tộc Việt Nam đã làmột dân tộc trưởng thành, có ý thức dân tộc sâu sắc, có sức sống phi thường vànăng lực sáng tạo phong phú Đó là một dân tộc đã có hàng ngàn năm lịch sửđấu tranh dựng nước và giữ nước, một dân tộc anh hùng và không một thế lựcxâm lược nào có thể khuất phục nổi
2.3 Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh
- Cơ sở xác định:
Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh xuấtphát từ điều kiện thực tiễn chiến tranh ở nước ta Một nước đất không rộng,người không nhiều, luôn phải chống lại nhiều kẻ thù lớn mạnh, chúng có lựclượng quân đội, trang bị vũ khí, kinh tế lớn hơn ta rất nhiều lần Đứng trướcmột kẻ thù lớn mạnh như thế phải làm thế nào để không bị đè bẹp? Làm thế nào
để nắm quyền chủ động? Làm thế nào để xoay chuyển tình thế? Đó là vấn đềtưởng chừng như không thể trong cuộc đối đầu giữa một quốc gia nhỏ bé vớinhững kẻ thù lớn mạnh Tuy thế nhưng lịch sử Việt Nam chứng minh được rằng
kẻ địch dù có đến từ đâu, lớn mạnh cỡ nào ta cũng tìm cách tiêu diệt chúng
Trong binh pháp người việt, kỹ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu
chống mạnh đã trở thành nghệ thuật quân sự Những đội quân xâm lược có tiềm
lực mạnh luôn muốn đánh nhanh và chúng chắc chắn rằng nếu cự lại sức mạnhcủa chúng thì chúng ta không thể tồn tại được lâu, thế nên thay vì chọn cách đánhđối đầu ngay như ý muốn của giặc ta lại tìm cách làm suy yếu giảm sức mạnh
Trang 34của địch Đó là bằng thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp, bằng sức mạnhthoắt ẩn, thoắt hiện và dường như ở đâu cũng có lực lượng của ta đánh địch
Trong các cuộc chiến tranh giải phóng và giữ nước của dân tộc, nghệthuật quân sự Việt Nam có nhiều sáng tạo và linh hoạt, phù hợp với tương quanlực lượng giữa địch và ta để định ra phương thức sử dụng lực lượng phù hợpvới tình hình đặc điểm của từng cuộc chiến tranh Lịch sử chống giặc ngoại
xâm của dân tộc ta mỗi thời một khác nhưng đều để lại truyền thống “Biết địch,
biết ta trăm trận không nguy”, nghệ thuật sử dụng lực lượng trên cơ sở đánh giá
địch một cách chính xác, từ so sánh lực lượng và phân tích thế địch, thế ta, dựbáo hình thái đôi bên sẽ diễn biến trên chiến trường từ đó đưa ra phương thức
để đánh địch Đánh giá so sánh lực lượng địch ta là nghệ thuật quân sự của dântộc để vận dụng quan điểm tổng hợp không chỉ dựa vào số lượng quân đội, vũkhí, phương tiện mà còn xem xét toàn diện: quân sự, kinh tế, chính trị, văn hoá,vật chất và tinh thần, số lượng và chất lượng, điều kiện thế giới và trong nước
có liên quan đồng thời không chỉ nhìn trước mắt, ban đầu, tìm ra chỗ mạnh,chỗ yếu của mỗi bên để định ra hình thức và phương thức cho phù hợp Hầu hếtcác nhà quân sự của ta đều hiểu rõ ta không chỉ có yếu mà còn có mạnh, hơnnữa có cái rất mạnh cơ bản, còn địch không phải chỉ có mạnh mà còn có cáiyếu, có những chỗ yếu rất cơ bản, cái yếu chí mạng, cái tất yếu dẫn đến yếu
Do đó, đối với một dân tộc nhỏ bé như chúng ta nếu không biết lựa sứcmình thì không bao giờ có thể đánh bại được kẻ thù hùng mạnh Vì thế chủđộng bất ngờ là mạch sống tác chiến trong nghệ thuật quân sự của dân tộc ta
- Nội dung tiến hành
Trong quá trình dựng nước và giữ nước thế kỉ X đến thế kỉ XVIII, nghệ
thuật đánh giặc dùng nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh đã có
bước phát triển mới, được vận dụng rất linh hoạt trong chiến tranh, chiến lược
và chiến đấu Quân dân ta kết hợp rất chặt chẽ mưu, kế, thế, thời, lực để nâng
Trang 35cao sức mạnh chiến đấu đạt hiệu quả đánh tan mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻthù
Trong thời đại triều Lý, chỉ có mười vạn quân nhưng do có kế sách đánh
giặc “Tiên phát chế nhân”, lựa chọn đối tượng, hướng chiến lược, đánh giá
đúng, cùng nhân dân đánh tan mười vạn quân Chăm Pa ở phía Nam, 30 vạnquân Tống ở phía Bắc Trong trận quyết chiến chiến lược ở sông Như Nguyệt,
Lý Thường Kiệt chỉ có 6 vạn quân do biết tận dụng địa hình, xây dựng phòngtuyến chặn đánh giặc vững chắc, chủ động tiến công liên tục chặn đánh quângiặc Nắm chắc thời cơ, ông tập trung binh lực đánh đòn quyết định ở địa điểm,thời gian có lợi, đánh tan mười vạn quân Tống
Đến thời nhà Trần, sử dụng cách đánh giặc: “Dĩ đoản chế trường”, lực
lượng quân đội chỉ có 20 vạn, nhà Trần đã động viên nhân dân cả nước thamgia đánh giặc Trong đánh giặc quân dân đã kết hợp chặt chẽ giữa đánh giặcphía trước với tiến công ở phía sau, bằng cả đòn quân sự, kinh tế, binh vận,ngoại giao, giỏi sử dụng mưu kế lập được thế trận, tạo được thời cơ, quân dânthời Trần chuyển sang phản công kiên quyết, tiến công liên tục, ba lần đánh bạiquân Nguyên, lần cao nhất chúng sử dụng tới 50 vạn quân
Lê Lợi và Nguyễn Trãi với tư tưởng chỉ đạo đánh giặc “Dĩ quả địch
trúng”, cách đánh“ít địch nhiều thường dùng mai phục, yếu chống mạnh đánh bất ngờ” Trận Kẽm Lưu, Bố ẢI nghĩa quân Lam Sơn chỉ có vài nghìn, đánh
tan hàng vạn quân Minh Trận Tốt Động, Chúc Động quân Lam Sơn chỉ có mộtvạn, đánh tan 9 vạn quân do Vương Thông chỉ huy Trận Chi Lăng - XươngGiang 4, 5 vạn nghĩa quân đánh tan mười vạn quân của Liễu Thăng
Khởi nghĩa Tây Sơn, khi quân Thanh xâm lược nươc ta, Nguyễn Huệđem mười vạn quân mở cuộc hành binh thần tốc, bất ngờ tiến công mạnh, đánhliên tục cả phía trước bên sườn phía sau, chỉ trong 5 ngày đánh tan 29 vạn quânThanh, cùng 2 vạn tàn quân Lê Chiêu Thống Trong trận Khương Thượng,
Trang 36Đống Đa, ta có một vạn quân vận dụng cách đánh bất ngờ táo bạo, bao vâychặt, tiến công nhanh tiêu diệt 3 vạn quân của Sầm Nghi Đống, thọc sâu vàocung Tây Long tiêu diệt một vạn quân của Tôn Sỹ Nghị
Tuy vậy trong chiến đấu, khi cần thiết tổ tiên ta cũng đã tập trung lựclượng lớn tạo ưu thế để đánh bại kẻ thù Trận đánh vận động ở Bến Đông năm
1258, Trần Hưng Đạo đã tập trung lực lượng ngang bằng với lượng binhNguyên -Mông, đánh bại chúng Trận công thành Xương Giang, Lê Lợi tậptrung 5 nghìn quân, tiêu diệt 2 nghìn quân Minh Trận Ngọc Hồi, Quang Trung
sử dụng tới 2 trăm voi chiến, gần hết pháo binh, đánh tan lực lượng phòng ngựngăn chặn của Hứa Thế Hanh
Qua đó cho thấy nghệ thuật dùng nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu
chống mạnh là nghệ thuật đánh giặc độc đáo, sáng tạo của dân tộc ta Đòi hỏi
các nhà lãnh đạo, chỉ huy phải có tài thao lược, biết động viên, phát huy sứcmạnh toàn diện, vận dụng cách đánh phải tạo ra được nhiều lợi thế hơn kẻ thù,
để tiêu diệt chúng Trong đánh giặc nếu ta chưa tạo được lợi thế hơn địch, thìnhất thiết phải tập trung binh lực mạnh để đánh thắng chúng Nó đã trở thànhnét đặc sắc trong nghệ thuât đánh giặc truyền thống của dân tộc ta
2.4 Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự chính trị, ngoại giao, binh vận
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân của dân tộc ta là giải quyết mối quan hệ
giữa đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao, binh vận,địch vận và các mặt đấu tranh khác trong cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện
và lâu dài Vì vậy sự kết hợp giữa các mặt đấu tranh quân sự, đấu tranh chínhtrị, đấu tranh ngoại giao và đấu tranh binh vận trong chiến tranh là nét điển hìnhtrong nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên ta
Thế kỉ XI, Lý Thường Kiệt đem quân sang vùng Ung Châu, Khâm Châu,Liêm Châu để phá thế bàn đạp chuẩn bị xâm lược của quân Tống, đã vận dụng
Trang 37kế sách vận động binh lính và nhân dân địa phương nước địch ủng hộ cuộchành quân của mình Nhiều biện pháp ông đã làm như giải thích rõ mục đíchcủa cuộc hành quân, nêu lên ngọn cờ diệt bọn thống trị áp bức, ức hiếp dânnghèo khổ, nên được binh lính và nhân dân ủng hộ
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông xâm lược, TrầnHưng Đạo đã sử dụng mâu thuẫn giữa người Hán và người Mông Cổ trong đạoquân Nguyên đi xâm lược lôi kéo người dân tộc Hán về phía mình để chống lạiquân Nguyên Vì thế Triệu Trung, một viên tướng người Hán trong đạo quânNguyên đã ra hàng và tham gia đạo quân của ta do tướng Trần Nhật Duật chỉhuy, đánh tan đạo quân tiên phong của Toa Đô trong trận Hàm Tử
Tiêu biểu nhất là trong cuộc chiến tranh thời Lê, Nguyễn Trãi đã đặt vấn
đề chính trị, ngoại giao, binh vận, địch vận lên một vị thế rất cao, tiến hành một
cách có hệ thống và kiên nhẫn, trở thành chiến lược “Đánh vào lòng người”.
Hàng vạn tên địch đã phải hạ vũ khí xin hàng, cuối cùng làm tan rã về tổ chức
và tinh thần của một đạo quân xâm lược to lớn
Quang Trung trong trận đánh đồn Hạ Hồi tiêu diệt một căn cứ của địch ởThường Tín (Nam Thăng Long) đã không tốn một mũi tên, một viên đạn nào vìông đã dùng mưu kế binh vận, địch vận uy hiếp tinh thần binh lính địch làmchúng hoang mang lo sợ xin đầu hàng Thế trận đó gắn bó ba mặt của cuộc tiến
công (quân sự, chính trị, ngoại giao và binh vận) hình thành ba mũi giáp công
trong cả phạm trù chiến lược, nghệ thuật, chiến dịch, đánh địch cả phía trước,phía sau và trong địch, làm cho địch không những bị tổn thất về lực lượng, vậtchất (người và của) mà còn suy sụp về tinh thần, đẩy quân xâm lược vào thế bịtiến công triền miên ở mọi nơi mọi lúc, trên đất nước ta và của đất nước củachúng Không những đã tác động đến tinh thần, ý chí chiến đấu của địch trênchiến trường mà còn tác động mạnh mẽ đến gia đình, vợ con binh lính củachúng ngay trên đất nước chúng
Trang 38Trong chiến tranh, đấu tranh quân sự là điều diễn ra rất tất yếu, và có tínhquyết định trực tiếp đến thắng lợi của cuộc chiến tranh Phải tổ chức thực hànhcác phương thức tác chiến, huy động lực lượng đánh giặc, thực hiện các hìnhthức, thủ đoạn chiến đấu rất linh hoạt sáng tạo, tiêu diệt nhiều sinh lực địch tạolợi thế cho các mặt trận khác Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta đã chỉ rarằng: nhân dân ta luôn phải đối chọi với những kẻ thù mạnh hơn ta về mọi thứ,
âm mưu của chúng rất nham hiểm, xảo quyệt Muốn đánh thắng, làm chúnghoàn toàn thất bại về ý đồ xâm lược của chúng thì phải đánh thật mạnh, tiêu diệtnhiều binh lực, phá huỷ nhiều phương tiện vật chất của chúng mới làm chochúng suy yếu mà đi tới thất bại Song mặt khác phải tìm cách khoét sâu nhượcđiểm, yếu điểm của quân xâm lược về mặt tinh thần thì thắng lợi của ta mớitrọn vẹn, giảm bớt được thương vong tổn thất to lớn với ta Đấy chính là nghệthuật phải biết dựa vào thế mạnh, thế thắng của ta mà làm công tác chính trị
binh vân, ngoại giao Thế mạnh của ta là yếu tố chính nghĩa, thế thắng của ta
là thế trận chiến tranh nhân dân Dựa vào hai thế đó và kết hợp một cách chặt
chẽ giữa các mặt trận để giành thắng lợi trong chiến tranh
Đánh giặc đến xâm lược đất nước mình, tất yếu là một cuộc chiến tranhchính nghĩa, là thế mạnh về chính trị của nhân dân ta Phát huy cao độ yếu tốchính nghĩa của chiến tranh chống xâm lược đánh vào quân xâm lược phi nghĩa.Dân tộc ta luôn tìm cách làm rõ mục đích chiến đấu chống quân xâm lược, phânbiệt rõ tính chất chính nghĩa của ta và tính chất phi nghĩa của chiến tranh xâmlược, tạo ra sự nhất trí của nhân dân ta, lôi kéo được những phần tử trong binhlính địch đứng vào trong hàng ngũ của ta chống lại quân xâm lược, thu hút sựđồng tình ủng hộ của nhân dân tiến bộ trong nước và trên thế giới
Bên cạnh đó mặt trận ngoại giao cũng rất được chú trọng, ngày càng pháttriển và trở thành một mặt trận phối hợp hiệu quả với đấu tranh quân sự, chínhtrị, đánh mạnh vào ý chí xâm lược của kẻ thù, làm sáng tỏ giá trị nhân văn quân
Trang 39sự của ta Ngoại giao đã tích cực, chủ động, luôn giương cao ngọn cờ vì hoàbình, độc lập dân tộc, kiên trì kết hợp đấu tranh chính trị, tập trung làm rõ chínhnghĩa của ta, vạch trần những âm mưu thủ đoạn và tội ác của kẻ thù Mỗi khidành được thắng lợi trên mặt đấu tranh quân sự, chính trị, ông cha ta đều cử sứ
giả “Bàn hoà” với địch; tu sửa lại các con đường, cung cấp lương thảo cho
hàng binh của địch khi thất bại trở về nước tất cả việc làm đó với mục đích là
để dập tắt muôn đời chiến tranh
Xuất phát từ tư tưởng “Lấy đại nghĩa thắng hung tàn, đem chí nhân thay
cường bạo”, đây là một nội dung mang bản chất chính nghĩa trong nghệ thuật
tác chiến kết hợp với binh vận, địch vận, nó thể hiện tính nhân đạo sâu sắc trong
truyền thống dân tộc “đánh người quay đi, không đánh người trở lại”, có nghĩa
rằng đối với binh lính địch đã bị bắt làm tù binh hoặc đã đầu hàng thì ta luôn có
chính sách đối xử tử tế với họ Thời nhà Lê quy định rõ: “Tướng giặc đã hàng
mảy may không được xâm phạm, bất cứ tội to hay tội nhỏ đều xoá hết, vợ con thân quyến thuộc cùng là tài vật đều bảo toàn hết cả, không chút thiệt hại Nếu muốn rút quân về nước, tuỳ theo ý muốn, bảo đảm đưa ra khỏi bờ cõi không phải lo lắng gì” Với tướng sỹ ra hàng “ta sẽ coi các ngươi như anh em ruột thịt” vì thế thành giặc các nơi không dính máu mà tự mở, hàng vạn tù binh ra
hàng và xin tham gia vào nghĩa quân Lịch sử đã chứng tỏ rằng, phát huy đượctính nhân đạo trong nghệ thuật tác chiến, kết hợp với binh vận, địch vận khôngnhững tác động đến tinh thần binh lính địch mà còn tác động đến phong tràophản chiến trên đất họ, thành quả đem lại hết sức rõ ràng
Kết hợp giữa đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị, binh vận, địch vậnvới đấu tranh ngoại giao, tiến công địch toàn diện đã thể hiện tính độc đáo sángtạo, vô cùng phong phú và linh hoạt Nghệ thuật kết hợp cần phải luôn nắmchắc thắng lợi của đấu tranh quân sự, chính trị, binh vận, địch vận làm cơ sở vàthế mạnh cho tiến công ngoại giao phát triển Điểm nổi bật ở đây không chỉ là
Trang 40phát triển đấu tranh quân sự ở mức cao mà còn là sự hình thành và phát triểnkhá hoàn thiện một nghệ thuật đấu tranh chính trị đặc sắc, làm cho chính trịkhông chỉ là nền tảng cơ bản của cuộc chiến tranh mà còn là phương thức tiếncông địch có hiệu lực cao, trực diện tiến công địch trên chiến trường Chính trịtrong chiến tranh của ta là chính trị quân sự, còn quân sự của ta là quân sựchính trị Nghệ thuật tiến hành chiến tranh hay nhất, đạt hiệu lực chiến lược lớnnhất của ta là nghệ thuật kết hợp đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị, binhvận và đấu tranh ngoại giao Những bài học kinh nghiệm ấy vẫn giữ nguyên giátrị trong thời đại mới, thời đại xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay