Tài liệu Nhạc khí độc đáo của người Triêng pdf

2 467 0
Tài liệu Nhạc khí độc đáo của người Triêng pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nhạc khí độc đáo của người Triêng Truyền thuyết của người Triêng kể lại rằng, ngày xưa, người Triêng sống ở trên núi cao hiểm trở. Từ buôn nọ đến làng kia, tiếng cồng chiêng gọi nhau không thấu. Tiếng hú phải nói nhiều người mới đến được tai nhau. Năm đó trời phạt vạ buôn Troóc vì không có trâu (Piêu) cúng thần (Đák). Thần Đák nổi giận bắt người Triêng buôn Troóc phải chết. Người chết nhiều vô kể, tưởng buôn Troóc bị hủy diệt từ đó. Thế nhưng, ông Trời còn thương để lại cho buôn Troóc một cô gái (ning rầy) xinh đẹp. Cô có giọng hát trầm ấm như dòng suối Đák Ngươn, môi đỏ như tiết con dê, cánh tay trần như ngà voi, đôi chân đi không biết mỏi. Thương dân làng, cô gái đã khóc suốt ba ngày đêm. Nước mắt cô đã cạn kiệt, chân đi không vững. Trên đường đi đến các buôn xa xôi để tìm đồng loại, cô gái đã chặt cây Za rọt ven đường làm gậy chống. Gậy Za rọt đã nâng bước chân cô đi qua mười ngọn núi, lội chín con suối tìm đến với đồng loại. Mỗi lần cô nhấc chiếc gậy lên, gió rừng thổi vào gậy Za rọt phát ra âm thanh vui tai. Những âm thanh đó là cho cô cảm thấy dễ chịu và khỏa khoắn hơn. Những âm thanh ấy giống như tiếng dế mèn mà buôn làng nào cũng có. Do vậy đến nay, trong cộng đồng người Triêng vẫn còn truyền nhau câu nói "Ta ngay, ta kháy bố cho Za rọt" tạm dịch là: "Trời ngày, trời nắng, bó cho dế mèn". Từ ống gậy ấy, qua nhiều thế hệ, các bàn tay tài hoa của các nghệ nhân người Triêng đẽo gọt đã sáng tạo ra chiếc đàn Đinh Tút ngay nay cũng như các loại nhạc khí khác của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên. Đinh Tút có vị trí quan trọng trong đời sống cộng đồng của người Triêng đặc biệt là trong các lễ hội, vui chơi giả trí. Trải qua năm tháng, Đinh Tút đã đi vào đời sống sinh hoạt cộng đồng, và được sử dụng trong tất cả các lễ hội. Xưa Đinh Tút được chế tác bằng vật liệu đơn giản như ống tiêu, loại cây giống như nứa, nhưng tơi và có độ bền lâu hơn (loại cây này có nhiều ở Lào). Nhưng từ khi người Triêng về định cư tại Đăkglêi thi do ở đây câu tiêu không có nên họ phải làm bằng nứa. Đinh Tút gồm 6 ống nứa tách rời có đường kính bằng nhau, nhưng chặt cát 2 bên tạo thành 1 tam giác cân là chỗ cho người chơi đàn ghé miệng vào thổi. Âm thanh phát ra phụ thuộc độ dài ngắn của lượng ống và lượng hơi thổi vào (mạnh, vừa, nhẹ) của người sử dụng. Sử dụng đàn Đinh Tút bao giờ cũng phải có 6 người, mỗi người 1 ống, xếp theo thứ tự ống dài nhất tới ống ngắn nhất. Ôống dài 1m: Khi ta thổi nhẹ được âm Rê, khi thổi mạnh được âm Fa thăng. Ôống dài 0,9m: Khi thổi nhẹ được âm Mi, khi thổi mạnh được âm Sol thăng. Ôống dài 0,8m: Khi thổi nhẹ ta được âm Đô thăng, khi thổi mạnh ta được âm Sol. Ôống dài 0,7m: Khi thổi nhẹ được âm Pha, khi thổi mạnh được âm Rê. Ôống dài 0,67m: Khi thổi nhẹ được âm Sol, khi thổi mạnh được âm Mi. Ôống dài 0,6m: Khi thổi nhẹ được âm Sol thăng, khi thổi mạnh được âm Pha. Khi biểu diễn, người sử dụng ống ngắn nhất là người chỉ huy và điều hành. Phong cách biểu diễn Đinh Tút cũng rất khác so với các loại nhạc cụ khác. Khi biểu diễn các nghệ nhân bao giờ cũng kết hợp với múa. Đội hình múa theo chiều ngược kim đồng hồ. Mỗi người, một tay cầm đàn, tay kia buông thẳng, động tác múa ngây ngất, lắc toàn thân, như động tác múa say rượu. Biểu diễn Đinh Tút, các nghệ nhân không bao giờ ngồi mà luôn di chuyển theo đội hình vòng cung, kết hợp giữa múa và thổi hết sức thuần thục, làm tăng hiệu quả của nghệ thuật biểu diễn. Đinh Tút, từ lâu, đã gắn bó với đời sống sinh hoạt tinh thần của cộng đồng người Triêng. Trong chừng mực nào đó có thể nói đây là một nhạc khí riêng, độc đáo của đồng bào Triêng. Thế nhưng, hiện nay, người biểu diễn và chế tác Đinh Tút còn rất ít. Thời mở cửa, nền kinh tế thị trường đđã tạo ra nhiều sản phẩm sinh hoạt tinh thần mới. Do vậy, Đinh Tút vẫn chưa có vị trí xứng đáng. Có thể nói "Đinh Tút là loại nhạc cụ nguyên thủy nhất, phong cách biểu diễn của các nghệ nhân vô cùng độc đáo, âm nhạc không những đã mô phỏng được hoi thở của thiên nhiên và núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ còn là loại nhạc cụ hoàn chỉnh và độc đáo mà các nhạc sĩ ngày nay chưa can thiệp vào sự độc đáo và hoàn chỉnh ấy". . Nhạc khí độc đáo của người Triêng Truyền thuyết của người Triêng kể lại rằng, ngày xưa, người Triêng sống ở trên núi cao hiểm. hệ, các bàn tay tài hoa của các nghệ nhân người Triêng đẽo gọt đã sáng tạo ra chiếc đàn Đinh Tút ngay nay cũng như các loại nhạc khí khác của nhân dân các

Ngày đăng: 23/12/2013, 10:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan