Tài liệu Đề thi thử CĐ ĐH môn Sinh năm 2010 ppt

6 396 0
Tài liệu Đề thi thử CĐ ĐH môn Sinh năm 2010 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ THỌ ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG NĂM 2010 TRƯỜNG THPT ĐOAN HÙNG MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài 90 phút Họ tên thí sinh: Số báo danh: PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 40 câu ,từ câu 1 đến câu 40) Câu 1: Quân thể tự thụ phấn có thành phần kiểu gen là 0,3BB + 0,4Bb +0,3bb = 1. Qua bao nhiêu thế hệ tự thụ phấn thì tỷ lệ thể đồng hợp chiếm 0,95 : A . 5 thế hệ B .4 thế hệ C . 3 thế hệ D . 2 thế hệ Câu 2. Trong hiện tượng tương tác gen, phép lai (AaBb x AaBb) cho 5 loại kiểu hình khác nhau thì đó là kiểu tương tác nào ? A. Bổ sung giữa 2 alen trội. B. Cộng gộp. C. Bổ sung giữa 2 alen lặn. D. Át chế của gen lặn. Câu 3. Hai cặp alen A,a và B,b tương tác bổ trợ với nhau quy định hình dạng quả theo tỷ lệ 9 dẹt : 6 tròn : 1 dài, còn alen D quy định màu đỏ trội hoàn toàn so với d quy định màu trắng. Các cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau. Phép lai nào cho tỷ lệ cây hoa đỏ quả dẹt là 18,75%? A. AaBBDd x AABBDd B. AaBbDd x AaBBDd C. AaBbDd x AaBbDd D. AaBbDd x AaBbdd Câu 4 : Một prôtêin bình thường có 398 axitamin . Prôtêin bị biến đổi do có axit amin thứ 15 bị thay thế bằng 1 axit amin mới . Dạng đột biến gen có thể sinh ra prôtêin biến đổi trên là A . Thêm nuclêôtit ở bộ ba mã hóa axitamin thứ 15 B . Mất nuclêôtit ở bộ ba mã hóa axitamin thứ 15 C . Thay thế hoặc đảo vị trí nuclêôtit ở bộ ba mã hóa axitamin thứ 15 D . Đảo vị trí hoặc thêm nuclêôtit ở bộ ba mã hóa axitamin thứ 15 Câu 5. Cho biết mỗi tính trạng do 1 gen quy định và tính trạng trội là trội hoàn toàn. ở phép lai: ab AB Dd x ab AB dd, nếu xảy ra hoán vị gen ở cả 2 giới với tần số là 20% thì kiểu hình A-B-D- ở đời con chiếm tỷ lệ A. 30% B. 45% C. 35% D . 33% Câu 6 : Cá thể có kiểu gen abd ABD khi giả phân sảy ra hoán vị gen giữa A và a với tần số 40% sẽ tạo tỷ lệ giao tử là: A . ABD =abd = 40%; ABd = abD =10% B . ABD = abd =30%; Abd = aBD =20% C . ABD = abd =40%; Abd = aBD =10% D . ABD = abd =30%; ABd = abD =20% Câu 7 : Tại sao sâu bọ có nọc độc ( ong vò vẽ ) hay có tuyến hôi ( bọ xít , bọ rùa ) thường có mầu sắc rất nổi bật?tại vì: A . Các mầu sắc này dễ thu hút con mồi B . Chúng cảnh báo để chim ăn sâu không tấn công nhầm C . Những tổ hợp đột biến tạo ra sắc mầu lộ rõ đã có lợi cho các loài sâu này vì chim ăn sâu rễ phát hiện để không tấn công nhầm D.Các chim ăn sâu đã tấn công nhấm mà không bị chết đã xó kinh nghiệm và di truyền kinh nghiệm này cho đồng loại Câu 8 : Điểm giống nhau chủ yếu giữa quan niệm của Dac uyn và quan niệm hiện đại là: A. Đều xem CLTN là nhân tố chính đóng vai trò chủ đạo trong tiến hóa nói chung cung như hình thành tính thích nghi nói riêng B. Đều xem nguyên liệu tiến hóa là biến dị ( đột biến , biến dị tổ hợp ) C. Đều xem kết quả của CLTN là sự phát triển ưu thế của sinh vật (cá thể hay quần thể) thích nghi D. Đều xem tiến hóa của sinh vật bắt buộc phải có đào thải Câu 9 : Trong các nhân tố tiên hóa sau nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen của quần thể 1 cách nhanh chóng , đặc biệt là khi kích thước quần thể nhỏ bị giảm đột ngột là A . Đột biến B. Di nhập gen C. Các yếu tố ngẫu nhiên D. Giao phối không ngẫu nhiên Câu 10 : Giữa các quần xã sinh vật thường có 1 vùng chuyển tiếp được gọi là : A. Vùng ranh giới B. Vùng đệm C. Vùng chuyển tiếp D. Vùng trung gian Câu 11 :Thể tứ bội khác với thể song nhị bội ở đặc điểm nào sau đây? A. Tế bào dinh dưỡng của thể tứ bội có gấp đôi vật chất di truyền của 1 loài còn tế bào của thể song nhị bội mang 2 bộ NST lưỡng bội của 2 loài khác nhau B. Thể tứ bội hữu thụ còn thể song nhị bội bất thụ C. Thể tứ bội bất thụ còn thể song nhị bội hữu thụ D. thể tứ bội có sức sống cao năng suất cao còn thể song nhị bội có sức sống và năng suất thấp hơn Câu 12: Đặc trưng phân bố của quần xã không có đặc điểm : A. Phân tầng trong rừng nhiệt đới theo chiều thẳng đứng B. Có ý nghĩa tăng cường sự cạnh tranh giữa các loài C. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống D. Phân bố theo chiều ngang Câu 13 : Phát biểu nào sau đây là không đúng về chọn lọc tự nhiên theo quan điểm di truyền học hiện đại A. Chọn lọc tự nhiên sẽ tác động trên kiểu hình của cá thể qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến hệ quả là chọn lọc kiểu gen B. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động ở cấp độ cơ thể , không tác động ở mức độ dưới cá thể và trên quần thể C. Cơ thể thích nghi trước hết phải có kiểu gen phản ứng thành những kiểu hình có lợi trước môi trường D. Chọn lọc cá thể làm tăng tỷ lệ những cá thể thích nghi nhất trong nội bộ quần thể Câu 14 : Đặc điểm của cỏ lạc đà sống ở xa mạc là: A. Thân mọng nược , lá tiêu biến rễ lan rộng thuận lợi cho hút sương đêm B. Thân thấp và lá nhỏ mảnh , rễ ăn sâu tới 16m so với mặt đất C. Thấp bé , thân và lá phủ lớp cutin dày , đầy gai nhọn , rễ ăn rất sâu D. Lá to bản và dày , lớp cutin dày chống thoát nước , rễ ăn sâu tới 16m Câu 15 : Khi sử lý AND bằng chất acidin , nếu acidin chèn vào mạch khuôn cũ sẽ tạo nên đột biến A. Mất 1 cặp nuclêôtit B.Thêm 1 cặp nuclêôtit C. Thay thế 1 cặp nuclêôtit D. Đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit Câu 16 : Ví dụ về mối quan hệ cộng sinh là: A. Nhạn bể và cò làm tổ tập đoàn B. Sâu bọ sống nhờ trong các tổ kiến , tổ mối C. Vi khuẩn Rhizobium sống trong rễ cây họ đậu D. Dây tơ hồng bám trên thân cây lớn Câu 17 : Các đặc trưng cơ bản của quần xã là : A. Thành phần loài , tỷ lệ nhóm tuổi , mật độ B. Độ phong phú , sự phân bố các cá thể trong quần xã C. Thành phần loài , sức sinh sản và sự tử vong D. Thành phần loài , sự phân bố các cá thể trong quần xã , quan hệ dinh dưỡng của các nhóm loài Câu 18. Hậu quả xảy ra khi thiếu tirôzin đối với trẻ em là A. thiểu năng trí tuệ. B. lùn, cổ ngắn, khe mắt xếch, chân tay thô kệch, . C. phát triển thành người khổng lồ D. bị bệnh máu khó đông. Câu 19 :Di truyền y học đã chỉ ra nguyên nhân gây bệnh ung thư ở cơ chế phân tử đều liên quan tới biến đổi A. Cấu trúc của NST B. Cấu trúc của AND C. Số lượng NST D. Môi trường sống Câu 20 : Để tạo ra giống lợn ỉ , người ta đã cho lợn cái ỉ lai với con đực Đại Bạch. Nếu lấy hệ gen của Đại Bạch làm tiêu chuẩn thì ở thế hệ F4 tỷ lệ gen của Đại Bạch là A. 93,75% B. 87,5% C. 75% D. 50% Câu 21 : Trong 1 quần thể , giá trị thích nghi của kiểu gen AA = 0,0 ; Aa = 1,0 ; aa = 0,0 phản ánh quần thể đang diễn ra: A. Chọn lọc định hướng B. Chọn lọc ổn định C. Chọn lọc gián đoạn hay phân li D. Sự ổn định và không có sự chọn lọc nào Câu 22 : Mối quan hệ giữa quá trình đột biến và quá trình giao phối đối với tiến hóa là A.Quá trình đột biến tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp còn quá trình giao phối tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp B. Đa số đột biến là có hại , quá trình giao phối trung hòa tính có hại của đột biến C. Quá trình đột biến gây áp lực không đáng kể đối với sự thay đổi tần số tương đối của các alen , quá trình giao phối sẽ tăng cường áp lực cho sự thay đổi đó D. Quá trình đột biến làm cho 1 gen phát sinh thành nhiều alen , quá trình giao phối làm thay đổi giá trị thích nghi của 1 đột biến gen nào đó Câu 23. Hóa chất nào sau đây gây đột biến thay thế cặp G - X bằng cặp T - A hoặc cặp X - G ? A. NMU. B. EMS. C. 5BU. D. Cônsixin. Câu 24.Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng và tính trạng trội là trội hoàn toàn, cơ thể có kiểu gen AaBbDDEe tự thụ phấn sẽ cho đời con số lượng kiểu hình và kiểu gen tối đa là : A. 8 kiểu hình – 27 kiểu gen. B. 4 kiểu hình – 12 kiểu gen C. 4 kiểu hình – 9 kiểu gen D. 8 kiểu hình – 12 kiểu gen Câu 25. Sự khác biệt rõ nhất về dòng năng lượng và dòng vật chất trong hệ sinh thái là A. tổng năng lượng sinh ra luôn lớn hơn tổng sinh khối. B. các chất dinh dưỡng được sử dụng lại, còn năng lượng thì không. C. năng lượng được sử dụng lại, còn các chất dinh dưỡng thì không. D. các cơ thể sinh vật luôn cần chất dinh dưỡng, nhưng không phải lúc nào cũng cần năng lượng. Câu 26. Phát biểu nào sau đây không phải là quan niệm của Đacuyn? A.Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hoá từ 1 nguồn gốc chung B . Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích ứng kịp thời C. Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng D. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật Câu 27. Quá trình tiến hóa hóa học để hình thành sự sống trên trái đất không bao gồm quá trình nào? A. Hình thành các đơn phân tử hữu cơ từ các chất vô cơ C. Hình thành nên tế bào nhân sơ. B. Hình thành các đại phân tử hữu cơ từ các đơn phân. D. Hình thành các cooaxecva Câu 28. Liệu pháp gen hiện nay mới chỉ nghiên cứu đối với A. tế bào xôma B. tế bào sinh dục sơ khai. C. tế bào trứng. D. tế bào tiền phôi. Câu 29 Người bị bệnh nào sau đây có số NST trong tế bào khác các bệnh còn lại ? A. Bệnh Đao. B. Bệnh Tơcnơ. C. Bệnh Patau. D. Bệnh Claifentơ. Câu 30. Nhịp độ tiến hóa được chi phối chủ yếu bởi A. sự đa hình của quần thể. B. sự thay đổi điều kiện địa chất, khí hậu. C. áp lực của đột biến trong tự nhiên. D. áp lực của quá trình chọn lọc tự nhiên. Câu 31. Cá rô phi Việt Nam có giới hạn sinh thái từ 5,6 0 C đến 42 0 C. Khoảng chống chịu của cá rô phi Việt Nam có thể là khoảng nào ? A. 42 - 50 0 C. B. 20 - 35 0 C. C. 2 - 5,6 0 C. D. 35 - 42 0 C. Câu 32. Cho các quần thể sau : 1. P = 100%AA. 2. P = 50%AA + 50%aa. 3. P = 25%AA + 50%Aa + 25%aa. 4. P = 100%Aa. Đang ở trạng thái cân bằng di truyền là các quần thể : A. 2,3. B. 1,3. C. 1,2,3. D. 1,2,4. Câu 33. Giả sử trên một phân tử ADN của một sinh vật nhân thực cùng lúc có 8 đơn vị tái bản giống nhau, trên một chạc chữ Y của một đơn vị tái bản, người ta thấy có 14 đoạn Okazaki. Số đoạn ARN mồi đã được tổng hợp cho quá trình nhân đôi ADN tính đến thời điểm quan sát là A. 22. B. 129. C. 113. D. 120. Câu 34. tính trạng đa gen là hiện tượng A. một tính trạng do nhiều gen quy định B. một tính trạng do nhiều gen tác động át chế lẫn nhau C. một tính trạng do một gen nhiều alen tác động bổ sung với nhau D. nhiều tính trạng do nhiều gen tác động cộng gộp với nhau Câu 35. Trong cấu trúc của nuclêôxom, các phân tử histon liên kết với ADN bằng liên kết: A. tĩnh điện. B. hiđrô. C. cộng hoá trị. D. photphođieste. Câu 36. Phát biểu nào sau đây đúng với tháp sinh thái ? A. Tháp sinh khối bao giờ cũng có dạng chuẩn B. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng chuẩn. C. Các loại tháp sinh thái bao giờ cũng có đáy lớn, đỉnh hướng lên trên. D. Tháp năng lượng bao giờ cũng có đáy lớn, đỉnh hướng lên trên. Câu 37. Căn cứ để phân biệt thành đột biến trội - lặn là A. nguồn gốc sinh ra đột biến. B. sự biểu hiện kiểu hình của đột biến ở thế hệ tiếp theo. C. hướng của đột biến thuận hay nghịch. D. sự biểu hiện của đột biến có lợi hay có hại. Câu 38. Nếu P dị hợp 2 cặp gen, hoạt động của các NST trong giảm phân là như nhau thì trong số các quy luật di truyền sau đây, quy luật nào cho số loại kiểu gen nhiều nhất ở thế hệ lai ? A. tương tác gen. B. hoán vị gen. C. phân li độc lập. D. liên kết gen. Câu 39. Thực vật sử dụng 30 - 40% lượng chất hữu cơ quang hợp được cho các hoạt động sống, khoảng 60 - 70% lượng chất hữu cơ được tích lũy làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng. Phần chất hữu cơ được tích lũy làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng được gọi là A. sản lượng sinh vật sơ cấp thô. B. sản lượng sinh vật sơ cấp tinh. C. sản lượng sinh vật thứ cấp. D. sản lượng còn lại của sinh vật. Câu 40. Các kỉ trong đại Cổ sinh được xếp theo thứ tự lần lượt là A. Cambri  Ôcđôvic Xilua Đêvôn  Than đá  Pecmi. B. Cambri Xilua  Than đá  Ốcđôvic  Pecmi  Đềvôn. C. Ôcđôvic  Xilua  Đêvôn  Cambri  Than đá  Pecmi. D. Ôcđôvic  Cambri  Xilua Than đá  Pecmi  Đêvôn. Câu 1: Khi phát sinh đột biến có lợi làm xuất hiện một đặc điểm thích nghi, quần thể nào sau đây sự hình thành quần thể thích nghi là nhanh hơn cả? A. Quần thể tự thụ phấn B. Quần thể giao phấn C. Quần thể vi khuẩn D. Quần thể giao phối gần PHẦN RIÊNG (10 Câu).Thí sinh chọn một trong hai phần Phần A:Chương trình nâng cao: Câu 41. Tác nhân nào sau đây có khả năng gây đột biến gen lớn nhất? A. virut. B. vi khuẩn. C. tia hồng ngoại. D. Etyl mêtan sunfonat (EMS). Câu 42. Cơ chế phát sinh đột biến lệch bội là do A. một hoặc một số cặp NST không phân li trong phân bào. B. tất cả các cặp NST không phân li trong phân bào. C. một hoặc một số cặp NST không phân li trong giảm phân. D. tất cả các cặp NST không phân li trong nguyên phân. Câu 43: Nhiều thực nghiệm đã chứng minh cơ sở di truyền của tính kháng thuốc là từ gen A. lạp thể B. trên NST thường C. ti thể D. trên NST giới tính Câu 44 : Số bộ ba mã hoá không có ađênin là: A. 16 B. 27 C. 32 D. 37 Câu 45: Phương pháp nào dưới đây được sử dụng để tạo dòng thuần nhanh nhất và hiệu quả ở thực vật? A. Nhân giống vô tính .B. Giao phấn. C. Nuôi cấy và đa bội hoá hạt phấn. D. Tự thụ phấn. Câu 46:Người ta tạo ra các dòng thuần chủng nhằm: A.Tạo ra các dòng chứa toàn gen trội. B.Tạo ra các dòng chứa toàn gen lặn. C.Tạo ra các dòng có ưu thế lai cao, D.Duy trì giống để tránh thoái hoá. Câu 47.Ba loài ếch-Rana pipiens :.Rana clamitans; và Rana sylvatica cùng giao phối trong một cái ao,song chúng bao giờ cũng bắt cặp đúng với cá thể cùng loài vì các loài ếch này có tiếng kêu khác nhau.Đây là ví dụ về loại cách li nào và kiểu cách li này là dạng: A . Cách li trước hợp tử-cách li tập tính B.Cách li sau hợp tử-cách li tập tính C.Cách li trước hợp tử-cách li cơ học D.Cách li sau hợp tử-cách li sinh thái Câu 48:Sự phân bố theo nhóm trong của các cá thể trong quần thể có ý nghĩa gì : A.Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể B.Tăng sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể C.Tận dụng được nguồn sống từ môi trường. D.Hỗ trợ nhau chống chọi với bất lợi từ môi trường Câu 49:Nhóm vi sinh nào sau đây không tham gia vào cố định nitơ? A.Rhizobium. B.Nostoc. C.Anabaena D.Pseudomonas. Câu 50:Nói chung trong các hệ sinh thái,khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề,trung bình trong sinh quyển năng lượng mất di khoảng: A.80%. B.95% C.90%. D.85% Phần B; chương trình chuẩn Câu 51 :Số bộ ba mã hoá có Ađênin là: A. 16 B. 27 C. 32 D. 37 Câu 52: Câu nào sau đây giải thích về ưu thế lai là đúng ? A.Lai 2 dòng thuần với nhau sẽ luôn cho ra ưu thế lai cao. B.Lai 2 dòng thuần khác xa nhau về khu vực địa lí sẽ luôn cho ra ưu thế lai cao. C.Chỉ có một số tổ hợp lai giữa các cặp bố mẹ nhất định mới có ưu thế lai cao; D.Người ta không sử dụng con lai có ưu thế cao làm giống vì con lai không đồng nhất về kiểu hình Câu 53.Vùng mã hoá của gen ở sinh vật nhân thực có 51 đoạn exon và intron xen kẽ,số đoạn exon và intron lần lượt là: A,25-26. B.26-25. C.24-27. D.27-24 Câu 54:Trong chẩn đoán trước sinh,kĩ thuật chọc dò dịch ối nhằm khảo sát; A.Tính chất nước ối, B,Tế bào tử cung của mẹ, C.Tế bào thai bong ra trong dịch ối. D.Tính chất nước ối và tế bào tử cung của mẹ Câu 55; Cho 2 cây F1 đều dị hợp 2 cặp gen lai với nhau. F2 thu được 15% số cây có kiểu hình mang 2 tính trạng lặn là thân thấp, lá ngắn. Kết luận đúng đối với F1 là A. Một trong 2 cây F1 đã hoán vị gen với tần số 40% B. Cả 2 cây F1 đã hoán vị gen với tần số 15% C. Một trong 2 cây F1 đã hoán vị gen với tần số 15% D. Cả 2 cây F1 đã hoán vị gen với tần số 40% Câu 56;Nhịp độ tiến hoá được chi phối bởi nhân tố chủ yếu nào A. Sự đa dạng vốn gen của quần thể B. Tần số đột biến C. Sự thay đổi điều kiện địa chất -khí hậu D. Cường độ của chọn lọc tự nhiên Câu 57: Sự không phân li của NST giới tính ở ruồi giấm đực xẩy ra ở lần phân bào 2 giảm phân ở một tế bào sinh tinh sẽ tạo ra các loại tinh trùng A. YY,X,O B. XY,O C. X,YY,O hoặc Y,XX,O D. XX,YY Câu 58: Gỉa sử một đơn vị tái bản của sinh vật nhân chuẩn có 28 đoạn Okazaky, sẻ cần bao nhiêu đoạn mồi cho một đợt tái bản của chính đơn vị tái bản đó A. 31 B. 60 C. 30 D. 32 Câu 59 :Kiểu hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm :Năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu,được cung cấp thêm một phần vật chất và có số lương loài hạn chế : A.Hệ sinh thái biển. B.Hệ sinh thái thành phố, C.Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới. D.hệ sinh thái nông nghiệp Câu 60:Thực vật có hạt xuất hiện ở kỉ nào: A.Cambri. B.Xilua. C.Đêvon. D.Than đá. . DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ THỌ ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG NĂM 2010 TRƯỜNG THPT ĐOAN HÙNG MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài 90 phút Họ tên thí sinh: . cđ vic  Pecmi  Đềvôn. C. cđ vic  Xilua  Đêvôn  Cambri  Than đá  Pecmi. D. cđ vic  Cambri  Xilua Than đá  Pecmi  Đêvôn. Câu 1: Khi phát sinh

Ngày đăng: 23/12/2013, 08:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan