1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất

51 436 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 379 KB

Nội dung

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan chuyên đề “Một số giải pháp nhằm nâng caohiệu quả cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo & PTNT HuyệnThanh Trì" là công trình nghiên cứu riêng của tôi Các số liệu, kết

quả nêu trong chuyên đề là trung thực xuất phát từ tình hình thực tếcủa đơn vị thực tập, Nếu có dấu hiệu sai lệch tôI xin hoàn toàn chịutrách nhiệm.

Hà Nội, ngày 05/11/2005 Người trình bày.

ĐẶNG THỊ THANHHOÀI.

Trang 2

1.1: Tình hình kinh tế xã hội huyện Thanh Trì

1.1.1: Tình hình kinh tế – xã hội huyện Thanh Trì

1.1.2:Sự cần thiếy của tín dụng hộ sản xuất trong nền kinh tế

1.2: Thực trạng cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyệnThanh trì 10

1.3: Đánh giá chất lượng tín dụng, hiệu quả tín dụng 21

1.3.1: Kết quả đầu tư vốn 22

1.3.2: Tồn tại và nguyên nhân 24

CHƯƠNG II: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ MỞ RỘNGCHO VAY HỘ SẢN XUẤT TRONG THỜI GIAN TRƯỚCMẮT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN HUYỆN THANH TRÌ 27

2.1: Định hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng Thanh trìtrong thời gian tới 27

2.2: Giải pháp hoàn thiện và mở rộng vốn tín dụng tại NHNo &PTNT Huyện Thanh trì 31

2.3: Những đề xuất và kiến nghị 35

2.3.1: Về chính sách của nhà nước 35

2.3.2: Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước 38

2.3.3: Kiến nghị đối với NHNo & PTNT Việt Nam 39

2.3.4: Kiến nghị đối với NHNo & PTNT Huyện Thanh trì 39

KẾT LUẬN 42

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP 45NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 46

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từ nền kinh tế hànhchính quan liêu bao cấp sang cơ chế hoạch toán kinh doanh xã hộichủ nghĩa Nền kinh tế quốc dân bao gồm nhiều thành phần kinh tế,nhiều ngành nghề với quy mô và trình độ khác nhau, công nghệ khácnhau Phát triển nông - lâm -ngư - nghiệp gắn liền công nghệ chếbiến và xây dựng nông thôn mới Để đưa nền kinh tế nông thôn pháttriển ngang tầm nền kinh tế thành thị, từng bước công nghiệp hoá -hiện đại hoá trong nông nghiệp Vì thế việc phát triển và xây dựngnông thôn mới là nhiệm vụ hàng đầu, nó có tầm quan trọng trongviệc nâng cao và ổn định đời sống của hộ sản xuất nông nghiệp,không ngừng tăng cường và phát triển đời sống mới ở nông thôn.

Muốn đạt được mục đích trên trước hết phải chú ý đến nềnsản xuất nông nghiệp hiện nay bằng cách trong sản xuất nông nghiệpphải thay đổi cơ cấu và tính chất trong quan hệ sản xuất nông nghiệp,lấy sản xuất hộ nông dân là mặt trận hàng đầu, thông qua việc đẩymạnh sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh việc phát triển trong chănnuôi gia súc, gắn liền với việc sản xuất hàng hoá tiêu dùng phải đẩymạnh sản xuất hàng hoá xuất khẩu, mở rộng kinh tế đối ngoại pháttriển kinh tế dịch vụ, đẩy mạnh việc mở rộng và phát triển ngànhnghề truyền thống Từng bước xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng,xây dựng nền công nghiệp nặng với bước đi thích hợp.

Trước hết là các ngành dịch vụ cho việc phát triển trong sảnxuất nông nghiệp, thực hiện chuyên môn hoá, tự động hoá trong sảnxuất chúng ta thấy nước ta sản xuất nông nghiệp là chủ yếu chiếm70% trong nền sản xuất hàng hoá Thu nhập chính trong nền kinh tếquốc dân Đường lối phát triển kinh tế của Đảng ta qua các giai đoạnđều tập trung quan tâm chú trọng tới nông nghiệp Luôn có nhữngchính sách mới về nông nghiệp để phù hợp với từng giai đoạn pháttriển kinh tế Ban thư ký Trung ương Đảng và Bộ chính trị đã ra chỉ

Trang 5

thị 100 và quyết định đưa việc khoán 10 trong sản xuất nông nghiệp.Đây là chính sách lớn làm thay đổi nền sản xuất nông nghiệp Đổimới về mô hình cũng như tổ chức sản xuất trong nông nghiệp.

Ngày 02 tháng 03 năm 1993 Thủ tướng Chính phủ ra nghịđịnh số 14 ban hành quy định về chính sách cho hộ sản xuất vay vốnđể phát triển nông lâm ngư nghiệp và kinh tế nông thôn Kèm theonghị định này có những quy định cụ thể về chính sách cho hộ sảnxuất vay vốn Mục đích khai thác hết tiềm năng thế mạnh của từngvùng, sức lao động, năng lực trình độ tổ chức sản xuất tạo ra nhiềusản phẩm cho xã hội, nâng cao đời sống của các hộ sản xuất hết đóinghèo Tạo điều kiện cho các hộ sản xuất có điều kiện vươn lên làmgiầu chính đáng.

Để thực hiện thắng lợi đường lối phát triển kinh tế của Đảng,thực hiện nghiêm túc chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ chính sáchcho hộ sản xuất vay vốn để phát triển nông ngư diêm nghiệp và kinhtế nông thôn Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn dướisự chỉ đạo của ngân hàng Nhà nước đã tổ chức triển khai tới toànngành, việc đầu tư vốn cho các hộ sản xuất có nhu cầu vay vốn đểsản xuất - kinh doanh không phân biệt các thành phần kinh tế Đã tìmra giải pháp thực hiện nhiệm vụ cụ thể của mình mở rộng mạng lướitrên khắp mọi miền đất nước phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinhtế nông thôn, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp Có các quy địnhcụ thể về việc cho vay vốn hộ sản xuất như văn bản 499A quy địnhvề nghiệp vụ cho vay hộ sản xuất Ngân hàng nông nghiệp và pháttriển nông thôn Việt Nam chấp nhận khó khăn vì lợi ích kinh tế củađất nước và của ngành đã vượt qua những bước thăng trầm đứngvững lên trong cơ chế thị trường chuyển hướng đầu tư tín dụng vềvới nông nghiệp, nông dân và nông thôn Người nông dân mấy nămqua đã gắn bó, gắn gũi với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôngthôn thực sự đã là người bạn đồng hành với ngân hàng nông nghiệp

Trang 6

và phát triển nông thôn Họ đã tiếp nhận vốn vay và sử dụng có hiệuquả nên thực sự đã hết được nghèo đói một số hộ đã vượt lên làmgiầu chính đáng vì vậy đầu tư vốn cho hộ sản xuất là rất cần thiết,thực sự là ý Đảng lòng dân luôn được các cấp các ngành quan tâmgiúp đỡ.

Chính vì vậy, em mạnh dạn chọn đề tài: "Một số giải phápnhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng nôngnghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Trì”

Phương pháp nghiên cứu của đề tài là sử dụng phương phápduy vật biện chứng, duy vật lịch sử và lý luận kinh tế, quản lý trên

lĩnh vực tài chính ngân hàng để thống kê, phân tích tổng hợp, tổng

kết thực tiễn, nhằm đưa ra các giải pháp cho hoạt động tín dụngngân hàng.

Chuyên đề được chia thành 2 chương:

Chương I: Tín dụng hộ sản suất – thực trạng cho vay Hộ sảnxuất trong thời gian qua tại NHNN & PTNT HuyệnThanh Trì.

Chương II: Các giải pháp hoàn thiện và mở rộng cho vay hộ sảnxuất trong thời gian tới tại NHNN&PTNT huyệnThanh Trì.

Trang 7

Tuy nhiên hiện nay diện tích đất cho sản xuất nông nghiệphiện đang bị thu hẹp do Nhà nước triển khai nhiều dự án vào địa bànHuyện, làm giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngànhcông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản và thương mạidịch vụ Tốc độ đô thị hoá diễn ra rất nhanh.

Năm 2004 UBND thành phố Hà Nội thành lập 2 quận mới vàđã chia tách 09 xã của Huyện Thanh Trì về quận Hoàng Mai.

Điều kiện kinh tế - xã hội của Huyện như trên đã tạo ra một sốthuận lợi cho hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Thanh Trìcụ thể:

Trang 8

- NHNo & PTNT Thanh Trì có hướng đầu tư mới trong lĩnhvực thương mại, dịch vụ - xây dựng Là một ngân hàng lớn và có uytín trên địa bàn Huyện, với mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịchđược bố trí rất thuận tiện cho dân cư trong Huyện, đặc biệt ở gần cáclàng nghề, các khu dân cư có tốc độ đô thị hoá cao như Đông Mỹ,Cầu Bươu, PGD Ngũ Hiệp sẽ giúp ngân hàng thu hút được kháchhàng.

- Việc Quận mới Hoàng Mai được thành lập, nhờ mối quan hệuy tín lâu dài với Khoa bạc Nhà nước và BHXH quận Hoàng Mai,Ngân hàng Thanh Trì đã thu hút được KBNN quận Hoàng Mai vàBHXH Hoàng Mai mở tài khoản và giao dịch tại NHNo Thanh Trì,đặc biệt là các đơn vị này luôn có nguồn tiền gửi với lãi suất thấp,chi phí trả lãi rẻ Đồng thời nhờ việc nhanh chóng khai trương PGDVạn Xuân để tranh thủ thu hút khách hàng là các cán bộ công chứctrên địa bàn quận Hoàng Mai nên việc cho vay được tăng trưởng.

- Như đã nói, Nhà nước triển khai nhiều dự án trọng điểm trênđịa bàn Huyện năm 2004 như dự án cầu Thanh Trì, đường vành đai3, khu công nghiệp Ngọc Hồi , việc đền bù giải phóng mặt bằngđược triển khai mạnh mẽ, tạo điều kiện cho Ngân hàng thu nợ tồnđọng khó đòi và thu tiền gửi tiết kiệm khá lớn từ dân cư tập trung ởmột số địa bàn có dự án.

- Với tốc độ đô thị hoá nhanh, nhiều doanh nghiệp (chủ yếu làvừa và nhỏ) và các Công ty ra đời trên địa bàn Huyện tạo điều kiệnđể NHNo & PTNT Thanh Trì thu hút khách hàng là doanh nghiệp,điều mà trước đây còn rất hạn chế

Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội như trên tạo ra khó khăncho hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Thanh Trì, đó là:

- Do diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp dẫn tới thị phần đầutư hộ sản xuất nông nghiệp của ngân hàng bị thu hẹp.

Trang 9

- Phòng giao dịch của ngân hàng chính sách xã hội, phònggiao dịch của ngân hàng Đầu tư Hà Nội ra đời, thêm vào đó, NHNoHoàng Mai được khai trương vào đầu năm 2005 tạo ra sự cạnh tranhvề huy động vốn, cho vay và chia sẻ thị phần của NHNo Thanh Trìtại khu vực.

- Do đối tượng vay của NHNo & PTNT Thanh Trì chủ yếu làbà con nông dân với đối tượng đầu tư là cây trồng, con giống, giasúc, thả cá, sản xuất nông nghiệp với số món tuy nhiều nhưng lượngnhỏ lẻ, manh mún, nên dư nợ cho vay hộ sản xuất còn ít Hơn nữa,trình độ dân trí nhìn chung còn thấp, hiểu biết hạn chế, vì vậy rủi rolớn.

Trước những thuận lợi và khó khăn đó, chi nhánh NHNo &PTNT Thanh Trì đã, đang và sẽ nỗ lực hết mình để có thể vừa vượtqua được những khó khăn thử thách để đứng vững trong cạnh tranh,phát huy hơn nữa thế mạnh cũng như khai thác những điều kiệnthuận lợi để phát triển hoạt động kinh doanh của mình.

1.1.2 SỰ CẦN THIẾT CỦA TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤTTRONG NỀN KINH TẾ

Tình hình kinh tế – xã hội huyện Thanh trì cho chúng ta thấyviệc phát triển kinh tế nông nghiệp ở nông thôn hiện nay giữ một vaitrò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp, kinhdoanh hàng hoá, phát triển và mở rộng các ngành nghề truyền thống,khi đồng tiền này sẵn có trong nông nghiệp Hộ sản xuất là một trongnhững nhân tố quyết định tạo ra của cải vật chất cho xã hội, làmphong phú và đã dạng hoá trong nông nghiệp Từ việc sản xuất hànghoá mang tính chất tự cung tự cấp, đến việc trao đổi hàng hoá trên thịtrường Hộ sản xuất là đơn vị sản xuất hàng hoá tự chủ tiến hành sảnxuất trong điều kiện tự nhiên, phải tham gia cạnh tranh của nhiềuthành phần kinh tế, trong quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.Ngày nay kinh tế hộ đã và đang phát triển nhờ có cơ chế chính sách

Trang 10

mới của Đảng cho hộ tự chủ trong sản xuất kinh doanh đã phát huyđược thế mạnh tính năng động sáng tạo, tính nhanh nhạy trong việc:Thay đổi cơ cấu sản xuất, Thay đổi cơ cấu đầu tư Mạnh dạn đưakhoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao,hàng hoá sản xuất ra ngày càng phong phú Đời sống nhân dân đượccải thiện Như vậy từ việc phát triển kinh tế hộ đã hình thành nên cácthị trường tiêu thụ hàng hoá ngày càng mở rộng và phát triển đã làmcho nền kinh tế nông thôn ngày càng đổi mới.

Trong thời gian qua hoạt động của ngân hàng đã có nhữngđóng góp đáng kể vào thành công của sự nghiệp đổi mới nền kinh tếđất nước, điều hành chính sách tiền tệ tích cực, cơ bản ổn định đượcgiá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, tăng dự trữ ngoại tệ cho quốcgia.

Huy động được một khối lượng đáng kể vốn trong và ngoàinước, thúc đẩy đầu tư cho sản xuất của các thành phần kinh tế gópphần tăng trưởng kinh tế, tăng cường đầu tư tín dụng ưu đãi để phụcvụ xoá đói giảm nghèo và thực hiện một số chính sách xã hội.

Khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường công nhận sựra đời và tồn tại của nhiều thành phần kinh tế Các thành phần kinh tếnói chung và kinh tế hộ nông dân nói riêng Muốn sản xuất kinhdoanh dịch vụ đòi hỏi tư liệu sản xuất, vật tư tiền vốn phải luôn đổimới và mở rộng, thay đổi hình thức đầu tư vốn, luôn cải thiện trangthiết bị mẫu mã Đổi mới cơ cấu đầu tư cây giống, con giống mặthàng mới sản xuất luôn phải phù hợp với nhu cầu và thị hiếu ngườitiêu dùng Muốn đổi mới sản xuất kinh doanh cần phải có vốn đầutư Nhu cầu vốn này bản thân người sản xuất không thể có đủ đượcmà cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức tín dụng củangân hàng.

Trước nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế Thực hiện nghiêmchỉ thị của Thủ tướng Chính phủ ngành ngân hàng cũng nhanh chóng

Trang 11

đổi mới phương thức đầu tư thích hợp để hoà nhập với cơ chế thịtrường Là đầu tư vốn mở rộng tới các thành phần kinh tế về với thịtrường nông thôn, nông nghiệp và nông dân Đổi mới công tác kếhoạch hoá tín dụng gắn liền với quan hệ cung cầu trên thị trườngvốn Đầu tư vốn tới các hộ sản xuất ở nông thôn nhằm thúc đẩy nềnkinh tế hàng hoá phát triển.

Nguồn vốn cho vay của ngân hàng là nguồn vốn bổ sung vốnthiếu cho hộ sản xuất trong quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ.Vốn tín dụng tạo điều kiện cho các hộ sản xuất phát triển các ngànhnghề trồng trọt, chăn nuôi cải tạo cây con giống cho năng suất caogiá trị lớn vốn tín dụng đầu tư mở rộng sản xuất các ngành nghềtruyền thống giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện đờisống dân sinh Vốn tín dụng đã đến với tất cả các loại hộ sản xuất.

- Hộ giầu có điều kiện mở rộng sản xuất cải tiến kỹ thuật thuhút lao động tổ chức sản xuất lớn tạo ra nhiều sản phẩm có năng suấtchất lượng tốt giá trị cao đáp ứng thị hiếu tiêu dùng Bù đắp đủ chiphí còn có tích luỹ ngày càng nhiều hộ giầu ngày càng giầu thêm

- Hộ trung bình vay thêm vốn tín dụng ngân hàng có điều kiệnmở rộng sản xuất Từng bước đầu tư thiết bị tăng năng suất lao độngsản phẩm sản xuất ra nhiều hơn đủ chi dùng cho gia đình còn dôithừa, dần dần có tích luỹ để tái tạo sản xuất để trở thành hộ sản xuấtkhá dẫn đến giầu.

- Hộ nghèo đói có vốn tín dụng dần từng bước tiếp thu khoahọc kỹ thuật tự tổ chức sản xuất làm ra sản phẩm dần cải thiện đờisống đủ bù đắp chi phí sinh hoạt cho gia đình từ hộ nghèo đói phấnđấu trở thành hộ trung bình.

Việc thực hiện chủ trương chính sách cho vay đối với kinh tếhộ ở ngân hàng nông nghiệp thực hiện theo văn bản 499A Đảm bảothực hiện đúng nguyên tắc tín dụng hộ sản xuất sử dụng vốn tín dụngngân hàng phải sử dụng đúng mục đích bảo toàn vốn sử dụng có hiệu

Trang 12

quả, hoàn trả vốn ngân hàng đầy đủ cả gốc và lãi, ngân hàng sẽ tiếptục đầu tư vốn để thực hiện chu kỳ sản xuất tiếp theo.

Như vậy việc đầu tư vốn tín dụng cho các hộ là rất cần thiếtđây cũng là một chính sách mới của Đảng đối với kinh tế hộ đã làmcho quá trình phân hoá giàu nghèo ở nông thôn được rút ngắn, kinhtế nông thôn ngày càng đổi mới.

Tóm lại: Tín dụng ngân hàng đối với việc mở rộng và pháttriển kinh tế hộ ở nông thôn là một chủ trương lớn của Đảng Thôngqua việc cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất, thông qua việc đầu tư vốnđã khuyến khích tạo điều kiện cho hộ thiếu vốn có vốn sản xuất, pháttriển các ngành nghề truyền thống Tín dụng ngân hàng đã làm thayđổi về cơ cấu sản xuất ở nông thôn thông qua việc đầu tư vốn đã xoáhẳn nạn cho vay nặng lãi, bước đầu đã làm cho nền kinh tế nông thônphát triển nâng cao đời sống của nông dân nông thôn.

1.2 THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNGTHANH TRÌ TRONG THỜI GIAN QUA.

1.2.1 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNO & PTNT THANHTRÌ THỜI GIAN QUA.

a) Hoạt động huy động vốn.

Đối với một NHTM thì nguồn vốn là yếu tố quyết định đến sựtồn tại và phát triển của nó trong tương lai Bởi vai trò của ngân hànglà "đi vay" để "cho vay" Nguồn vốn còn ảnh hưởng lớn đến khảnăng cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh của các NHTM Hầu hết cácNHTM Việt Nam hiện nay đều huy động cho mình nguồn vốn bằngnhiều biện pháp và tiêu chí là tìm nguồn vốn sao cho chi phí rẻ nhấtvà ổn định Theo tiêu chí đó, ngân hàng có thể sử dụng biện pháplàm tăng sự "hấp dẫn" của lãi suất, làm phong phú về mặt kỳ hạngửi, rút Có thể nói thời gian vừa qua công tác huy động vốn của chinhánh NHNo Thanh Trì tương đối tốt.

Trang 13

Nắm bắt được các điều kiện kinh tế - xã hội của huyện và xuấtphát từ kế hoạch nguồn vốn của mình, chi nhánh đã chủ trương khơităng nguồn vốn từ dân cư, đặc biệt trú trọng đến công tác huy độngvốn không kỳ hạn với mức lãI suất thấp NHNo Thanh Trì đã trútrọng tới việc nâng cấp mạng lưới phòng giao dịch để thu hút nguồnvốn ổn định, vững chắc Chi nhánh đã tăng cường các hoạt động tiếpthị, tuyên truyền, để thu hút các nguồn vốn mang tính ổn định, lãisuất thấp như của kho bạc Hoàng Mai, BQLDA Thăng Long Chinhánh cũng tăng cường thiết lập các mối quan hệ thu - chi tiền mặttại chỗ với các tổ chức, đơn vị kinh tế có khả năng tài chính lớn nhưBQL dự án khu công nghiệp Ngọc Hồi, dự án khu công nghiệp CầuBươu , tiếp thị với các doanh nghiệp để họ mở tài khoản tiền gửi tạichi nhánh Thời gian vừa qua, chi nhánh đã và đang tập trung huyđộng vốn từ dân cư do đền bù giải phóng mặt bằng của các dự ántrên địa bàn Hoàng Mai và Thanh Trì.

Bên cạnh đó, NHNo Thanh Trì còn thu hút nguồn vốn nhànrỗi từ mọi tầng lớp dân cư bằng các chương trình khuyến mại chokhách hàng, (chương trình huy động vốn có thưởng bằng vàng bachữ A của NHNo Việt Nam, áp dụng mức lãi suất huy động hấp dẫnkhi mở phòng giao dịch Vạn Xuân, Khương Đình )

Với rất nhiều biện pháp khác nhau, chi nhánh đã huy độngđược một nguồn vốn tăng cường liên tục, kết quả thể hiện qua bảngsau:

Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn vốn theo tính chất huy động

Trang 14

TG của TCTD 31.000 4,78 33.100 5,1 2.100Tổng nguồn vốn 593.000 100 646.700 100 53.700

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo & PTNTThanh Trì)

Qua bảng số liệu ta thấy tổng nguồn vốn của chi nhánh có xuhướng tăng lên Năm 2004 tổng nguồn tăng 53.700 triệu đồng so vớinăm2003 (tương đương 9%) Trong đó nguồn tiền gửi của dân cư cóxu hướng tăng nhanh hơn so với nguồn tiền gửi của các tổ chức kinhtế và tiền gửi của tổ chức tín dụng.

Năm 2004, tiền gửi của dân cư tăng 18.000 triệu đồng so với2003 (tương đương với 10,8%) Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinhtế cũng đã tăng lên (năm 2004 gấp 2,35% so với năm 2003) Xét vềcơ cấu tỉ trọng thì nguồn tiền gửi của dân cư là cao nhất ở cả 2 năm,sau đó đến tỉ trọng tiền gửi của các tổ chức kinh tế, các tổ chức tíndụng.

Trang 15

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn huy động

21 145.700

23,3 22.700 18,45

Kỳ hạn < 12tháng

55 302.000

Kỳ hạn > 12tháng

24 199.000

Tổng nguồnvốn

100 646.700

Nguồn tiền gửi từ dân cư tuy ổn định nhưng lãi suất huy độngcao và xu hướng tăng lãi suất trong chi phí điều vốn không tăngnhưng chi nhánh vẫn tiếp tục huy động vì lợi ích chung của toàn

Trang 16

ngành Đây cũng là một nguyên nhân làm chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào thấp.

-Để đạt được kết quả huy động vốn như trên,chi nhánh NHNoThanh Trì đã không ngừng huy động vốn dưới nhiều hình thức, coiviệc huy động vốn là việc của mọi cán bộ công nhân viên cơ quan,đồng thời chi nhánh cũng cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác nhauđáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng : các loại tiềngửi với các kỳ hạn khác nhau, đa dạng hoá các phương thức trả lãi:trả lãi trước, lãi sau, lãi bậc thang Đồng thời chi nhánh đã mở rộngmạng lưới tới nhiều khu vực khác nhau trong huyện nhằm thúc đẩyhơn nữa hoạt động kinh doanh cũng như huy động vốn, thu hút thêmkhách hàng.

b) Hoạt động cho vay:

Hoạt động cho vay là hoạt động chủ đạo và đem lại nguồn thuchủ yếu cho ngân hàng Mặt khác, hoạt động này còn thể hiện mộtphần sức cạnh tranh, thị phần của ngân hàng so với các ngân hàngkhác cùng địa bàn Chi nhánh NHNo Thanh Trì đã cố gắng khôngngừng để việc sử dụng vốn đạt hiệu quả cao nhất, an toàn Trước hết,chi nhánh luôn duy trì mối quan hệ tốt với các đơn vị sản xuất kinhdoanh như các DNNN, các Công ty đã có tín nhiệm với ngân hàng.Chi nhánh luôn tìm biện pháp để mở rộng và giữ vững thị trường chovay, tăng cường công tác tiếp thị, đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, đưara các mức lãi suất linh hoạt, phù hợp với địa bàn hoạt động Chinhánh luôn bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Huyệnđể đầu tư, đặc biệt là đầu tư vốn cho các làng có nghề truyền thốngnhư Tân Triều, Vạn Phúc, khu du lịch sinh thái Đông Mỹ, khu nuôitrồng thuỷ sản ở Tả Thanh Oai, Vĩnh Quỳnh, Đại Áng, khu côngnghiệp Ngọc Hồi, Cầu Bươu Chi nhánh đã thực hiện việc giao chỉtiêu kế hoạch cụ thể tới từng cán bộ; quyết toán theo quý, có chế độđãi ngộ thoả đáng với cán bộ tín dụng, thưởng phạt rõ ràng nhằm hạn

Trang 17

chế sai phạm xảy ra, thực hiện khoán lương tới từng người để nângcao ý thức trách nhiệm của cán bộ tín dụng trong việc mở rộng vànâng cao chất lượng tín dụng.

Việc mở rộng cho vay vẫn được tiến hành với mọi đối tượngkhách hàng như cho vay phục vụ nhu cầu đời sống với cán bộ côngnhân viên trong các doanh nghiệp Nhà nước có thu nhập từ lương ổnđịnh, trú trọng mở rộng cho vay các đơn vị nhỏ.

Được sự quan tâm của cấp trên, chi nhánh NHNo Thanh Trìđã tham gia đầu tư dài hạn các dự án lớn như dự án xi măng Bút Sơn,các dự án xây dựng cơ bản Chi nhánh luôn phối hợp cùng các banngành của huyện và quận Hoàng Mai để xây dựng các dự án tiểuvùng, đề án mang tính chiến lược lâu dài và mang tính chính trị củahuyện, quận Chi nhánh đã có định hướng đúng trong hoạt động đầutư, chỉ đạo uyển chuyển linh hoạt về mức lãi suất cho vay xác địnhđối tượng được ưu tiên, ưu đãi về lãi suất.

Dư nợ của mỗi CBTD được nâng cao, chất lượng hoạt độngtín dụng tăng (thể hiện ở tỷ lệ NQH thấp) là nhờ có chính sách đốivới cán bộ công nhân viên của ngân hàng Bên cạnh đó, hiện nay cácphòng nghiệp vụ đều lên kế hoạch tập huấn nghiệp vụ cho cán bộvào ngày thứ 7, chủ nhật Chi nhánh tập trung cán bộ học các quychế nghiệp vụ cho vay, bảo đảm tiền vay và thường xuyên kiểm tra,giám sát việc thực hiện quy trình nghiệp vụ cho vay để chấn chỉnh kịpthời sai sót

Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn cho vay.

Trang 18

Về xu hướng ta thấy dư nợ ngắn hạn có xu hướng giảm dần,dư nợ trung, dài hàn có xu hướng tăng dần Cụ thể: Năm 2003, chovay trung, dài hạn chiếm 15% tổng dư nợ, năm 2004 chiếm 18,5%tổng dư nợ Năm 2004 tăng 95,58% so với năm 2003 (tương đương28100 triệu đồng) Dư nợ trung dài hạn tăng nhanh như vậy là do chinhánh đã tăng dư nợ cho vay các doanh nghiệp Nhà nước để đầu tưdài hạn như: Công ty tổng Bách hoá, Công ty cổ phần Vật tư nôngnghiệp nông sản, Công ty Xuất nhập khẩu rau quả Tam Hiệp

Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế

Trang 19

Qua bảng ta thấy, tổng dự nợ cho vay khối DNNQD và hộ sảnxuất kinh doanh năm 2004 tăng so với 2003 Riêng dư nợ cho vaykhối DNNN giảm nguyên nhân là do chi nhánh đã giảm dần dư nợvà từ chối cho vay với một số DNNN có khó khăn về tài chính, vaynhiều tổ chức tín dụng cùng lúc như: CoMa 7, Xí nghiệp TM & DVCầu Tiên thuộc Công ty xây dựng phương Bắc là các đơn vị có dưnợ cao từ trước.

Dư nợ cho vay các DNNQD và hộ sản xuất tăng lên là do chinhánh đã và đang trú trọng đến cho vay bám sát các doanh nghiệpvừa và nhỏ trên địa bàn hộ kinh doanh ở các làng có ngành nghềtruyền thống.

Nhìn chung kết quả hoạt động cho vay năm 2004 là tốt Đạtđược kết quả trên là nhờ chi nhánh đã có cơ chế tín dụng khá đầy đủ,rõ ràng, phương pháp làm việc của cán bộ ngân hàng đã có tiến bộ rõrệt trong vấn đề giải quyết cho vay Mặt khác qua cơ cấu dư nợ theothành phần kinh tế ta thấy được đường lối chiến lược trong cho vaybình đẳng giữa các thành phần kinh tế, tập trung cho vay các doanhnghiệp vừa và nhỏ.

Về vấn đề nợ quá hạn và việc thu hồi nợ tồn đọng Có thể nóirằng năm 2004 chi nhánh đã có thành công trong việc giảm tỷ lệ nợquá hạn Năm 2003 nợ quá hạn là 798 triệu đồng chiếm 0,4% tổngdư nợ Đến 31/12/2004 nợ quá hạn là 702 triệu, chiếm 0,22% tổngdư nợ và chỉ tập trung vào hộ sản xuất, không có doanh nghiệp nàonợ quá hạn Trong số 702 triệu nợ quá hạn thì nợ quá hạn của dự án2561 (WB) cho vay từ những năm 1994 - 1997 chiếm 552 triệu Nhưvậy thực chất nợ quá hạn mới phát sinh là 150 triệu đồng (150 triệuđồng/88000 triệu đồng dư nợ hộ sản xuất và tư nhân, khoảng 0,17%).Để đạt được thành công này trước hết phải nói đến vai trò của cán bộtín dụng, nhờ thực hiện tốt quy trình nghiệp vụ cho vay, thẩm định kỹlưỡng trước khi cho vay nên nợ quá hạn rất thấp.

Trang 20

Cũng trong năm 2004, nhờ sự tích cực và thái độ kiên quyếtthu hồi nợ, đồng thời nhờ có việc các dự án trên địa bàn Hoàng Mai,Thanh Trì đền bù giải phóng mặt bằng cho dân cư, chi nhánh đã thuhồi được 1390 triệu đồng đã xử lý rủi ro trong đó 785 triệu đồng nợgốc Đây là thành công mà chi nhánh nên phát huy hơn nữa.

c) Các hoạt động khác:

- Hoạt động kế toán - ngân quỹ: Cùng với sự đổi mới công nghệ

ngân hàng đáp ứng yêu cầu của chương trình thanh toán mới, NHNoThanh Trì đã tổ chức mở các lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chocán bộ kế toán - ngân quỹ, cử cán bộ kế toán - ngân quỹ tham giahọc các lớp do Trung tâm điều hành tổ chức, các cán bộ này sẽhướng dẫn các kế toán viên cho chi nhánh Năm 2004 vừa qua, cáccán bộ phòng kế toán - ngân quỹ đã có những thành tích rất đángkhen ngợi, đó là việc cải tiến chiếc máy đếm tiền cũ trước kia để đếmtiền giấy thành máy đếm tiền có thể sử dụng đếm tiền Polime, tiếtkiệm cho chi nhánh chi phí mua sắm thiết bị ngân hàng Hoạt độngkế toán ngân quỹ của chi nhánh luôn thực hiện đúng các quy định,các văn bản hướng dẫn do NHNo & PTNT ban hành Với phươngchâm phục vụ khách hàng tốt nhất, đáp ứng mọi nhu cầu cho kháchhàng nên ngân hàng luôn có đủ khả năng thanh toán tức thời chokhách hàng khi họ có nhu cầu về tiền mặt cả nội tệ và ngoại tệ, thựchiện điều chỉnh kịp thời, nhanh chóng, an toàn, chính xác giữa cácphòng giao dịch, các ngân hàng với nhau.

- Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ: Đây

là mảng hoạt động còn mới mẻ đối với ngân hàng, phòng thanh toánquốc tế và nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ mới được hình thành năm2004 Mặc dù mới thành lập nhưng mảng hoạt động này cũng đã đạtđược một số kết quả ban đầu: Cho vay bằng ngoại tệ đã có xu hướngtăng ở hai quý cuối năm 2004, có thời điểm dư nợ ngoại tệ đạt trên 6triệu USD Số tiền này đối với nhiều chi nhánh cấp 1 khác chỉ là dư

Trang 21

nợ của 1 - 2 món vay nhưng đối với NHNo Thanh Trì thì đây là bướctiến bộ đáng kể Đặc biệt là về thời gian cuối năm 2004 (quý IV)mức dư nợ cho vay nội tệ bị Trung ương khống chế thì cho vayngoại tệ là hướng tăng dư nợ Tuy nhiên vì mảng nghiệp vụ này đốivới chi nhánh còn khá mới mẻ nên còn nhiều vấn đề phải rút kinhnghiệm như: Việc áp dụng lãi suất cho vay còn thấp không tìm hiểuphí mua ngoại tệ do Trung ương quy định từ 2003, lãi suất cho vayngoại tệ đã góp phần làm giảm chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suấthuy động của chi nhánh.

Hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh chỉ với số mónrất ít và số lượng khách hàng còn rất khiêm tốn, chủ yếu có Công tycổ phần XNK rau quả Tam Hiệp, Công ty XNK Vật tư nông nghiệp -nông sản và một số đơn vị khác Nguyên nhân một phần là do hoạtđộng này của chi nhánh còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm hoạt động,một phần do điều kiện kinh tế - xã hội của huyện chưa phát triển cáchoạt động kinh doanh với nước ngoài.

1.2.2 : THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT CỦA NGÂNHÀNG THANH TRÌ:

Chủ trương của Đảng và Nhà nước về cho vay hộ sản xuất vàhộ nghèo với lãi suất ưu đãi là hợp với ý Đảng lòng dân Thực trạngvốn cho vay hộ sản xuất và hộ nghèo ở huyện Thanh Trì đã góp phầnrất đáng kể vào việc xoá đói giảm nghèo nhất, tăng trưởng kinh tếtrong huyện.

Số vốn cho vay thì số đông các hộ sử dụng vốn làm kinh tế tốtcó hiệu quả, đã góp phần tích cực vào việc xoá đói giảm nghèo Cónhững hộ trước đây đói, nghèo nay đã và đang thoát khói đói nghèo.

Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyệnThanh Trì tiến hành cho vay trực tiếp đến hộ vay vốn sản xuất kinhdoanh theo hướng dẫn nghiệp vụ qua văn bản 499A của Ngân hàngnông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

Trang 22

- Ta thấy cho vay hộ sản xuất là một việc làm không mới songgặp rất nhiều khó khăn phức tạp Hoạt động tín dụng trong nhữngnăm bao cấp chỉ có một số khách hàng, nay số khách hàng tăng lênđáng kể vì thế công việc của tín dụng cũng tăng lên và đa dạng hoádẫn đến chất lượng tín dụng càng gặp khó khăn, tỷ lệ quá hạn lớndẫn đến rủi ro nhiều.

Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyệnThanh Trì đã tiến hành cho vay thu nợ trực tiếp cho hộ sản xuất nôngnghiệp cho các đối tượng.

*) Thực tế thực hiện quy trình nghiệp vụ tín dụng - Cho vay ngắn hạn :

Bổ sung nhu cầu thiếu vốn tạm thời trong quá trình sản xuấtkinh doanh tiến hành cho vay hộ có nhu cầu về vốn vay chăn nuôigia súc (lợn,, thả cá )

+ Cho vay mua giống, phân bón thực hiện quá trình sản xuấtnông nghiệp trên địa bàn

+ Cho vay sản xuất các mặt hàng truyền thống như mộc, nghềthủ công mỹ nghệ

+ Cho vay tiêu dùng (mua xe gắn máy).

+ Cho vay phương tiện vận chuyển trên địa bàn (như ô tô, xecông nông, tàu thuyền và trâu bò kéo).

Căn cứ vào nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất mà cán bộ tíndụng trực tiếp đến từng hộ vay điều tra, thẩm định tài sản thế chấp,khi đủ điều kiện vay vốn thì tiến hành hướng dẫn làm dự án, tiếnhành phát tiền vay.

- Cho vay trung và dài hạn

Nhằm mục đích bổ sung vốn để đầu tư mua sắm thêm côngcụ, xây dựng nhà xưởng.

Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển huyện Thanh Trì đã

Trang 23

thực hiện đúng đắn quy trình hướng dẫn cho vay vốn trực tiếp đến hộsản xuất, tiến hành đầu tư vốn bằng các hình thức cho vay ngắn hạn,trung hạn và dài hạn Hộ vay vốn sử dụng vốn đúng mục đích, trongsản xuất kinh doanh đã có hiệu quả Đã góp phần làm tăng trưởngnền kinh tế của địa phương xoá được nạn cho vay nặng lãi ở nôngthôn và thành thị, góp phần tích cực vào chủ trương xoá đói giảmnghèo tạo điều kiện cho một số hộ vươn lên làm giầu chính đáng.

*) THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT:

Qua bảng số liệu về dư nợ của ngân hàng Thanh Trì ta thấy,cho vay hộ sản xuất đang là đói tượng chủ yếu trong chính sách đầutư của NHNo Thanh Trì Ngày 30/03/1999 thủ tướng chính phủ kýquyết định 67/1999/QĐ-TTg ban hàng về một số chính sách tín dụngngân hàng phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã mở ramột hướng mới cho NHNo & PTNT Huyện Thanh trì.

Ngân hàng nông nghiệp Thanh trì đã báo cáo và làm tham mưucho uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì, các ban ngành đoàn thể ở cácxã, thị trấn phối hợp cùng ngân hàng nông nghiệp lồng ghép cácchương trình nội dung hoạt động của đơn vị mình ngành mình vàohoạt động của ngân hàng phục vụ và phát triển nông nghiệp nôngthôn Đặc biệt uỷ ban nhân dân huyện Thanh trì chỉ đạo các tỏ chứcđoàn thể cùng ngân hàng nông nghiệp thành lập các tổ vay vốn kiểumới từng thôn ,đội sản xuất , trong đó các tổ chức hội là chủ dự án,ngân hàng cho vay trực tiếp đến từng thành viên, đồng thời với việctriển khai kế hoạch, biện pháp ở các cấp, các ngành, tuyên truyền sâurộng trên các phương tiện thông tin đại chúng, các panô áp phích vềcác chính sách tín dụng ngân hàng và bản hướng dẫn của ngân hàngnông nghiệp NHNo & PTNT huyện Thanh trì đã ký kết văn bảnthoả thuận với hội nông dân, hội phụ nữ … về thành lập tổ vay vốnvà cho vay các thành viên Do nhận thức đúng đắn tầm quan trọngcủa quy định QĐ67 và văn bản 499A của ngành , NHNo Thanh trì

Trang 24

đã coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác tín dụng củamình đã mở ra một hướng đi và cách làm làm tăng trưởng dư nợvững chắc có chất lượng, đảm bảo an toàn vốn, đáp ứng vốn cho mọithành phần kinh tế , góp phần phát triển nông nghiệp và kinh tế nôngthôn, tham gia tích cực vào các chương trình quốc gia, giải quyếtviệc làm cho người lao động.

Với cách làm đó đến 31/12/2004 ngân hàng Thanh trì đẫ thànhlập được hơn 357 tổ vay vốn với số hộ lên tới hơn 4000 hộ vay vốnvới dư nợ là 88.000 triệu đồng Đây chính là động lực chủ yếu gópphần tăng trưởng tín dụng hiện nay của ngân hàng Thanh trì.

1.3 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HIỆU QUẢ TÍNDỤNG

Từ thực trạng kết cấu dư nợ được phân tích ở trên, hoạt độngtín dụng năm 2004 của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển NôngThôn huyện Thanh Trì có thể đánh giá : Khối lượng dư nợ được tậptrung đầu tư và bố trí theo một cơ cấu có điều chỉnh để hợp lý vớiyêu cầu chỉ đạo sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trênđịa bàn Tạo thế ổn định vốn, giải quyết các chi phí sản xuất kinhdoanh cần thiết, tối thiểu để hoàn thành kế hoạch mục tiêu của Đảngbộ địa phương đã đề ra.

- Dư nợ đầu tư cho hộ nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanhđược thông qua các tổ tương trợ như hội nông dân, hội phụ nữ, cùngcác tổ chức chính trị xã hội từ các cấp, cơ sở, giúp ngân hàng nôngnghiệp và phát triển nông thôn huyện Thanh Trì giải ngân đúngchính sách, đúng chế độ, các hộ nghèo được vay vốn với lãi xuất ưuđãi này đã sử dụng vốn đúng mục đích sản xuất nông nghiệp, chănnuôi tạo lập được phong cách làm ăn có tính toán giải quyết khókhăn về đời sống người lao động đang từng bước xoá đói giảmnghèo Đó cũng chính là mục tiêu mà ngân hàng nông nghiệp và pháttriển nông thôn huyện Thanh trì phấn đấu trong năm 2004 để góp

Trang 25

phần vào thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo theo tinh thầnnghị quyết của Đảng bộ.

- Chất lượng tín dụng với sự chỉ đạo của ngân hàng nôngnghiệp Việt Nam ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônhuyện Thanh Trì đã tiến hành rà soát lại 100% dư nợ về các mặtnhư : Hồ sơ tín dụng, quy trình nghiệp vụ và thực hiện đối chiếu nợcông khai thực chất là kiểm kê lại dư nợ trong các hộ sản xuất kinhdoanh Qua đó kết hợp với cơ quan pháp luật và chính quyền các cấpxử lý một số hộ có dư nợ quá hạn Giá trị tài sản thế chấp cần xử lýđể thu hồi nợ đọng ngày càng giảm So với dư nợ nên giải quyết thuhồi nợ chậm, nợ quá hạn còn tồn tại cuối năm 2004 là 702 triệu đồngchiếm tỷ trọng 0.22% trong tổng dự nợ

1.3.1: Kết quả đầu tư vốn như sau :

Trong năm đã có hơn 4000 lượt hộ vay vốn ngân hàng để sảnxuất kinh doanh dịch vụ Với số tiền 88.000 triệu đồng

- Về trồng trọt : Đã cho vay để mua giống mới lúa, ngô,khoai, cây ăn quả có năng suất cao Cải tạo diện tích canh tác thâmcanh tăng vụ Mua máy móc thiết bị như máy cày, máy tuốt lúa thaythế, giảm nhẹ sức lao động

- Về chăn nuôi : Đầu tư mua con giống mới, sản xuất tạo racác giá trị kinh tế cao.

- Đầu tư cho hộ sản xuất ngành nghề truyền thống :

+ Sản xuất hàng tiêu dùng nội thất : mộc, mây tre đan, trangtrí nội thất

+ Sản xuất vật liệu xây dựng : Khai thác chế biến gạch, đá xâydựng các loại

Sau nhiều năm đầu tư vốn cho hộ sản xuất ở Ngân Hàng NôngNghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Thanh Trì đã làm thay đổihẳn đời sống nhân dân

Ngày đăng: 14/11/2012, 17:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại - NXB Chính trị Quốc gia, 1997 Khác
2. Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính Khác
3. Quy định 499A - TDNT 02/ 09/ 1993 NHNo Việt Nam hướng dẫn nghiệp vụ cho vay hộ sản xuất nông, lâm, ngư, nghiệp Khác
4. Quyết định 180/ QĐ - HĐQT NHNo Việt Nam quy định cho vay đối với khách hàng Khác
5. Báo cáo kết quả kinh doanh NHNo &amp; PTNT huyện Thanh Trì năm 2003, 2004 Khác
6. Đầu tư hỗ trợ của Nhà nước cho nông dân phát triển kinh tế hộ gia đình. Nguyễn Hữu Đạt, Nxb khoa học kỹ thuật, 1995 Khác
7. Văn hiện Đại hội Đảng VI, VII, VIII Khác
8. Tạp chí Ngân hàng các số năm 2003, 2004 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn theo tính chất huy động - Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất
Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn theo tính chất huy động (Trang 13)
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn huy động - Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất
Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn huy động (Trang 15)
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn huy động - Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất
Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn huy động (Trang 15)
Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn cho vay. - Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất
Bảng 2.3 Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn cho vay (Trang 17)
Bảng 2.3 cho ta thấy dư nợ cho vay năm 2004 đã tăng lên rất cao sovới năm 2003: Năm 2004 tăng 114.000 triệu đồng so với 2003  (tương đương 50%) - Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất
Bảng 2.3 cho ta thấy dư nợ cho vay năm 2004 đã tăng lên rất cao sovới năm 2003: Năm 2004 tăng 114.000 triệu đồng so với 2003 (tương đương 50%) (Trang 18)
Bảng 2.3 cho ta thấy dư nợ cho vay năm 2004 đã tăng lên rất  cao sovới năm 2003: Năm 2004 tăng 114.000 triệu đồng so với 2003  (tương đương 50%) - Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất
Bảng 2.3 cho ta thấy dư nợ cho vay năm 2004 đã tăng lên rất cao sovới năm 2003: Năm 2004 tăng 114.000 triệu đồng so với 2003 (tương đương 50%) (Trang 18)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w