1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu Đề cương kinh tế môi trường pptx

55 1,3K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 494 KB

Nội dung

Đề Cương Kinh Tế Môi Trường Câu 1: Bản chất và mục đích nghiên cứu kinh tế môi trường Hoạt động kinh tế của xã hội loài người có các thời kì(3): - Kinh tế tự nhiên: Con người gắn chặt hữu cơ với hệ thống tự nhiên: Hái lượm và săn bắt để sinh sống  chịu lệ thuộc hầu như hoàn toàn vào tự nhiên. - Nền văn minh nông nghiệp: Con người đã tiến hành sản xuất trên cơ sở phát triển các lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi ở những vùng đất có khả năng canh tác được  tác động nhất định đối với tự nhiên còn rất hạn chế và chưa gây ra những biến đổi sâu sắc đối với môi trường sống. - Nền văn minh công nghiệp: Con người đã tiến hành rộng khắp các hoạt động sản xuất  làm biến đổi ngày càng sâu sắc đối với môi trường sống. - Dưới góc độ của nền kinh tế thị trường có hàng hoá môi trường. Môi trường với qui mô và chất lượng cho phép là một loại hàng hoá đặc biệt. Hơn thế nữa, chất lượng môi trường khó có thể dùng tiền bạc và quyền lực để giành lại được; do vậy nghiên cứu và giải quyết những vấn đề về môi trường cần phải có sự hợp sức của toàn xã hội và toàn cầu. KTMT ra đời và PT là do đòi hỏi của sự PT KT- XH. Kinh tế môi trường nhằm nghiên cứu (3): - Mối quan hệ biện chứng giữa môi trường với tư cách là hệ thống chỉnh thể với các hoạt động kinh tế – xã hội. - Đưa ra những giải pháp thích hợp trong việc đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn TNTN và thành phần môi trường. - Ngăn chặn và giảm thiểu những sai lầm của thị trường, hoặc những mặt trái trong các quyết định và cơ chế khai thác, sử dụng TNTN và môi trường cho các hoạt động kinh tế – xã hội. Mục tiêu cơ bản của phần lớn các nước trên thế giới cũng như ở nước ta hiện nay (2): - Sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm môi trường sống, - Duy trì và cải thiện chất lượng của môi trường trong các hoạt động kinh tế - xã hội. Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, môi trường ngày càng mang đậm tính chất của một dạng hàng hoá công cộng. Môi trường với tất cả những tiện ích của mình, ngày càng trở thành tài sản chung của cộng đồng, vì cộng đồng và do cộng đồng. Bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững ngày càng trở thành trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mọi quốc gia, mọi cộng đồng và mỗi cá nhân. 1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu kinh tế môi trường (4): 1. Trang bị các lí luận, các kết quả điều tra nghiên cứu về môi trường do các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước xây dựng; đặc biệt là những lĩnh vực nghiên cứu về KTMT. 2. Phổ biến sâu rộng các lí luận, các kinh nghiệm trong nghiên cứu về kinh tế môi trường cho mọi đối tượng khác nhau, nhất là các nhà sản xuất, các nhà quản lí. 3. Nghiên cứu, điều tra, nắm bắt những đặc điểm môi trường sống và những biến đổi của chúng do các tác nhân chi phối, đặc biệt là những biến đổi do hoạt động phát triển kinh tế – xã hội tạo ra. Qua đó cần đề cao và phát huy những tác động tích cực; đồng thời phải hạn chế và loại trừ những tác động tiêu cực. 4. Tham gia các công tác bảo vệ và quản lí môi trường, hạn chế những thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra, đảm bảo môi trường sống ngày càng tốt hơn. Góp phần hoạch định các chính sách và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội một cách bền vững. Cõu2: Môi trường, chức năng, đặc trưng cơ bản của môi trường. Môi trường của một sự vật hoặc một sự việc là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới sự vật và sự việc đó. Môi trường sống (living environment) là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của cơ thể sống. Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện (hoá học, vật lí, sinh vật và xã hội) bao quanh có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của cá nhân và cộng đồng con người. vừa phải nằm trong môi trường sống của thế giới sinh vật nói chung, lại vừa phải có đặc thù riêng liên quan đến hoạt động sống của con người. Cuộc sống của con người chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi 2 hệ thống: Hệ thống tự nhiên và hệ thống xã hội (xem giản đồ hình 2.1) Hệ thống Hệ thống Tự nhiên xã hội Hình 2.1. Môi trường sống của con người MTTN MTNT MTXH Hai hệ thống này ngày càng đan xen vào nhau và đã tạo ra 3 loại môi trường sống đặc trưng: môi trường tự nhiên (MTTN), môi trường xã hội (MTXH) và môi trường nhân tạo (MTNT) Trong khoa học về môi trườngkinh tế môi trường chỉ giới hạn môi trường trong hệ thống tự nhiên. Môi trường được nghiên cứu ở đây chỉ gồm môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Luật Bảo vệ môi trường 12/12/2005 đã nêu: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” (Mục 1, Điều 3, Chương 1). “Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác” (Mục 2, Điều 3). 2.1.2. Các chức năng cơ bản của môi trường (3) 2.1.2.1. Tạo không gian sống (không gian sinh tồn) Lịch sử của loài người đã thấy rõ là, trong khi trái đất gần như không thay đổi về độ lớn, nhưng dân số trên thế giới lại không ngừng gia tăng  diện tích đất tự nhiên bình quân đầu người ngày càng giảm sút nhanh chóng (xem bảng 2.1) Bảng 2.1. Dân số và diện tích đất bình quân đầu người trên thế giới qua các thời kì Năm Đơn vị Đầu CN 1650 1840 1930 1987 2010 Dân số Triệu người 200 545 1.000 2.000 5.000 7.000 Diện tích đất bình quân Ha/người 75 27,55 15 7,5 3,0 1,88 2.1.2.2. Cung cấp tài nguyên thiên nhiên Nguồn TNTN chứa trong môi trường là rất đa dạng và giàu có, nhưng không phải là vô tận. Sự khai thác quá mức các nguồn TNTN để phục vụ sản xuất và đời sống của con người đã làm cho các nguồn này ở nhiều nơi bị cạn kiệt. 2.1.2.3. Nơi chứa đựng, hấp thụ, trung hoà các chất thải độc hại Đây được coi là chức năng tạo sự cân bằng tự nhiên của môi trường trong hệ sinh thái nuôi dưỡng. Bản thân mỗi yếu tố môi trường đều có khả năng tự điều chỉnh trong một giới hạn nhất định xoay quanh trạng thái cân bằng động. Tuy nhiên, quá trình đó chỉ có thể được đảm bảo khi lượng chất thải (W) vào môi trường không lớn hơn khả năng hấp thụ (A) của môi trường, tức là W< A 2.1.3. Các đặc trưng cơ bản của môi trường (4) 2.1.3.1. Môi trường có cấu trúc phức tạp Môi trường bao gồm nhiều yếu tố cấu thành tạo nên hệ môi trường. Các thành phần môi trường thường xuyên tác động lẫn nhau, qui định và phụ thuộc lẫn nhau thông qua dòng trao đổi vật chất – năng lượng – thông tin, làm cho hệ không ngừng vận động và phát triển theo các chiều hướng khác nhau. 2.1.3.2. Môi trường có tính động Các thành phần trong hệ môi trường tồn tại, phát triển và vận động không ngừng trong một trạng thái cân bằng động. Con người làm “hoa tiêu” lái môi trường phát triển theo những định hướng có lợi, vừa đạt được hiệu quả môi trường, vừa mang lại hiệu quả kinh tế. 2.1.3.3. Môi trường có tính mở Trong hệ môi trường, các dòng vật chất, năng lượng và thông tin liên tục vận động theo không gian và thời gian, từ nơi này đến nơi khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. 2.1.3.4. Môi trường có khả năng tự tổ chức, điều chỉnh Các thành phần trong hệ môi trường đều có khả năng tự tổ chức, tự điều chỉnh để thích ứng với biến đổi bên trong theo qui luật của tự nhiên. Hơn thế nữa, vật chất sống trong tự nhiên lại luôn có khả năng tự tiến hoá và vận động không ngừng để thích ứng với điều kiện mới. Câu 3: Điều kiện cân bằng sinh thái trong môi trường. 2.1.4.1. Cấu trúc của hệ sinh thái trong môi trường Con người cũng như các loài sinh vật khác muốn sống và phát triển được đều phải nằm trong một hệ sinh thái nhất định. Hệ này luôn luôn được đặt trong trạng thái cân bằng nhất định. Hệ sinh thái là hệ thống các loài sinh vật sống chung và phát triển trong một môi trường nhất định, có quan hệ tương tác lẫn nhau và với môi trường đó. Một hệ sinh thái hoàn chỉnh phải bao gồm các thành phần cơ bản sau: 1- Các chất vô cơ Đây là thành phần cơ sở, nền tảng của môi trường sống, thuộc các thể dạng khác nhau. Chúng được tạo thành bởi rất nhiều các hợp chất hoá học vô cơ khác nhau, tham gia vào chu trình tuần hoàn vật chất. Các chất này được coi là nguồn nguyên liệu ban đầu để mọi sinh vật sử dụng, biến đổi thành các chất hữu cơ sống. 2- Các chất hữu cơ Loại này được thể hiện dưới dạng các chất mùn rác chứa nhiều hợp chất hữu cơ phức tạp (các dạng carbua hydro). Chúng liên kết các thành phần sinh vật và vô sinh với nhau, tham gia vào các chu trình chuyển hoá vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái. 3- Thành phần vật lí của môi trường Đó là các điều kiện vật lí của từng loại môi trường. Mỗi loài, mỗi nhóm cá thể đòi hỏi phải có các điều kiện vật lí của môi trường tương ứng. Các chất vô cơ, chất hữu cơ và thành phần vật lí của môi trường nêu trên tạo thành sinh cảnh trong toàn hệ sinh thái. 4- Các sinh vật sản xuất Đó là các các loài cây xanh, sinh vật có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ sống từ các chất vô cơ đơn giản thông qua quá trình quang hợp. Quá trình quang hợp không chỉ tạo ra các loại sinh khối khác nhau (C 6 H 12 O 6 ), mà còn trên cơ sở hấp thụ khí CO 2 độc hại để cung cấp dưỡng khí (O 2 ) duy trì sự sống. Thành phần này đóng vai trò mở đầu cho các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái, là mắt xích quan trọng, quyết định nhất cho sự sống của trái đất. 5- Các sinh vật tiêu thụ Đó thường là các loài động vật, kể cả con người là sinh vật dị dưỡng lớn, tức là thức ăn của chúng dựa vào các sinh vật khác. Đây là thành phần động nhất trong hệ sinh thái. 6- Các sinh vật hoại sinh Đây là các sinh vật dị dưỡng bậc thấp, thường có kích thước nhỏ bé (vi khuẩn, nấm, mốc…). Nhờ có các loài sinh vật này mà tất cả các cơ thể sống khi chết đi sẽ được phân huỷ và được khép kín trong các chu trình tuần hoàn vật chất. Ba nhóm sinh vật nêu trên hợp thành nhóm gọi là quần xã sinh vật. Giữa chúng tạo thành các “chuỗi thức ăn”, trong đó mỗi mắt xích là một loài nhất định. 2.1.4.2. Điều kiện đảm bảo cân bằng sinh thái Trong mỗi hệ sinh thái, các thành phần có mối quan hệ gắn bó và tương hỗ với nhau. Mối quan hệ đó, một mặt là tiền đề quan trọng để sự sống liên tục tồn tại và phát triển; mặt khác, tạo cho từng hệ sinh thái có một sự ổn định tương đối, tạo nên cân bằng sinh thái  duy trì được sự cân bằng giữa các thành phần cơ bản trong hệ sinh thái. Câu 4: Các tác động của phát triển đến môi trường Phát triển kinh tế có thể được hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kì nhất định; trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về qui mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế – xã hội. Như vậy, phát triển kinh tế còn xem xét đến cả tính cân đối, tính hiệu quả, tính mục tiêu và tính bền vững. 2.2.2. Các tác động của phát triển đến môi trường (3) 2.2.2.1. Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên Nếu mức khai thác nhỏ hơn khả năng phục hồi nguồn tài nguyên, hoặc quá trình khai thác sử dụng nguồn tài nguyên hợp lí thì môi trường được cải thiện. Ngược lại, thường bị suy thoái. 2.2.2.2. Thải các chất thải vào môi trường qua quá trình hoạt động và tái sản xuất Xét cho cùng thì ∑ W = ∑ R: Càng khai thác, sử dụng nguồn TNTN nhiều bao nhiêu thì tất yếu sẽ càng thải vào môi trường lớn bấy nhiêu  đẩy mạnh phát triển công nghệ tinh, sử dụng khối lượng ngày càng ít nguyên liệu hơn, việc xây dựng lối sống lành mạnh giảm thải vào môi trường chính là cải thiện môi trường sống. 2.2.2.3. Tác động trực tiếp vào môi trường Trong quá trình phát triển, tác động của con người vào môi trường phù hợp với các qui luật tự nhiên thì tạo ra hiệu quả tích cực. Ngược lại, dẫn đến các hậu quả tiêu cực, gây hại cho môi trường  bất kì tác động nào của con người đối với môi trường đòi hỏi phải được tính toán, cân nhắc thận trọng. Câu 5: Mối quan hệ giữa môi trường với phát triển 2.3.1. Mối quan hệ qua lại, thường xuyên và lâu dài Từ xa xưa đến nay, Con người và sự sống của con người vẫn luôn luôn lệ thuộc và là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của hệ thống tự nhiên. Ngược lại, trong quá trình sống và hoạt động của mình, con người cũng thường xuyên, liên tục khai thác các nguồn TNTN và tác động vào môi trường theo các hướng khác nhau. 2.3.2. Mối quan hệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, phức tạp, sâu sắc và ngày càng mở rộng Đối với quá trình phát triển, các yếu tố môi trường ngày càng có ý nghĩa nhiều hơn  lợi ích có thể nhìn thấy và khai thác được, mà còn cả lợi ích chưa thể nhận ra. Tác động của con người ngày càng trở nên mạnh mẽ về cường độ, phức tạp và sâu sắc về tính chất, và ngày càng mở rộng về qui mô. Bởi vậy, cho đến nay trước sức mạnh của con người, trái đất và môi trường sống ngày càng trở nên nhỏ bé và mỏng manh, rất dễ bị tổn thương và bị tàn phá  Loài người phải nhận thức rõ và đầy đủ vai trò và trách nhiệm của mình trước môi trường sống. Câu 6: quan điểm phát triển bền vững trong kết hợp môi trường và phát triển 2.5.1. Khái niệm về phát triển bền vững Khi mà cuộc chạy đua kinh tế trên thế giới diễn ra ngày càng khốc liệt, thì khuynh hướng phát triển bằng bất kì giá nào được đề cao  môi trường ngày càng bị suy thoái, dẫn đến phát triển bị giảm sút. Cần phải có sự kết hợp hài hoà giữa môi trường và phát triển. Đây chính là cơ sở cho sự phát triển bền vững. Trong báo cáo của Uỷ ban thế giới về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc năm 1987 “Phát triển bền vững (Sustainable Development) là sự phát triển kinh tế – xã hội lành mạnh, dựa trên việc sử dụng hợp lí nguồn TNTN và bảo vệ môi trường, nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ mai sau”. Một hoạt động được gọi là bền vững phải đạt được ở mọi mặt: kinh tế, xã hội, sinh thái và môi trường. 2.5.2. Quan điểm phát triển bền vững trong kết hợp môi trường và phát triển (4). 2.5.2.1. Tôn trọng các qui luật tự nhiên Trước hết phải nắm rõ các qui luật tự nhiên thông qua việc không ngừng nâng cao nhận thức của mỗi người và của cả cộng đồng dân cư đối với tự nhiên. Mặt khác, phải lựa theo các qui luật vốn có của tự nhiên để tác động vào tự nhiên một cách phù hợp. Không can thiệp thô bạo và không được làm đảo lộn các qui luật vốn bền vững của tự nhiên để tránh sự “trả thù” của tự nhiên. Xây dựng mối quan hệ thân thiện, “khiêm tốn” với tự nhiên. Vấn đề “chinh phục tự nhiên” xem xét lại một cách nghiêm túc hơn. 2.5.2.2. Tiết kiệm trong khai thác, sử dụng các nguồn TNTN và thành phần môi trường Để phát triển bền vững nhất thiết phải tiết kiệm. Trước hết, cần phải quản lí chặt chẽ môi trường, đặc biệt là các nguồn TNTN. Mặt khác, cần phải tăng cường áp dụng các thành tựu giảm thiểu hao phí TNTN và thành phần môi trường để tạo ra một đơn vị sản phẩm. 2.5.2.3. áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong việc sử dụng tổng hợp và thay thế các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thành phần môi trường - Sử dụng tổng hợp các nguồn TNTN và thành phần môi trườngđể hướng tới tạo ra một nền sản xuất kín, không có hoặc có rất ít chất thải. - Thay thế các nguồn TNTN và thành phần môi trườngđể sử dụng các nguồn dễ kiếm, rẻ tiền, hoặc lấy từ nguồn TNTN có khả năng tái tạo hay vô hạn thay thế các nguyên liệu truyền thống trước đây khó kiếm và dễ cạn kiệt. 2.5.2.4. Tăng cường các biện pháp bảo vệ, phục hồi, cải tạo và làm phong phú hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thành phần môi trường Bảo vệ môi trường gắn với bảo tồn, cải tạo, làm phong phú và giàu có hơn các nguồn TNTN. Cõu7: Cỏc nguyờn tắc phỏt triển bền vững 2.5.3.1. Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng Đây là nguyên tắc cơ bản nhất, làm cơ sở đạo lí cho các nguyên tắc tiếp theo khác. Trước hết, sự phát triển của mỗi nước, mỗi cộng đồng không được làm tổn hại đến quyền lợi của những nước khác, cộng đồng khác và của các thế hệ mai sau. Mặt khác, sự sống còn của con ngưòi lại phụ thuộc và do vậy phải tôn trọng tất cả các dạng sống trên trái đất. 2.5.3.2. Cải thiện chất lượng cuộc sống con người Sự phát triển chân chính chỉ có được khi nó làm cho cuộc sống của con người được tốt lên không chỉ về kinh tế, mà còn cả về việc tạo một cuộc sống lành mạnh, có một nền giáo dục tốt, có đủ tài nguyên đảm bảo cuộc sống, có quyền tự do về chính trị, được sống an toàn và không có bạo lực. 2.5.3.3. Bảo vệ sự sống và tính đa dạng của trái đất (3) - Bảo vệ hệ thống nuôi dưỡng sự sống. Hệ thống này là những quá trình sinh thái nuôi dưỡng và bảo tồn sự sống. - Bảo vệ tính đa dạng sinh học. Sự đa dạng sinh học chính là tổng hợp các nguồn gen trong hệ sinh thái, mà các nguồn này lại không ngừng biến đổi và liên tục tiến hoá. - Bảo đảm việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo (đất, nước, động vật, thực vật…), để chúng có thể phục hồi lại. 2.5.3.4. Hạn chế tới mức thấp nhất việc làm suy giảm nguồn tài nguyên không tái tạo Tài nguyên không tái tạo là các nguồn tài nguyên khoáng sản (than đá, dầu khí, quặng mỏ…). Chúng ngày càng cạn kiệt cùng với quá trình khai thác. 2.5.3.5. Giữ vững khả năng chịu đựng của trái đất Khả năng chịu đựng có thể được hiểu là giới hạn có thể chấp nhận để có một số lượng cá thể sống được trong vùng mà không gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái. 2.5.3.6. Thay đổi thái độ và thói quen của mỗi người Cần phải thay đổi thái độ và hạn chế tiêu dùng lãng phí Tại các nước có thu nhập thấp, sự nghèo khổ buộc con người khai thác bừa bãi TNTN; ở các nước phát triển, tiêu dùng cho sinh hoạt và SX lớn  gây ra tác động xấu đến môi trường  cần thay đổi. 2.5.3.7. Cho phép các cộng đồng tự quản lí lấy môi trường của mình Môi trường là ngôi nhà chung, không phải của riêng ai  phải làm chủ nơi sinh sống, cần khuyến khích mọi người tự quản lí môi trường của mình. Đồng thời, chính phủ giúp đỡ hướng dẫn các cộng đồng thực hiện những nhiệm vụ chung của đất nước theo hướng phát triển bền vững. 2.5.3.8. Tạo ra một cơ cấu quốc gia thống nhất cho việc phát triển và bảo vệ Mỗi khu vực, bộ phận lãnh thổ là một yếu tố cấu thành trong một thể thống nhất của đất nước.  Thể chế đồng bộ, thống nhất, có sự bao quát đối với mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực về môi trường.  Cơ chế phù hợp, đảm bảo quyền lợi của con người, phục vụ đắc lực cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. 2.5.3.9. Kiến tạo một cơ cấu liên minh toàn cầu Trong thế giới ngày nay, không có quốc gia nào có thể phát triển khép kín được. Muốn đạt được sự phát triển bền vững toàn cầu cần phải có sự liên minh chặt chẽ giữa tất cả các nước. Tất cả đều có lợi ích trong sự phát triển bền vững chung, cũng như đều bị đe doạ đến quyền lợi nếu chúng ta không đạt được điều này. Cần đẩy mạnh việc kí kết những công ước quốc tế đối với các quốc gia, đặc biệt là đối với những nước có những vấn đề gay gắt và nhạy cảm về môi trường. Câu 8 : Mô hình khai thác đối với các tài nguyên vô hạn Trong phạm vi sự sống của loài người thì mặt trời và nguồn năng lượng của nó vẫn được coi là vô hạn. Nguồn năng lượng mặt trời đóng vai trò quyết định và là nguồn gốc của sự sống trái đất. Từ năng lượng mặt trời được chuyển hoá, các dạng năng lượng khác được hình thành và được tích luỹ dưới dạng tiềm năng: gió, sóng biển, dòng chảy biển và đại dương, dòng chảy sông suối,… và cuối cùng là năng lượng sinh khối. Nguồn tài nguyên này phân bổ không đều theo thời gian trong ngày và trong năm, theo không gian lãnh thổ. Loài người đã có nhiều thành tựu trong việc khác thác và sử dụng nguồn tài nguyên năng lượng mặt trời; hơn nữa, đây lại là loại năng lượng sạch, rất cần cho sự phát triển bền vững. Về cơ bản, trong phạm vi hoạt động kinh tế có thể xem xét theo hai hướng cơ bản sau: 1) Tăng cường khai thác, sử dụng trực tiếp nguồn năng lượng từ mặt trời cung cấp theo hai cách: - Sử dụng nhiệt mặt trời : + Phơi, sấy khô các vật dụng và hàng hoá (phơi khô nông, lâm, thuỷ, hải sản; phơi khô các sản phẩm chế biến; phơi khô quần áo và đồ dùng gia đình…). Đây là một hình thức truyền thống rẻ tiền nhất. Tuy nhiên, hình thức này lệ thuộc nhiều vào thời tiết  có nhiều hạn chế. + Đun nóng các nồi hơi để phát điện & sử dụng vào các mục đích khác. - Sử dụng bức xạ chuyển hoá thành nguồn quang điện mặt trời Sử dụng trực tiếp nguồn năng lượng mặt trời để phát điện (quang điện mặt trời) và tích luỹ điện dưới dạng pin mặt trời. Việc không ngừng hạ giá thành và từng bước khắc phục những nhược điểm về mặt kĩ thuật đối với pin mặt trời sẽ mở ra triển vọng lớn của loài người. 2) Tăng cường khai thác các dạng năng lượng phái sinh từ năng lượng mặt trời (2): - Các nguồn năng lượng của gió, sóng biển; dòng chảy của đại dương, biển, sông suối; địa nhiệt… + Lợi dụng sức gió, sức của dòng chảy, nhiệt độ của các suối nóng v.v… + Các nhà máy điện chạy bằng sức gió (phong điện), sức nước của sông, suối (thuỷ điện), suối nóng (điện địa nhiệt). Phát triển thuỷ điện được coi là phổ biến hơn cả với lợi ích nhiều mặt: SX điện năng, điều hoà lưu lượng dòng chảy; cung cấp nước dồi dào và ổn định hơn cho đời sống và sản xuất; hạn chế lũ lụt và hạn chế xói mòn, rửa trôi đất đai; tạo tiểu khí hậu ôn hoà hơn và cảnh quan đặc trưng vùng hồ; phát triển nghề cá, giao thông vận tải, dịch vụ du lịch v.v… - Các nguồn năng lượng sinh học (2): + Nguồn năng lượng từ các chất hữu cơ trong các quá trình sinh - địa - hoá: Biogas, các nguồn nhiên liệu hoá thạch (Than đá, dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên- nguồn này sẽ được nghiên cứu riêng). + Nguồn năng lượng của các sinh vật sống, tức là từ sinh khối các loài động, thực vật  quyết định đến sự sống.  Để thấy rõ mô hình khai thác đối với các nguồn tài nguyên vô hạn ta có thể xem xét qua sơ đồ dưới đây: Sơ đồ 3.1. Mô hình khai thác nguồn tài nguyên vô hạn Câu9: nguyên lý khai thác đối với các tài nguyên sinh vật Trong điều kiện hiện nay, con người mới chỉ có khả năng khai thác các dạng tài nguyên năng lượng đạt hiệu suất dưới 1,5%, tức là nguồn này nhìn chung còn rất dồi dào, chúng ta khai thác sử dụng là không đáng kể. Sản lượng khai thác đối với nguồn tài nguyên có khả năng tái sinh (Y) được xác định trên cơ sở mối quan hệ giữa trữ lượng (X) và tỉ lệ khai thác (E); tức là chúng được biểu diễn qua biểu thức: Y= E.X; hay là E = X Y ; ( hình 3.3). Y (Sản lượng khai thác) MSY H Y 1 ỏ F 0 X 0 X 1 X MSY X MAX X (Trữ lượng) Hình 3.3. Quan hệ giữa tỉ lệ khai thác (E) với trữ lượng tài nguyên (X) Qua công thức trên ta thấy, tỉ lệ khai thác E tỉ lệ thuận với sản lượng khai thác (Y), và tỉ lệ nghịch với trữ lượng (X); nhưng vì Y<X, nên E<1. Trong trường hợp này thì trữ lượng của nguồn tài nguyên thường đạt ở mức thấp, dưới trữ lượng để đạt sản lượng tối đa bền vững (X MSY ). Căn cứ vào mối quan hệ này ta có thể đưa ra các chính sách quản lí tài nguyên phù hợp với từng điều kiện cụ thể của nguồn tài nguyên. Ví dụ: Hãy xác định sản lượng tối đa bền vững (MSY) và tỉ lệ khai thác (E) trong việc kinh doanh và phát triển rừng nguyên liệu giấy tại địa bàn nghiên cứu? Biết rằng, loại cây này có tốc độ tăng trưởng cho khai thác chu kì là 10 năm, với đường kính trung bình đạt 0,24m, chiều dài cây được qui đổi là 4m, khoảng cách giữa các cây trung bình là 2m. Ta dễ dàng xác định được trữ lượng tối đa (X MAX )của cây nguyên liệu giấy qui đổi trên 1 ha bằng các phép tính đơn giản là: + Số lượng cây được qui đổi có trên 1ha là: 10.000 : (2x2) = 2500 (cây) + Lượng sinh khối qui đổi của 1 cây đạt chuẩn là: (0,24:2) 2 x 3,14x 4 ≈ 0,18 (m 3 ) + Trữ lượng tối đa 1 ha rừng là: [...]... kinh tế, kĩ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ môi trường sống và phát triển bền vững nền kinh tế đất nước Trong quản lí môi trường, ngoài quản lí nhà nước về môi trường còn có quản lí môi trường do các tổ chức phi chính phủ đảm nhận, quản lí môi trường dựa trên cơ sở cộng đồng, quản lí môi trường có tính chất tự nguyện …Trong đó, quản lí nhà nước về môi trường bằng các công cụ kèm theo và các chính... vững cao - Thực trạng môi trường sống và những thách thức đối với môi trường toàn cầu và ở Việt Nam + Đối với những vấn đề môi trường toàn cầu Sau gần 40 năm kể từ Hội nghị Môi trường thế giới lần đầu tiên được tổ chức tại Stockholm năm 1972 đến nay, thế giới đã có nhiều nỗ lực để đưa vấn đề môi trường vào các chương trình nghị sự ở cấp quốc tế và quốc gia Tuy nhiên, hiện trạng môi trường toàn cầu được... hài hoà giữa quản lí nhà nước về kinh tế – xã hội với quản lí môi trường Bởi vì các nước này trước đây do đường lối phát triển thuần tuý chạy theo sự tăng trưởng kinh tế không quan tâm tới vấn đề môi trường, nên đã phải trả giá đắt cho việc xuống cấp và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Sau đó, các nhà nước này đã tham gia tích cực vào việc quản lí môi trường bằng việc đề ra và triển khai hàng loạt các... về tài nguyên và môi trường Các vấn đề về tài nguyên và môi trường thường bị xem nhẹ và bị chi phối bởi những nỗ lực trong việc thoả mãn các nhu cầu thiết yếu của người nghèo về các nhu yếu phẩm, nhà ở, y tế, giáo dục Đói nghèo Tàn phá TNTN và môi trường Dân số tăng nhanh Dân trí thấp Hình 3.7 Dân số tăng nhanh với nghèo đói và tàn phá môi trường 3.3.2.3 Sự kết hợp gia tăng dân số, phát triển kinh tế. .. gây hại tới môi trường, duy trì sự cân bằng các hệ sinh thái tự nhiên, đảm bảo cho sự phát triển bền vững “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên... quan trọng của việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững theo 9 nguyên tắc đã được đề ra tại hội nghị Rio – 92 Trong đó, nội dung cơ bản cần phải đạt được là phát triển kinh tế – xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường tự nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học - Xây dựng các công cụ quản lí môi trường quốc gia có hiệu lực... sách môi trường của quốc gia, của các ngành kinh tế, của các lĩnh vực hoạt động của xã hội và của các địa phương, hệ thống các văn bản về luật quốc tế, hệ thống luật quốc gia và các văn bản khác dưới luật (nghị định, thông tư, những qui định về các tiêu chuẩn môi trường, giấy phép môi trường ) có liên quan đến bảo vệ và quản lí môi trường 6.2.1.1 Chiến lược và chính sách bảo vệ và quản lí môi trường. .. (Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường - năm 2005) Bảo vệ môi trường là sự nghiệp chung của nhân loại, của mọi tổ chức và mọi cộng đồng dân cư; trong đó, vai trò của Nhà nước trong quản lí môi trường có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả các hoạt động bảo vệ môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của mọi quốc gia Quản lí môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, các chính sách kinh tế, kĩ thuật, xã... công ti Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và người tiêu dùng ngày càng ý thức hơn về vấn đề môi trường, thì các sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường sẽ có lợi thế và do vậy mới có khả năng cạnh tranh được trên thị trường 4.4.1.3 Các trở ngại chủ yếu trong áp dụng SXSH (2) - Các trở ngại trong nội bộ doanh nghiệp: + Nhận thức về bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh còn thấp; + Thiếu... trường Theo Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam được Quốc hội khoá XI thông qua vào năm 2005: “Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó” Như vậy, xét cho cùng đánh giá tác động môi trường chính là công việc thẩm định đảm bảo chắc chắn về mặt môi trường của một dự án đầu . Đề Cương Kinh Tế Môi Trường Câu 1: Bản chất và mục đích nghiên cứu kinh tế môi trường Hoạt động kinh tế của xã hội loài người có các thời kì(3): - Kinh. nhiên (MTTN), môi trường xã hội (MTXH) và môi trường nhân tạo (MTNT) Trong khoa học về môi trường và kinh tế môi trường chỉ giới hạn môi trường trong hệ

Ngày đăng: 23/12/2013, 05:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w