Câu 1: chọn câu đúng A- Nhiệt cháy (thiêu nhiệt) của một chất là nhiệt toả ra từ phản ứng đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất đó bằng oxy để tạo ra các sản phẩm là CO 2 và H 2 O ở điều kiện tiêu chuẩn (25 0 C, 1 atm). B- Nhiệt cháy (thiêu nhiệt) của một chất là nhiệt cần cung cấp cho phản ứng đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất đó bằng oxy để tạo ra các sản phẩm bền ở điều kiện tiêu chuẩn (25 0 C, 1 atm). C- Nhiệt cháy (thiêu nhiệt) của một chất là nhiệt toả ra từ phản ứng đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất đó bằng oxy để tạo ra các sản phẩm bền ở điều kiện tiêu chuẩn (25 0 C, 1 atm). D- Nhiệt cháy (thiêu nhiệt) của một chất là nhiệt toả ra từ phản ứng đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất đó bằng oxy để tạo ra các sản phẩm CO 2 và H 2 O và các sản phẩm cháy khác ở điều kiện tiêu chuẩn (25 0 C, 1 atm). Câu 2: chọn câu đúng Các sản phẩm cháy của các nguyên tử của nguyên tố C, H, S, N được qui ước để xác định nhiệt cháy (thiêu nhiệt) của các chất có chứa các nguyên tử đó như sau. A- C cháy tạo ra CO 2 (l). B- H cháy tạo ra H 2 O(l). C- S cháy tạo ra SO 2 (l). D- N cháy tạo ra N 2 (l). Câu 3: chọn câu đúng A- Entropy của các chất nguyên chất dưới dạng tinh thể hoàn hảo ở không độ tuyệt đối bằng không. B- Entropy của các chất nguyên chất dưới dạng tinh thể hoàn hảo ở không độ tuyệt đối luôn lớn hơn không. C- Chất nguyên chất dưới dạng tinh thể hoàn hảo có cấu trúc rắn chắc và các tiểu phân sắp xếp hỗn độn. D- Entropy là đại lượng nhiệt động lực học đặc trưng cho mức độ ổn định trật tự của hệ. Câu 4: chọn câu đúng Hoả tiễn đẩy phi thuyền con thoi dùng nhiên liệu là hỗn hợp bột nhôm và perchlorate amonium theo tỉ lệ phản ứng: 3 Al (r) + 3 NH 4 ClO 4 (r) Al 2 O 3 (r) + AlCl 3 (r) + 3 NO (k) + 6 H 2 O (k) ΔH 0 298 (kJ/mol): - 295,3 - 1675,6 - 705,6 90,25 - 238,92 Lượng nhiệt phóng thích (kJ) đối với một gam nhôm phản ứng: A- Là 885,87 kJ. B- Là 2657,61 kJ. C- Là 32,81 kJ. D- Là 88,59 kJ. Câu 5: chọn câu đúng A- Nhiệt tạo thành của một hợp chất là hiệu ứng nhiệt của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các hợp chất ứng với trạng thái tự do bền vững nhất. B- Nhiệt tạo thành của một hợp chất là hiệu ứng nhiệt của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất tương ứng. C- Nhiệt tạo thành của một hợp chất là hiệu ứng nhiệt của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất ứng với trạng thái tự do bền vững nhất. D- Nhiệt tạo thành của một hợp chất là hiệu ứng nhiệt của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các nguyên tử của nguyên tố tương ứng có trong hợp chất đó. Câu 6: chọn câu đúng A- Hiệu ứng nhiệt của phản ứng trong điều kiện đẳng áp bằng biến thiên nội năng của hệ. B- Hiệu ứng nhiệt của một phản ứng dương, ở điều kiện đẳng tích thì biến đổi nội năng của hệ có giá trị dương. C- Hiệu ứng nhiệt của một phản ứng dương, ở điều kiện đẳng tích thì biến đổi nội năng của hệ có giá trị âm. D- Hiệu ứng nhiệt của phản ứng trong điều kiện đẳng tích bằng biến thiên enthalpy của hệ. Câu 7: chọn câu đúng A- Hệ đoạn nhiệt là hệ không trao đổi chất không trao đổi năng lượng dưới dạng công nhưng có thể trao đổi nhiệt với môi trường, hệ có thể tích thay đổi. B- Hệ mở là hệ trao đổi chất với môi trường ngoài, nhưng năng lượng do hệ nhận hoặc sinh ra được giữ lại, hệ có thể tích thay đổi . C- Hệ kín là hệ không trao đổi chất, có thể trao đổi năng lượng dưới dạng nhiệt và công với môi trường, hệ có thể tích thay đổi. D- Hệ cô lập là hệ không trao đổi chất, không trao đổi năng lượng dưới dạng nhiệt và công với môi trường, hệ có thể tích thay đổi. Câu 8: chọn câu đúng A- Trạng thái của một hệ được xác định bởi tập hợp các dạng khí, lỏng, rắn của các chất có trong hệ, trạng thái của hệ thay đổi khi các dạng khí, lỏng, rắn thay đổi. B- Trạng thái của một hệ được xác định bởi tập hợp các giá trị thông số trạng thái, trạng thái của hệ thay đổi khi các dạng khí, lỏng, rắn thay đổi. C- Trạng thái của một hệ được xác định bởi tập hợp các dạng khí, lỏng, rắn của các chất có trong hệ, trạng thái của hệ thay đổi khi các thông số trạng thái thay đổi. D- Trạng thái của một hệ được xác định bởi tập hợp các giá trị của thông số trạng thái, trạng thái của hệ thay đổi khi một trong số các thông số trạng thái thay đổi. Câu 9: chọn câu đúng Đại lượng nào sau đây không phải là hàm trạng thái: A- Nội năng U. B- Enthalpy H. C- Công W. D- Entropy S. Câu 10: chọn câu đúng A- Hiệu ứng nhiệt của một phản ứng bằng tổng nhiệt cháy của các sản phẩm trừ tổng nhiệt cháy của các chất tham gia phản ứng. B- Hiệu ứng nhiệt của một phản ứng bằng tổng năng lượng liên kết của các sản phẩm trừ tổng năng lượng liên kết của các chất tham gia phản ứng. C- Hiệu ứng nhiệt của một phản ứng không phụ thuộc vào điều kiện đo và trạng thái các sản phẩm cũng như các chất tham gia phản ứng. D- Hiệu ứng nhiệt phản ứng được đo trong điều kiện đẳng tích bằng biến thiên nội năng của hệ. Câu 11: chọn câu đúng Khi đốt cháy hoàn toàn 1 gam octan trong bomb nhiệt lương kế, có chứa 1200 g nước, nhiệt dung của bomb là 837 J/K. Nhiệt kế cho thấy nước thay đổi nhiệt độ từ 25 đến 33,2 0 C. Biết 1 calorie = 4,184 J. Kết quả hiệu ứng nhiệt của phản ứng đốt cháy 1 gam octan bằng: A- - 48,033 kJ. B- - 5475,76 kJ. C- - 547,576 kJ. D- - 41,170 kJ Câu 12: chọn câu đúng Biểu thức toán học nguyên lý thứ nhất nhiệt động lực học là: A- ΔH = ΔU + ΔV. B- U = Q + W. C- dU = δQ + δW. D- dQ = δU + δW. Câu 13: chọn câu đúng Biểu thức toán học nguyên lý thứ hai nhiệt động lực học là: A- dQ ≥ B- ΔS = Q + T. C- ΔS ≤ δQ / T. D- dS ≥ Câu 14: chọn câu đúng A- Entropy của nước hơi nhỏ hơn entropy của nước lỏng, nhỏ hơn entropy của nước rắn. B- Entropy của nước hơi lớn hơn entropy của nước lỏng, lớn hơn entropy của nước rắn. C- Mức độ hỗn độn của các tiểu phân trong hệ càng nhỏ, giá trị entropy càng lớn. D- Quá trình tự diễn biến entropy của hệ luôn luôn dương. Câu 15: chọn câu đúng A- CH 4 (k) + 2 O 2 (k) CO 2 (k) + 2 H 2 O (l) có ΔS > 0. B- 2 NH 3 (k) + 5/2 O 2 (k) 2 NO (k) + 3 H 2 O (k) có ΔS > 0. C- H 2 (k) + 1/2 O 2 (k) H 2 O (l) có ΔS > 0. D- CaO (r) + CO 2 (k) CaCO 3 (r) có ΔS > 0. Câu 16: chọn câu đúng A- Phản ứng tự diễn biến khi có ΔH < 0 và ΔS < 0. B- Phản ứng tự diễn biến khi có ΔH < 0 và ΔS > 0. C- Phản ứng tự diễn biến khi có ΔH > 0 và ΔS > 0. D- Phản ứng tự diễn biến khi có ΔH > 0 và ΔS < 0. Câu 17: chọn câu đúng Một hệ khí nhận từ môi trường ngoài nhiệt lượng 50 kJ, hệ khí giãn nở sinh công 30 kJ chống lại áp suất bên ngoài. Vậy biến đổi nội năng của hệ khí sẽ là: A- 80 kJ. B- 90 kJ. C- 30 kJ. D- 20 kJ. Câu 18: chọn câu đúng A- Một đại lượng được gọi là hàm trạng thái, nếu biến thiên của đại lượng đó chỉ phụ thuộc vào cách tiến hành quá trình thuận nghịch hay không thuận nghịch của hệ. B- Một đại lượng được gọi là hàm trạng thái, nếu biến thiên của đại lượng đó chỉ phụ thuộc vào cách tiến hành quá trình mà không phụ thuộc vào trạng thái đầu và trạng thái cuối của hệ. δS T δQ T C- Một đại lượng được gọi là hàm trạng thái, nếu biến thiên của đại lượng đó không phụ thuộc vào cách tiến hành quá trình và trạng thái đầu và trạng thái cuối của hệ. D- Một đại lượng được gọi là hàm trạng thái, nếu biến thiên của đại lượng đó không phụ thuộc vào cách tiến hành quá trình chỉ phụ thuộc vào trạng thái đầu và trạng thái cuối của hệ. Câu 19: chọn câu đúng Cho phản ứng: 2 H 2 (k) + O 2 (k) 2 H 2 O(l) S 0 298 (J/mol.K) : 130,7 205,3 69,9 A- Biến thiên entropy tiêu chuẩn bằng 326,9 J. B- Biến thiên entropy tiêu chuẩn bằng 266,1 J. C- Biến thiên entropy tiêu chuẩn bằng - 326,9 J. D- Biến thiên entropy tiêu chuẩn bằng - 266,1 J. Câu 20: chọn câu đúng Cho phản ứng: C 6 H 12 O 6 (r) + 6 O 2 (k) 6 CO 2 (k) + 6 H 2 O(l) S 0 298 (J/mol.K) : 212,13 205,03 213,64 69,94 ΔH 0 298 (kJ/mol): - 1274,45 - 393,51 - 285,84 A- ΔG 0 298 = - 1878,88 kJ. B- ΔG 0 298 = - 2878,88 kJ. C- ΔG 0 298 = - 3878,88 kJ. D- ΔG 0 298 = - 4878,88 kJ. Câu 21: chọn câu sai 2 C (gr) + O 2 (k) 2 CO (k) có ΔH 0 298(a) C (gr) + O 2 (k) CO 2 (k) có ΔH 0 298(b) = - 393,5 kJ 2 CO (k) + O 2 (k) 2 CO 2 (k) có ΔH 0 298(c) = - 566 kJ A- ΔH 0 298(a) = - 221 kJ. B- Nhiệt cháy của C (gr) là ΔH 0 298(b) = - 393,5 kJ. C- Nhiệt cháy của CO (k) là ΔH 0 298(c) = - 283 kJ. D- Nhiệt cháy của C (gr) là ΔH 0 298(a) = - 110,5 kJ. Câu 22: chọn câu sai Cho các phản ứng: C (gr) + O 2 (k) CO 2 (k) ΔH 0 298 = - 393,51 kJ/mol H 2 (k) + ½ O 2 (k) H 2 O(k) ΔH 0 298 = - 241,83 kJ/mol Biết nhiệt hoá hơi của nước bằng 44,01 kJ/mol. A- Nhiệt tạo thành chuẩn của CO 2 (k) bằng – 393,51 kJ/mol. B- Nhiệt tạo thành chuẩn của H 2 O (l) bằng – 285,84 kJ/mol. C- Nhiệt cháy tiêu chuẩn của C (gr) bằng – 393,51 kJ/mol. D- Nhiệt cháy tiêu chuẩn của H 2 (k) bằng – 241,83 kJ/mol. Câu 23: chọn câu sai Các đại lượng sau đây là hàm trạng thái: A- Thế đẳng áp đẳng nhiệt G. B- Enthalpy H. C- Entropy S. D- Công W. Câu 24: chọn câu sai Các biểu thức sau đây biểu diễn mối quan hệ giữa các đại lượng nhiệt động: A- ΔG = ΔH - TΔS. B- U = H + PV. C- ΔH = Q P . D- G = U + PV – TS. Câu 25: chọn câu sai Cho phản ứng: N 2 (k) + 3 H 2 (k) 2 NH 3 (k) ΔH 0 = - 92,38 kJ/mol A- Dùng áp suất cao và nhiệt độ không cao kèm theo chất xúc tác, thu được nhiều amoniac. B- Dùng áp suất thấp và nhiệt độ không cao kèm theo chất xúc tác, thu được nhiều amoniac. C- Entropy của hệ phản ứng giảm. D- Dùng hệ thống làm lạnh để ngưng tụ khí amoniac sẽ nâng cao hiệu suất phản ứng tạo amoniac. Câu 26: chọn câu sai A- Hệ toả nhiệt theo quy ước Q > 0. B- Hệ thu nhiệt theo quy ước Q > 0. C- Hệ sinh công theo quy ước W < 0. D- Hệ nhận công theo quy ước W > 0. Câu 27: chọn câu sai A- Với hệ cô lập, trong quá trình thuận nghịch (cân bằng), entropy của hệ là không đổi. B- Với hệ cô lập, trong quá trình không thuận nghịch, entropy của hệ tăng. C- Với hệ cô lập, quá trình tự diễn biến theo chiều tăng entropy, cho tới khi entropy đạt giá trị cực đại và hệ đạt tới trạng thái cân bằng. D- Với hệ cô lập, trong quá trình thuận nghịch (cân bằng), entropy của hệ dương hoặc âm tuỳ thuộc vào độ trật tự của hệ. Câu 28: chọn câu sai A- Nhiệt phản ứng phải có liên hệ đến năng lượng cắt đứt liên kết cũ và năng lượng hình thành liên kết mới. B- Năng lượng liên kết của một phân tử chất là năng lượng cần cung cấp để phân tích 1 mol chất đó ở trạng thái khí tạo ra các nguyên tử ở trạng thái khí. C- Trong phân tử khí metan, năng lượng cần để cắt đứt mỗi liên kết C-H trước sau là như nhau. D- Với phân tử nhiều nguyên tử, nhiệt động lực học chỉ giúp xác định năng lượng liên kết trung bình. Câu 29: chọn câu sai Nhiệt tạo thành tiêu chuẩn ΔH 0 298 (kJ/mol) của các chất sau: A- CO 2 (k) ΔH 0 298 (kJ/mol) < 0 . B- Cl 2 (k) ΔH 0 298 (kJ/mol) = 0. C- O 2 (k) ΔH 0 298 (kJ/mol) = 0. D- Br 2 (k) ΔH 0 298 (kJ/mol) = 0. Câu 30: chọn câu sai A- Nếu hệ đang ở trạng thái cân bằng bị thay đổi một trong các thông số trạng thái, thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều có tác dụng chống lại sự thay đổi đó. B- Nếu phản ứng đang ở trạng thái cân bằng, khi tăng nhiệt độ cân bằng phản ứng sẽ chuyển dịch theo chiều thu nhiệt. C- Nếu phản ứng đang ở trạng thái cân bằng, khi giảm nhiệt độ cân bằng phản ứng sẽ chuyển dịch theo chiều thu nhiệt. D- Nếu phản ứng đang ở trạng thái cân bằng, khi tăng áp suất cân bằng phản ứng sẽ chuyển dịch theo chiều giảm thể tích. Câu 31: chọn câu sai A- Không thể chế tạo động cơ vĩnh cửu loại I cái mà sinh công liên tục mà không cần cung cấp thêm năng lượng từ bên ngoài. B- Đối với hệ cô lập nội năng của hệ được bảo toàn. C- Nội năng U là hàm trạng thái và vi phân của hàm U là vi phân toàn phần. D- Công W là hàm trạng thái nên dW là vi phân toàn phần. Câu 32: chọn câu sai A- Nhiệt hoá hơi mol của hoá chất, là nhiệt lượng cần cung cấp để 1 mol hoá chất từ dạng lỏng hoá thành hơi ở nhiệt độ sôi dưới áp suất 1 atm. B- Sự truyền nhiệt từ nguồn nóng sang nguồn lạnh là tự diễn biến và là biến đổi thuận nghịch. C- Sự đông đặc của nước ở 0 0 C, 1atm là một biến đổi thuận nghịch. D- Nhiệt nóng chảy mol của hoá chất, là nhiệt lượng cần cung cấp để 1 mol hoá chất từ dạng rắn hoá thành lỏng ở nhiệt độ nóng chảy áp suất 1 atm. Câu 33: chọn câu sai A- Biến đổi đẳng tích là biến đổi được thực hiện trong điều kiện thể tích của hệ không đổi. B- Phản ứng trong bình cầu thông áp suất với khí quyển, sự biến đổi phản ứng trong điều kiện này là đẳng áp. C- Biến đổi đẳng nhiệt là biến đổi được thực hiện trong điều kiện nhiệt độ không đổi. D- Biến đổi đoạn nhiệt là biến đổi được thực hiện trong điều kiện có sự trao đổi nhiệt lượng giữa hệ với môi trường ngoài một cách gián đoạn. Câu 34: chọn câu sai Cho 1 mol Iod phản ứng với 1 mol hydro theo phản ứng: I 2 (k) + H 2 (k) 2 HI (k) biết K C = 55,3 A- Nồng độ I 2 lúc cân bằng là 0,21 M . B- Nồng độ HI lúc cân bằng là 1,58 M. C- Nồng độ H 2 khác nồng độ của I 2 lúc cân bằng. D- Hằng số cân bằng có thể được xác định nếu biết nồng độ các chất tại trạng thái cân bằng. Câu 35: chọn câu sai CaCO 3 (r) CaO (r) + CO 2 (k) ΔH > 0 A- Phản ứng thu nhiệt . B- Phản ứng tạo ra đá vôi toả nhiệt. C- Tăng nhiệt độ và hút khí CO 2 ra khỏi phản ứng thì sẽ thu được nhiều CaO. D- Giảm nhiệt độ và hút khí CO 2 ra khỏi phản ứng thì sẽ thu được nhiều CaO. Câu 36: chọn câu sai A- dU ≤ TdS – PdV + dW’. B- dG ≤ - SdT + VdP + dW’. C- dA ≤ - SdT – PdV. D- dG ≥ - SdT + VdP. Câu 37: chọn câu sai Đun nóng NO 2 0,3 M trong bình kín đến nhiệt độ nào đó cân bằng được thiết lập: 2 NO 2 (k) 2 NO (k) + O 2 (k) bằng thực nghiệm quang phổ xác định được nồng độ NO 2 lúc cân bằng là 0,06 M A- Nồng độ ban đầu của NO 2 là 0,3 M. B- Nồng độ lúc cân bằng của O 2 là 0,12 M. C- Hằng số cân bằng K C = 1,06. D- Hằng số cân bằng K C = 1,92. Câu 38: chọn câu sai Công có thể biến hoàn toàn thành nhiệt, trái lại nhiệt không thể biến hoàn toàn thành công. A- Không thể có quá trình trong đó nhiệt lấy từ một nguồn được chuyển thành công mà không có sự bổ sung. B- Không thể có động cơ vĩnh cửu loại II. C- Nhiệt có thể truyền từ vật nóng sang vật lạnh. Nhiệt không thể truyền từ vật lạnh sang vật nóng. Câu 39: chọn câu sai Nội năng U là hàm trạng thái. A- Nội năng hệ cô lập được bảo toàn. B- Có thể có động cơ vĩnh cửu loại I. C- Độ tăng nội năng của hệ đúng bằng tổng nhiệt lượng và công mà hệ nhận từ môi trường. Câu 40: chọn câu sai Quy ước về dấu của công W và nhiệt Q như sau: A- Công do hệ tác động lên môi trường có dấu W > 0. B- Nhiệt do hệ hấp thụ từ môi trường có dấu Q > 0. C- Công và nhiệt do hệ tác động lên môi trường có dấu W < 0, Q < 0. D- Nhiệt và công do môi trường tác động lên hệ có dấu Q > 0, W > 0. . 130,7 205,3 69,9 A- Biến thi n entropy tiêu chuẩn bằng 326,9 J. B- Biến thi n entropy tiêu chuẩn bằng 266,1 J. C- Biến thi n entropy tiêu chuẩn. đẳng tích thi biến đổi nội năng của hệ có giá trị âm. D- Hiệu ứng nhiệt của phản ứng trong điều kiện đẳng tích bằng biến thi n enthalpy