Tài liệu Khổng Tử doc

2 263 0
Tài liệu Khổng Tử doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đức Khổng Tử là một học giả học rộng, nhớ nhiều, là nhà tưởng vĩ đại; tưởng của người đã gây ảnh hưởng lớn đến các thế hệ sau này; chỉ giới thiệu vài nét tưởng của người trong đối nhân xử thế: “Nhân” và “Nhân chính”. “Nhân” là gốc rễ của nhân cách con người, người nói: “Nhân giả ái nhân” (Người có đức nhân thường thương yêu con người); vậy cơ bản nhất của “Nhân” là “Thương yêu người khác như thương yêu bản thân mình”. Nếu phát huy tưởng của “Nhân” trên toàn xã hội, thì đó chính là tưởng “Nhân chính” là lý tưởng chính trị xã hội mà cả đời Khổng Tử theo đuổi. Để có được lòng “Nhân”, người ta phải luôn luôn tu dưỡng bản thân; để có được “Nhân chính” lại cần phải thông qua nắm bắt được các điều kiện, điều hành bộ máy Nhà nước, tiến hành cải cách xã hội. Trong các học trò của Khổng Tử thì chỉ có Nhan Hồi đạt được “Nhân” nhưng vẫn chưa thực hiện được “Nhân chính”; Khổng Tử từng nói: “Dụng chi tắc thành, xã chi tắc tàng”; Mạnh Tử lại bày tỏ: “Cùng tắc độc thiện kỳ thân, đạt tắc kiêm thiện thiên hạ” (Nếu đến mức bi đát nhất thì ta chỉ cần giữ cho bản thân mình được thanh cao; nếu được vua chúa tin dùng thì ta giúp mọi người được thanh cao như ta). Trên thực tế vẫn bàn quanh chủ đề lý tưởng “Nhân” và “Nhân chính”; Khổng Tử nói: “Áp dụng chủ trương của ta, ta sẽ mở rộng tưởng “Nhân chính”, nếu không sử dụng chủ trương của ta thì ta tự tu dưỡng phẩm chất “Nhân” của bản thân mình”. Mạnh Tử thì nói rõ hơn, không có cơ hội làm quan, thì dùng tiêu chuẩn “Nhân” để hoàn thiện bản thân nếu cơ hội trị nước thì cần phải truyền lý tưởng “Nhân chính” ra toàn xã hội; tuy đã làm tốt công tác chuẩn bị cho cả hai phương diện nhưng Khổng Tử và Mạnh Tử vẫn chỉ có thể dẫn dắt học trò đi theo con đường “độc thiện kỳ nhân” mà không đạt được cơ hội “kiêm thiện thiên hạ”. Điều này cũng dễ hiểu là vì lý tưởng “Nhân chính” của Khổng Tử xung đột với nguồn lợi ích của tầng lớp thống trị chuyên chế và đối lập nghiêm trọng với nguyên tắc cơ bản thống trị chuyên chế phong kiến, là điều mà những kẻ thống trị không thể chấp nhận. Tuy nhiên tầng lớp thống trị sau này lại thường xuyên đề cao “Nhân chính”, thực tế chỉ là cái vỏ ngụy trang; sau tấm bình phong “Nhân chính” là một bộ máy Nhà nước chuyên chế hùng mạnh của pháp trị, không do dự tiêu diệt, bóp chết tất cả mầm non “Nhân chính”, chân chính mọc lên. Vì vậy mộng tưởng “Nhân chính” tốt đẹp của Khổng Tử cuối cùng cũng chỉ là cảnh trong mộng mà thôi; chỉ có từ ngữ kỳ diệu này được vay mượn để làm bức bình phong để che mắt dân chúng, che lấp sự áp bức bóc lột chân thực, che đi bản tính tàn bạo khát máu của giai cấp thống trị phong kiến. Đây là điều bất hạnh của Khổng Tử và càng là sự bất hạnh của muôn dân. Vậy ý nghĩa gốc rễ của lý tưởng “Nhân” và “Nhân chính” mà Khổng Tử theo đuổi thực sự là cái gì? Trước tiên, ý nghĩa của “Nhân” chính là sự yêu thương người khác chân thành, đầu tiên xuất phát từ yêu thương người thân của mình. Khổng Tử nói: “Nhân giả ái nhân” và bổ sung rằng: “Hiếu để dã giả; kỳ vi nhân chi bản dã dư” (đức, hiếu, để là gốc của lòng nhân vậy); một ngườinếu như ngay bố mẹ, anh chị em mà cũng không thương yêu thì đương nhiên sẽ không thể thực sự yêu thương người khác; yêu người khác, lo lắng cho người khác, đó là cơ sở của lòng nhân. Từ đó cho thấy, người có lòng nhân phải là người thực mãn nguyện với cống hiến chân chính, dũng cảm, hy sinh lợi ích của bản thân vì người khác mà không đòi hỏi bất cứ điều gì. Khổng Tử nói: “Nhân giả an nhân” (Người có lòng nhân biết làm yên lòng người); đây là nền tảng tưởng để sĩ phu tiến bộ đưa ra danh ngôn “tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ nhi lạc chi lạc” (lo trước nỗi lo của thiên hạ, vui sau niềm vui của thiên hạ). Khổng Tử còn cho rằng muốn đạt được “Nhân” còn phải thông qua tu dưỡng theo “Lễ”; một người nhân ái phải căn cứ vào yêu cầu của lễ để hài hòa với thế giới bên ngoài. Khi Nhan Hồi hỏi: “Người nhân ái cụ thể cần phải làm gì?”. Khổng Tử đáp: “Phi lễ vật thị, phi lễ vật, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động” (không phải lễ không nhìn, không phải lễ không nghe, không phải lễ không nói, không phải lễ không làm). Tuy đề cao “Lễ” như vậy Khổng Tử vẫn nhấn mạnh rằng lòng nhân ái mới thật sự quan trọng, vì vậy Khổng Tử lại nói thêm “Nhân nhi bất ngôn, như lễ hỉ” (người có lòng nhân tuy không nói nhưng vẫn giữ đúng lễ). “Lễ” tuy quan trọng nhưng so với “Nhân” vẫn là thứ yếu, vẫn phải phụ thuộc vào “Nhân”; có thể thấy vai trò của “Nhân” chiếm vị trí tối quan trọng trong quan niệm của Khổng Tử. “Nhân chính” là lý tưởng chính trị xã hội của Khổng Tử. Ông hy vọng các vương công, quý tộc với cách là những người thống trị hãy lấy lòng nhân ái để đối đãi với thần dân của mình “phiếm ái chúng nhân” (thương yêu tất cả mọi người), tìm hiểu và đáp ứng những yêu cầu cơ bản của mọi người. Đồng thời dùng tiêu chuẩn đạo đức nghiêm khắc để tu thân, lấy mình làm gương để dẫn dắt quần chúng . Khổng Tử chủ trương “Vi chính dĩ đức” (làm việc chính trị phải lấy đạo đức làm đầu). Ông còn đề cao: “Kỳ nhân chính bất lệnh nhi hành; kỳ thân bất chính; tùy lệnh bất tòng” (Bản thân của người lãnh đạo chính trực thì không cần phải ra lệnh mà mọi người phải tuân theo; bản thân mình không ngay thẳng thì chẳng ai nghe theo). Ông yêu cầu giai cấp thống trị trước tiên phải tôn trọng hiền tài, miễn giảm thuế khóa, không sử dụng bạo lực; như vậy thì nhân dân nhất định sẽ tôn trọng người lãnh đạo, chăm chỉ làm việc để trên dưới hòa đồng, ai cũng giữ đúng vị trí của mình, cố gắng hết sức mình và tôn trọng xã hội được thiết lập. Tuy rằng lý tưởng “Nhân chính” của Khổng Tử chưa bao giờ được giai cấp phong kiến thống trị thực hiện, nhưng lại có ảnh hưởng rất sâu xa trong xã hội. Khổng Tử là người khẳng định và phát huy lý tưởng “Dân vi bản” (dân là gốc) trong thời đại Xuân thu. Khổng Tử chủ trương yêu thương muôn dân, chủ trương tầng lớp thống trị phải làm tròn nghĩa vụ của mình, coi trọng ý kiến của quản đại quần chúng. Đồng thời kiên quyết phản đối hành vi cường quyền chèn ép; thậm chí, Khổng Tử còn đoạn tuyệt quan hệ thầy trò với những học sinh vì quyền quý, giàu sang mà áp dụng chính sách sưu cao, thuế nặng . tưởng, lý luận, hành động của Khổng Tử chính là ánh đèn tỏa sáng niềm tin trong đêm tối; ánh sáng này từng là niềm an ủi, khích lệ, cổ vũ cho con người trong đêm tối dài dẳng của mấy ngàn năm phong kiến và vẫn còn giá trị cho đến ngày nay . xã hội. Trong các học trò của Khổng Tử thì chỉ có Nhan Hồi đạt được “Nhân” nhưng vẫn chưa thực hiện được “Nhân chính”; Khổng Tử từng nói: “Dụng chi tắc thành,. là điều bất hạnh của Khổng Tử và càng là sự bất hạnh của muôn dân. Vậy ý nghĩa gốc rễ của lý tưởng “Nhân” và “Nhân chính” mà Khổng Tử theo đuổi thực sự

Ngày đăng: 22/12/2013, 21:16

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan