Tài liệu BÀI THUYẾT TRÌNH: THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2008 pptx

13 1K 6
Tài liệu BÀI THUYẾT TRÌNH: THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2008 pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI THUYẾT TRÌNH: THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2008 Nhóm 4: 1. Phạm Vũ Linh 2. Nguyễn Thanh Sang 3. Đoàn Thị Hồng Mịn 4. Đặng Thị Xoa 5. Trần Văn Chứa Lưng 6. Phạm Thị Thúy An 7. Đỗ Trường Giang 8. Nguyễn Thị Diễm Phương 9. Trần Phạm Quang Mục Lục A/ LÝ THUYẾT 1/ Khái niệm NSNN 2/ Thu NSNN 3/Cân đối thu-chi NSNN 4/Các nguồn thu trong NSNN B/ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2008 I. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2008 1. Tăng trưởng kinh tế 2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 3. Sản xuất công nghiệp 4. Đầu tư 5. Thương mại và giá cả 6. Dịch vụ 7. Dân số, lao động, việc làm, đời sống dân cư và an sinh xã hội II. Tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2008 1. Thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước 2. Thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước 3. Cân đối ngân sách nhà nước A/CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN: 1/ Ngân Sách Nhà Nước: NSNN là toàn bộ các khoản thu-chi của Nhà Nước trong dự toán, được cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong 1năm. 2/ Thu Ngân Sách Nhà Nước: Thu NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình Nhà Nước dùng quyền lực chính trị để thực hiện phân phối các nguồn tài chính dưới hình thái giá trị nhằm hính thành quỷ tiền tệ của Nhà Nước. Phân Loại: + Căn cứ theo nội dung kinh tế của các khoản thu. + Căn cứ vào tính chất phát sinh của các khoản thu. + Căn cứ vào tính chất cân đối của NSNN. 3/ Cân Đối Thu Chi NSNN: Là hoạt động phản ánh sự điều chỉnh giữa nguồn thu và nhiệm vụ nguồn chi của NSNN nhằm thực hiện các mục tiêu KT-XH mà nhà nước đã đề ra. Ba Trạng Thái Của NSNN: + NSNN cân bằng + NSNN bội thu + NSNN bội chi 4/ Các Nguồn Thu Trong NSNN: a/ Thu từ Thuế: là nguồn thu có tỷ trọng lớn nhất trong NSNN, là khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nước do luật định đối với các pháp nhân và thể nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. * Đặc điểm: - Thuế mang tính chất cưỡng chế. - Thuế không đối giá trực tiếp. - Thuế gắn chặt với các hoạt động kinh tế. * Phân loại thuế: - Căn cứ theo tính chất của thuế: + Thuế trực thu: đối tượng là tài sản, thu nhập được qui định nộp thuế. Người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế, phải gánh chịu toàn bộ số thuế theo luật định mà không có khả năng chuyển số thuế ấy sang một người nào khác gánh chịu. + Thuế gián thu: là loại thuế đánh vào việc tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ trên thị trường và được ấn định trong giá cả hàng hoá hoặc cướp phí dịch vụ.Như vậy đối tượng của thuế gián thu là giá cả hàng hóa, giá dịch vụ. Thuế gián thu thể hiện mối quan hệ gián tiếp giữa nhà nước và người nộp thuế. Thông qua cơ chế giá cả thuế gián thu được chuyển cho người tiêu dùng gánh chịu - Căn cứ theo đối tượng tính thuế: Theo cách phân loại này thuế được thu vào các đối tượng sau; + Đánh thuế vào hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ + Thuế đánh vào hàng hoá. +Thuế đánh vào thu nhập. +Thuế đánh vào tài sản b/ Thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước: - Thu từ bán tài sản của Nhà Nước trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà Nước. - Thu từ bán tài sản của Nhà Nước đã cho các doamh nghiệp thuê trước đây. - Thu từ sử dụng vốn thuộc NSNN. - Thu từ bán lại các cơ sở kinh tế của Nhà Nước. - Thu từ cho thuê hoặc bán tài nguyên thiên nhiên. c/ Thu từ phí và lệ phí: - Lệ phí: * Mục đích: bù đắp chi phí hoạt động hành chính cho các cơ quan Nhà Nước. *Đặc điểm: thường do cơ quan quản lý hành chính, mang tính chất hoàn trả trực tiếp. - Phí: *Mục đích: bù đắp một phần chi phí thường xuyên và bất thường về các dịch vụ công cộng. *Đặc điểm: không hoàn trả trực tiếp. * Phân loại: mang tính chất phổ biến, địa phương. d/ Vay nợ và viện trợ của chính phủ: 1.Vay nợ trong nước: + Tín phiếu kho bạc: giải quyết mất cân đối tạm thời NSNN trong năm tài chính. Thời hạn ngắn hạn dưới 1 năm. + Trái phiếu kho bạc: giải quyết bội chi NSNN đã được QH phê chuẩn. Thời hạn trung và dài hạn (trên 1 năm). + Trái phiếu đầu tư: huy động vốn cho những công trình cụ thể. Thời hạn trung và dài hạn trên 1 năm. 2.Vay nợ nước ngoài + Viện trợ có hoàn lại. + Vay mượn các tổ chức tài chính tiền tệ thế giới.(NHPTCA,WB,IMF…) + Phát hành trái phiếu chính phủ ra nước ngoài. 3.Viện trợ quốc tế không hoàn lại: song phương hoặc đa phương do các chính phủ, các tổ chức quốc tế cấp: UNICEF, IMF, WB… I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ XÃ HỘI 2008 1. Tăng trưởng kinh tế Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2008 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 6,23% so với năm 2007, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,79%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,33%; khu vực dịch vụ tăng 7,2%.Trong bối cảnh tài chính thế giới khủng hoảng, kinh tế của nhiều nước suy giảm mà nền kinh tế nước ta vẫn đạt tốc độ tăng tương đối cao như trên là một cố gắng rất lớn. Tổng sản phẩm trong nước năm 2008 theo giá so sánh 1994 Tốc độ tăng so với năm trước (%) Đóng góp của mỗi khu vực vào tăng trưởng 2008 (Điểm phần trăm) 2006 2007 2008 Tổng số 8,23 8,48 6,23 6,23 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 3,69 3,40 3,79 0,68 Công nghiệp và xây dựng 10,38 10,60 6,33 2,65 Dịch vụ 8,29 8,68 7,20 2,90 Nhận xét: -Xét theo ngành kinh tế, mức tăng của khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2008 cao hơn năm 2007 và 2006. - Tăng trưởng khu vực công nghiệp và xây dựng năm nay đạt mức thấp hơn mức tăng của năm 2007. - Hoạt động của khu vực dịch vụ tuy ổn định hơn so với khu vực công nghiệp và xây dựng nhưng giá trị tăng thêm vẫn tăng thấp hơn mức tăng 8,7% của năm trước. 2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2008 theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 212,0 nghìn tỷ đồng, tăng 5,6% so với năm 2007. Tình hình sản xuất cụ thể từng ngành như sau: a. Nông nghiệp Sản lượng lúa cả năm 2008 ước tính đạt 38,6 triệu tấn, tăng 2,7 triệu tấn (7,5%) so với năm 2007 do diện tích gieo trồng tăng 200,5 nghìn ha và năng suất tăng 2,3 tạ/ha. Cây công nghiệp lâu năm tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá cho tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu. Chăn nuôi gia súc, gia cầm đang từng bước được khôi phục sau những thiệt hại do thiên tai và dịch bệnh, tuy nhiên tốc độ tái đàn còn chậm. b. Lâm nghiệp Diện tích rừng trồng tập trung năm 2008 ước tính đạt 210,8 nghìn ha, tăng 6,6% so với năm 2007; khoanh nuôi tái sinh đạt 944,4 nghìn ha, giảm 0,8%; diện tích rừng được chăm sóc 486,2 nghìn ha, giảm 1,2%; sản lượng gỗ khai thác đạt 3.562,3 nghìn m 3 , tăng 2,9%. Do công tác kiểm lâm tiếp tục được tăng cường nên hiện tượng cháy rừng, chặt phá rừng năm 2008 đã giảm nhiều so với năm 2007. c. Thuỷ sản Sản lượng thuỷ sản năm 2008 ước tính đạt 4.582,9 nghìn tấn, tăng 9,2% so với năm 2007, trong đó cá 3.444 nghìn tấn, tăng 11,2%; tôm 505,5 nghìn tấn, tăng 1,9%. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng khá, đạt 2.448,9 nghìn tấn và tăng 15,3% so với năm 2007,chủ yếu do các địa phương tiếp tục chuyển đổi và mở rộng diện tích nuôi trồng theo hướng đa canh, đa con kết hợp. Sản lượng thuỷ sản khai thác năm 2008 ước tính đạt 2.134 nghìn tấn, tăng 2,9% so với năm 2007, trong đó khai thác biển đạt 1.938 nghìn tấn, tăng 3,3%. 3. Sản xuất công nghiệp Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 14,6% so với năm 2007, bao gồm khu vực kinh tế Nhà nước tăng 4%; khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng 18,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,6%, trong đó dầu khí giảm 4,3%. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu năm 2008 phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu vẫn duy trì được tốc độ tăng cao so với năm 2007 4. Đầu tư Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2008 theo giá thực tế ước tính đạt 637,3 nghìn tỷ đồng, bằng 43,1% GDP và tăng 22,2% so với năm 2007. Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2008 Nghìn tỷ đồng Cơ cấu (%) So với cùng kỳ năm trước (%) TỔNG SỐ 637,3 100,0 122,2 Khu vực Nhà nước 184,4 28,9 88,6 Khu vực ngoài Nhà nước 263,0 41,3 142,7 Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 189,9 29,8 146,9 5. Thương mại và giá cả a. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng Hoạt động thương mại và dịch vụ năm 2008 kém sôi động so với năm 2007 do giá cả hàng hoá và dịch vụ tăng cao dẫn đến sức mua trong dân giảm đáng kể, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ chậm Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế năm 2008 ước tính đạt 968,1 nghìn tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2007 (nếu loại trừ yếu tố tăng giá, mức tăng chỉ đạt 6,5%). b. Xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ Tính chung cả năm 2008, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu ước tính đạt 62,9 tỷ USD. Trong tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2008, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm tỷ trọng 31%, nhóm hàng nông sản chiếm 16,3%. Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu năm 2008 của các loại hàng hoá đều tăng so với năm 2007, chủ yếu do giá trên thị trường thế giới tăng Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước cả năm 2008 là 80,4 tỷ USD, tăng 28,3% so với năm 2007, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 51,8 tỷ USD, tăng 26,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 28,6 tỷ USD, tăng 31,7%. Năm 2008 có 8 nhóm hàng/mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 2 tỷ USD là: Dầu thô 10,5 tỷ USD; hàng dệt may 9,1 tỷ USD; giày, dép 4,7 tỷ USD; thuỷ sản 4,6 tỷ USD; gạo 2,9 tỷ USD; sản phẩm gỗ 2,8 tỷ USD; điện tử, máy tính 2,7 tỷ USD; cà phê 2 tỷ USD, tăng 2 mặt hàng so với năm 2007 là gạo và cà phê. c. Giá tiêu dùng Giá tiêu dùng tháng 12 năm 2008 so với tháng trước giảm 0,68%, trong đó các nhóm hàng hoá và dịch vụ có giá giảm là: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,13%, trong đó lương thực giảm 2,36%; nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 2,36%; phương tiện đi lại, bưu điện giảm 6,77%. Giá các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng nhẹ. Giá tiêu dùng năm 2008 nhìn chung tăng khá cao và diễn biến phức tạp, khác thường so với xu hướng giá tiêu dùng các năm trước. 6. Dịch vụ a. Vận tải: Vận tải hành khách năm 2008 ước tính đạt 1.932,3 triệu lượt hành khách và 81,7 tỷ lượt hành khách.km, tăng 8,1% về khối lượng vận chuyển và tăng 7,6% về khối lượng luân chuyển so với năm 2007, bao gồm vận tải của trung ương đạt 37,6 triệu lượt hành khách, tăng 16,4% và 22,7 tỷ lượt hành khách.km, tăng 11%; vận tải của địa phương đạt 1.894,7 triệu lượt hành khách, tăng 7,9% và 58,9 tỷ lượt hành khách.km, tăng 6,4%. Khối lượng hàng hoá vận chuyển năm 2008 ước tính đạt 604 triệu tấn, tăng 8,9% so với năm trước và khối lượng hàng hoá luân chuyển ước tính đạt 174,3 tỷ tấn.km, tăng 40,5% b. Du lịch : Số khách quốc tế đến nước ta năm 2008 ước tính đạt 4,3 triệu lượt người, tăng 0,6% so với năm trước, trong đó khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng đạt 2,6 triệu lượt người, tăng 1%; đến vì công việc 844,8 nghìn lượt người, tăng 25,4%; thăm thân nhân đạt 509,6 nghìn lượt người, giảm 15,2%; khách đến với mục đích khác đạt 267,4 nghìn lượt người, giảm 23,3%. 7. Dân số, lao động, việc làm, đời sống dân cư và an sinh xã hội - Dân số trung bình năm 2008 ước tính 86,16 triệu người, bao gồm nam 42,35 triệu người, chiếm 49,1% tổng dân số; nữ 43,81 triệu người, chiếm 50,9%. - Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2008 ước tính 45 triệu người, tăng 2% so với năm 2007. - Giá cả hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng tăng cao, ảnh hưởng nhiều đến đời sống của đại bộ phận dân cư, đặc biệt là những người có thu nhập thấp. Bên cạnh các kết quả tích cực nêu trên, công tác tài chính - ngân sách năm 2008 còn những khó khăn, tồn tại như: - Thu NSNN tăng, nhưng chưa vững chắc, chủ yếu là do giá dầu thô và thuế xuất nhập khẩu. Thu NSNN những tháng cuối năm có chiều hướng giảm do sản xuất - kinh doanh gặp khó khăn. - Các Bộ, ngành, địa phương đã bám sát điều hành dự toán NSNN được giao nhưng triển khai vốn đầu tư xây dựng cơ bản, cả từ nguồn NSNN và nguồn trái phiếu Chính phủ còn chậm. - Quản lý chi tiêu ngân sách đã được tăng cường nhưng vẫn còn tình trạng lãng phí, kém hiệu quả; một số nơi chưa thật sự quán triệt thực hiện triệt để tiết kiệm chi NSNN. II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2008 1. Thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước 1.1. Dự toán thu cân đối NSNN năm 2008 là 323.000 tỷ đồng, phấn đấu cả năm đạt 399.000 tỷ đồng, vượt 23,5% (76.000 tỷ đồng) so dự toán, tăng 26,3% so với thực hiện năm 2007, đạt tỷ lệ động viên 26,8% GDP, trong đó từ thuế và phí đạt 24,9% GDP; loại trừ yếu tố tăng thu do tăng giá dầu thô thì đạt tỷ lệ động viên 23,5% GDP (thuế và phí đạt 21,6% GDP). Chính phủ đã tập trung chỉ đạo tăng cường công tác quản lý thu NSNN năm 2008 với các nội dung như: - Chống thất thu và gian lận thuế, phấn đấu hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu NSNN năm 2008 để tăng nguồn thực hiện các chính sách an sinh xã hội. - Chính sách thu cũng được điều chỉnh phù hợp với cam kết trong WTO, đồng thời phục vụ mục tiêu kiểm soát nhập khẩu, giảm nhập siêu và ổn định kinh tế vĩ mô. - Nhằm giảm mức nhập siêu, Chính phủ đã điều chỉnh tăng mức thuế suất thuế nhập khẩu bằng mức trần tối đa theo cam kết trong WTO của năm 2008 đối với các hàng hoá tiêu dùng không khuyến khích nhập khẩu (ô tô nguyên chiếc, linh kiện và phụ tùng ô tô; một số mặt hàng điện tử, điện lạnh, .); điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu đối với một số nhóm mặt hàng thiết thực phục vụ sản xuất (nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, giấy in báo…) để góp phần bình ổn giá; điều chỉnh tăng thuế suất thuế xuất khẩu đối với hàng hoá là tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản (dầu thô, than đá, quặng kim loại…); điều chỉnh tăng lệ phí trước bạ đối với ôtô con nguyên chiếc dưới 10 chỗ ngồi; thực hiện biện pháp kéo dài, giãn thời hạn nộp thuế và giảm thuế đối với các đơn vị sản xuất - kinh doanh hoạt động chế biến hàng xuất khẩu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vượt qua khó khăn do giá đầu vào tăng cao, duy trì và phát triển sản xuất, xuất khẩu. - Tiếp tục rà soát, bãi bỏ một số khoản phí, lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dân không còn phù hợp, giảm đóng góp của nhân dân trong điều kiện giá cả tăng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. - Công tác cải cách thủ tục hành chính thuế được chú trọng; mở rộng thực hiện phương thức doanh nghiệp tự tính, tự khai và tự nộp thuế . tăng cường chất lượng công tác quản lý thu, chống thất thu NSNN và xử lý nợ đọng thuế, như: đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục để nâng cao sự hiểu biết và sự tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế; đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp để truy thu tiền thuế cho NSNN. 1.2. Kết quả thực hiện ở một số lĩnh vực thu cụ thể như sau: (1) Thu nội địa: Theo số liệu báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XII thì thu nội địa ước thực hiện cả năm 2008 đạt 205.000 tỷ đồng, vượt 8,3% (15.700 tỷ đồng) so với dự toán, tăng 17,6% so với thực hiện năm 2007, chiếm 51,4% tổng thu NSNN; không kể thu tiền sử dụng đất 22.000 tỷ đồng, thu nội địa đạt 183.000 tỷ đồng, vượt 5,9% (10.200 tỷ đồng) so với dự toán, tăng 24,1% so với năm 2007. (2) Thu từ dầu thô: Dự toán 65.600 tỷ đồng trên cơ sở sản lượng thanh toán 15,49 triệu tấn, giá bán dự kiến 64 USD/thùng. Theo số liệu báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XII thì thu dầu thô ước thực hiện cả năm đạt 98.000 tỷ đồng, vượt 49,4% (32.400 tỷ đồng) so với dự toán, tăng 27,3% so với thực hiện năm 2007 trên cơ sở sản lượng cả năm đạt 15,42 triệu tấn, giá bình quân cả năm đạt xấp xỉ 102 USD/thùng, tăng 38 USD/thùng so giá dự toán. (3) Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu: dự toán 64.500 tỷ đồng (trên cơ sở thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 84.500 tỷ đồng, hoàn thuế giá trị gia tăng là 20.000 tỷ đồng), phấn đấu thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 121.000 tỷ đồng; sau khi thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ, thu cân đối ngân sách cả năm đạt 91.000 tỷ đồng, vượt 41,1% (26.500 tỷ đồng) so với dự toán, tăng 50,7% so với thực hiện năm 2007 dựa trên cơ sở tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2008 ước tính đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007; kim ngạch nhập khẩu kiềm chế ở mức 80,4 tỷ USD, tăng 28,3% so với năm 2007; nhập siêu của cả nền kinh tế khoảng 17,5 tỷ USD, bằng khoảng 27,8% kim ngạch xuất khẩu. (4) Thu viện trợ: Dự toán 3.600 tỷ đồng, ước cả năm đạt 5.000 tỷ đồng, vượt 38,9% (1.400 tỷ đồng) so với dự toán, chủ yếu do tăng viện trợ của Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn (Chương trình 135) và Chương trình phát triển Nông nghiệp và nông thôn. (nguồn số liệu từ http://mof.gov.vn) 2. Thực hiện một số lĩnh vực chi NSNN: Dự toán Quốc hội quyết định là 398.980 tỷ đồng, ước thực hiện cả năm đạt 474.280 tỷ đồng, vượt 18,9% so với dự toán, tăng 22,3% so với thực hiện năm 2007. Trong đó: (1) Chi đầu tư phát triển (2) Chi phát triển các sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính (bao gồm cả chi điều chỉnh tiền lương theo mức lương tối thiểu 540.000 đồng/tháng (3) Chi bù lỗ kinh doanh mặt hàng dầu nhập khẩu 3.Cân đối ngân sách nhà nước: Bội chi NSNN năm 2008 Quốc hội quyết định là 66.900 tỷ đồng, ước cả năm bội chi NSNN thực hiện là 66.200 tỷ đồng, bằng 4,95% GDP khi xây dựng dự toán. Đến 31/12/2008, dư nợ Chính phủ (bao gồm cả nợ Trái phiếu Chính phủ) bằng 33,5% GDP, dư nợ ngoài nước của Quốc gia bằng 27,2% GDP, trong giới hạn đảm bảo an ninh tài chính quốc gia và ổn định các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Tóm lại: - Công tác điều hành chi NSNN năm 2008 đảm bảo theo đúng chủ trương thắt chặt chi tiêu để kiềm chế lạm phát; tập trung nguồn lực (tăng thu, tiết kiệm chi) của NSNN để chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo thực hiện các chính sách hỗ trợ người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, đối tượng trợ cấp xã hội. - Chính sách thuế, phí được điều chỉnh theo hướng khuyến khích xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến, hạn chế việc xuất khẩu nguyên liệu và khoáng sản thô; tăng cường kiểm soát nhập khẩu hàng hoá không thiết yếu, giảm nhập siêu trong khuôn khổ phù hợp với các cam kết WTO, đồng thời, tiếp tục rà soát, bãi bỏ một số loại phí, lệ phí và các khoản huy động khác để giảm gánh nặng đóng góp của người dân, nhất là nông dân. Đã thực hiện biện pháp kéo dài, giãn thời hạn nộp thuế đối với các đơn vị sản xuất - kinh doanh hoạt động chế biến xuất khẩu để hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục khó khăn, phát triển sản xuất, xuất khẩu. - Công tác quản lý, điều hành giá được tổ chức triển khai quyết liệt, đã góp phần tích cực thực hiện kiềm chế lạm phát. Việc điều chỉnh giá thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, nhân dân và doanh nghiệp, góp phần chống buôn lậu, khuyến khích sử dụng tiết kiệm; đồng thời, thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng gặp khó khăn khi Nhà nước điều chỉnh giá. Với kết quả thực hiện thu - chi NSNN năm 2008 nêu trên, hoạt động tài chính - ngân sách cơ bản theo sát mục tiêu nhiệm vụ NSNN 5 năm 2006 - 2010 mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã đề ra: - Tổng thu NSNN 3 năm 2006-2008 ước đạt 67,4% chỉ tiêu 5 năm. Tốc độ tăng thu bình quân (đã loại trừ yếu tố tăng giá dầu) là 13,4% (chỉ tiêu đề ra cho 5 năm là 10,8%/năm). Quy mô thu NSNN năm 2008 tăng 75% so với năm 2005, động viên NSNN 3 năm 2006-2008 bình quân đạt 27,7%GDP. [...]... nuớc 5/ đối với ptriển ktế, và thu NSNN thâm hụt sẽ làm ktế chậm ptriển các ytố đã lêu trên thu ít chi nhiều thì thiếu tiền trầm trọng khi ktế chậm ptriển các khoản thu ít đi đặc biệt là thu dnghiệp ko sản xuất, ko có doanh thu, lợi nhuận thấp thì thu thu sẽ thấp đấy là chưa kể truờng hợp lỗ thì Nhà nuớc ko thu đc gì (11)Tại sao cần giảm thâm hụt ngân sách? Thâm hụt ngân sách ở Việt Nam hiện nay đã...- Tổng chi NSNN 3 năm 2006 -2008 ước đạt 64% chỉ tiêu 5 năm 2006-2010 Tốc độ tăng chi bình quân hàng năm đạt 21,3% /năm (chỉ tiêu đề ra 11,2% /năm) Quy mô chi NSNN năm 2008 tăng 79% so với năm 2005 - An ninh tài chính quốc gia được củng cố; bội chi NSNN bình quân 3 năm ở mức xấp xỉ 5% GDP; bố trí chi trả đầy đủ các khoản nợ đến hạn theo cam kết... Việt Nam hiện nay đã tới mức đáng báo động Theo số liệu chính thức, thâm hụt ngân sách của nước ta hiện nay là 5% GDP (bao gồm cả tiền trả nợ gốc và không bao gồm các khoản chi ngoài dự toán) Việc gia tăng thâm hụt ngân sách sẽ có thể dẫn đến giảm tiết kiệm nội địa, giảm đầu tư tư nhân, hay gia tăng thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai Thâm hụt ngân sách cao và kéo dài còn làm xói mòn niềm tin đối với... công, những khoản chi thường xuyên của các cơ quan nhà nước cũng phải cắt giảm nếu những khoản chi này không hiệu quả và chưa thực sự cần thiết Tăng cường vai trò quản lý nhà nước nhằm bình ổn giá cả, ổn định chính sách vĩ mô và nâng cao hiệu quả hoạt động trong các khâu của nền kinh tế Để thực hiện vai trò của mình, nhà nước sử dụng một hệ thống chính sách và công cụ quản lý vĩ mô để điều khiển, tác... NSNN? (9) Nguyên nhân của việc giảm nguồn thu từ NSNN? (10) Các biện pháp giảm thâm hụt NSNN? -NN phát hành thêm tiền và đưa ra lưu thông(lạm phát thì sao?) -Vay nợ ca trong và ngoài nước Vay nợ nước ngoài thì phụ thu c vào nước ngoài cả về kt và chính trị,làm giảm dự trữ ngoại hối quá nhiều khi trả nợ,làm cạn dự trữ QG dẫn đến khủng hoảng tỷ giá Vay nợ trong nước sẽ làm tăng lãi suất, và cái vòng nợ... ích gì đối với các nước cho vay Tác động của WTO đến NSNN? Giá USD biến động , sự kiện bán phá giá có ảnh hưởng như thế nào đến thu- chi NSNN? (5) Lạm phát tăng cao,NN có thay đổi gì vế thu- chi NSNN? (6) Nguồn huy động vốn lấy từ đâu? (7) Để thực hiện 1 dự án đầu tư thì nguồn tài chính nào để thực hiện dự án đó?-Vay nước ngoài -Vốn từ DNNN (8) Các nhân tố ảnh hưởng đến thu NSNN? (9) Nguyên... các khoản nợ công chúng và kéo theo gánh nặng chi trả của NSNN cho các thời kỳ sau… Tăng các khoản thu, đặc biệt là thu Việc tăng các khoản thu, đặc biệt là thu có thể sẽ bù đắp sự thâm hụt NSNN và giảm bội chi NSNN Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp cơ bản để xử lý bội chi NSNN, bởi vì nếu tăng thu không hợp lý sẽ dẫn đến làm giá cả hàng hóa tăng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân... trưởng kinh tế với giữ gìn môi trường v.v Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi lạm phát là một vấn nạn của các nước trên thế giới, vấn đề tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với quản lý NSNN nói chung và xử lý bội chi NSNN nói riêng có ý nghĩa vô cùng cấp thiết Sự thâm hụt ngân sách ảnh hưởng như thế nào tới vấn đề lạm phát, lãi suất, cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá và vấn đề tăng... làm nhu cầu về nhân lực giảm (LIỆU CÓ PHẢI NHƯ VẬY?) 4/ tỉ giá tiền trong nuớc mất giá, tỉ giá sẽ tăng cao nghĩa là số tiền VND phải nhiều hơn truớc nới có thể đổi đc 1 dơn vị tiền tệ khác việc này sẽ làm giảm đầu tư, đặc biệt là đầu tư của nước ngoài vào VN, và các đtư có yếu tố nuớc ngoài Vdụ như: 1 nguời nuớc ngoài đầu năm đầu tư 1000$, với giá là 17triệu VND, cuối năm tỉ giá lên 19000VND/USD thì... kéo dài còn làm xói mòn niềm tin đối với năng lực điều hành vĩ mô của chính phủ Nó cũng làm tăng mức lạm phát kỳ vọng của người dân và của các nhà đầu tư vì họ cho rằng Chính phủ trước sau gì cũng sẽ phải in thêm tiền để tài trợ thâm hụt Tóm lại, thâm hụt ngân sách cao kéo dài sẽ đe dọa sự ổn định vĩ mô, và do vậy, khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế nguồn:gov,mof,gso . toán ngân sách nhà nước năm 2008 1. Thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước 2. Thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước 3. Cân đối ngân sách nhà nước. TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2008 1. Thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước 1.1. Dự toán thu cân đối NSNN năm 2008 là 323.000 tỷ đồng, phấn đấu cả năm

Ngày đăng: 22/12/2013, 20:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan