SiliconValley, biểu tượngthànhcôngcủangườiMỹ Nếu bạn hỏi 10 ngườiMỹ đâu là biểu tượngthànhcôngcủa nước Mỹ, 7 trong số đó sẽ trả lời là Sillion Valley. Nằm trong bang California, cách San Francisco 70 km, với chiều dài 50 km và rộng 16 km, Sillicon Valley không chỉ nổi tiếng là một thung lũng đẹp và màu mỡ với nhiều vườn mận, đào mà còn là trung tâm công nghệ cao sôi động nhất trên thế giới. Hiện có đến 4000 công ty công nghệ thông tin với doanh thu trên 300 tỷ USD mỗi năm có mặt tại thung lũng này. Vì thế, cái tên Sillicon Valley được bắt chước khắp thế giới như Silicon Hills (Texas), Sillicon Alley (New York), Sllicon Glend (Scotland), Sillicon Plateu (Ấn Độ), Sillcon Island (Nhật)… Với những công ty có quy mô toàn cầu như eBay, Sun Microsystem thì một vị trí kinh doanh tại Sillicon Valley sẽ giúp họ lại gần với thị trường Châu Á - Thái Bình Dương đầy tiềm năng. Thêm vào đó, một địa chỉ tại California cũng có nghĩa nơi đây chỉ cách những trường đại học hàng đầu củaMỹ - nguồn cung cấp nhân sự quan trọng - vài phút lái xe. Tất cả những ai đang làm việc tại thung lũng đều đánh giá chỉ tiêu chất lượng cuộc sống nơi đây cao đến mức khó mà đo hết được. Những bước đi đầu tiên đến một cộng đồng công nghệ cao Eugene Kleiner, người đưa ra những ý tưởng và gây vốn đầu tư, tạo tiền đề cho sự ra đời một trung tâm tập hợp nhiều hãng công nghệ lớn nhất thế giới, luôn là biểutượngtại đây mặc dù ông đã qua đời ở tuổi 80. Xuất thân là một khoa học gia, sau đó chuyển thành một doanh nhân và cuối cùng trở thành một ông trùm đầu tư, Kleiner còn được mệnh danh là "người mở đường" cho nhiều hãng công nghệ Mỹ. Gốc là người Áo, trốn chạy khỏi châu Âu trong Thế Chiến II, Kleiner sau vài năm bôn ba đã định cư tại California vào giữa những năm 50 khi ông gặp 5 nhà khoa học khác từ miền duyên hải phía đông nước Mỹ tới. Cùng với những người bạn này, Kleiner đã làm một cuộc "nổi loạn" và tách ra để lập công ty riêng. Với những kinh nghiệm tích luỹ được, nhóm của Kleiner đã tạo dấu ấn và thu được rất nhiều thành tựu. Họ được coi là những người tiên phong khai phá "thung lũng chất xám" màu mỡ ở California. Nhóm này sau đó có thêm 3 người nữa, trong đó có Robert Noyce và Gordon Moore - hai đồng sáng lập viên của Intel. Với 3.500 USD tiền vốn tự đóng góp, Kleiner cùng các đồng sự đã phát triển một phương pháp sản xuất mới: tích hợp nhiều bóng bán dẫn trên một tấm wafer silicon đơn. Bước đột phá này đã cho phép họ thu hút được 1,5 triệu USD đầu tư của hai hãng Fairchild Camera và Instrument Corp, để từ đó lập ra công ty Fairchild Semiconductor vào tháng 10/1957. Đây là một trong những công ty phôi thai đầu tiên tạo nên cộng đồng công nghệ tại Thung Lũng Silicon. Fairchild Semiconductor đã tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp sản xuất chip và trở thành cái nôi đầu tiên cho hàng loạt hãng công nghệ khác ra đời và phát triển, trong đó có những tên tuổi lớn như Intel, National Semiconductor và Advanced Micro Devices (AMD). Trong vòng 6 tháng, Fairchild Semiconductor đã bắt đầu sinh lãi. Kleiner sau đó cùng với Noyce và Moore rót vốn mở ra Intel, ngày nay là hãng sản xuất thiết bị vi xử lý số 1 thế giới với doanh thu 220 tỷ USD. Năm 1972, Kleiner kết hợp với Tom Perkins thành lập một công ty liên doanh đầu tư riêng có cái tên rất dài Menlo Parks Kleiner, Perkins, Caufield and Byers. Hiện vẫn là một trong những doanh nghiệp đầu tư hùng mạnh nhất nước Mỹ, công ty này đến nay đã rót vốn vào hơn 300 doanh nghiệp, bao gồm những đại gia công nghệ cao như Sun Microsystems, Tandem Computers, Compaq Computer và Amazon. Trong quá trình phát triển của mình, các công ty công nghệ tại Sillicon Valley đã trải qua rất nhiều khó khăn: chất bán dẫn từ khi xuất hiện tại Sillicon Valley, do thuộc sản phẩm kỹ thuật cao, vốn lớn, nên lợi nhuận cũng lớn, chính vì vậy, cạnh tranh của lĩnh vực này rất quyết liệt không chỉ với những công ty ở Mỹ, mà còn ở Nhật Bản, Châu Âu, Đài Loan, Hàn Quốc. Đứng trước thực tế đó, các công ty thuộc Sillicon Valley áp dụng sách lược kinh doanh mới nhằm thu được những thànhcông trong kinh doanh. Các công ty nhìn thấy sản phẩm cạnh tranh của ngành chất bán dẫn đều liên quan trực tiếp tới nguồn năng lượng, tất nhiên sẽ bị ràng buộc chế ước bởi nó. Vào những năm 1990, khi xảy ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ thế giới, vấn đề đã bộc lộ ra. Căn cứ vào sự kiện đó, họ đã hợp tác với nhau để “tránh mạnh đánh yếu”. Nhân cơ hội các đồng nghiệp đều thiên về kỹ thuật, họ liền ra sức nghiên cứu chế tạo ra tấm silicon chuyên dụng có thể khống chứa nhiên liệu để cung cấp cho ngành chế tạo ôtô. Sản phẩm thích hợp với nhu cầu thị trường này vừa tung ra, nhanh chóng được người tiêu dùng hưởng ứng, năm đầu tiên đã doanh thu đã trên 100 triệu USD. Là tập hợp các công ty đầu tiên nghiên cứu khai phá kỹ thuật tấm silicon, Sillicon Valley có tốc độ phát triển nhanh hơn, hiệu quả tốt hơn so với những người đi sau. Chưa đầy ba năm các hãng đã cùng nhau giảm giá thành tấm sillicon từ 25 USD xuống còn 4 USD, khiến những đối thủ đến sau tham gia cạnh tranh kỹ thuật mới này, ngay cả các tập đoàn công nghiệp bán dẫn hùng mạnh cũng không theo kịp. Từ đó, các công ty tại Sillicon Valley nhanh chóng mở rộng và củng cố thị trường của mình. Một công ty nhỏ không có tiếng tăm bỗng chốc trở thành đại công ty với thương hiệu nổi tiếng toàn thế giới. Công nghệ hướng tới tương lai Từ các nhà khoa học đến các giám đốc công ty ở Sillicon Valley đều chỉ nhằm một hướng: Tương lai! Bill Gates, Chủ tịch tập đoàn Microsoft, đã viết một cuốn “The road ahead”, vốn được coi như tuyên ngôn của Sillicon Valley, trong đó ông lý luận rằng: khi nhìn thấy trước được tương lai, có thể sáng tạo kỹ thuật cho tương lai ấy và mọi người nhất định sẽ tiêu thụ sản phẩm do kỹ thuật ấy đem lại. “Ai thấy trước được tương lai, người ấy sẽ thắng!” - lời nói này của Bill Gates rất có trọng lượng vì hiện nay, ông vẫn được xem là doanh nhân thànhcông nhất trong lĩnh vực thông tin trong lịch sử thế giới với tài sản ước tính trên 40 tỷ USD. Tai Sillicon Valley, bất cứ sáng kiến hay phát minh khoa học nào muốn được tài trợ để tiến hành nghiên cứu cũng đều phải phục vụ cho tương lai. Bất cứ cái gì lui về quá khứ dù chỉ một bước mà thôi cũng đều bị coi là “gìa cỗi”, “thất bại”, và không nhận được sự ủng hộ củangười khác. Khi một sáng kiến hay một thí nghiệm thất bại, người ta xếp ngay nó vào “quá khứ” không tiếc nuối, và bắt tay vào thực hiện những ý tưởng mới, chấp nhận tất cả những may rủi, không tiếc tiền đầu tư cho những cái mới này. Tại đây, muốn chê bai hay coi thường một người nào đó; muốn gạt bỏ một sáng kiến, một để xuất nào đó, chỉ cần nói: “Cũ rồi” vì “cũ rồi” đồng nghĩa với vô giá trị và không còn đáng quan tâm nữa. Điều oái ăm là một sáng kiến hay một thành tựu có thể bị coi là “cũ rồi” chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ, thậm chí vài phút. Chẳg hạn, một công ty ở Sillicon Valley trình bày chất siêu dẫn mới của mình ở nhiệt độ -17 độ C sẽ bị chê là “cũ rồi nếu trước đó 15 phút đài phát thanh Nhật Bản đã loan tin một nhà khoa học Nhật tìm được chất siêu dẫn ở nhiệt độ -16 độ C. Các nhà khoa học và các ông chủ ở Sillicon Valley hiện nay còn đi đến những đơn vị thời gian cực nhỏ. Chẳng hạn tại hãng Sun Microsystem ở Sillicon Valley,người ta chia các nhà khoa học ra từng nhóm theo các loại mạch vi tính họ đang thực hiện: nhưng ngài “1 phần nghìn giây” (Mr Millisecond), những ngài “1 phần triệu giây” (Mr Microsecond), những ngài “1 phần tỷ giây” (Mr Nanosecond), những ngài “1 phần 1 nghìn tỷ giây” (Mr Picoscecond), những ngài “1 phần triệu tỷ giây”(Mr Femtosecond), những ngài “1 phần tỷ tỷ giây”(Mr Attsecond). Những Mr Attosecond là những người đang nghiên cứu loại siêu vi mạch củatương lai, chế tạo những máy vi tính có thể thực hiện 1 tỷ tỷ phép tính trong 1 giây đồng hồ. Chúng ta rất khó tưởngtượng một khoảnh khắc thời gian 1 phần tỷ tỷ giây, nhưng các chuyên gia ở Sillicon Valley tin rằng mình có thể đo được khoảnh khắc ấy. Tất cả những khái niệm khác thường về thời gian ở Sillicon Valley hiện nay đang làm cho các nhà khoa học ở đây gần như quên hẳn quá khứ và chỉ có một khái niệm về thời gian đó là tương lai. Hôm nay cũng như hôm qua, tuần này cũng như tuần trước – tất cả đề vì tương lai! Phóng viên Micheal Lewis của tờ Courrier International sau khi đi thăm quan Sillicon Valley đã cho rằng Sillicon Valley hiện nay là “vùng đất của những người mất trí nhớ”! Thế mà những người mất trí nhớ lại là những người rất hạnh phúc theo một nghĩa nào đó và sẽ quyết định cả tương lai của chúng ta. . Silicon Valley, biểu tượng thành công của người Mỹ Nếu bạn hỏi 10 người Mỹ đâu là biểu tượng thành công của nước Mỹ, 7 trong số đó sẽ. luôn là biểu tượng tại đây mặc dù ông đã qua đời ở tuổi 80. Xuất thân là một khoa học gia, sau đó chuyển thành một doanh nhân và cuối cùng trở thành một