1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tài liệu gao ppt

12 136 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Xuất khẩu gạo sẽ đột phá trong năm 2010? E-mail Bản để in Cỡ chữ Chia sẻ: Ý kiến ( 0 ) Nông dân đồng bằng sông Cửu Long đang thu hoạch lúa vụ 3 ước chừng 1 triệu tấn gạo hàng hóa. ▪ THIỆN AN 08:53 (GMT+7) - Thứ Ba, 5/1/2010 Năm 2010 được nhận định là “năm vàng” của các nước xuất khẩu gạo. Liệu Việt Nam có nắm bắt được cơ hội? Năm 2010 được nhận định là “năm vàng” của các nước xuất khẩu gạo. Liệu Việt Nam có nắm bắt được cơ hội? Theo các chuyên gia kinh tế, ba vấn đề cần tập trung giải quyết nhằm hướng đến nâng cao thu nhập cho nông dân, khẳng định tầm vóc mới của nông nghiệp, nông thôn. Đó là: nâng vị trí xếp hạng xuất khẩu gạo Việt Nam; nâng hình ảnh, uy tín thương hiệu gạo; nâng giá trị tăng thêm cho sản xuất lúa gạo. Nhiều cơ hội Hoạt động mua bán gạo trên thị trường quốc tế gia tăng sau khi có tin Philippines cần nhập trên 2 triệu tấn gạo. Indonesia có thể hủy kế hoạch xuất khẩu 2 triệu tấn gạo nếu hạn hán kéo dài. Ấn Độ có thể phải nhập 3 triệu tấn gạo vào năm 2010. Nhu cầu và giá gạo thế giới hiện nay đang trên đà tăng có lợi cho Việt Nam đẩy nhanh tiến độ xuất khẩu. Philippines vừa mở gói thầu nhập khẩu 250.000 tấn gạo. Tổng công ty Lương thực Miền Nam trúng thầu cung ứng 150.000 tấn gạo với giá bán 480 USD/tấn. Theo kế hoạch, Philippines tiếp tục mở thêm các gói thầu nhập khẩu là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam bởi nhiều khả năng giá sẽ cao. Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đưa ra dự báo giá gạo thế giới còn tiếp tục tăng do thị trường thế giới đang có dấu hiệu sốt gạo bởi nhu cầu tăng cao. Theo VFA, tuy nhu cầu xuất khẩu tăng, nhưng trong nước sẽ không xảy ra đột biến giá vì Philippines đấu thầu liên tục nhưng không lấy hàng liên tục. Ấn Độ, châu Phi chưa nhập gạo vào lúc này, trong khi lượng gạo trong kho của Việt Nam hiện trên 1,4 triệu tấn. Nông dân đồng bằng sông Cửu Long đang thu hoạch lúa vụ 3 ước chừng 1 triệu tấn gạo hàng hóa. Tháng 1/2010, các địa phương sẽ thu hoạch lúa đông xuân và lúa mùa. Dù hợp đồng xuất khẩu có tăng mạnh nhưng sản lượng gạo trong nước không chỉ đủ, mà còn thừa để xuất khẩu trong quý 1/2010. Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 221 hướng dẫn hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng để mua tạm trữ lúa gạo vụ hè thu năm 2009. Theo đó, các doanh nghiệp kinh doanh lương thực thuộc Tổng công ty Lương thực Miền Nam được giao nhiệm vụ mua 500.000 tấn, tạm trữ đến ngày 20/1/2010. Doanh nghiệp được hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng từ thời điểm mua đến hết thời gian tạm trữ theo quy định. Cơ hội nhiều, song nếu chỉ bằng lòng với việc xuất khẩu tăng về sản lượng mà không nâng cao được giá trị hạt gạo thì khả năng Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới chắc còn xa. Niềm mong ước có được lợi nhuận xứng đáng công sức lao động của nông dân cũng chưa thỏa. Xưa nay, tập quán sản xuất của các hộ nông dân vẫn là sản xuất nhỏ, lúa gạo sản xuất miễn sao đạt năng suất cao mà chưa quan tâm nhiều đến chất lượng sản phẩm. Đặc biệt trong khâu xử lý sau thu hoạch còn nhiều hạn chế, vẫn chưa đầu tư sản xuất tập trung theo vùng từng loại giống lúa chất lượng cao, lúa đặc sản. Đó là một trong những nguyên nhân làm gạo Việt Nam thua kém gạo của Thái Lan. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có được giải pháp tốt khắc phục hạn chế đó. Đột phá từ đâu? Để giải quyết bài toán này, Công ty Lương thực Tiền Giang (Tigifood) đã xây dựng một lực lượng có kinh nghiệm nhận biết, chế biến, phân loại gạo . Đồng thời, công ty cũng hình thành mạng lưới thu mua và tiêu thụ lúa, gạo trong nông dân qua các phương thức: mua lúa gạo trực tiếp của nông dân thông qua các xí nghiệp, các kho của Tigifood tại các vùng trọng điểm của tỉnh. Qua đó, Tigifood sẽ báo niêm yết giá mua từng thời điểm để người dân có thể tham khảo và quyết định việc bán lúa của mình. Hoặc thành lập các tổ thu mua lưu động trực tiếp mua lúa tại rẫy của nông dân trong thời gian thu hoạch rộ để đưa về kho phơi, sấy. Xây dựng những vệ tinh là các doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã có chức năng xay xát lúa gạo trong tỉnh đã có quan hệ cung ứng lúa gạo cho Tigifood từ nhiều năm trước đứng ra thu mua lúa trong nông dân rồi bán lại cho Tigifood. Các giải pháp thu mua lúa gạo của Tigifood đã tạo điều kiện cho nông dân an tâm gắn bó với ruộng đồng và là “cầu nối” - đồng hành giữa người sản xuất với doanh nghiệp. Hàng năm, Tigifood thu mua khoảng 250.000 - 300.000 tấn gạo các loại. Nhờ mạng lưới tổ chức hợp lý, vừa chủ động nguồn kinh doanh, vừa đảm bảo tồn trữ gối đầu, Tigifood đã đưa ra một lượng lớn gạo để bán lẻ cho nhân dân trong và ngoài tỉnh, góp phần cùng với cả nước bình ổn được giá gạo khi có hiện tượng sốt “ảo”. Theo Giáo sư Võ Tòng Xuân, doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần tạo được vùng nguyên liệu đủ lớn để có thể chủ động về sản lượng. Muốn tạo được thương hiệu cho gạo Việt Nam thì chất lượng gạo phải đồng đều, thuần chủng. Hiện nay, nông dân đã trồng nhiều giống lúa chất lượng cao, nhưng khi thu mua, thương lái cũng như doanh nghiệp để các loại chung với nhau. Khi xuất khẩu, các nước thường tình giá theo tỷ lệ tấm, không có giá riêng. Thái Lan lại chọn một số giống lúa đặc sản trồng để xuất khẩu riêng, tuy sản lượng thấp nhưng bù lại họ xuất được giá cao, tạo được tiếng gạo Thái ngon. Thương hiệu gạo Việt Nam trên thế giới hầu như chưa có để có thể tạo cạnh tranh về giá. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bùi Bá Bổng nhìn nhận gạo Việt Nam vẫn thua Thái Lan trong khâu chế biến. Nông dân chỉ mong bán được giá cao, nhưng vì khâu thu mua, tồn trữ, chế biến không làm tốt nên gạo Việt Nam còn đứng thứ hạng sau. Vì vậy, cần phải có kho chứa để mua lúa gạo của dân; doanh nghiệp phải có lượng gạo trong kho ít nhất bằng 50% lượng gạo trong hợp đồng xuất khẩu. Sản lượng lúa và xuất khẩu gạo tiếp tục lập kỷ lục Năm 2009 sản lượng lúa đạt 38,9 triệu tấn, tăng 116 nghìn tấn so với năm 2008. ▪ CHU KHÔI 09:02 (GMT+7) - Thứ Ba, 29/12/2009 Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trong cả năm 2009 đạt 219.887,18 tỷ đồng, tăng 2,98% so với năm 2008. Những điểm nổi trội nhất của ngành là: sản lượng lúa và xuất khẩu gạo tiếp tục lập kỷ lục; tốc độ tăng đàn gia cầm trong chăn nuôi đạt mức cao nhất từ trước đến nay, tăng trưởng 12,83%; xuất khẩu nông lâm thủy sản đứng vững trước khủng hoảng để vượt 1,34 tỷ USD so với chỉ tiêu Chính phủ giao. Sản xuất nông lâm thủy sản năm 2009 có nhiều thuận lợi do Chính phủ triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ lãi suất để kích cầu và tăng cường đầu tư cho sản xuất, mặt khác dịch bệnh diễn ra ở quy mô nhỏ. Tuy nhiên, năm 2009 cũng gặp nhiều khó khăn: đầu năm hạn hán ở Tây Nguyên; mưa bão vào quý 3 đã ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp ở Trung Bộ; giá thức ăn chăn nuôi ở mức cao; thị trường xuất khẩu một số loại nông sản gặp khó khăn do khủng hoảng tài chính thế giới. Kết quả sản xuất vẫn tăng trưởng dương, nhưng tốc độ tăng đã chậm lại so với những năm trước. Cụ thể: tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 160.080,94 tỷ đồng, tăng 2,17% so với năm 2008; lâm nghiệp đạt 7.008 tỷ đồng, tăng 3,79%; tổng giá trị ngành thủy sản đạt 52.798,24 tỷ đồng, tăng 5,42% so với cùng kỳ năm 2008. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2009 đạt 43,33 triệu tấn, tăng 24 nghìn tấn so với năm ngoái. Ân tượng nhất là sản lượng lúa gạo thu hoạch tiếp tục lập kỷ lục, với sản lượng 38,9 triệu tấn lúa, tăng 116 nghìn tấn so với năm 2008. Nhờ vậy, mặc dù xuất khẩu gạo tăng tốc nhanh về sản lượng, nhưng vẫn đảm bảo đủ lượng gạo cho tiêu dùng trong nước. Trong lĩnh vực chăn nuôi, công tác kiểm dịch được tăng cường nên không xảy ra dịch bệnh trên diện rộng như năm 2008. Năm 2009, tổng đàn gia cầm đã đạt mức tăng trưởng kỷ lục từ trước tới nay, số lượng gia cầm tăng thêm 12,83% so với năm trước. Chăn nuôi lợn cũng có mức tăng trưởng khá, đạt 3,47%. Riêng đàn trâu, bò lại giảm, trong đó số lượng bò giảm tới 3,7%. Đối với ngành lâm nghiệp, diện tích rừng trồng mới trong năm vừa qua đạt 208,6 nghìn ha, thấp hơn so với kế hoạch và chỉ bằng 89% so với năm trước. Công tác khoanh nuôi, khoán quản lý bảo vệ rừng vượt 66% so với kế hoạch. Tổng sản lượng gỗ rừng hàng hóa khai thác đạt 3.766,7 nghìn m3, chỉ đạt 86% kế hoạch. Tổng sản lượng hải sản đánh bắt cả năm đạt 2.277 nghìn tấn, tăng 6,8% so với năm 2008. Nuôi trồng thủy sản cũng tăng trưởng mạnh, sản lượng cả năm đạt 2.569 nghìn tấn, tăng 4,9% so với năm trước. Diện tích nuôi tôm sú giảm mạnh, bởi vậy giá tôm sú nguyên liệu tăng cao, hiện thương lái thu mua từ ao hồ với mức 100.000-150.000 đ/kg (cỡ tôm 40-20 con/kg). Sản lượng cá tra thu hoạch ước đạt hơn 1 triệu tấn. Người dân năm nay đa phần thả nuôi cá tra với mật độ thấp nhằm giảm đầu tư thức ăn, tuy nhiên rất ít người nuôi có lãi. Chỉ số phát triển một số ngành công nghiệp chế biến liên quan đến nông nghiệp như thủy sản, sữa, thức ăn gia súc và thuốc lá đều giữ được mức tăng trưởng khá. Cụ thể chỉ số phát triển năm 2009 so với năm trước của một số ngành: sản xuất bơ, sữa tăng 17,8%; sản xuất thuốc lá tăng 10,9%; thức ăn gia súc tăng 5,2%. Riêng chế biến rau quả và sản xuất đường giảm mạnh: chỉ số phát triển của ngành rau quả giảm 7,7%; ngành đường giảm 14,3%. Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 12/2009 ước đạt 1,3 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu cả năm của nhóm ngành này lên 15,34 tỷ USD, giảm 6,91% so với năm 2008. Tuy nhiên, vẫn vượt xa so với dự kiến xuất khẩu từ đầu năm (12 tỷ USD) và chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao (14 tỷ USD). Năm 2009 là “năm kỷ lục” về xuất khẩu gạo, nhưng do giá gạo biến động giảm nên giá trị vẫn thấp hơn năm trước. Lượng gạo xuất khẩu cả năm đạt 5,8 triệu tấn, kim ngạch thu về 2,6 tỷ USD, tăng 22,6% về lượng, nhưng giảm 10, 34% về giá trị. Cà phê xuất khẩu đạt khối lượng 1,1 triệu tấn, nhưng kim ngạch chỉ được 1,7 tỷ USD. Trong khi năm 2008, khối lượng chỉ 1,06 triệu tấn nhưng kim ngạch lên tới 2,1 tỷ USD. Xuất khẩu cao su 720 nghìn tấn, kim ngạch 1,2 tỷ USD, tăng 9,36% về lượng, giảm 26,3% về giá trị. Xuất khẩu gỗ đạt 2,5 tỷ USD, giảm 10,39% so với năm trước. Lượng điều xuất khẩu năm 2009 đạt 175 nghìn tấn, kim ngạch 840 triệu USD, tăng 5,96% về lượng, nhưng giá trị chỉ bằng 92,19% so với năm ngoái. Chỉ duy nhất riêng ngành chè là tăng cả về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu chè cả năm đạt 133 nghìn tấn, giá trị thu về 178 triệu USD, tăng 27,31% về lượng, tăng 21,27% về kim ngạch. Nhập khẩu vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp năm 2009 nhìn chung vẫn tương đương với năm trước. Ước lượng phân bón nhập khẩu tháng 12/09 đạt 465 nghìn tấn, đưa tổng lượng phân bón nhập khẩu cả năm lên 4,42 triệu tấn, kim ngạch nhập khẩu 1,4 tỷ USD, chỉ giảm 5,81% về kim ngạch. Nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật vẫn “ngốn” tới 485 triệu USD, tăng 2,31% so với năm 2008. Nhập khẩu lúa mì tháng 12/2009 là 30 nghìn tấn, đưa tổng khối lượng nhập khẩu cả năm lên 1,26 triệu tấn, kim ngạch nhập khẩu 317 triệu USD, tăng tới 79,8% về lượng, và tăng 8,3% về giá trị. Thức ăn gia súc và nguyên liệu vẫn là mặt hàng có giá trị kim ngạch nhập khẩu lớn nhất trong các mặt hàng liên quan đến nông lâm thủy sản, với tổng kim ngạch cả năm lên tới 1,75 tỷ USD. Năm nay xuất khẩu gạo có thể vượt kế hoạch E-mail Bản để in Cỡ chữ Chia sẻ: Ý kiến ( 0 ) Gạo xuất khẩu của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Kiên Giang - Ảnh: TTXVN. ▪ NGUYỄN HUYỀN 08:34 (GMT+7) - Thứ Hai, 6/7/2009 Theo kế hoạch năm 2009, Việt Nam sẽ xuất khẩu 4,5 đến 5 triệu tấn gạo. Song, số lượng gạo đăng ký xuất khẩu từ đầu năm đến nay đã hơn 5 triệu tấn, vượt qua con số dự kiến ban đầu, trong đó, đã giao hơn 3,46 triệu tấn. Trong thời gian qua, với lý do an ninh lương thực, việc điều hành xuất khẩu gạo thường hay bị “hãm phanh” đột ngột, khiến cho nông dân mất tiền một cách “oan ức”. Theo một quan chức của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, vẫn còn một số điều cần liên kết chặt chẽ hơn nữa giữa Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) với Bộ để không nên đánh mất cơ hội xuất khẩu gạo giá tốt của nông dân. Hiện nay nông dân đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch xong lúa đông xuân và đang thu hoạch lúa hè thu sớm. Giá lúa dao động từ 4.200 - 4.300 đồng/kg, tuỳ chất lượng lúa và địa phương. Giá gạo nguyên liệu loại 1 khoảng 5.600 - 5.670 đồng/kg; giá gạo nguyên liệu loại 2 khoảng 5.200 - 5.300 đồng/kg, tuỳ từng địa phương. Gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì giao tại mạn khoảng 6.950 - 7.000 đồng/kg; gạo 15% tấm khoảng 6.450-6.500 đồng/kg, gạo 25% tấm ở mức 5.700-5.800 đồng/kg. Trung tâm thông tin Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn dự báo, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm nay có thể đạt 5,5 triệu tấn, tăng 0,5 triệu tấn so với năm 2008. Còn theo VFA, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm nay sẽ đạt 6 triệu tấn. Ông Huỳnh Minh Huệ - quyền Tổng thư ký VFA - cho biết, kế hoạch xuất khẩu gạo trong 6 tháng cuối năm 2009, chủ yếu tập trung vào tiêu thụ lúa gạo hàng hoá vụ hè thu và thu đông. Do tình hình khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế hiện nay, dự báo nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước phần lớn để đủ ăn, chứ không dự trữ như năm 2008 và nhu cầu sẽ đến muộn, giao dịch mua bán và giao hàng thường diễn ra trong thời gian ngắn từ 2 - 3 tháng. Do vậy, tình hình xuất khẩu, tiêu thụ lúa gạo hàng hoá 6 tháng cuối năm còn tuỳ thuộc vào diễn biến của thị trường. Cùng với đà ký hợp đồng xuất khẩu gạo như hiện nay nông dân hoàn toàn có thể tiêu thụ được hết lượng lúa hàng hoá của vụ hè thu 2009. "Nhiều ngày qua giá gạo trong nước đang nhích lên, các hợp đồng xuất khẩu gạo vẫn gia tăng về số lượng, với tiến độ này khả năng xuất khẩu 6 triệu tấn gạo trong năm 2009 là hoàn toàn khả thi", ông Huệ nhận định. Tuy nhiên, VFA và các doanh nghiệp xuất khẩu cũng lo ngại số lượng gạo phẩm chất cao trong vụ hè thu 2009 có khả năng giảm mạnh, bởi phần đông nông dân đang trồng lại các giống lúa có phẩm cấp thấp, như giống IR 50404. Vụ hè thu nông dân thu hoạch lúa trong điều kiện mưa nhiều, lượng lúa dễ bị ẩm ướt làm cho chất lượng gạo bị giảm. Nhưng qua thực tế kiểm tra của Cục Trồng trọt, cơ cấu chung của giống IR 50404 ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong vụ hè thu 2009 chỉ chiếm 18,2%, chỉ vượt quá 3,2% so với khuyến cáo, tương đương 51.200 ha (so với 1,6 triệu ha). GS.TS. Bùi Chí Bửu - Viện trưởng Viện Khoa học kinh tế nông nghiệp miền Nam - cũng nhận định, khả năng Việt Nam có thể xuất khẩu 5,5 - 6 triệu tấn gạo năm nay là hoàn toàn khả thi, vì sản lượng gạo là rất lớn. Theo dự báo của Tổ chức Lương nông Quốc tế (FAO), trong năm 2009, nhu cầu gạo của thế giới là gần 32 triệu tấn, tăng hơn năm 2008 khoảng 2 triệu tấn. Xuất khẩu gạo tăng mạnh cả về lượng và kim ngạch E-mail Bản để in Cỡ chữ Chia sẻ: Ý kiến ( 0 ) Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp đã ký hợp đồng xuất khẩu được khoảng 4,76 triệu tấn gạo các loại. ▪ THÚY NHUNG 17:27 (GMT+7) - Thứ Ba, 16/6/2009 Từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu 3,2 triệu tấn gạo, trị giá hơn 1,3 tỷ USD, tăng 87% về lượng và 51% về giá trị so với cùng kỳ 2008. Theo thống kê của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), riêng 12 ngày đầu tháng 6/2009, các doanh nghiệp đã xuất khẩu hơn 328 nghìn tấn gạo, trị giá gần 137 triệu USD. Lũy kế xuất khẩu gạo từ đầu năm đến ngày 12/6/2009 đã đạt 3,2 triệu tấn. Cũng theo VFA, chỉ trong 10 ngày đầu tháng 6, các doanh nghiệp đã đăng ký xuất khẩu thêm 285 ngàn tấn gạo các loại. Như vậy, từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp đã ký hợp đồng xuất khẩu được khoảng 4,76 triệu tấn. Hiện nay, lúa vụ đông xuân tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã cơ bản thu hoạch xong. Tại các địa phương giá lúa đang đứng ở mức 4.100 - 4.300 đồng/kg tùy theo chất lượng, chủng loại. Giá gạo nguyên liệu loại 1 hiện khoảng 5.600 - 5.630 đồng/kg, gạo nguyên liệu loại 2, giá khoảng 5.100 - 5.200 đồng/kg tùy theo từng địa phương. Gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn khoảng 6.850 - 6.900 đồng/kg, gạo 15% tấm khoảng 6.400 - 6.500 đồng/kg, gạo 25% tấm ở mức 5.600 - 5.650 đồng/kg. Theo dự báo của Trung tâm Thông tin phát triển Nông nghiệp Nông thôn (Agroinfo), thời gian tới, giá gạo trong nước sẽ tiếp tục ở mức thấp do nguồn cung dồi dào. Đặc biệt là nguồn cung còn được bổ sung từ thu hoạch lúa hè thu sớm và vụ hè thu sắp tới. Trong khi đó, nhu cầu mua gạo xuất khẩu hiện vẫn ở mức thấp. Xuất khẩu gạo cần tính đường dài Thứ bảy, 16/01/2010, 09:34 (GMT+7) Nếu nhìn vào con số sẽ thấy rằng,việc sản xuất và xuất khẩu gạo năm 2010 khá dễ dàng. Đã có 2,65 triệu tấn gạo được ký hợp đồng với giá khá cao. Năm nay có thể xuất khẩu 6 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 3- 3,2 tỷ USD, trong khi năm 2009 xuất khẩu 6 triệu tấn, chỉ đạt hơn 2,4 tỷ USD. Dự kiến vụ đông xuân 2009-2010 sẽ có 3 triệu tấn gạo hàng hóa (khoảng 6 triệu tấn lúa) để xuất khẩu, cùng với lượng gạo tồn kho 1,5 triệu tấn từ cuối năm 2009, như vậy 6 tháng đầu năm 2010 có 4,5 triệu tấn gạo để xuất khẩu. Vụ hè thu 2010 sẽ có thêm 2 triệu tấn gạo hàng hóa, và lượng gạo hàng hóa vụ thu đông khoảng 400.000 tấn. Như vậy năm nay có khoảng 6,9 triệu tấn gạo hàng hóa. Thị trường gạo thế giới năm 2010 được đánh giá là thuận cho quốc gia bán vì giá xuất khẩu tốt hơn. Tuy nhiên, đó chỉ là thuận trước mắt. Vấn đề biến đổi khí hậu gần như đã tác động khá rõ lên việc sản xuất lúa ở nhiều quốc gia. Như Ấn Độ, quốc gia xuất khẩu gạo thứ 3 thế giới sau Thái Lan và Việt Nam, nhưng năm nay gần như “đóng cửa”. Philippines đã tổ chức nhiều đợt đấu thầu nhưng vẫn không thể đủ số lượng cần mua cho cả năm, vì số nước tham gia đấu thầu đều bỏ giá cao. Do vậy, Việt Nam không thể là ngoại lệ, dù sản xuất lúa đông xuân vùng ĐBSCL thuận lợi, nhưng khả năng thiếu nước vì khô hạn ở phía Bắc, kể cả miền Trung, là điều không thể xem thường. Tại hội nghị toàn cầu về biến đổi khí hậu tổ chức tại Copenhagen (Đan Mạch) vừa qua, gạo của Việt Nam là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu thế giới mà Tạp chí Time (Mỹ) liệt kê vào danh sách bị tác động của biến đổi khí hậu. Nhưng điều lo ngại nữa là Việt Nam xuất khẩu chủ yếu gạo có phẩm cấp trung bình và đang chiếm lĩnh thị phần gạo cấp thấp ở nhiều thị trường như Philippines, châu Phi… Trong khi đó, Thái Lan gần như chiếm lĩnh thị trường gạo cao cấp, nên gần như có sự phân chia thị trường khá rõ. Theo nhận định của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Myanmar sẽ là quốc gia cạnh tranh xuất khẩu gạo cấp thấp của Việt Nam, giá còn rẻ hơn. 2 niên vụ qua, sản lượng lúa của Myanmar đã tăng mạnh, từ 30 triệu tấn lên 32 triệu tấn, lượng gạo xuất khẩu năm nay khoảng 1,5 triệu tấn (gấp 2 lần so với niên vụ trước). Theo thông tin VFA có được, Myanmar đặt kế hoạch sản xuất lên 40 triệu tấn lúa những năm tới. Điều này không phải không có cơ sở, khi quốc gia này có diện tích đất trồng lúa lên đến 8,26 triệu ha, dân số lại ít hơn Việt Nam và đây là quốc gia từng có thời kỳ xuất khẩu gạo số 1 thế giới. Campuchia cũng là quốc gia tiềm năng về xuất khẩu gạo khi quỹ đất trồng lúa còn rất lớn, dân số rất ít, đang được nước ngoài có kế hoạch đầu tư về hệ thống thủy lợi để khai hoang và tăng vụ. Do vậy, ngay từ bây giờ phải tính đến những thách thức này để có chiến lược cho hạt gạo Việt Nam, nâng cao kim ngạch xuất khẩu thông qua giá trị gia tăng, thay vì chỉ trông cậy vào số lượng. Theo các chuyên gia dự báo, thị trường gạo năm 2010 sẽ sôi động hơn 2009 và giá xuất cũng tăng cao hơn, doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn trong thời gian tới. Trước mắt, theo dự báo của Phó Chủ tịch kênh thông tin Rice Trader, Tổng biên tập tạp chí Rice Today (thuộc Viện Lúa quốc tế - IRRI), trong tháng 2 và tháng 3/2010, nhu cầu nhập khẩu gạo của Ấn Độ có thể đạt mức 1,5-2 triệu tấn. Ngay trong tháng 12/2009, Philippines sẽ mở thầu 600.000 tấn gạo các loại. Đây là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt để đàm phán hợp đồng. Nhận định của ông V. Subramanian, Tổng biên tập Tạp chí Rice Today cho thấy do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và dịch bệnh gây hại nên năm 2009, 2010 sản lượng lúa của các nước Philippines, Brazil, Ấn Độ bị sụt giảm đáng kể. Ông Subramanian cũng xác nhận năm 2009 sản lượng lúa của Ấn Độ sụt giảm khoảng 4 triệu tấn và có nguy cơ chuyển từ quốc gia xuất khẩu thứ ba thế giới suốt 21 năm thành nước nhập khẩu khoảng 3 triệu tấn gạo trong năm tới. Ông Subramanian cũng đồng ý giá gạo sẽ tăng vì không chỉ nguồn cung giảm mà còn do ảnh hưởng giá dầu tăng, đồng USD giảm giá, chỉ số giá cả tăng . Các chủng loại gạo tăng giá mạnh nhất sẽ là gạo cao cấp, gạo thơm bởi lẽ các nước xuất khẩu chủ lực mặt hàng này là Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan đều bị sụt giảm về sản lượng, trong đó có dự báo là Thái Lan sẽ bị giảm đến 30% sản lượng vì bị dịch rầy nâu. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tính đến ngày 25/11/2009, lượng gạo ký hợp đồng đạt trên 6,72 triệu tấn, tăng hơn 47,8% so cùng kỳ và lượng đã giao ở thời điểm này đạt 5,601 triệu tấn. Số lượng giao trong tháng 12/2009 khoảng 1,12 triệu tấn. Trong năm 2009 này, lượng gạo xuất khẩu đạt hơn 6 triệu tấn các loại. Chiếm 15% thị trường xuất khẩu gạo toàn cầu, nhưng hạt gạo Việt Nam giá trị xuất còn thấp, một bộ phận đời sống người trồng lúa còn gặp khó khăn. Năm 2010, các chuyên gia thị trường cho rằng, sẽ có nhiều triển vọng cho ngành gạo nhưng cũng là năm đầy biến động và thử thách, các doanh nghiệp cần liên kết lại để nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam. Mặc dù đạt con số kỷ lục cao nhất về lượng gạo xuất khẩu từ 1989 đến nay, nhưng chất lượng hạt gạo còn thấp, giá trị tăng thêm không cao. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chỉ 25% nông dân tiếp cận được thông tin thị trường và 90% sản phẩm nông nghiệp bán ở dạng thô. Trong khi đó, mối liên kết “4 nhà” chưa thực sự hài hòa để các bên cùng có lợi. Điều này làm giảm chất lượng cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam ở thị trường quốc tế, giá gạo xuất bình quân cũng giảm. Năm 2008, giá gạo bình quân 614 USD/tấn, còn tính đến thời điểm này, giá gạo xuất khẩu chỉ hơn 404 USD/tấn. Các chuyên gia đánh giá chất lượng gạo Việt Nam không kém so với các nước xuất khẩu gạo trên thế giới, đặc biệt là Thái Lan. Giá xuất thấp là do việc điều tiết, tiếp cận thị trường còn nhiều hạn chế . Mới đây, tại hội thảo “Triển vọng ngành lúa gạo Việt Nam năm 2010” do phòng Thương mại-Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ phối hợp cùng VFA, Viện chính sách và chiến lược (Agroinfo) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức. Nhiều đại biểu tham dự hội thảo cho rằng, để ngành lúa gạo Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững, cần có sự liên kết của “4 nhà” trong xây dựng vùng nguyên liệu. Thêm vào đó, đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn đáp ứng nhu cầu phát triển, trong đó tập trung giải quyết khâu thu hoạch, tiêu thụ để đảm bảo đầu ra, chất lượng hạt gạo và khuyến khích nông dân gắn bó với đồng ruộng. Bởi Pakistan và Myanmar đang nổi lên trở thành đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam tại thị trường gạo phẩm cấp thấp 25% tấm ở châu Phi. Theo tiến sĩ Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI chi nhánh Cần Thơ, để nâng cao sức cạnh tranh gạo Việt Nam thì cần phải nâng cao chuỗi giá trị hạt gạo để kết nối từng khâu trong sản xuất và tiêu thụ. Gạo Việt Nam thấp hơn gạo Thái Lan khoảng 60 USD/tấn do hệ thống phân phối yếu kém, phải qua nhiều tầng nấc và người bán chiếm giữ giá trị tăng thêm đa số, nông dân rất thiệt thòi. Phải giảm chi phí trung gian để rút ngắn khoảng cách lưu thông của hạt gạo từ ruộng của nông dân đến thẳng nhà máy. Vừa khuyến khích nông dân gia tăng sản xuất, vừa giải quyết những yếu kém tồn tại từ trước đến nay trong khâu phân phối. Chủ tịch VFA Trương Thanh Phong cho rằng, nhu cầu gạo thế giới ngày một tăng, nhưng các nước nhập khẩu dù thiếu ăn vẫn lấy rào cản về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, an toàn thực phẩm làm rào cản gia nhập thị trường của gạo Việt Nam. Do vậy, nông dân cần chú trọng khâu sản xuất an toàn, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Tiến sĩ Nguyễn Văn Sánh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển (trường Đại học Cần Thơ) đã đề xuất: Muốn nâng cao giá trị hạt gạo, cần dựa trên liên kết "4 nhà" và hành xử theo nguyên tắc thị trường, đảm bảo hài hòa lợi ích các bên để liên kết này thật sự bền vững. Các doanh nghiệp xuất khẩu cần chọn thị trường, nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng ở thị trường đó để đặt hàng cho nông dân sản xuất loại giống mình cần và dĩ nhiên phải có sự tham gia của nhà khoa học trong công tác nghiên cứu./. Xuất khẩu gạo 2009: Đạt con số kỷ lục Trong năm 2009 mặc dù chịu nhiều tác động tiêu cực từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu và thiên tai bão lụt nhưng nước ta vẫn xuất khẩu gạo vượt mức kế hoạch đạt 6,2 triệu tấn. > Theo dự tính ban đầu năm 2009 xuất khẩu gạo của Việt Nam chỉ đạt khoảng 5,2 triệu tấn. Nhưng đến tháng 11 và 12, do diễn biến bất lợi của thời tiết đã khiến một số nước đã gia tăng nhập khẩu gạo và các doanh nghiệp của chúng ta đã nắm bắt thời cơ tranh thủ tăng cường xuất khẩu gạo đáp ứng kịp thời của thị trường thế giới. Đây là con số kỷ lục đầy đầy ấn tượng cao nhất từ trước đến nay (kể từ năm 1989 - năm đầu tiên Việt Nam tham gia xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới với con số 1,4 triệu tấn). Mới đây, Ấn Độ- nước sản xuất lúa gạo lớn thứ hai thế giới tuyên bố kế hoạch nhập khẩu gạo trong năm 2010 có thể lên tới 3 triệu tấn (trở lại thành nước nhập khẩu gạo nhiều nhất sau 21 năm vắng bóng trên thị trường nhập khẩu gạo). Những quốc gia có nhu cầu nhập khẩu gạo lớn nhất là Philippines cũng vậy, trong năm 2010 cũng phải nhập khẩu từ 2,3 đến 3 triệu tấn gạo! Trong tháng 12 vừa qua Philippines đã liên tiếp mở 3 đợt đấu thầu nhập khẩu gạo với con số khá “ấn tượng” 1,8 triệu tấn (giao hàng vào những tháng đầu năm 2010 và phần lớn các nhà xuất khẩu gạo trúng thầu là doanh nghiệp Việt Nam). Việc các doanh nghiệp nước ta liên tiếp trúng thầu xuất khẩu gạo vào Philipines vừa qua không chỉ là thắng lợi mà đây còn là bằng chứng cho thấy giá gạo Việt Nam rất cạnh tranh vì lâu nay, các nhà xuất khẩu gạo trên thường lấy giá đấu thầu bán gạo khối lượng lớn cho các quốc gia chuyên nhập khẩu gạo với số lượng lớn như Philippines - chiếm tới 10% mậu dịch gạo quốc tế, làm giá nền tảng giao dịch thương mại giữa các công ty. Vị thế nước xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam và khả năng chi phối điều tiết và góp phần bình ổn thị trường gạo thế giới của Việt Nam được khẳng định. Năm 2009, xuất khẩu gạo nước ta đạt con số kỷ lục một phần các doanh nghiệp đã rút kinh nghiệm từ đợt khủng hoảng lượng thực thế giới hồi đầu năm 2008, nên giữa năm 2009 khi giá trong nước xuống mức thấp đã tăng cường thu mua tạm trữ vừa giúp nông dân tiêu thụ lúa vừa có lượng hàng “găm” sẵn trong kho chờ cơ hội. Hai tháng cuối năm này khi thời cơ đến đã kịp thời đẩy mạnh xuất khẩu một khối lượng lớn gạo với giá cạnh tranh. Tuy thành công trong tăng nhanh khối lượng gạo xuất khẩu hàng năm và luôn chiếm vị trí là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, nhưng còn về chất lượng và lợi nhuận thu từ hạt gạo xuất khẩu thì sao đây? Nhìn lại xuất khẩu gạo chặng đường đã qua, thực tế cho thấy, hạt gạo Việt Nam xuất khẩu thường là loại có phẩm cấp thấp, bán giá rẻ. Nếu so với Thái Lan- nước xuất khẩu gạo đứng vị trí thứ nhất thế giới mới thấy hạt gạo Việt Nam vẫn còn “lép”! . các nước xuất khẩu gạo. Liệu Việt Nam có nắm bắt được cơ hội? Năm 2010 được nhận định là “năm vàng” của các nước xuất khẩu gạo. Liệu Việt Nam có nắm bắt. tuỳ chất lượng lúa và địa phương. Giá gạo nguyên liệu loại 1 khoảng 5.600 - 5.670 đồng/kg; giá gạo nguyên liệu loại 2 khoảng 5.200 - 5.300 đồng/kg, tuỳ từng

Ngày đăng: 22/12/2013, 19:17

Xem thêm: Tài liệu gao ppt

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w