Tài liệu tl xhh pptx

29 305 0
Tài liệu tl xhh pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề: Buôn bán phụ nữ và trẻ em GVHD: ThS Nguyễn Hồng Linh PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay khi đất nước chúng thực hiện công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ, nền kinh tế nước ta có nhiều đổi mới đi lên, đời sống của người dân có phần được cải thiện, xong bên cạnh những thành quả của công cuộc đối mới hội nhập mở cửa thì những tệ nạn xã hội cũng ngày càng gia tăng, như tệ nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em một trong những tệ nạn gây bức xúc hiện nay và có chiều hướng gia tăng trên thế giới và trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, nó phát triển như mặt trái của nền kinh tế thị trường với chính sách mở của hội nhập kinh tế và giao lưu văn hóa giữa các nước. Nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam đã xảy ra tại nhiều tỉnh và thành phố trong cả nước với những diễn biến phức tạp Một bộ phận phụ nữ, trẻ em bị buôn bán ở trong nước, chủ yếu từ các vùng nông thôn, miền núi ra thành phố, thị xã để làm gái mại dâm. Còn lại phần lớn phụ nữ trẻ em bi buôn bán ra nước ngoài đến nhiều nước khác nhau với nhiều hình thức và mục đích khác nhau. Theo thống kê, đến nay đã có hàng chục nghìn phụ nữ, trẻ em bị buôn bán qua biên giới, chủ yếu là qua các đường mòn và cửa khẩu, trên tuyến biên giới phía Bắc và Nam Việt Nam.Tại phía Bắc, PNTE bị buôn bán tập trung ở các địa bàn biên giới giáp Việt Nam, được sử dụng làm gái mại dâm trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí hoặc làm vợ một cách bất hợp pháp. Tại phía Nam PNTE bị buôn bán chủ yếu làm mại dâm tại các thành phố lớn và các tỉnh giáp biên giới. Các nước giáp Việt Nam còn có thể là địa bàn trung chuyển để buôn bán PNTE đi các nước xa hơn trong khu vực. Ngoài ra, tình hình phụ nữ Việt Nam bị bán ra nước ngoài qua hình thức cho nhận con nuôi người nước ngoài trong những năm vừa qua cũng rất phức tạp. Nạn buôn bán người đã trở thành vấn nạn cho toàn cầu. Nó gây ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt của người dân, phong tục, tập quán đạo đức xã hội, luật pháp của Nhà nước, cướp đi hạnh phúc của nhiều gia đình, làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS, tiềm ẩn những nhân tố xấu đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Trong khuôn khổ của chuyên đề này em xin đưa ra một số cách nhìn nhận về SV: Hoàng Thị Ánh Lớp: LCD3. CT3 1 Chuyên đề: Buôn bán phụ nữ và trẻ em GVHD: ThS Nguyễn Hồng Linh vấn đề này cùng những giải pháp để góp tiếng nói nhỏ của mình về vấn đề bức xúc đang cần được quan tâm giải quyết. Trong suốt thời gian làm chuyên đề em đã nhận được sự giảng dạy và hướng dẫn nhiệt tình của cô: ThS Nguyễn Hồng Linh - Giảng viên khoa Công tác xã hội. Tuy nhiên do kiến thức, trình độ chuyên môn còn có hạn chế khó tránh khỏi những sai xót nên em rất mong nhận được sự góp ý chân thành của cô để chuyên để em được hoàn thiện và sát thiết thực hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô! SV: Hoàng Thị Ánh Lớp: LCD3. CT3 2 Chuyên đề: Buôn bán phụ nữ và trẻ em GVHD: ThS Nguyễn Hồng Linh PHẦN II: NỘI DUNG I. LÝ THUYẾT 1. Tính tất yếu khách quan sự ra đời của Xã hội học Cuộc cách mạng thương mại và quốc tế ở Châu Âu cuối thế kỷ 18 đã làm lay chuyển tận gốc rễ trật tự kinh tế kiểu phong kiến vẫn tồn tại hàng trăm năm trước đó. Xã hội thay đổi mạnh mẽ về hệ thống tổ chức xã hội, thị trường mở rộng, hàng loạt nhà máy, xí nghiệp, tập đoàn xã hội ra đời từ hệ quả của nền kinh tế mới(Cách mạng công nghiệp, thương mại) đã thu hút một lượng lao động lớn từ nông thôn ra đô thị làm thuê cho các chủ tư sản. Những biến động kinh tế kéo theo sự biến đổi sâu sắc trong đời sống xã hội như: Tốc đô đô thị hoá nhanh, nông dân bị tách khỏi nông thôn thành người làm thuê cho các xí nghiệp, sở hữu tư liệu sản xuất chuyển từ giai cấp phong kiến sang giai cấp tư sản, kết quả là trật tự xã hội kiểu phong kiến bị thay đổi. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật thì sức lao động thủ công dần được thay thế bằng sức lao động máy móc. Người lao động bị đẩy khỏi các dây chuyền lao động sản xuất đây là một nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng thất nghiệp của người công nhân. Thất nghiệp đã dẫn tới xuất hiện nhiều vấn đề xã hội cấp bách như: Người lang thang, người vô gia cư, nạn nghèo đói trộm cắp, tệ nạn xã hội và trong đó có nạn buôn bán người diễn ra. Đây là vấn đề nghiêm trọng ảnh đe doạ đến sự an toàn của con người. Xã hội biến đổi kéo theo những thay đổi về hệ thống các giá trị chuẩn mực truyền thống. Các giá trị chuẩn mực truyền thống bị tha hoá, các cá nhân bị kéo vào hoạt động kinh tế mới vời lối sống cạnh tranh bất chấp thủ đoạn. Tiêu biểu cho sự tha hoá đó là những kẻ buôn bán người. Để có được đồng tiền chúng bất chấp tính tìm mọi cách lừa lọc những người nhẹ dạ cả tin, lừa lọc những em thơ chưa nhận thức được sự nguy hiểm của cuộc sống… Với hàng loạt các xáo trộn biến đổi trong đời sống kinh tế xã hội này đã nảy sinh nhu cầu thực tiễn là phải tìm ra các giải pháp lập lại trật tự, ổn định xã hội và giái quyết những vấn đề xã hội cấp bách nảy sinh. SV: Hoàng Thị Ánh Lớp: LCD3. CT3 3 Chuyên đề: Buôn bán phụ nữ và trẻ em GVHD: ThS Nguyễn Hồng Linh 2. Nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em là một khía cạnh của đối tượng nghiên cứu Xã hội học. Xã hội học nghiên cứu hình thức và mức độ biểu hiện của các đối tượng xã hội, các quá trình xã hội, hành động, khuôn mẫu tác phong, các chuẩn mực, giá trị, phong tục, thiết chế xã hội….) Có bao nhiêu hình thức biểu hiện của thực tại thì có bấy nhiêu vấn đề xã hội hướng vào nghiên cứu. Ví dụ thất nghiệp, tham nhũng, tội phạm, tệ nạn xã hội, đói nghèo, trong đó có tệ nạn buôn bán trẻ em và phụ nữ đang diễn ra trong xã hội. 3. Đô thị hóa và những vấn đề của nó Xã hội học đô thị nghiên cứu cộng đồng dân cư đô thị và mối quan hệ tương tác bên trong cộng đồng đó: Việc hính thành và phát triển đô thị đã kéo theo một loạt vấn đề như: Giáo dục, bảo vệ sức khoẻ, phúc lợi, nhà ở, dịch vụ, giao thông, tài chính đô thị, phòng chống tội phạm, vấn đề thành thị và nông thôn…. Xã hội học đô thị nghiên cứu các thành phố và các khu vực phụ cận với các mối quan hệ xã hội phức tạp: Quá trình phát triển đô thị bao giờ cũng diễn ra sự bành trướng về không gian, về địa lý tồn tại, đô thị lấn chiếm nông thôn và dẫn dắt người dân ở đây đi theo về ăn mặc, ở, giao tiếp, văn hoá, xã hội…. Dòng dân cư là những người ra đô thị mưu cầu việc làm muốn có thu nhập khá, nhưng cuộc sống bấp bênh, tạo điều kiện cho các tệ nạn phát triển, làm gia tăng các vấn đề xã hội và tệ nạn xã hội. Một trong số đó là nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam. 4. Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về buôn bán phụ nữ và trẻ em. - Ở Việt Nam, việc mua bán người đã có cả những nạn nhân là nam giới. Nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các loại tội phạm này chúng ta đã có nhiều chính sách và văn bản pháp luật về buôn bán người, đã xây dựng được một khung pháp luật nhằm bảo vệ quyền con người nói chung và quyền của phụ nữ và trẻ em nói riêng. Việt Nam cũng tham gia ký kết và là thành viên của nhiều điều ước quốc tế liên quan trực tiếp đến công tác phòng chống tệ nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em như: Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ: Công ước về quyền trẻ em… SV: Hoàng Thị Ánh Lớp: LCD3. CT3 4 Chuyên đề: Buôn bán phụ nữ và trẻ em GVHD: ThS Nguyễn Hồng Linh - Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em, Thủ tướng chính phủ yêu cầu các Bộ, Thủ tướng các cơ quan ngành Bộ, Thủ tướng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung thực hiền tốt các nội dung sau đây: - Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể và toàn xã hội chủ động phòng ngừa và tích cực đấu tranh chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em. - Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh quyết liệt với bọn tội phạm, phấn đấu đến năm 2010 cơ bản chặn đứng và giảm tình hình tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em. - Chủ động hợp tác quốc tế và phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em; kịp thời giải cứu, tiếp nhận số nạn nhân bị buôn bán ra nước ngoài, sớm đưa họ về nước, ổn định cuộc sống và tái hòa nhập cộng đồng. - Tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các văn bản pháp luật hiện hành về phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em; đồng thời tiến hành rà soát, tổng kết, đánh giá để hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em. - Phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em là vấn đề mang tính xã hội cao, phải đặt trong mối quan hệ giữa phòng, chống tội phạm với giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, huy động sự tham gia của các ngành, đoàn thể và toàn xã hội. - Lấy phòng ngừa là chính; kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa với đấu tranh xử lý tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em và tái hoà nhập cộng đồng cho nạn nhân phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và luật pháp quốc tế.5. Các khái niệm sử dụng trong đề tài 5.1 Khái niệm buôn bán người. - Theo công ước của Liên hiệp quốc: Buôn bán người là các hành vi bao gồm: tuyển dụng, vận chuyển, che giấu hoặc tiếp nhận người bằng cách sử dụng hoặc đe doạ sử dụng bạo lực hay bằng các hình thức khác như ép buộc, bắt cóc, lừa gạt bằng cách sử dụng quyền SV: Hoàng Thị Ánh Lớp: LCD3. CT3 5 Chuyên đề: Buôn bán phụ nữ và trẻ em GVHD: ThS Nguyễn Hồng Linh lực hay lạm dụng hoàn cảnh dễ bị tổn thương bằng cách đưa hay nhận các khoản tiền hoặc lợi ích để đạt được sự đồng ý của một người có quyền kiểm soát một người khác nhằm mục đích bóc lột. - Khái niệm buôn bán phụ nữ và trẻ em: Là hành vi mua bán phụ nữ vì mục đích mại dâm; có tính tổ chức, tính chuyên nghiệp; để đưa ra nước ngoài; mua bán nhiều lần; mua bán đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em. 5.2 Các khái niệm liên quan Di cư: Là một hình thức cá nhân di chuyển từ nông thôn lên thành thị hoặc từ một nước nghèo sang một nước giàu hơn vì mục đích kinh tế, chính trị, xã hội hoặc văn hoá. Di cư có thể bằng các hình thức hợp pháp hoặc bất hợp pháp và có thể hoặc tự nguyện hoặc ép buộc (di cư theo gia đình) Buôn lậu: Là sự vận chuyển người (với sự đồng ý của họ) sang nước khác thông qua các hình thức bất hợp pháp nhằm đạt được những khoản tiền hoặc lợi ích về vật chất. - Khái niệm “Tội phạm” được quy định tại khoản 2 – Điều 8 – BLHS.Đặc điểm: + Có hành vi nguy hiểm cho xã hội + Hành vi nguy hiểm cho xã hội phải được quy định trong BLHS + Chủ thể của tội phạm phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự + Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phải là người có lỗi + Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội bị xâm phạm mà các quan hệ xã hội đó được BLHS bảo vệ. * Các đặc điểm và dấu hiệu. - Hành vi: Tuyển dụng chuyên chở, chuyển giao che giấu, chứa chấp tiếp cận hoặc nhập người trong nước hoặc qua biên giới - Thủ đoạn: Lừa gạt, bắt cóc, ép buộc, cưỡng bức hoặc đe doạ bằng bạo lực hay lợi dụng tình hình nợ nần của người đó. - Những dấu hiệu của nạn nhân bị buôn bán + Người không có khả năng đi đến một nơi mới hoặc từ bỏ công việc của mình + Người không được quản lý các giấy tờ của mình như hộ chiếu, CMND… + Người không được trả tiền hoặc được trả rất ít cho công việc của mình SV: Hoàng Thị Ánh Lớp: LCD3. CT3 6 Chuyên đề: Buôn bán phụ nữ và trẻ em GVHD: ThS Nguyễn Hồng Linh + Người sống với nhiều người trong điều kiện không vệ sinh hoặc sống với người chủ của mình (có thể là chủ chứa) + Người rất ít khi được ở một mình và có vẻ như luôn có người đi theo + Người có những vết thương hoặc sẹo như vết cắn, thâm tím, vết bỏng… + Người có cách hành xử rất phục tùng + Người có dấu hiệu đau buồn, có vấn đề về tâm lý như chán nản, lo lắng, tự làm mình bị thương. 6. Đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội 6.1 Đặc điểm vị trí địa lý Vị trí địa lý Việt Nam: Tọa độ địa lý: Kinh tuyến : 102… Đông; Vĩ tuyến …. Bắc, nằm ở cực Đông nam bán đảo Đông Dương chiếm diện tích khoảng …. Biên giới Việt Nam giáp với Vịnh Thái Lan ở phía Nam; Vịnh Bắc Bộ và Biển Đông ơ phía Đông; Trung quốc ở phía Bắc; Lào và Camphuchia ở phía Tây. Đất nước hình chữ S và khoảng cách từ Bắc tới Nam khoảng 1.650 km, vị trí hẹp nhất theo chiều Đông sang Tây là 50km với đường bờ biển dài 3.260km không kể các đảo. Việt Nam tuyên bố 12 hải lý ranh giới, lãnh hải. Thêm 12 hải lý tiếp giáp nữa theo thông lệ và vùng an ninh và 200 hải lý làm vùng đặc quyền kinh tế. Chính những đặc điểm của Việt Nam tiếp giáp với các nước như vậy nên tình hình buôn bán phụ nữ và trẻ em nhất là ở các tỉnh biên giới vẫn diễn biến rất phức tạp và vẫn luôn là điểm nóng, là trọng điểm rất cần được quan tâm. SV: Hoàng Thị Ánh Lớp: LCD3. CT3 7 Chuyên đề: Buôn bán phụ nữ và trẻ em GVHD: ThS Nguyễn Hồng Linh 6.2 Điều kiện kinh tế xã hội Dưới sự chỉ đạo của Chính Phủ, các Chỉ thị, Nghị quyết được thực hiện một cách thành công. Tình hình kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây ngày càng phát triển, các chỉ tiêu kinh tế xã hội càng được nâng cao, đời sống nhân nhân ngày càng được cải thiện, các dịch vụ xã hội phát triển, thương mại ngày càng mở rộng, giao lưu buôn bán giữa Việt Nam vơí các nước trong khu vực và trên thế giới được tiến triển mạnh mẽ, tỷ lệ người nghèo, thất nghiệp giảm mạnh, tình hình kinh tế và chính trị giữ vững ổn định. Các chỉ số kinh tế quý I năm 2008 như sau (xem bảng 1) Xu hướng kinh tế thị trường phát triển cũng đồng nghĩa với quá trình tư nhân hoá mạnh mẽ, nên nhóm hoạt động kinh tế ngoài quốc doanh chiếm phần lớn các tầng lớp thị dân. Đi kèm theo quá trình biến đổi này là một loạt các vấn đề xã hội như: Tệ nạn xã hôi, tệ tham nhũng, sát phạt lẫn nhau, khu vực thị trường lao động tự do và những bất cập của nó…. Cùng với chính sách đổi mới kinh tế xã hội của đất nước, sự phân tầng xã hội cũng diễn ra mạnh mẽ ở các khu vực đô thị; đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Công cuộc đổi mới đã tạo ra nhiều cơ may cho các cư dân đô thị. Nhiều nhóm dân cư đã có những điều kiện khách quan và sự nỗ lực cá nhân để phát triển nghể nghiệp và cải thiện đời sống kinh tế, mức sống ngày càng nâng cao. Song bên cạnh đó cũng không ít những hộ gia đình thiếu các cơ may cả về điều kiện khách quan và chủ quan đã dẫn đến hoàn cảnh sống sa sút, bấp bênh, nhiều người đã mắc phải các tệ nạn xã hội. Sự phân hoá và phân tầng xã hội giữa các lớp dân cư diễn ra mạnh mẽ Bảng 1 SV: Hoàng Thị Ánh Lớp: LCD3. CT3 8 Chuyên đề: Buôn bán phụ nữ và trẻ em GVHD: ThS Nguyễn Hồng Linh CÁC CHỈ SỐ Quý I (2008) 1. Tốc độ tăng trưởng GDP (%) Trong đó: Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp (%) Khu vực công nghiệp và xây dựng (%) Khu vực dịch vụ (%) 7,4 2,9 8,1 8,1 2. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp (%) 16,3 3. Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản (%) 4,1 4. Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ (%) 29,2 5. Xuất nhập khẩu: Kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD) Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu (%) Kim ngạch nhập khẩu (tỷ USD) Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu (%) 13,0 22,7 20,3 62,5 6. Tỷ lệ nhập siêu (%) 56,5 7. Đầu tư xã hội so với GDP (%) 41,5 8. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện (triệu USD) Tốc độ tăng (%) 1.680 24 9. Thu Ngân sách Nhà nước (nghìn tỷ đồng) Thu Ngân sách Nhà nước so với dự toán năm (%) 87,32 27,0 10. Chi Ngân sách Nhà nước (nghìn tỷ đồng) Chi Ngân sách nhà nước so với dự toán năm (%) 91,83 23,0 11. Chỉ số giá tiêu dùng (%) 9,19 12. Tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán (%) 4,8 13. Tổng mức huy động tiền gửi (%) 5,48 14. Tổng dư nợ tín dụng (%) 10,8 II. THỰC TRẠNG 1. Tình hình tội phạm buôn bán người trên thế giới. Liên Hiệp Quốc cho rằng nạn buôn bán người hiện nay lớn gấp 10 lần về quy mô so với nạn buôn nô lệ vào thế kỷ 19 và đang là vấn đề nhức nhối của toàn cầu. Ước tính, hàng năm có khoảng 4 triệu người, phần lớn là phụ nữ, trẻ em bị buôn bán. SV: Hoàng Thị Ánh Lớp: LCD3. CT3 9 Chuyên đề: Buôn bán phụ nữ và trẻ em GVHD: ThS Nguyễn Hồng Linh Riêng ở khu vực Đông Nam Á có khoảng 200-250.000 phụ nữ và trẻ em trở thành nạn nhân của các băng nhóm tội phạm. Các nạn nhân thường bị bóc lột tình dục, bóc lột sức lao động và phải đi ăn xin có tổ chức. Theo báo cáo của Văn phòng Chống ma tuý và tội phạm của LHQ (UNDOC) mạng lưới buôn bán con người làm nô lệ tình dục hoặc lao động cưỡng bức đã toả “chân rết” tới tất cả các khu vực trên thế giới. Phần lớn các nạn nhân là phụ nữ và trẻ em. Họ bị đưa qua nhiều trạm trung chuyển khác nhau, và bị buộc trở thành nô lệ lao động hoặc tình dục tại một quốc gia xa lạ. UNDOC ước tính, có tới 77% số nạn nhân là phụ nữ, 33% là trẻ em và chỉ có 9% là nam giới. Có 87% tổng số các nạn nhân này bị buộc trở thành nô lệ tình dục. Riêng trẻ em, mỗi năm có hơn 1 triệu em là nạn nhân của bọn buôn người. Báo cáo chỉ rõ, trên thế giới có 127 quốc gia “cung cấp” nạn nhân, nhưng có tới 137 quốc gia là đích đến của các đường dây buôn người. 11 quốc gia đứng đầu về đích đến là Bỉ, Đức, Hy Lạp, Israel, Italia, Nhật Bản, Hà Lan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Anh. Điều này chứng tỏ, nhu cầu về nô lệ tình dục vẫn gia tăng trên thế giới. Các khu vực trung chuyển mà những đường dây này thường chọn là Albania, Bulgaria, Hungary, Italia, Ba Lan và Thái Lan. 2. Tình hình tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em tại Việt Nam. - Tội phạm buôn bán người, nhất là tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em đang là thách thức của Việt Nam cũng như các nước khác trong khu vực. Đây là loại tội phạm có tổ chức hết sức nguy hiểm, có tính xuyên quốc gia và quốc tế, gây nhiều hậu quả xấu đối với an ninh xã hội, sức khỏe và phẩm giá con người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em. - Theo đánh giá của Ban chỉ đạo Liên ngành Phòng chống buôn bán người (COMMIT) Việt Nam, tình hình buôn bán phụ nữ, trẻ em (BBPNTE) ở nước ta đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Từ năm 1998 – 2007, đã có trên 6.680 PNTE bị buôn bán; trên 21.000 PNTE vắng mặt lâu ngày nghi ngờ bị buôn bán ra nước ngoài; khoảng 177.000 phụ nữ kết hôn với nước ngoài… Đặc biệt, hiện tượng buôn bán SV: Hoàng Thị Ánh Lớp: LCD3. CT3 10 [...]... .25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo trình Pháp luật về các vấn đề xã hội - Trường Đại học lao động – Xã hội 2 Diendantrachnhiemxahoi.com.vn… 3 Các tài liệu tham khảo trên các diễn đàn về buôn bán và bạo hành phụ nữ… SV: Hoàng Thị Ánh 27 Lớp: LCD3 CT3 Chuyên đề: Buôn bán phụ nữ và trẻ em GVHD: ThS Nguyễn Hồng Linh 4 Báo Công an nhân dân, Pháp luật… 5 Giáo trình Xã hội học Chuyên Biệt 6 Nguồn tài liệu từ... như lao động cưỡng bức hay làm nô lệ, đôi khi họ cũng bị đem bán để lấy nội tạng - Đau lòng nhất là thực trạng trẻ em bị mua bán để phục vụ tình dục bệnh hoạn được thể hiện qua một đoạn của cuốn phim tài liệu “Children For Sale” do Dateline NBC thực hiện, được trình chiếu Phim cho thấy có nhiều trẻ em Việt Nam mới lên 5 tuổi bị bắt bán dâm tại làng Svay Pak ở Campuchia, rất thương tâm Cơ quan International... nữ, trẻ em nhưng chưa được quy định trong luật Mặt khác, khung hình phạt của Ðiều 119 và Ðiều 120 quá rộng; hình phạt bổ sung chỉ từ năm đến 50 triệu đồng, không quy định hình phạt bổ sung là tịch thu tài sản trong khi chứng minh yếu tố tư lợi rất khó khăn, do đó đã "bó" cơ quan tiến hành tố tụng thu hồi những khoản tiền nghi vấn do phạm tội mà có - Quy định mức bồi thường thiệt hại tinh thần mà pháp... chiến lược nhằm hạn chế tối đa tình trạng này Xuất phát, tiếp cận từ những nguyên nhân để đưa ra các giải pháp thiết thực trong công tác phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em MỤC LỤC PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 Nạn buôn bán người đã trở thành vấn nạn cho toàn cầu Nó gây ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt của người dân, phong tục, tập quán đạo đức xã hội, luật pháp của Nhà nước, cướp đi hạnh... gian tới, lực lượng chức năng sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong nhân dân về loại tội phạm này 5.2 Những hạn chế và tồn tại - Trước hết có thể nói hệ thống pháp luật và các chế tài tại Việt Nam chưa đủ mạnh, nghiêm khắc và còn nhiều kẽ hở để cho các bọn tội phạm lợi dụng hoạt động Trước hết, yếu tố cấu thành tội phạm mua bán PNTE còn chưa hợp lý - Theo quy định pháp luật hiện . bán để phục vụ tình dục bệnh hoạn được thể hiện qua một đoạn của cuốn phim tài liệu “Children For Sale” do Dateline NBC thực hiện, được trình chiếu. Phim. dân bị tách khỏi nông thôn thành người làm thuê cho các xí nghiệp, sở hữu tư liệu sản xuất chuyển từ giai cấp phong kiến sang giai cấp tư sản, kết quả là

Ngày đăng: 22/12/2013, 19:17

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan