1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu Phú Yên pptx

7 394 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 175,5 KB

Nội dung

Phú Yên Phú Yên là một tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Địa lý Phú Yên trải dài từ 12°42'36" đến 13°41'28" vĩ bắc và từ 108°40'40" đến 109°27'47" kinh đông, phía bắc giáp tỉnh Bình Định, phía nam giáp Khánh Hòa, phía tây giáp Đăk Lăk và Gia Lai, phía đông giáp biển Đông. Phú Yên nằm ở miền trung Việt Nam, cách Hà Nội 1.160km về phía nam, cách tp. Hồ chí Minh 561km về phía bắc theo tuyến quốc lộ 1A. Tỉnh Phú Yên Tỉnh Việt Nam Chính trị và hành chính Bí thư tỉnh ủy Đào Tấn Lộc Chủ tịch HĐND Đào Tấn Lộc [1] Chủ tịch UBND Phạm Ngọc Chi Địa lý Tỉnh lỵ Thành phố Tuy Hòa Miền Nam Trung Bộ Diện tích 5.045,3 km² Các thị xã / huyện 8 huyện Nhân khẩu Số dân • Mật độ • Nông thôn • Thành thị 890.900 người 168 người/km² 80% 20% Dân tộc Việt, Chăm, Ê-đê, Ba Na Mã điện thoại 57 Mã bưu chính: 56 ISO 3166-2 VN-32 Website www.phuyen.gov.vn/ Biển số xe: 78 Diện tích tự nhiên: 5.045 km², chiều dài bờ biển 189km. Khí hậu Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương. Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa nắng từ tháng 1 đến tháng 8. Nhiệt độ trung bình hằng năm 26,5°C, lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 1.600 - 1.700mm. Sông, suối Có hệ thống Sông Đà Rằng, sông Bàn Thạch, sông Kỳ Lộ với tổng diện tích lưu vực là 16.400km2, tổng lượng dòng chảy 11.8 tỷ m3, đảm bảo đủ nước tưới cho nông nghiệp, thủy điện và sinh hoạt. Phú Yên có nhiều suối nước khoáng nóng như: Phú Sen, Triêm Đức, Trà Ô, Lạc Sanh. Ngoài ra còn có nhiều tài nguyên trong lòng đất như Diatomite (90 triệu m3), đá hoa cương nhiều màu (54 triệu m3), vàng sa khoáng (300 nghìn tấn) ( số liệu năm 2006 theo Cẩm nang xúc tiến thương mại du lịch Phú Yên) Hành chính Phú Yên bao gồm 1 Thành phố Tuy Hòa trực thuộc và 8 huyện: • Đông Hòa • Đồng Xuân • Phú Hòa • Sơn Hòa • Sông Cầu • Sông Hinh (huyện) • Tây Hòa • Tuy An Dân số • Dân số Phú Yên là 836.672 người (năm 2003) trong đó Thành thị (20%), Nông thôn: 80%, lực lượng lao động chiếm 71,5% dân số. Phú Yên có gần 30 dân tộc sống chung với nhau: • Chăm , Êđê, Ba Na, Hrê, Hoa, Mnong, Raglai là những người đã sống lâu đời trên đất Phú Yên • Sau ngày miền Nam được giải phóng, sau khi thành lập huyện Sông Hinh (1986) có những dân tộc từ miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Sông Hinh như Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, . Kinh tế Diện tích đất nông nghiệp 72.390 ha, đất lâm nghiệp khoảng 209.377 ha, đất chuyên dùng 12.297 ha, đất dân cư 5.720 ha, đất chưa sử dụng 203.728 ha; có nhiều loại gỗ và lâm sản quý hiếm. Phú Yên nằm ở sườn Đông dãy Trường Sơn, đồi núi chiếm 70% diện tích đất tự nhiên. Địa hình dốc mạnh từ Tây sang Đông, dải đồng bằng hẹp và bị chia cắt mạnh, có hai đường cắt lớn từ dãy Trường Sơn là cánh đèo Cù Mông và cánh đèo Cả. Bờ biển dài 200 km có nhiều dãy núi nhô ra biển hình thành các eo vịnh, đầm phá có lợi thế phát triển du lịch, vận tải đường thủy, đánh bắt và nuôi trồng hải sản xuất khẩu. Ngoài ra còn có Khu bảo tồn thiên nhiên Quốc gia Krông-Trai rộng 20.190 ha với hệ động vật và thực vật phong phú đa dạng. Giao thông Phú Yên rất thuận tiện trong giao thông: có Quốc lộ 1A đi ngang qua, đường tỉnh lộ 645 và Quốc lộ 25 nối với các tỉnh Tây Nguyên; đường sắt Bắc-Nam và Sân bay Đông Tác (Hoạt động từ tháng 4/2003) Tỉnh lộ 641 nối QL1A từ Thị trấn Chí Thanh chạy dọc theo đường sắt Bắc-Nam qua Thị trấn La Hai rồi gặp lại QL1A tại Thị trấn Diêu trì (Tỉnh Bình Định). Quốc lộ 1D (nối Sông Cầu với thành phố Qui Nhơn), đường từ khu công nghiệp Hòa Hiệp đến cảng Vũng Rô. Hệ thống đường liên thôn, liên xã thông suốt thuận lợi trong việc đi lại. Cơ sở hạ tầng • Hệ thống điện: Nhà máy Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh với công suất 72 MW và hệ thống đường dây 500 KVA Bắc - Nam đi qua tỉnh đảm bảo cung cấp nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất, sinh hoạt. Hiện đang xây dựng nhà máy thủy điện Sông Ba hạ với công suất lớn gấp 3 lần so với nhà máy thủy điện Sông Hinh hiện nay, dự kiến 2008 sẽ đi vào hoạt động. • Hệ thống cấp nước: Nhà máy cấp thoát nước Phú Yên với công suất 28.500 m3/ngđ, phục vụ cho khu vực Thanh Pho Tuy Hòa, các vùng lân cận và khu công nghiệp Hòa Hiệp. Đồng thời xây dựng mới một số nhà máy cấp nước cho các thị trấn huyện lỵ với công suất khoảng 13.000 m³/ngđ. • Hệ thống thông tin liên lạc: Phú Yên có mạng lưới viễn thông khá tốt. Bưu điện trung tâm Tỉnh, huyện, xã được trang bị: Vi ba, cáp quang . đảm bảo liên lạc thông suốt. • Hệ thống Internet qua đường truyền ADSL cũng là một kênh liên lạc quan trọng hiện nay đối với sự phát triển của toàn tỉnh. Tổng số bưu cục, đại lý, kiốt trên toàn Tỉnh là 133 đơn vị, tổng số máy điện thoại 14.716 máy; dịch vụ bưu chính cũng phát triển mạnh. Du lịch Du lịch là một trong những ngành chủ chốt của tỉnh với nhiều bãi biển đẹp ven biển, nhiều khu còn là thắng cảnh cấp quốc gia như Gành Đá Dĩa, Đầm Ô Loan hay là di tích lịch sử cấp quốc gia như vũng rô, Đầm Ô Loan . Nông nghiệp Chủ yếu là lúa. Với cánh đồng Tuy Hòa, cánh đồng lúa rộng nhất miền Trung, lương thực, đặc biệt là lúa, nhân dân đã tự túc và có phần sản xuất ra các tỉnh lân cận. Mặc dù không phải là trọng tâm nhưng dây là ngành kinh tế thu hút nhiều lao động của tỉnh, giải quyết công ăn việc làm cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo. Thủy - hải sản Phú Yên có diện tích vùng biển trên 6.900km2 với trữ lượng hải sản lớn: trên 500 loài cá, 38 loài tôm, 15 loài mực và nhiều hải sản quí. Sản lượng khai thác hải sản của Phú Yên năm 2005 đạt 35.432 tấn, tăng bình quân 5%/năm. Trong đó sản lượng cá ngừ đạt 5.040 tấn (thông tin từ Cẩm nang xúc tiến thương mại - du lịch Phú Yên). Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành kinh tế mạnh của tỉnh, với tổng diện tích thả nuôi là 2.950ha, sản lượng thu hoạch 3.570 tấn, bên cạnh đó có nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao như sò huyết, cá ngừ đại dương, tôm sú, tôm hùm. Các địa phương nuôi trồng hải sản tập trung ở khu vực đầm Cù Mông, Vịnh Xuân Đài (Huyện Sông Cầu), Đầm Ô Loan (Huyện Tuy An), . Đây là những địa phương nuôi trồng có tình chiến lược của tỉnh, thu hút nhiều lao động. Đặc biệt, ngay tại Đầm Cù Mông, việc nuôi trồng và chế biến được thực hiện khá đầy đủ các công đoạn nhờ Khu công nghiệp Bắc Sông Cầu nằm ngay tại đó. Giáo dục Phú Yên có hệ thống các trường đại học (Phú Yên) đào tạo 300 SV, Cao đẳng (Công Nghiệp, xây dựng số 3) mỗi năm đào tạo khoảng 1200 học viên, 1 chi nhánh học viện ngành tài chính ngân hàng đào tạo trên 300 học viên và các trường và trung tâm đào tạo nghề (mỗi năm đào tạo khoảng 1.400 kỹ thuật viên và trên 800 công nhân có tay nghề cao - từ bậc 3/7 trở lên). Các trường Hệ Đại học: • Đại học Phú Yên Hệ Cao đẳng: • Trường Cao đẳng Xây dựng số 3 • Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hoà • Học viện Ngân hàng - Phân viện Phú Yên • Trường Cao đẳng nghề Phú Yên Lịch sử Kể từ năm 1597, khi Lương Văn Chánh đưa dân từ các vùng Thanh-Nghệ (Thanh Hóa- Nghệ An-Hà Tĩnh), Thuận Quảng đến Trấn Biên khẩn hoang lập ấp, tạo dựng cơ nghiệp và lập nên phủ Phú Yên vào năm 1611 thì Phú Yên thực sự có tên gọi chính thức. Với một vị trí chiến lược quan trọng, vào thế kỷ 18 Phú Yên là nơi đối đầu quyết liệt giữa nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn; nơi Nguyễn Huệ, vào tháng 7 năm 1775, đã tiêu diệt 2 vạn quân ngũ dinh (Bình Khang, Bình Thuận, Trấn Biên, Phiên Trấn và Long Hồ) của Tống Phước Hiệp. Từ thế kỷ 19 trở về sau này, trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp, Phú Yên đã hưởng ứng phong trào Cần Vương do Lê Thành Phương lãnh đạo và cuộc khởi nghĩa của Võ Trứ và Trần Cao Vân, đập tan chiến dịch Atlante của thực dân Pháp, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ của cả nước [cần dẫn nguồn] . Trong Chiến tranh Việt Nam, phong trào đồng khởi Hoà Thịnh của Phú Yên, cùng với nhiều chiến công khác, đã góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước [cần dẫn nguồn] . Văn hóa Dân Phú Yên thường được gọi là dân xứ "nẫu", đó là tiếng nói đặc trưng của họ, tiếng nẫu (nẫu = người ta). Dân Phú Yên còn có thể loại hát chòi, đó là một thể loại hát dân gian chỉ có ở dân Phú Yên. Phú Yên cũng chính là nơi đã phát hiện ra nhiều di sản văn hoá, như bộ trường ca quý giá của các dân tộc thiểu số, bộ đàn đá Tuy An có độ chuẩn về cung bậc thuộc loại chính xác nhất và những chiếc kèn đá có một không hai. Lễ hội Ngoài các lế hội chung của cả nước, còn có nhiều lễ hội riêng biệt, đặc trưng của vùng, được nhà nước công nhận như là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam: • Lễ hội đánh bài chòi , với các bài hát chòi dân gian, đậm bản sắc văn hóa của Phú Yên. • Lễ hội đầm Ô Loan được tổ chức tại đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An • Lễ đâm trâu của người Ba Na • Lễ bỏ mả của người Êđê • Lễ cúng đất của người Kinh • Lễ hội cầu ngư của người Kinh Lịch một số lễ hội ở Phú Yên (cấu trúc: Tên lễ hội: thời gian (âm lịch), địa điểm.) • Hội đua thuyền đầm Ô Loan : 07/01, xã An Cư, huyện Tuy An. • Hội đua thuyền sông Đà Rằng : 07/01, phường 6, tp . Tuy Hòa. • Lễ hội Đồng Cam : 08/01, xã Hòa Hội, huyện Phú Hòa. • Hội đua ngựa : 08/01, xã An Xuân, huyện Tuy An. • Lễ hội chùa Từ Quang : 10/01, xã An Dân, huyện Tuy An. • Hội chùa Ông (của người Hoa): 13/01, phường 1, tp Tuy Hòa. • Hội bài chòi : tết nguyên đán, vùng nông thôn Phú Yên. • Lễ hội Sông nước Tam Giang : tết nguyên đán, huyện Sông Cầu. • Lễ hội cầu ngư : từ tháng 1 đến tháng 6, khắp các vùng ven biển. • Hội thơ đêm nguyên tiêu : rằm tháng giêng hàng năm, Sân tháp Nhạn, phường 1, tp Tuy Hòa. • Lễ hội đền Lê Thành Phương :28/01, xã An Hiệp, huyện Tuy An. • Lễ hội đền Lương văn Chánh : 19/09, xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa. • Lễ hội cầu an : Tháng 3 và tháng 8, ở khắp các chùa. • Lễ hội bỏ mả : tháng 3 đến tháng 5, huyện: Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh. • Lễ hội mừng sức khỏe : tháng 3 đến tháng 5, các huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh. • Lễ hội đâm trâu : từ tháng 2 đến tháng 6: Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh. • Lễ hội mừng nhà mới : từ tháng 3 đến tháng 5, các huyện :Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh • Lễ hội mừng lúa mới : từ tháng 3 đến tháng 5: các huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh Du lịch • Núi Đá Bia • Khu bảo tồn tại Đầm Ô Loan • Mũi Đại Lãnh • Gành Đá Dĩa • Khu Di tích lịch sử cảng Vũng Rô (Đường Hồ Chí Minh trên biển) Ẩm thực ở Phú Yên • Bánh xèo: Cùng với bánh tráng, bánh xèo món ăn truyền thống của người dân ở Phú Yên. Bánh xèo ở Phú Yên được làm từ bột gạo, giá đỗ, thịt băm và tôm hoặc mực; nếu thực khách có yêu cầu thì chủ quán có thể cho trứng vào để tăng thêm hương vị. Khi khuôn đúc nóng, người ta cho mỡ, sau đó là thịt, tôm, giá đỗ và nước bột gạo xay vào, đậy nắp chờ khoảng 1 phút là bánh chín. Bánh đổ xong vừa mềm, vừa nóng, có hương vị của hải sản biển. Người ta ăn bánh xèo với rau sống bao gồm xà lách, giá đỗ và nhiều loại rau thơm khác. Nước chấm gồm có 2 loại, người địa phương gọi là mắm đục và mắm trong. Mắm đục gần giống như mắm nên, cho thêm gia vị và ớt. Mắm trong là nước mắm bình thường có thêm ớt tỏi, . Công thức pha nước mắm cũng là một bí quyết của các quán ăn ở đây vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến hương vị của món ăn. Bánh xèo có thể ăn bằng đĩa hoặc dùng bánh tráng cuốn lại chấm với nước mắm sẽ rất ngon. • Bánh canh: Bánh canh là một món ăn bình dân ở Phú Yên, tuy vậy chủng loại bánh canh ở Phú Yên rất phong phú như: bánh canh bột gạo, bánh canh bột lọc, bánh canh chả cá, bánh canh hẹ, . chỉ cần đi lòng vòng 10 phút cũng có thể đếm được tới 4-5 quán bán bánh canh bên vỉa hề, nhiều nhất là xung quanh bưu điện thành phố Tuy Hòa. Mỗi món bánh canh là một loại hương vị khác nhau, không quán nào giống quán nào và giá mỗi tô bánh canh chỉ khoảng 2-3 ngàn đồng nên vào buổi chiều tối quán nào cũng đông đúc học sinh. • Bánh bèo và bánh ướt: Đây là 2 món bánh khá quen thuộc của người dân Việt Nam, cách chế miến 2 món ăn này ở Phú Yên không khác lắm so với nhiều vùng khác trên cả nước. Ngoài ra còn có bánh bèo nóng, ăn khi bánh vừa xuống lò . đổ nước mắm vào chén bánh bèo, múc một cái cho vào miệng. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia . Phú Yên Phú Yên là một tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Địa lý Phú Yên trải dài từ 12°42'36". và lập nên phủ Phú Yên vào năm 1611 thì Phú Yên thực sự có tên gọi chính thức. Với một vị trí chiến lược quan trọng, vào thế kỷ 18 Phú Yên là nơi đối đầu

Ngày đăng: 09/12/2013, 23:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w