1 Môn : NgânHàngThươngMại Chương I: Câu 1. Hãy trình bày tóm lược quá trình phát triển của hệ thống NHTM? - Thời kỳ sơ khai: là giai đoạn phát triển của các NH sơ khai, với nghiệp vụ ban đầu là nhận giữ tiền vàng và các loại tài sản có giá trị khác - Thời kỳ từ thế kỷ V đến VII: là giai đoạn phát triển và hoàn thiện các nghiệp vụ của một NHTM. - Từ thế kỷ XVIII- cuối XIX: Các NH thực sự được công nhận như một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và phát hành tiền dưới dạng chứng thư hay kì phiếu thay cho vàng. - Từ thế kỷ XX đến nay: Hoàn thiện các chức năng và phát triển đa dạng về nghiệp vụ kinh doanh. Câu 2. Hãy phân tích chức năng trung gian tín dụng của NH. - NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa người dư thừa vốn và người cần vốn thông qua nghiệp vụ huy động vốn để cho vay. - NHTM vừa đóng vai trò là người đi vay và người cho vay nên thúc đẩy phát triển kinh tế + Đối với người đi vay: thoả mãn được nhu cầu vốn + Đối với người cho vay: hưởng lợi từ khoản nhàn rỗi + Đối với NHTM: thu được lợi nhuận + Đối với nền kinh tế: thúc đầy phát triển Câu 3: Phân tích chức năng TG thanh toán - Thực hiện theo yêu cầu thanh toán của khách hàng => NHTM đóng vai trò là người thủ quỹ. - Thực hiện chức năng TGTT dựa trên chức năng TGTD. Vì thông qua nhận tiền gửi để mở tài khoản cho khách hàng. Phan Trường Sinh – Anh 6 – TCQTB –K46 – STT : 25 2 Môn : NgânHàngThươngMại - Có ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế + Thuận lợi cho khách hàng + Tăng tốc độ luân chuyển vốn + Phát triển kinh tế xã hội - NHTM thu lợi từ việc thanh toán bằng cách thu phí thanh toán và tăng vốn cho vay (số dư trên tài khoản). Câu 4. Phân tích chức năng tạo tiền Với chức năng trung gian tín dụng và thanh toán, NHTM có khả năng tạo ra tiền tín dụng thể hiện trên tài khoản tiền gửi cảu khách hàngtại NHTM. Đây chính là một bộ phận của lượng tiền tín dụn được sử dụng trong giao dịch. Từ tài khoản dự trữ tăng lên ban đầu, thông qua hành vi cho vay bằng chuyển khoản, hệ thống ngânhàng có khả năng tạo nên số tiền gửi (tức là tiền tín dụng) gấp nhiều lần số tiền dự trữ tăng lên ban đầu. Mức mở rộng tiền gửi phụ thuộc vào hệ số mở rộng tiền gửi. Quá trình tạo tiền chỉ có thể thực hiện khi có sự tham gia của cả hệ thống NHTM Trong thực tế, khả năng tạo tiền của NH bị giới hạn bở tỷ lệ dự trữ vượt mức và tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi thanh toán của công chúng. Câu 5: Tại sao nói vốn chủ sở hữu là chiếc đệm giúp NHTM tránh rơi vào tính trạng phá sản? - Vì VCSH phản ánh thực lực tài chính của NH: + Là cơ sở phát triển quy mô + Thu hút vốn vay + Đảm bảo thanh toán được các khoản nợ đến hạn nên giúp giảm thiểu được rủi rom phá sản. Phan Trường Sinh – Anh 6 – TCQTB –K46 – STT : 25 3 Môn : NgânHàngThươngMại Câu 6: Phân tích cơ cấu nguồn vốn NHTM và nguồn vốn quan trọng nhất là gì? Tại sao? - Cơ cấu vốn: + Vốn NH: + Vốn huy động: ( tiền gửi có kỳ hạn, ko kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm). + Vốn đi vay: (vay NHTW, Chính phủ, công ty, thị trường TC, nước ngoài). + Vốn khác Vốn huy động là quan trọng nhất vì quyết định toàn bộ hoạt động của NH và mang tính cốt yếu. Nếu vốn huy động được nhiều thì khả năng cho vay của NH là lớn, đảm bảo khả năng luân chuyển vốn 1 cách hợp lý. Câu 7: Tại sao ngày nay các NHTM lại chủ động trong việc quản lý tài sản nợ? - Để biết được mức độ nợ, từ đó đưa ra chiến lược hợp lý. - Giảm rủi ro vỡ nợ vì tỷ lệ nợ trong NHTM rất cao. - Đảm bảo hoạt động NH như: cho vay hợp lý, đảm bảo uy tín, nâng cao chất lượng dịch vụ. Câu 8: Trình bày các phát kiến mới về công cụ huy dộng vốn của NHTM? Các phát kiến mới trong nghiệp vụ huy động vốn là: + Tài khoản séc: Đây là dạng tài khoản tiền gửi có khả năng phát séc phổ biến nhât. Ban đầu ko được phép trả lãi, sau được trả nhưng ở mức rất thấp. + Tài khoản NOW: Về bản chất đây là một dạng tiền gửi cho phép phát hành séc nhưng được hưởng lãi suất cao hơn séc thông thường. Để lách luật các ngânhàng đã tạo ra tài khoản NOW, loại tài khoản này không được ký phát séc, nhưng lại có thể chuyển nhượng được, do đó có tác dụng như séc trong thanh toán. + Tài khoản tiển gửi thị trường tiền tệ: là loại tài sản giúp các NH cạnh tranh với các quỹ tương hỗ trên thị trường tiền tệ, theo đó các cổ đông nắm giữ có thể ký phát séc dựa trên thu nhập của mình từ quỹ. Phan Trường Sinh – Anh 6 – TCQTB –K46 – STT : 25 vốn tự có: ( vốn điều lệ, và dự trữ) Vốn coi như tự có: ( cấp 1: cp thường…; cấp 2: CP ưu đãi) 4 Môn : Ngân HàngThươngMại Câu 9. Cấu trúc nguồn thu nhập NHTM và chỉ ra nguồn thu quan trọng nhất? - Nghiệp vụ ngân quỹ: bảo đảm khả năng thanh toán thu lệ phí - Nghiệp vụ tín dụng: cho vay, chiết khấu, bảo lãnh và cho thuê tài chính, trong đó hoạt động cho vay được coi là hoạt động sinh lời chủ yếu của NH. - Nghiệp vụ đầu tư: NHTM dùng vốn của mình để mua chứng khoán hoặc đầu tư theo dự án. Câu 10. Xu hướng chuyển cấu trúc nguồn thu nhập? - Xu hướng dịch chuyển trong cấu trúc nguồn thu nhập của NHTM từ hoạt động tín dụng là hoạt động sinh lời là chủ yếu, tới các dịch vụ ngoại bảng. Câu 11: Tại sao NHTM ngày nay được giảm dự trữ vượt mức? - Để tăng cường hoạt động đầu tư sinh lợi vào chứng khoán và các dự án đầu tư - Khoản tiền đem sinh lời sẽ tốt hơn là đem dự trữ. Vì số tiền thu được về sau là lớn hơn. - Đảm bảo sự phát triển của NH. Câu 12: Phân biệt hoạt động nội bảng và ngoại bảng. - Hoạt động nội bảng được ghi lại trên bảng tổng kết tài sản của NH. - Hoạt động ngoại bảng được ghi lại trên bảng tổng kết tài sản ngoại bảng. Câu 13: Trình bày mối quan hệ giữa các nghiệp vụ huy động vốn, cho vay, đầu tư, thanh toán và dịch vụ ngoại bảng của NHTM. - Các nghiệp vụ mang tính chất tương quan và nghiệp vụ huy động vốn mang tính chất quyết định. Vì: - Huy động vốn có phát triển: thì khả năng cho vay của NH mới cao, đầu tư tăng, thanh toán tăng và dịch vụ ngoại bảng phát triển. Phan Trường Sinh – Anh 6 – TCQTB –K46 – STT : 25 5 Môn : Ngân HàngThươngMại Chương II Câu 1: Tiết kiệm nhờ quy mô giúp giải thích sự tồn tại các trung gian TC như thế nào? - Nguyên nhân khiến tỷ lệ người sở hữu chứng khoán không nhiều: + Những người có tiền ít thường mua cổ phiếu nhưng lại chịu chi phí giao dịch. + Những người có tiền nhiều thường mua trái phiếu nhưng vì chi phí giao dịch nên họ không đa dạng được danh mục đầu tư=> rủi ro tăng. - Tiết kiệm nhờ quy mô: + Tập trung nguồn vốn nhỏ lẻ để đầu tư => giảm được chi phí trên mỗi đồng vốn đầu tư. + Chi phí trang thiết bị giảm nếu quy mô tăng Do đó, các trung gian TC phát triển và trở thành 1 bộ phận quan trọng trong nền kt. Câu2. Hãy trình bày 2 phương án, theo đó các TG tài chính giảm được chi phí giao dịch? - Tăng quy mô: + tập trung vốn nhỏ lẻ thành vốn lớn để đầu tư lớn và đa dạng hoá danh mục từ đó giảm thiểu rủi ro. + Quy mô lớn giúp giảm chi phí cho thiết bị từ đó giảm được chi phí giao dịch. - Tăng tính chuyên nghiệp: + Bộ máy hoạt động hiệu quả. + Giảm thời gian và các thủ tục giao dịch Phan Trường Sinh – Anh 6 – TCQTB –K46 – STT : 25 6 Môn : Ngân HàngThươngMại + Tốc độ luân chuyển vốn nhanh Câu 3. Rủi ro đạo đức và lựa chọn đối nghịch luôn tồn tại trên thị trường TC nếu thông tin không cân xứng. Giải thích? - Thông tin không cân xứng: Người cho vay sẽ không nhận biết được đâu là công ty tốt và đâu là công ty xấu - Dẫn đến: + Các công ty xấu tích cực tìm kiếm khoản vốn vay và luôn tìm mọi cách để làm đẹp về công ty mình, do đó các công ty này được cho vay. + Các công ty tốt lại không được cho vay. Kết quả là khả năng người đi vay không trả được nợ vì sử dùng vốn không hiệu quả. Câu 4: Chuẩn mực kế tián giúp thị trường TC hoạt động hiệu quả hơn như thế nào? - Giúp cho việc lập và kiểm tra các báo cáo tài chính một cách trung thực, công khai, phán ánh đúng tình hình doanh nghiệp để phân biệt công ty tốt, xấu. - Giúp giảm thiểu được rủi ro đạo đức và thông tin bất cân xứng. - Thị trường tài chính hoạt động hiêụ quả hơn. Câu 5. bạn có nghĩ rằng vấn đề “chất lượng dưới chuẩn” sẽ gay gắt hơn đối với cổ phiếu giao dịch trên sở giao dịch hơn là các cổ phiếu trên OTC? Tại sao? - Vấn đề “chất lượng dưới chuẩn” trên OTC sẽ gay gắt hơn vì: + Trên OTC các thông tin không minh bạch => Người cho vay ko xác định được đâu là công ty tốt, đâu là công ty xấu => tiềm ẩn rủi ro. + Trên SGD: Các thông tin về DN được kiểm kê cẩn thận thông qua việc kiểm toán…=> phân biệt được các công ty nên vấn đề “chất lượng dưới chuẩn” sẽ không gay gắt như ở OTC. Phan Trường Sinh – Anh 6 – TCQTB –K46 – STT : 25 7 Môn : Ngân HàngThươngMại Câu 6. Những công ty nào thường hay sử dụng tín dụng NH hơn là phát hành trái phiếu hay cổ phiếu để tài trợ cho hoạt động của mình. Tại sao? - Các công ty nhỏ lẻ, tư nhân thường hay sử dụng tín dụng NH vì: + Thông tin về các công ty TN thu thập và xử lý khó khăn. + Tiềm lực tài chính không nhiều => Không được biết đến Do đó, khi phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu không bán được vì người cho vay lo ngại rủi ro đạo đức. vì thế các công ty này thường vay NH. Câu 7. Sự tồn tại thông tin không cân xứng là lý do cho sự điều tiết của chính phủ trên TTTC là như thế nào? - Thông tin không cân xứng làm thị trường kém phát triển - Nền kinh tế kém phát triển - Nguồn lực được sử dụng kém hiệu quả. Do đó, chính phủ đứng ra điều tiết bằng: + Các quy định về thực hiện nghiêm túc chuẩn mực kế toán. + Thực hiện kiểm toán tại các công ty. + Các quy định và chế tài phạt. Câu 8: Anh (chị) sẵn sàng cho bạn mình vay trong trường hợp nào. a. Người bạn bỏ toàn bộ tiền tiết kiệm của mình vào dự án kinh doanh. b. Người bạn đã không làm như vậy. Tôi chọn phương án B. Vì phương án A quá rủi ro, do người đó ko đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình, “bỏ hết trứng vào cùng 1 giỏ”. Do đó, tôi chọn trường hợp B. Phan Trường Sinh – Anh 6 – TCQTB –K46 – STT : 25 8 Môn : Ngân HàngThươngMại Câu 9: Những người giàu có thường lo lắng rằng; những người khác luôn tìm cách cầu hôn với mình chỉ vì mình có tiền. Đây có thuộc về vấn đề lựa chọn đối nghịch không? Có. Vì những người đến với người giàu thường mong chiếm hữu khối tài sản nên họ dùng mọi cách để cầu hôn. ĐIều đó dễ dẫn đến rủi ro đạo đức và lựa chọn đối nghịch cho những nguời giàu là chọn phải người tham tiền bạc mà không quý trọng tình cảm. Câu 10. Tài sản thế chấp cho khoản vay càng nhiều, thì người cho vay càng ít lo lắng về lựa chọn đối nghịch. Câu này là đúng, sai, hay không chắc chắn? Tại sao? Đúng. Vì đã có tài sản đảm bảo cho khoản vay, mức tài sản thế chấp càng lớn thì người cho vay càng bớt lo về việc mình sẽ bị thua thiệt trong việc cho vay. Câu 11: Vấn đề người ăn theo làm trầm trọng sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức trên thị trường tài chính như thế nào? - Trên thị trường tài chính nhiều nhà đầu tư phải bỏ tiền ra để nghiên cứu thị trường, tìm hiểu về chứng khoán mà mình sẽ mua để từ đó lựa chọn được chứng khoán tốt, có khả năng sinh lời. Tuy nhiên, có những người không chịu bỏ chi phí và đầu tư theo những danh mục mà nhà đầu tư đã chọn. Từ đó, tạo nên rủi ro đạo đức, hơn nữa khi có nhiều người ăn theo sẽ làm giá cổ phiếu cao, do đó nhà đầu tư khó có cơ hội mua được cổ phiếu giá rẻ. Từ đó làm trầm trọng thêm lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Câu 12: Tại sao việc tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý công ty lại có thể dẫn đến việc quản lý tồi Vì những người có quyền sở hữu công ty có mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trong khi đó người quản lý lại ko có mục tiêu đó. Do đó, việc tách biệt giữa 2 quyền này dẫn đến quản lý tồi. Phan Trường Sinh – Anh 6 – TCQTB –K46 – STT : 25 . khách hàng. Phan Trường Sinh – Anh 6 – TCQTB –K46 – STT : 25 2 Môn : Ngân Hàng Thương Mại - Có ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế + Thuận lợi cho khách hàng. 2: CP ưu đãi) 4 Môn : Ngân Hàng Thương Mại Câu 9. Cấu trúc nguồn thu nhập NHTM và chỉ ra nguồn thu quan trọng nhất? - Nghiệp vụ ngân quỹ: bảo đảm khả năng