1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hướng dẫn viết khóa luận tốt nghiệp kế toán

30 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 370 KB

Nội dung

hướng dẫn viết khóa luận tốt nghiệp kế toán

QUY CHẾ VỀ HƯỚNG DẪN THỰC TẬP, VIẾT VÀ CHẤM KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CHO CÁC HỆ ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ 1. QUY ĐỊNH CHUNG 1.1 Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này được xây dựng để làm cơ sở hướng dẫn và kiểm soát việc thực hiện nhiệm vụ của người dạy và người học đối với học phần thực tập theo quy định trong nội dung chương trình đào tạo của khoa Kế toán – Kiểm toán. 1.2 Nội dung quy chế bao gồm các vấn đề cơ bản sau: + Trách nhiệm về việc phân công hướng dẫn thực tập cho các nhóm sinh viên thuộc các khoá và hệ đào tạo. + Nhiệm vụ của giảng viên khi hướng dẫn sinh viên thực tập, hướng dẫn viết khoá luận tốt nghiệp, chấm và nộp điểm cho các bộ phận có liên quan. + Trách nhiệm của sinh viên trong quá trình thực tập và khi viết khoá luận tốt nghiệp . + Kiểm soát và đánh giá việc thực hiện học phần thực tập của giảng viên và của sinh viên. + Phương thức chấm và tổng hợp điểm khoá luận tốt nghiệp. Ngoài những vấn đề trên thì trong quy chế còn bao gồm một số phụ lục gợi ý các đề tài viết khoá luậnhướng dẫn cách thức trình bày và viết một khoá luận tốt nghiệp trong từng lĩnh vực chuyên sâu gồm kế toán tài chính, kế toán quản trị, hệ thống thông tin kế toán, kế toán công, kiểm toán,… Đối tượng áp dụng: Quy chế này được áp dụng cho tất cả các hệ đào tạo đại học chính quy. Riêng hệ đào tạo vừa làm vừa học (đào tạo theo niên chế) thực hiện việc viết chuyên đề và khoá luận tốt nghiệp theo quy chế đã được ban hành trước đây. 2. PHÂN CÔNG HƯỚNG DẪN, TRÁCH NHIỆM GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN VÀ SINH VIÊN THỰC TẬP 2.1 Phân công hướng dẫn + Ban chủ nhiệm khoa phân công giảng viên phổ biến thực tập chung cho sinh viên toàn khóa + Thư ký khoa chịu trách nhiệm phân nhóm sinh viên thực tập, giảng viên hướng dẫn nhóm và lịch gặp sinh viên lần đầu tiên của từng giảng viên . Chuyển danh sách phân công cho phòng chức năng để thông báo cho sinh viên biết. + Đối với các khóa có chuyên ngành Kiểm toán, sinh viên chuyên ngành Kiểm toán sẽ được phân công cho giảng viên bộ môn Kiểm toán hướng dẫn + Số lượng sinh viên được phân nhóm cho từng giảng viên tuỳ thuộc vào lượng sinh viên của từng khóa học. + Việc phân công giảng viên hướng dẫn thực hiện theo quy chế “Quản lý và hoạt động của khoa Kế toán – Kiểm toán”. + Kết thúc thực tập thư ký khoa tổng hợp điểm toàn khóa, chuyển điểm cho phòng quản lý chức năng và làm thủ tục thanh toán cho giảng viên. 2.2 Giảng viên hướng dẫn + Thông báo buổi gặp đầu tiên với sinh viên cho thư ký khoa để thông báo cho sinh viên biết. + Tổ chức họp nhóm sinh viên thực tập và phổ biến các vấn đề liên quan đến quá trình thực tập của sinh viên 1 + Quản lý sinh viên thực tập trong suốt thời gian thực tập + Chấm và nộp điểm khóa luận tốt nghiệp cho thư ký khoa đúng thời gian quy định 2.3 Sinh viên thực tập + Tham gia họp nhóm thực tập đầy đủ theo quy định của giảng viên hướng dẫn. Những trường hợp đặc biệt sẽ do giảng viên hướng dẫn quy định lịch gặp và nơi gặp (chỉ áp dụng cho sinh viên học ở tỉnh – nếu có). + Thực hiện đúng tiến độ các công việc do giảng viên hướng dẫn quy định. + Chấp hành nghiêm túc các quy định tại nơi thực tập. + Hoàn thành và nộp khóa luận tốt nghiệp theo đúng thời gian quy định. 3. HƯỚNG DẪN THỰC TẬP VÀ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 3.1 Mục đích, yêu cầu thực tập tốt nghiệp 3.1.1 Mục đích + Thực tập tốt nghiệp là một khoảng thời gian quan trọng, là khâu trung gian, bước chuyển tiếp của quá trình đào tạo và công việc thực tế sau khi ra trường. Qua đó, tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận môi trường làm việc thực tế, từ đó so sánh giữa lý thuyết và thực tế. + Làm quen với những công việc thực tế của nghề nghiệp từ đó nhanh chóng tiếp cận với công việc thuộc chuyên môn khi tốt nghiệp ra trường. + Vận dụng những kiến thức đã học để áp dụng vào thực tế của công tác kế toán hay kiểm toán tại đơn vị thực tập, từ đó củng cố và hoàn thiện kiến thức chuyên môn. 3.1.2 Yêu cầu 3.1.2.1 Đối với sinh viên thực tập + Am hiểu về lý thuyết kế toán – kiểm toán và những kiến thức bổ trợ liên quan. + Tìm hiểu thực tế về những nội dung thuộc về kế toán, kiểm toán đã học và những vấn đề có liên quan. + Nhận xét, đánh giá và so sánh giữa thực tế và lý thuyết, lý giải được sự khác biệt giữa lý thuyết và điều kiện thực tế tại doanh nghiệp. + Sinh viên phải có tinh thần tích cực, trung thực, chủ động trao đổi với giảng viên hướng dẫn và người hướng dẫn tại đơn vị thực tập để nghiên cứu, thu thập thông tin và trình bày kết quả trong khóa luận tốt nghiệp. + Mọi thắc mắc của sinh viên trong quá trình thực tập phải phản ánh thông qua thư ký khoa được phân công theo dõi khoá học để báo Ban chủ nhiệm khoa giải quyết. 3.1.2.2 Đối với giảng viên hướng dẫn + Hướng dẫn cho sinh viên nhận thức được tầm quan trọng và yêu cầu của quá trình thực tập. + Hướng dẫn cho sinh viên về quy trình tìm hiểu thực tế đối với những nội dung lý thuyết đã học và những nội dung khác có liên quan. + Kiểm soát quá trình thực tập của sinh viên, trong suốt quá trình thực tập gặp và trao đổi với sinh viên ít nhất ba (3) lần để giúp sinh viên thực hiện đề cương sơ bộ, đề cương chi tiết, giải đáp thắc mắc trong quá trình thực tập và hướng dẫn viết khóa luận tốt nghiệp. + Hướng dẫn cho sinh viên về phương pháp nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu. + Đánh giá đúng, khách quan kết quả thực tập của sinh viên và chịu trách nhiệm về kết quả và quá trình thực tập của sinh viên. 2 + Trường hợp muốn thay đổi sinh viên thực tập hoặc không đồng ý hướng dẫn sinh viên thực tập vì những lý do khác nhau thì phải báo cho thư ký phụ trách khoá học để xin ý kiến giải quyết của Ban chủ nhiệm khoa. 3.2 Đơn vị thực tập tốt nghiệp: Tất cả các đơn vị (Công ty, Doanh nghiệp, …) có tư cách pháp nhân, không phân biệt hình thức sở hữu vốn (Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,…) và lĩnh vực hoạt động (Sản xuất, thương mại, dịch vụ, hành chính sự nghiệp, ngân hàng…). Các đơn vị này phải có quy mô phù hợp với yêu cầu thực tập tốt nghiệp. 3.3 Nội dung, quy trình thực tập viết khóa luận tốt nghiệp 3.3.1 Nội dung thực tập 3.3.1.1 Tìm hiểu về đơn vị thực tập + Chức năng, nhiệm vụ ngành nghề kinh doanh. + Cơ cấu tổ chức quản lý. + Tình hình tổ chức công tác kế toán và tổ chức hoạt động kiểm toán. + Các nội dung liên quan đến đề tài: như kế toán hàng tồn kho, kế toán giá thành, kiểm toán nợ phải thu khách hàng,… 3.3.1.2 Nghiên cứu tài liệu: + Nghiên cứu các nội dung trong lý thuyết đã học hoặc thu thập thông qua các văn bản pháp quy, giáo trình, tạp chí ngành, internet… + Tìm hiểu thực trạng về phương pháp thực hiện hay giải quyết vấn đề tại đơn vị, thông qua tài liệu thực tế thu thập được. 3.3.1.3 Tiếp cận công việc thực tế + Thông qua những tài liệu thực tế thu thập được và người hướng dẫn của đơn vị để hiểu được quy trình, phương pháp thực hiện những vấn đề thực tế. + Tìm hiểu cách giải quyết vấn đề phát sinh, giúp sinh viên làm quen dần với kỹ năng nghề nghiệp, làm sáng tỏ và có thể giải thích được những vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu tài liệu và thực tập tại đơn vị. 3.3.1.4 Lựa chọn đề tài và viết khóa luận tốt nghiệp + Kết thúc quá trình thực tập sinh viên viết khóa luận tốt nghiệp, qua đó đánh giá kiến thức và kỹ năng thu thập được trong quá trình thực tập. Khóa luận tốt nghiệp là sản phẩm khoa học của sinh viên sau quá trình thực tập dưới sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên hướng dẫn. + Đề tài sinh viên lựa chọn để viết khóa luận tốt nghiệp có thể liên quan đến một hay một số nội dung gắn liền với công việc thực tế tại đơn vị, hoặc có thể lựa chọn đề tài có nội dung liên quan đến các vấn đề đặt ra cần giải quyết của xã hội không nhất thiết chỉ gói gọn tại đơn vị thực tập. + Trong khóa luận, sinh viên cần trình bày những cơ sở lý luận liên quan, những vấn đề thực tế tại đơn vị hoặc thực tiễn trong xã hội có liên quan đến nội dung đề tài và đưa ra các nhận xét của mình. Sinh viên có thể đưa ra các đề xuất của mình dưới góc độ khả năng nhận định và suy nghĩ độc lập của sinh viên dựa trên nền tảng kiến thức đã học. + Khóa luận sau khi hoàn thành phải có xác nhận và nhận xét của đơn vị thực tập về quá trình làm việc và tìm hiểu của sinh viên, tính xác thực của những vấn đề đã nêu trong đề tài cũng như những đánh giá từ phía đơn vị đối với các nhận xét, đề xuất nêu ra trong đề tài. Trong những trường hợp đặc biệt khác, tùy theo nội dung của đề tài, giáo viên hướng dẫn sẽ đánh giá tính xác thực của khóa luận do sinh viên thực hiện. 3.3.1 Quy trình viết khóa luận tốt nghiệp 3 Bước 1: Lựa chọn đề tài Việc lựa chọn đề tài được tiến hành sau khi đã tìm hiểu kỹ về các nội dung thực tế tại đơn vị và có thể được tiến hành theo một trong các cách sau: + Sinh viên thực tập tự chọn đề tài (Phải được sự đồng ý của giảng viên hướng dẫn). + Giảng viên hướng dẫn giao đề tài. + Đơn vị thực tập giao đề tài (Phải được sự đồng ý của giảng viên hướng dẫn). Bước 2: Viết đề cương sơ bộ và đề cương chi tiết - Đề cương sơ bộ nhằm báo cáo về đề tài đã chọn, bố cục. Đề cương viết khoảng 02 trang và được hoàn thành trong tuần lễ thứ 2 hoặc 3 kể từ khi đi thực tập và gởi cho giảng viên hướng dẫn góp ý và duyệt (Có thể gởi trực tiếp hoặc qua địa chỉ e-mail của giảng viên). - Đề cương chi tiết viết khoảng 04 trang và được hoàn thành trong tuần lễ thứ 4 hoặc 5 kể từ khi đi thực tập và gởi cho giảng viên hướng dẫn góp ý và duyệt (Có thể gởi trực tiếp hoặc qua địa chỉ e-mail của giảng viên) Đề cương chi tiết được phê duyệt sẽ phải đóng kèm trong khóa luận tốt nghiệp Bước 3: Viết bản thảo Bản thảo viết xong từng phần hoặc toàn bộ nếu cần có sự góp ý và được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn sẽ gởi cho giáo viên hướng dẫn đọc và góp ý (Trước 20 ngày khi kết thúc thực tập) Bước 4: Hoàn thành khóa luận Sau khi hoàn thành khóa luận, sinh viên gởi khóa luận cho đơn vị thực tập nhận xét, đóng dấu và nộp cho giảng viên hướng dẫn (Hoặc bộ phận quản lý chức năng) đúng thời hạn quy định. 3.4 Các quy định cụ thể về hình thức trình bày một khóa luận tốt nghiệp 3.4.1 Dung lượng khóa luận: Từ phần “Lời mở đầu” cho đến “Kết luận” tối thiểu 40 trang và tối đa 60 trang (± 10%), không kể phần phụ lục kèm theo (chứng từ, mẫu sổ, văn bản pháp quy…) 3.4.2 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp Một khóa luận thực tập bao gồm các phần sau: Trang bìa (Theo mẫu) Trang “Nhận xét của giáo viên hướng dẫn” Trang “Nhận xét của đơn vị thực tập” Trang “Lời cảm ơn” Trang “Các từ viết tắt sử dụng” Trang “Danh sách các bảng sử dụng” Trang “Danh sách các đồ thị, sơ đồ” Trang “Mục lục” Trang “Lời mở đầu” + Đặt vấn đề, tầm quan trọng, ý nghĩa của đề tài + Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài + Phương pháp (Cách thức) thực hiện đề tài + Phạm vi của đề tài + Kết cấu các chương của đề tài: Có thể từ 3 đến 4 chương tùy theo nội dung của đề tài được chọn (Xem chi tiết trong mục 3) 4 3.4.3 Trình bày khóa luận 3.4.3.1 Định dạng trang  Khổ trang: A4, in hai mặt  Canh lề trái: 3 cm  Canh lề phải, đầu trang và cuối trang: 2,5 cm  Font chữ: Times New Roman  Cỡ chữ: 12  Cách dòng (Line Spacing): Single Space  Cách đoạn: 6 pt 3.4.3.2 Đánh số trang + Bắt đầu từ trang “Lời mở đầu” cho đến hết phần “Kết luận” đánh thứ tự theo số (1, 2, 3…) + Phần phụ lục đánh thứ tự theo số (I, II, III, IV,…) + Các trang từ bìa lót, nhận xét của giáo viên hướng dẫn, nhận xét của đơn vị thực tập,…Mục lục: Không đánh số trang. 3.4.3.3 Đánh số các đề mục Đánh theo số thứ tự của chương và thứ tự theo đề mục Chương 1………… 1.1 1.1.1 1.1.2 ………. Chương 2 2.1 2.1.1 2.1.2 …… 3.4.3.4 Đánh số bảng, sơ đồ, đồ thị… Bảng biểu, sơ đồ, đồ thị…được đặt tên và đánh số theo thứ tự chương, cụ thể như sau: Số đầu là số chương, số thứ 2 là thứ tự bảng, đồ thị… Ví dụ: Bảng 2.1: Bảng tính giá thành sản phẩm Ý nghĩa: Bảng số 1 thuộc chương 2 có tên gọi “Bảng tính giá thành sản phẩm” Đồ thị 1.1: Đồ thị hòa vốn dạng tổng quát Ý nghĩa: Đồ thị số 1 thuộc chương 1 có tên gọi “Đồ thị hòa vốn dạng tổng quát” 3.4.3.5 Trích dẫn tài liệu 3.4.3.5.1 Trích dẫn trực tiếp + Ghi tên tác giả và năm xuất bản trước đoạn trích dẫn Ông A (1989) cho rằng “Kế toán là nghệ thuật” + Nếu nhiều tác giả 5 Ông A, ông B và ông C (1989) cho rằng “Kế toán là nghệ thuật” + Trích dẫn trực tiếp từ báo cáo, sách,…không có tác giả cụ thể “Kế toán là nghệ thuật”(Kế toán tài chính, 2012, nhà xuất bản, trang) 3.4.3.5.2 Trích dẫn gián tiếp + Tóm tắt, diễn giải nội dung trích dẫn, sau đó ghi tên tác giả và năm xuất bản trong ngoặc đơn Kế toán là nghệ thuật của việc ghi chép và xử lý số liệu (N.V. An, 2011) + Nếu nhiều tác giả thì xếp theo thứ tự ABC Kế toán là nghệ thuật của việc ghi chép và xử lý số liệu (N.V. An, T. V. Hải, 2011) 3.4.3.6 Sắp xếp tài liệu tham khảo Danh mục tài liệu tham khảo liệt trong trang “Tài liệu tham khảo” và sắp xếp theo thông lệ sau: + Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung, Nhật…). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch. + Tài liệu tham khảo sắp xếp theo thứ tực ABC của họ và tên tác giả theo quy ước sau:  Tác giả là người nước ngoài: Xếp thứ tự ABC theo họ.  Tác giả là người Việt Nam: Xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam. Không đảo tên lên trước họ.  Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu tiên của tên cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục Thống xếp vào vần T, Bộ Tài chính xếp vào vần B,… + Tài liệu tham khảo phải ghi đầy đủ các thông tin sau:  Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành (Không có dấu ngăn cách).  (Năm xuất bản, (Đặt trong dấu ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn).  Tên sách, luận văn hoặc báo cáo (In nghiêng, dấu phẩy cuối tên).  Nhà xuất bản (Dấu chấm nếu kết thúc tài liệu tham khảo).  Nơi sản xuất (Dấu chấm nếu kết thúc tài liệu tham khảo). Ví dụ: Nguyễn Văn A (2012), Kế toán quản trị, NXB Thống kê, Hà Nội + Tài liệu tham khảo là báo cáo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách…ghi đầy đủ các thông tin sau:  Tên các tác giả (Không có dấu ngăn cách)  (Năm công bố, (Đặt trong dấu ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)  “Tên bài báo” (Đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)  Tên tạp chí (In nghiêng, dấu phẩy ngăn cách)  (Số) (Đặt trong dấu ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)  Các số trang (Gạch ngang giữa 2 chữ số trang bắt đầu và kết thúc, dấu chấm kết thúc) Ví dụ: Nguyễn Văn A (2009), “Tầm quan trọng của kế toán,” Tạp chí Phát triển Kinh tế, (Số 3), trang 12-19. 4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 6 Việc đánh giá khóa luận tốt nghiệp của sinh viên theo thang điểm 10, trong đó chia ra: + Đánh giá quá trình thực tập: 3 điểm Phần này do giảng viên hướng dẫn đánh giá + Đánh giá nội dung và hình thức: 7 điểm Hình thức: trình bày đúng theo quy định; hành văn gọn, rõ, mạch lạc, ít lỗi chính tả (2 điểm). Nội dung: - Thực hiện đúng theo đề cương chi tiết được giảng viên hướng dẫn duyệt. - Trình bày đầy đủ và có hệ thống các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài viết khoá luận. - Mô tả và đánh giá được tình hình thực tế liên quan đến đề tài viết khoá luận tại đơn vị thực tập. - Đưa ra được một số kiến nghị phù hợp với tình hình hoạt động tại đơn vị. Phần này do giảng viên hướng dẫn và giảng viên được phân công chấm 2 đánh giá, kết quả là điểm bình quân của hai giảng viên. Lưu ý: - Khóa luận sẽ bị điểm 0 khi vi phạm một trong các trường hợp sau: + Không thông qua giảng viên hướng dẫn (Không có đề cương chi tiết đã được giảng viên hướng dẫn duyệt kèm theo) + Sao chép bất hợp pháp khóa luận của người khác. - Nếu điểm chấm của hai giảng viên chênh lệch trên hai (02) điểm thì Ban chủ nhiệm khoa giao nhiệm vụ cho bộ môn có liên quan thực hiện việc chấm lại một cách khách quan. 5. KIỂM SOÁT VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 5.1 Để kiểm tra việc thực hiện quy chế thực tập, Ban chủ nhiệm khoa sẽ thông qua bộ phận thư ký để nắm việc chấp hành phân công hướng dẫn cũng như thời gian chấm và nộp điểm đồng thời thông qua trưởng bộ môn để nắm việc chấp hành nội dung, quy trình hướng dẫn và chấm khoá luận cho sinh viên. 5.2 Để đánh giá việc thực hiện quy chế thì khi kết thúc một đợt thực tập cho sinh viên chính quy các hệ, Ban chủ nhiệm khoa sẽ họp với trưởng bộ môn và thư ký phụ trách khoá học để đánh giá và rút ra những điểm cần phải điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng thực tập của sinh viên. 6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Quy chế phân công và hướng dẫn thực tập và viết khóa luận tốt nghiệp này được áp dụng cho các khóa thực tập từ ngày 1.10.2012, tất cả các quy định trước đây trái qới quy chế này đều được bãi bỏ. 7 PHỤ LỤC HƯỚNG DẪN CỤ THỂ VỀ PHẠM VI CHỌN ĐỀ TÀI VÀ VIẾT ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT PHỤ LỤC 1: CÁC ĐỀ TÀI THUỘC LĨNH VỰC KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1. Đề tài gợi ý Tên một số đề tài thuộc kế toán tài chính viết khóa luận (khóa luận) tốt nghiệp: 1. Tổ chức công tác kế toán tại công ty … 2. Kế toán tiền và các khoản phải thu tại công ty … 3. Kế toán hàng tồn kho tại công ty … 4. Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại công ty … 5. Kế toán hàng hóa tại công ty … 6. Kế toán vật tư và tài sản cố định tại công ty … 7. Kế toán tài sản cố định tại công ty … 8. Kế toán bất động sản đầu tư tại công ty … 9. Kế toán bất động sản tại công ty … 10. Kế toán các khoản đầu tư tài chính tại công ty … 11. Kế toán công nợ tại công ty … 12. Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty … 13. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty … 14. Kế toán khoản phải trả người lao động và các khoản trích theo lương tại công ty … 15. Kế toán các khoản nợ phải trả tại công ty … 16. Kế toán các khoản nợ vay tại công ty … 17. Kế toán hoạt động phát hành chứng khoán tại công ty cổ phần … 18. Kế toán vốn chủ sở hữu tại công ty … 19. Kế toán hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty … 20. Kế toán hoạt động thương mại tại công ty … 21. Kế toán hoạt động sản xuất (và kinh doanh dịch vụ) tại công ty …(Đây là đề tài Kế toán CPSX và tính Z sp tại công ty …) 22. Kế toán hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản tại công ty … 23. Kế toán hoạt động đi thuê và cho thuê tài sản tại công ty … 24. Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty … 25. Kế toán doanh thu, chi phí hợp đồng xây dựng tại công ty … 26. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty … 27. Sai sót trong kế toán tại công ty … 28. Lập Báo cáo tài chính tại công ty … 29. Lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại công ty … 30. Lập Báo cáo tài chính tổng hợp tại tổng công ty … 2. Minh hoạ đề cương chi tiết 1 đề tài 8 Sinh viên : Lớp : Khoá : Đề tài : Kế toán doanh thu, chi phi và xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty …… ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY … 1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 1.2. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 1.3. TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY 1.3.1. Hình thức tổ chức bộ máy quản lý 1.3.2.Mối quan hệ giữa các phòng ban 1.4. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán - Hình thức tổ chức bộ máy kế toán (Sơ đồ) - Cơ cấu phòng kế toán 1.4.2. Hình thức sổ kế toán - Hình thức áp dụng (Sơ đồ) - Các loại sổ - Trình tự ghi sổ 1.4.3. Hệ thống chứng từ. 1.4.4. Hệ thống tài khoản. 1.4.5. Hệ thống báo cáo kế toán 1.4.6. Chính sách kế toán áp dụng CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 2.1.1. Khái niệm - Doanh thu, thu nhập khác - Chi phí - Kết quả họat động kinh doanh 2.1.2. Điều kiện và nguyên tắc ghi nhận doanh thu - Điều kiện ghi nhận doanh thu 9 - Nguyên tắc ghi nhận doanh thu 2.1.3. Các phương thức bán hàng - Bán hàng qua kho - Giao hàng vận chuyển thẳng 2.1.4. Y nghĩa và tầm quan trọng của việc xác định kết quả kinh doanh 2.1.5. Nhiệm vụ kế toán 2.2. KẾ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ VÀ CÁC KHOẢN GIẢM DOANH THU 2.2.1. Chứng từ sử dụng 2.2.2. Tài khoản sử dụng 2.2.3. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (Sơ đồ hạch tóan) 2.3. KẾ TOÁN GIẤ VỐN HÀNG BÁN 2.3.1. Cách xác định giá vốn 2.3.2. Chưng từ sử dụng 2.3.3. Tài khoản sử dụng 2.3.4. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (Sơ đồ hạch tóan) 2.4. KẾ TOÁN DOANH THU HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH 2.4.1. Chứng từ sử dụng 2.4.2. Tài khoản sử dụng 2.4.3. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (Sơ đồ hạch tóan) 2.5. KẾ TOÁN CHI PHÍ TÀI CHÍNH 2.5.1. Chứng từ sử dụng 2.5.2. Tài khoản sử dụng 2.5.3. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (Sơ đồ hạch tóan) 2.6. KẾ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG 2.6.1. Chứng từ sử dụng 2.6.2. Tài khoản sử dụng 2.6.3. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (Sơ đồ hạch tóan) 2.7. KẾ TOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 2.7.1. Chứng từ sử dụng 2.7.2. Tài khoản sử dụng 2.7.3. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (Sơ đồ hạch tóan) 2.8. KẾ TOÁN THU NHẬP KHÁC 2.8.1. Chứng từ sử dụng 2.8.2. Tài khoản sử dụng 2.8.3. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (Sơ đồ hạch tóan) 2.9. KẾ TOÁN CHI PHÍ KHÁC 2.9.1. Chứng từ sử dụng 2.9.2. Tài khoản sử dụng 10 . sản phẩm theo chi phí thực tế kết hợp với chi phí ước tính tại công ty nước giải khát B. - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí. dung, quy trình hướng dẫn và chấm khoá luận cho sinh viên. 5.2 Để đánh giá việc thực hiện quy chế thì khi kết thúc một đợt thực tập cho sinh viên chính quy

Ngày đăng: 22/12/2013, 14:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w