Hay hay
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Họ và tên sinh viên: Đặng Thị Bích Ngọc Ngày soạn: 26/08/2011 Tiết 26,27 CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Giúp học sinh hiểu được, cảm nhận được tiếng hát than thân và tiếng hát yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến xưa. 2. Kĩ năng - Biết cách tiếp cận và phân tích ca dao qua đặc trưng thể loại và nghệ thuật mang đậm màu sắt dân gian của ca dao. 3. Thái độ - Đồng cảm với tâm hồn người lao động và yêu quý những sáng tác của họ. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Sách giáo khoa, sách giáo viên, Ngữ văn 10 tập 1 - Tranh ảnh minh hoạ về cách hát đối đáp của nhân dân ta. - Thiết kế bài học. 2. Học sinh - SGk, các tài liệu tham khảo khác… - Soạn bài III. Phương pháp dạy học - Giáo viên tổ chức tiết dạy theo các phương pháp : đọc diễn cảm , giảng bình, đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề , qui nạp , diễn dịch … IV. Tiến trình dạyhọc : 1. Ổn định lớp:Kiểm tra sĩ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới: Nhà thơ Xuân Diệu đã từng nói rằng: “Những câu ca dao từ Nam chí Bắc như có đất, như có nước, như có cát, có biển, như có mồ hôi người, chúng ta sẽ dần cảm thấy như tụ lại nơi khóe mắt một giọt ướt sáng ngời. Đó là một giọt tinh túy chắt ra từ ruột già của non sông”.Thật vậy, ca dao được sáng tác, nuôi dưỡng, lưu truyền bởi tập thể nhân dân lao động. Chính qua con mắt, suy nghĩ và trái tim của họ, cuộc sống đươc phản ánh một cách chân thật và đa dạng. Bài học ngày hôm nay, cô cùng các em sẽ cùng nhau tìm hiểu sáu bài ca dao được lựa chọn trong chùm Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa để thấy đươc tiếng nói tâm tình, tha thiết, chân thực của người bình dân trong xã hội phong kiến xưa. 1 Đặng Thị Bích Ngọc 26/08/2011 1 Trường ĐHSP Hà Nội 2 Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về ca dao • Giáo viên cho học sinh đọc phần tiểu dẫn trong SGK- tr.82, trả lời các yêu cầu sau : ? Ca dao là gì? TL: Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người. GV giới thiệu thêm: Các em cần phân biệt được ca dao với phong dao, đồng dao và dân ca. Phong dao là ca dao nói về phong tục, đồng giao là bài hát của trẻ con. Nếu dân ca là những sáng tác kết hợp giữa lời và nhạc, thì ca dao là lời thơ của ca dao. ? Ca dao thường mang nội dung gì ? TL: - Ca dao thường diễn tả đời sống tâm hồn , tư tưởng ,tình cảm của người bình dân. - Ca dao là những tiếng hát than thân ,những lời ca trữ tình yêu thương tình nghĩa cất lên từ những cay đắng xót xa nhưng đằm thắm ân tình của người bình dân - Ca dao hài hước thể hiện lạc quan của người lao động . ? Nêu những nét nghệ thuật tiêu biểu của ca dao? TL: - Thường dùng thể loại lục bát hoặc lục bát biến thể - Thường ngắn gọn, dùng nhiều hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hình thức lặp lại . I. Giới thiệu về ca dao 1. Khái niệm ca dao: Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người. 2. Nội dung ca dao: Ca dao thường diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng ,tình cảm của nhân dân trong các quan hệ gia đình, xã hội đất nước. 3. Nghệ thuật ca dao: - Thường dùng thể loại lục bát hoặc lục bát biến thể - Thường ngắn gọn, dùng nhiều hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hình thức lặp lại . 2 Đặng Thị Bích Ngọc 26/08/2011 2 Trường ĐHSP Hà Nội 2 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc văn bản: ?Chủ điểm của các bài ca dao này là than thân, yêu thương tình nghĩa.Qua sự chuẩn bị ở nhà, em hãy cho biết trong sáu bài này, những bài nào là ca dao than thân, những bài nào là ca dao yêu thương tình nghĩa? TL: - - Những bài ca dao than thân: Bài 1, 2 - Những bài ca dao yêu thương tình nghĩa: Bài 4,5,6 - Bài ca dao vừa than thân, vừa tình nghĩa: Bai 3 ?Vậy đối với mỗi nhóm bài, cần phải đọc bằng giọng điệu nào? TL: - Bài 1,2 đọc với giọng xót xa, thông cảm . - Bài 4,5,6 đọc với giọng thiết tha, sâu lắng. - Bài 3 2 câu đầu đọc với giọng chua xót, bốn câu sau tha thiết, mãnh liệt. - GV gọi học sinh đọc bài. - Giáo viên nhận xét cách đọc của từng em . ? Nêu những điểm giống và khác nhau giữa hai bài ca dao 1,2? TL: - Giống nhau : đều mở bài bằng “thân em như …” - Khác nhau: ở hình ảnh so sánh, ẩn dụ . + Bài 1 : là tấm lụa đào + Bài 2 : là củ ấu gai II. Đọc hiểu văn bản 1. Đọc: 2. Phân tích văn bản * Bài 1,2 : Tiếng hát than thân a/ Giống và khác nhau - Giống nhau : đều mở bài bằng “thân em như …” - Khác nhau: ở hình ảnh so sánh, ẩn dụ . + Bài 1 : là tấm lụa đào + Bài 2 : là củ ấu gai 3 Đặng Thị Bích Ngọc 26/08/2011 3 Trường ĐHSP Hà Nội 2 ? Hai lời than thân đều mở đầu bằng Thân em như .với âm điệu xót xa, ngậm ngùi. Người than thân kia là ai, thân phận họ như thế nào? TL: Hai bài ca dao mở đầu bằng “Thân em như… đã xác định rõ đây là lời than thân của người phụ nữ. ?Có những câu ca dao nào khác cũng bắt đầu bằng “Thân em như…”? TL: Thân em như giếng giữa đàng, Thân em như miếng cau khô… ?Với việc lặp lại cụm từ này với một tần số lớn như thế cho ta biết điều gì về thân phận phụ nữ trong xã hội cũ? TL: Điều đó cho thấy thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ có nhiều nỗi đau khổ, họ sống một cuộc đời phụ thuộc, chịu nhiều cay đắng. “Thân em như…” gợi thân phận nhỏ bé yếu ớt, nhỏ bé, đắng cay, tội nghiệp của những người phụ nữ cần được cảm thông và chia sẻ. ? Thân phận có nét chung nhưng nỗi đau từng người lại mang những nét riêng được diễn tả qua hình ảnh so sánh, ẩn dụ khác nhau. Em có cảm nhận được gì qua mỗi hình ảnh: + Tấm lụa đào - phất phơ giữa chợ … + Củ ấu gai - ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen. TL: GV cho thảo luận nhóm cặp độ trong vòng 2 phút, sau đó yêu cầu HS trả lời: Bài 1: Người phụ nữ ý thức được sắc đẹp và giá b/ Nội dung: - “Thân em như…”: gợi dáng vẻ, số phận, địa vị nhỏ bé, yếu ớt của người phụ nữ cần được thông cảm và chia sẻ. +Tấm lụa đào: đẹp, mềm mại, người con 4 Đặng Thị Bích Ngọc 26/08/2011 4 Trường ĐHSP Hà Nội 2 trị của mình được ví như tấm lụa đào, nhưng số phận của họ rơi vào một tình cảnh trớ trêu không khác gì một món hàng đạt giữa chợ đông. Nỗi xót xa nhất trong lời than thân của nhân vật trữ tình ở đây chính là nỗi đau bị mua bán, bị khinh rẻ. Khi họ bước vào mọt giai đoạn đẹp nhất của đời mình thì họ lai càng nhận ra được nỗi xót xa về thân phận của mình. Bài 2: Ở bài này, người con gái đã tập trung giới thiệu vẻ đẹp tâm hồn của mình. Để khẳng định giá trị thực đó, người con gái đã thốt ra lời mời mọc tự nhiên, chân thật: Ai ơi nếm thử mà xem Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi . Sở dĩ có lời bộc bạch chân thành và lời mời mọc da diết đến như vậy chính là vì giá trị của họ không được ai biết đến, đồng thời chứa đựng cả một nỗi ngậm ngùi, chua xót cho thân phận mình của người con gái trong xã hội cũ. ?Hai sự so sánh nói lên nỗi đau than phận nhưng vẫn chứa đựng được nét đẹp nào của người phụ nữ? TL: Đó là: họ tự coi mình là một sản vật quý (tấm lụa đào), tự coi mình là tuy có xấu về hình thức nhưng phẩm chất thì cao đẹp. GV(tiểu kết): Hai bài ca dao thể hiện nỗi đau, sự ngậm ngùi chua xót của người con gái trong xã hội cũ: thân phận của họ là thân phận bị phụ thuộc, giá trị của họ không ai biết đến. Đồng thời hiện lên nét đẹp riêng mang giá trị nhân văn sâu sắc. ?Hai câu đầu của bài ca dao này là lời than gái ý thức được vẻ đẹp, tuổi xuân của mình . + Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai: tấm lụa đào trở thành vật mua bán giữa chốn trăm người bán vạn người mua. > Nỗi lo thân phận của người con gái . + Củ ấu gai: xấu xí - vẻ bề ngoài + Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen: thực chất của nó – giá trị thật của cô gái. > Vì vậy cô gái đã tự khẳng định qua lời mời mọc. - Hai câu Ai ơi nếm thử mà xem/ Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi > Đây chính là phẩm chất, giá trị của họ mà không ai biết đến . Nỗi niềm chua xót, đắng cay của ngườ phụ nữ thời xưa bị xã hội khinh rẻ được biểu hiện qua nghệ thuật so sánh và cách tự xưng hô lặp lại chân thật, đáng thương. * Bài 3 : Baì ca dao than thân, tình nghĩa 5 Đặng Thị Bích Ngọc 26/08/2011 5 Trường ĐHSP Hà Nội 2 thân nhưng cách mở đầu của nó khác với hai bài trên.Hãy chỉ ra sự khác nhau ấy? TL: Không dùng mô thức “Thân em như…” mà dùng lối đưa đẩy, gợi cảm hứng: “Trèo lên cây…” Lối này thường gặp trong ca dao: Trèo lên cây khế nử ngày, trèo lên cây bưởi hái hoa, Trèo lên cây gạo cao cao… Nếu “Thân em như…” là nỗi đau thân phận của người phụ nữ, thì lối mở đầu này là nỗi chua xót vì lỡ duyên, thường của các chàng trai. ?Hãy cho biết tác giả dan gian đã sử dụng nghệ thuật chơi chữ trong bài ca dao này như thế nào? TL: Tác giả dân gian đã chơi chữ một cách tinh tế: khế chua –lòng người chua xót. Chàng trai hỏi khế để bộc lộ lòng mình, cách hỏi ấy càng khiến lời than thêm da diết, đầy chua xót, thấm thía. ?Ý nghĩa biểu cảm của từ ai trong câu thơ Ai làm chua xót lòng này khế ơi? TL: Từ “ai” là đại từ phiếm chỉ nhưng bao hàm ý nghĩa xác định. Ai chính là cái xã hội phong kiến đã từng ngăn cách và làm tan vỡ biết bao nhiêu lứa đôi yêu nhau. Từ ai đã xoáy sâu vào lòng người biểt bao chua xót đắng cay. ? Mặc dù lỡ duyên nhưng lòng người như thế nào? Vì sao tác giả dân gian lại dùng đến cả một hệ thống so sánh ẩn dụ bằng hình ảnh thiên nhiên vũ trụ để nói lên tình người? TL: - Mặc dù lỡ duyên nhưng tình nghĩa con ngườ vẫn bền vững, thủy chung như thiên nhiên, vũ trụ vĩnh hằng. - Qua các hình ảnh so sánh ẩn dụ được lấy từ thiên nhiên vũ trụ để nhấn mạnh vẻ đẹp - “Trèo lên cây…” dùng lối đưa đẩy, gợi cảm hứng . - Từ phiếm chỉ ai: xã hội phong kiến - Ai làm chua xót lòng này khế ơi: cách chơi chữ tinh tế , khế chua lòng người cũng chua xót bộc lộ sự lỡ duyên phận của mình. - Mặc dù bị lỡ duyên nhưng tình nghĩa vẫn vững bền chung thủy. Điều đó được khẳng định qua : Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ: trời trăng sao - mượn hình ảnh thiên nhiên ,vũ trụ 6 Đặng Thị Bích Ngọc 26/08/2011 6 Trường ĐHSP Hà Nội 2 của tình người: + Các hình ảnh ẩn dụ: “Mặt trăng”- “Mặt trời”, “Sao Hôm”- “Sao Mai” chỉ mối tình duyên của người con trai và người con gái. + Các hình ảnh so sánh: Như mặt trăng sánh với mặt trời, như sao Hôm sánh với sao Mai thể hiện sự xa cách, lỡ duyên đôi lứa. GV (giảng bình): Cho dù đôi lứa có xa cách nhau như mặt trăng và mặt trời, như sao Hôm và sao Mai nhưng đó vẫn là thứ tình cảm đáng được nâng niu, trân trọng được kết tinh bởi chính lòng người thủy chung, son sắt. Từ sánh được láy lại hai lần, lại thêm “chằng chằng” đã khảng định rõ điều đó. Dù ra sao, dù thế nào mặt trời vẫn luôn chiếu sáng cho mặt trăng, sao Hôm và sao Mai mãi mãi là một cho dù thời gian xuất hiện có khác nhau. Điều đó khẳng định một tình yêu như nhất, trước sau như một luôn tỏa sáng trong tình yêu đôi lứa. ? Vì sao tác giả dân gian lại dùng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ lấy từ thiên nhiên để thể hiện tình người? TL: Thiên nhiên, vũ trụ là cái to lớn, vĩnh hằng, lại luôn luôn gắn bó, gần gũi với đời sống người lao động xưa. Vì thế, họ luôn sẵn sàng sẻ chia đời sống tâm hồn của mình thể hiện được mức độ lớn lao, sâu nặng của tình cảm vừa thể hiện, khẳng định sự bền vững, thủy chung. ?Phân tích vẻ đẹp của 2 câu thơ cuối: Mình ơi! Có nhớ ta chăng? Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời. TL: Chàng trai đưa ra câu hỏi như vậy để bộc lộ lòng mình. Sao Vượt chính là tên gọi cổ của sao Hôm. “ Ta như sao Vượt chờ trăng giữa vĩnh hằng để khẳng định lòng người bền vững thủy chung theo thời gian. . - Câu cuối“ Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời: sự chờ đợi mỏi mòn trong cô 7 Đặng Thị Bích Ngọc 26/08/2011 7 Trường ĐHSP Hà Nội 2 trời: sự chờ đợi mỏi mòn trong cô đơn và vô vọng nhưng tình nghĩa đôi ta mãi mãi vẫn không phai mờ như ngôi sao kia vẫn nhấp nháy sáng giữa trời. GV(tiểu kết): Như vậy, bài ca dao này thể hiện tài tinh tâm trạng đau xót vì bị lỡ duyên nhưng vẫn rất mực chung tình của các chàng trai dân gian. Tiết 2: ?Nhân vật trữ tình trong bài ca dao là cô gái. Cô gái này đang sống trong một tâm trạng như thế nào? TL: Cô gái sống trong tâm trạng nhớ thương, khôn nguôi. ? Thương nhớ vốn là tình cảm khó hình dung, nhất là thương nhớ người yêu. Vậy mà trong bài ca dao này nó được diển tả thật cụ thể, tinh tế và gợi cảm. Đó là nhờ thủ pháp gì và thủ pháp đó đã tạo được hiệu quả nghệ thuật như thế nào ? TL: - Ca dao hay nói bằng hình ảnh, biểu tượng. Trong bài ca dao này, nỗi niền thương nhớ của cô gái đối với người yêu đã được biệu hiện cụ thể, sinh động bằng các hình ảnh biểu tượng khăn, đèn, mắt –đặc biệt là hình ảnh khăn. - Gắn liền với các hình ảnh biểu tượng này là các thủ pháp nghệ thuật: + Nhân hoá: khăn, đèn + Hoàn dụ: mắt + Hình thức lặp: khăn thương nhớ ai, khăn, mắt, đơn và vô vọng nhưng tình nghĩa đôi ta mãi mãi vẫn không phai mờ như ngôi sao kia vẫn nhấp nháy sáng giữa trời. *Bài 4: Bài ca dao yêu thương tình nghĩa - Cô gái sống trong tâm trạng nhớ thương khôn nguôi. - Nghệ thuật : + Nhân hoá: khăn, đèn + Hoàn dụ: mắt + Hình thức lặp: khăn thương nhớ ai, khăn, mắt, đèn …. -> Khăn, đèn, mắt biểu tượng cho nỗi niềm 8 Đặng Thị Bích Ngọc 26/08/2011 8 Trường ĐHSP Hà Nội 2 đèn …. ?Trong ba hình ảnh biểu tượng thì khăn được nói tới đầu tiên và được hỏi nhiều nhất trong 6 dòng thơ đầu .Vì sao vậy ? TL: - Cái khăn được hỏi đến đầu tiên và nhiều nhất trong 6 dòng thơ đầu vì : • Khăn là vật trao duyên , vật kỷ niệm gợi nhớ “người đàng xa” (“Gửi khăn, gửi áo, gửi lời Gửi đôi chàng mạng cho người ở xa” Hay: “Nhớ khi khăn mở, trầu trao Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình”) • Chia sẻ niềm thương nỗi nhớ của người con gái . ?Trong bài ca dao hình ảnh chiếc khăn đã xuất hiện bao nhiêu lần? Ở vị trí nào? Cùng với nó, câu ca dao nào được lặp lại như một điệp khúc? Điều đó, thể hiện tâm trạng, tình cảm của cô gái ra sao? TL: Sự lặp lại sáu lần từ khăn ở vị trí đầu câu thơ và được láy lại ba lần: “Khăn thương nhớ ai” như một điệp khúc làm cho nôĩ nhớ thương triền miên, da diết. ?Hình ảnh vận động trái chiều của chiếc khăn (“rơi xuống đất”, “vắt lên vai”) cho thấy tâm trạng của cô gái như thế nào? TL: Tâm trạng ngổn ngang trăm mối tơ vò. GV (giảng bình): Hình ảnh chiếc khăn được trải thương nhớ của người con gái đang yêu. - 6 câu đầu : Hình ảnh cái khăn +Vật trao duyên , vật kỷ niệm +Chia sẻ niềm thương nỗi nhớ của người con gái . +Một điệp khúc làm cho nỗi nhớ thêm triền miên ,da diết. 9 Đặng Thị Bích Ngọc 26/08/2011 9 Trường ĐHSP Hà Nội 2 rộng ở nhiều chiều không gian: khăn rơi xuống đất, khăn vắt lên vai, khăn chùi nước mắt như nỗi nhớ được lan tỏa khắp nơi. Ở đâu cũng xuất hiện nỗi nhớ không nguôi dâng trào trong lòng khiến cô gái đứng ngồi không yên ví như câu ca dao: “ Nhớ ai bổi hổi, bồi hồi Như đứng đống lửa, như ngồi đống than” Nỗi nhớ ấy nghẹn ngào trong cảnh của cô gái biết bao đêm khóc thầm “khăn chùi nước mắt”. Ca dao thưở xưa có câu: “Nhớ ai em những khóc thầm Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa”. Một nỗi nhớ cồn cào, da diết như cháy bỏng trong lòng hóa thành những dòng nước mắt ngậm ngùi thấm đẫm cảm xúc của người con gái. Sáu câu thơ hỏi khăn: 24 chữ và 16 thanh bằng hoặc thanh không - nỗi nhớ thương bâng khuâng da diết nhưng cố gắng ghìm nén nỗi lòng để không bị lộ cảm xúc một cách dễ dãi . ? Tiếp đến là ngọn đèn được cô gái hỏi đến. Vậy tại sao cô gái lại hỏi đến? Em hiểu gì về biểu tượng của ngọn đèn? TL: Ngọn đèn chính là thước đo nỗi nhớ theo thời gian. ?Điệp khúc nào vẫn được nhắc lại? Sự chuyển hóa về mặt thời gian từ hỏi khăn sang hỏi đèn giúp ta cảm nhận như thế nào về tâm trạng cô gái? TL: Ở bài ca dao này, vẫn là cách nói riêng, nhất quán và độc đáo: Điệp khúc “thương nhớ ai” vẫn tiếp tục nhưng từ hỏi khăn sang hỏi đèn đã có sự chuyển hóa về mặt thời gian từ ngày sang đêm, vi thế tâm trạng cô gái cũng trải dài theo thời gian: nhớ ngày sang đêm, từ khăn đến đèn. Một nỗi nhớ không nguôi, da diết, cháy bỏng. - Câu 7,8 : + Ngọn đèn : thước đo thời gian/ nỗi nhớ 10 Đặng Thị Bích Ngọc 26/08/2011 10 . là ca dao yêu thương tình nghĩa? TL: - - Những bài ca dao than thân: Bài 1, 2 - Những bài ca dao yêu thương tình nghĩa: Bài 4,5,6 - Bài ca dao vừa than thân,. các bài ca dao này là than thân, yêu thương tình nghĩa. Qua sự chuẩn bị ở nhà, em hãy cho biết trong sáu bài này, những bài nào là ca dao than thân, những