005.5 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA ĐỊA LÝ - QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NGUYỄN THỊ HÓA ỨNG DỤNG WEBGIS ĐỂ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ TRỰC TUYẾN HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI TẠI THÀNH PHỐ VINH, THÍ ĐIỂM
Trang 1005.5 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA ĐỊA LÝ - QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN
NGUYỄN THỊ HÓA
ỨNG DỤNG WEBGIS ĐỂ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ TRỰC TUYẾN
HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI TẠI THÀNH PHỐ VINH, THÍ ĐIỂM TẠI PHƯỜNG LÊ MAO - THÀNH PHỐ VINH –
TỈNH NGHỆ AN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
VINH, 5/2015
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA ĐỊA LÝ - QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN
=== ===
NGUYỄN THỊ HÓA
ỨNG DỤNG WEBGIS ĐỂ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ TRỰC TUYẾN
HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI TẠI THÀNH PHỐ VINH, THÍ ĐIỂM TẠI PHƯỜNG LÊ MAO - THÀNH PHỐ VINH –
TỈNH NGHỆ AN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Ngành: Quản lý đất đai
Lớp: 52K3 QLĐĐ - Khóa: 2011 - 2015 Giảng viên hướng dẫn: TS Lương Thị Thành Vinh
VINH, 5/2015
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, tôi xin cám ơn Quý thầy,
cô giảng viên khoa Địa Lý - QLTN trường Đại học Vinh đã truyền đạt những kiến thức quý báu, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình trong thời gian học tập
Đặc biệt, tôi xin chân thành cám ơn TS Lương Thị Thành Vinh, giảng viên khoa Địa Lý - QLTN đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo giúp tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu hoàn thành đề tài nghiên cứu này
Cho phép tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các anh chị công tác tại phường Lê Mao đã nhiệt tình chỉ bảo và giúp đỡ, cung cấp tài liệu trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp
Do hiểu biết còn hạn chế và thời gian nghiên cứu ngắn nên đề tài không thể tránh khỏi những sai sót rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy
cô để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn nữa
TP Vinh, ngày 20 tháng 05 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Hóa
Trang 42
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn nghiên cứu 2
3 Quan điểm nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Cấu trúc đề tài 5
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ỨNG DỤNG WEBGIS ĐỂ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI 6
1.1 Cơ sở lí luận 6
1.1.1 Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý (GIS) 6
1.1.2 Webgis - Công nghệ GIS 11
1.1.3 Hệ thống thông tin đất đai 14
1.2 Cơ sở thực tiễn 16
1.2.1 Ở Việt Nam 16
1.2.2 Ở tỉnh Nghệ An 17
Chương 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI THÀNH PHỐ VINH VÀ PHƯỜNG LÊ MAO 19
2.1 Khái quát về Thành Phố Vinh và phường Lê Mao 19
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 19
2.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội 24
2.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất ở thành phố Vinh và phường Lê Mao 27
2.2.1 Tình hình sử dụng đất trên địa bàn thành phố Vinh và phường Lê Mao 27
2.2.2 Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn thành phố Vinh và phường Lê Mao 28
2.3 Thực trạng xây dựng và quản lý hệ thống thông tin đất đai thành phố Vinh và Phường Lê Mao 31
2.3.1 Thực trạng xây dựng và quản lý hệ thống thông tin đất đai tại thành phố Vinh 31
Trang 52.3.2 Thực trạng xây dựng và quản lý hệ thống thông tin đất đai tại phường
Lê Mao - Thành phố Vinh - Nghệ An 32
Chương 3: ỨNG DỤNG WEBGIS ĐỂ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ TRỰC TUYẾN HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI CHO THÀNH PHỐ VINH, LẤY THÍ ĐIỂM PHƯỜNG LÊ MAO 34
3.1 Quy trình ứng dụng 34
3.2 Các bước thực hiện 35
3.2.1 Thu thập và xử lý số liệu 35
3.2.2 Chuẩn hóa bản đồ trên phần mềm Mapinfo 36
3.2.3 Đưa dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính lên Arcgis Online 37
3.2.4 Chỉnh lý và biên tập bản đồ Webgis xây dựng và quản lý hệ thống thông tin đất đai 39
3.2.5 Hoàn thiện Webgis cho phép truy cập, cập nhật xử lý và quản lý bản đồ trực tuyến 40
3.3 Sản phẩm 42
3.4 Đánh giá sản phẩm và đề xuất sử dụng kết quả 44
3.4.1 Đánh giá sản phẩm 44
3.4.2 Đề xuất sử dụng kết quả 45
3.5 Hướng dẫn sử dụng sản phẩm 47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48
1 Kết luận 48
2 Kiến nghị 49
2.1 Đối với cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai 49
2.2 Đối với chủ sử dụng đất 49
2.3 Hướng nghiên cứu tiếp theo 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
Trang 64
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Trang
Hình 1.1: Các thành phần của GIS 6
Hình 1.2: Các phần mềm GIS 8
Hình 1.3: Các lĩnh vực ứng dụng của GIS 10
Hình 1.4: Ứng dụng phân tích không gian theo thời gian thực 11
Hình 1.5: Sự kết hợp giứa Gis Và internet 12
Hình 1.6: Giao diện của một Webgis 13
Hình 1.7: Ứng dụng của Arcgis Online 14
Hình 2.1: Bản đồ Thành phố Vinh 19
Hình 3.1: Bản đồ phường Lê Mao trên Mapinfo 35
Hình 3.2: Kết quả bản đồ Phường Lê Mao sau khi được cập nhật 36
Hình 3.3: Kết quả bản đồ số 1 vừa tạo 37
Hình 3.4: Đăng nhập tài khoản Arcgis Online trên Phần mềm Excel 38
Hình 3.5: Kết quả dữ liệu dạng điểm được add lên bản đồ trên Excel 38
Hình 3.6: Xuất dữ liệu dạng điểm từ phần mềm Excel lên Arcgis Online 39
Hình 3.7: Kết quả đưa mảnh số 1 của bản đồ Lê Mao lên Arcgis Online 40
Hình 3.8: Kết quả đưa các tờ bản đồ của Phường Lê Mao lên Arcgis Online 40
Hình 3.9: Mở mã nguồn share bản đồ phường Lê Mao 41
Hình 3.10: Biên tập bản đồ thông tin đất đai phường Lê Mao 41
Hình 3.11: Sản phẩm bản đồ hệ thống thông tin phường Lê Mao 42
Hình 3.12: Trang chủ của bản đồ hệ thống thông tin đất đai phường Lê Mao 42
Hình 3.13: Biên tập để tạo bản đồ chuyên đề 43
Hình 3.14: Kết quả bản đồ thông tin tình trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phường Lê Mao 44
Sơ đồ 1.1: Các hệ thống thông tin 15
Sơ đồ 1.2: Thông tin đất đai và thông tin liên quan đến đất đai 16
Sơ đồ 1.3: Mục tiêu đặt ra đối với hệ thống thông tin đất đai 16
Sơ đồ 3.1: Quy trình ứng dụng Webgis vào xây dựng hệ thống thông tin đất đai phường Lê Mao 34
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và cần thiết đối với sự sống của loài người, đất đai có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội Khi đất nước phát triển đi đôi với sự phát triển khoa học công nghệ thì nhu cầu thông tin về đất đai rất lớn đòi hỏi cần có hệ thống thông tin đất đai đầy đủ, chính xác và minh bạch được chia sẻ rộng rãi đáp ứng nhu cầu quản lý của cán bộ quản lý đất đai cũng như nhu cầu thông tin đất đai của người dân
Hệ thống thông tin địa lý là một công cụ mạnh dựa trên cơ sở tin học cho phép chúng ta có thể xây dựng được một hệ thống thông tin đất đai (land information system - LIS) và chia sẻ thông tin qua mạng toàn cầu bằng cách kết hợp giữa GIS và mạng internet hay còn gọi là WEBGIS nhằm đáp ứng được nhu cầu quản lý cũng như khai thác thông tin phục vụ cho quá trình phát triển đất nước
Thành phố Vinh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh Nghệ An, là đô thị trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ Quá trình đô thị hoá tại thành phố Vinh đang diễn ra khá mạnh, quyền sử dụng đất (QSDĐ) thực sự đã trở thành nguồn lực quan trọng Bên cạnh đó, công tác quản lý và sử dụng đất
đã phát sinh nhiều bất cập, chưa đáp ứng được sự phát triển của thành phố Nguyên nhân chính là do hệ thống thông tin đất đai còn bán thủ công, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai theo hướng hiện đại, chưa có hệ thống quản lý, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu chuyên ngành về địa chính phục vụ nhu cầu khai thác của mọi người dân Do đó việc nghiên cứu ứng dụng WebGIS vào quản lý thông tin đất đai sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai Đồng thời, nhằm mục đích đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng và chuẩn hóa hệ thống thông tin đất đai hiện đại, xây dựng nguồn thông tin đất đai đa mục tiêu cho TP Vinh, tỉnh Nghệ An, góp phần tăng cường năng
Trang 8dân Tuy nhiên, do cơ sở dữ liệu đất đai của thành phố Vinh lớn, thông tin về đất đai chưa được cập nhật nhiều, khâu quản lý đất đai chưa hiệu quả và hạn chế về mặt thời gian nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu xây dựng bản đồ Webgis thí điểm cho phường Lê Mao - Thành Phố Vinh - Nghệ An
Do phường Lê Mao là phường trung tâm về kinh tế, văn hóa - xã hội của thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, là phường nắm giữ những lợi thế về vị trí địa
lý, giao thông trọng yếu của toàn thành phố Vinh Chính vì vậy mà nhu cầu thông tin về đất đai rất lớn Việc ứng dụng GIS vào thành lập WEBGIS xây dựng hệ thống thông tin đất đai là một việc làm cần thiết và đáp ứng được nhu cầu thông tin về đất đai của người dân cũng như góp phần nâng cao hiệu quả
sử dụng cũng như công tác quản lý đối với tài sản là đất đai Chính vì vậy, đề
tài: "Ứng dụng WEBGIS để xây dựng và quản lý trực tuyến hệ thống thông
tin đất đai tại Thành Phố Vinh, thí điểm tại Phường Lê Mao - Thành Phố Vinh - Tỉnh Nghệ An" là nghiên cứu cần thiết để xây dựng hệ thống thông
tin đất đai, tạo cơ sở dữ liệu đa mục tiêu và chuẩn hóa dữ liệu từ cấp cơ sở đến trung ương cho Thành Phố Vinh
2 Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn nghiên cứu
2.3 Giới hạn nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu chủ yếu trong phạm vi không gian địa bàn Phường Lê Mao, Thành Phố Vinh, Tỉnh Nghệ An
Trang 9- Đề tài tập trung nghiên cứu quy trình ứng dụng WebGIS để đưa ra và phân tích các thông tin cơ bản của các thửa đất giúp cho các nhà quản lý đất đai có cái nhìn trực quan để quản lý và sử dụng đất đai hiệu quả Đồng thời tạo ra các công cụ trên Webgis giúp cho người dùng dễ dàng ứng dụng phần mềm để tìm kiếm và chỉnh lý bản đồ động trực tuyến trên internet
- Giới hạn thời gian: Các tài liệu sử dụng trong đề tài được thu thập và
sử dụng từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 3 năm 2015
3 Quan điểm nghiên cứu
3.1 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong một không gian nhất định Do
đó, cần phải gắn đối tượng nghiên cứu với không gian mà nó đang tồn tại Việc thành lập hệ thống thông tin đất đai của phường Lê Mao, nó gắn bó chặt chẽ với điều kiện môi trường, kinh tế - xã hội và hoạt động sản xuất của người dân trên địa bàn phường Do đó, việc nghiên cứu xây dựng bản đồ webgis là nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố thông tin đất đai thực tiễn và thông tin đất đai quản lý trên sổ sách hoặc trên phần mềm, mạng Internet góp phần nâng cao hiệu quả của công tác liên quan đến quản lý Nhà nước về đất đai và minh bạch hóa thông tin đất đai trong đó đặc biệt là công tác xác định giá đất trên địa bàn phường Lê Mao
3.2 Quan điểm hệ thống
Mọi sự vật hiện tượng đều nằm trong một hệ thống thống nhất và có sự tác động lẫn nhau, vì vậy cần có sự nghiên cứu các yếu tố có liên quan một cách cụ thể và chính xác để tạo nên sự tổng quát các yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng đất của mọi người
Trên thực tế bản đồ tổng của bản đồ phường Lê Mao được xây dựng dựa trên các bản đồ thành phần do đó cần phải đảm bản sự thống nhất và chính xác khi chồng ghép bản đồ, cần có sự thống nhất giữa cơ sở dữ liệu không gian và cơ sở dữ liệu thuộc tính
3.2 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Mỗi một vùng đều có lịch sử, nền văn hóa và phong tục tập quán riêng
Trang 10riêng biệt về tự nhiên, kinh tế - xã hội, con người Từ chỗ khác nhau về đặc điểm kinh tế - xã hội, phong tục tập quán, lối sống khác nhau nên tình hình sử dụng cũng như công tác quản lý đất đai của mỗi vùng, miền khác nhau Thành phố Vinh là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An, con người luôn ý thức “an cư lạc nghiệp” sử dụng đất đai một cách hiệu quả nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững Từ trước đến nay, công tác quản
lý đất đai luôn được TP Vinh chú trọng Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế - xã hội cũng như các hoàn cảnh khách quan nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đất đai ở TP Vinh còn gặp nhiều hạn chế, hệ thống thông tin đất đai lâu nay chỉ được lưu trữ bản cứng trong tài liệu, sổ sách Việc ứng dụng phần mềm vào quản lý đất đai chưa được ứng dụng rộng rãi, thông tin đất đai chưa được cập nhật kịp thời, đầy đủ Nhu cầu nắm bắt thông tin đất đai của người quản lý và người dân lớn đòi hỏi phải có một hệ thống thông tin đất đai trực tuyến để đáp ứng nhu cầu của mọi người
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập, xử lí và tổng hợp tài liệu
Phương pháp thu thập, xử lí và tổng hợp tài liệu được sử dụng theo những bước sau để đạt được các nhiệm vụ nghiên cứu:
- Bước chuẩn bị: xác định đối tượng, phạm vi và các nội dung thu thập tài liệu theo mục tiêu của đề tài
- Tiến hành thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tình hình quản lý đất đai thu thập được từ các phòng kinh tế - xã hội, phòng địa chính phường Lê Mao, phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của Thành Phố Vinh
- Xử lí, phân tích và tổng hợp tài liệu trên các phần mềm Excel, Mapinfo, Arcgis Online
Các tài liệu thu thập được xử lí, phân tích và tổng hợp trong đề tài dưới nhiều hình thức khác nhau Các tài liệu được tổng hợp theo từng mục riêng dựa vào đề cương nghiên cứu của đề tài
4.2 Phương pháp thực địa
Để có thể xây dựng được bản đồ Webgis hệ thống thông tin đất đai trực tuyến cung cấp nhu cầu thông tin cho mọi người thì việc điều tra thực địa là
Trang 11việc làm hết sức quan trọng Việc điều tra nhằm cung cấp thông tin một cách đầy đủ và chính xác để đáp ứng nhu cầu minh bạch thông tin đất đai
4.3 Phương pháp chuyên gia
Nghiên cứu về hệ thống thông tin đất đai tại thành phố Vinh lấy thí điểm tại phường Lê Mao là sự tổng hoà của nhiều yếu tố khác nhau, vừa mang tính khoa học và thực tiễn cao Do vậy, để thực hiện đề tài cần có sự góp ý đắc lực từ các chuyên gia quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giảng viên chuyên ngành Tài nguyên của khoa Địa lý – Quản Lý Tài Nguyên, trường Đại học Vinh Trên cơ sở lấy ý kiến chuyên gia về các lĩnh vực: Internet, phần mềm hỗ trợ và kiến thức chuyên môn về hệ thống thông tin đất đai, phần mềm Arcgis Online Những kinh nghiệm của các chuyên gia trong lĩnh vực này đã góp phần xây dựng thông tin trực tuyến các thửa đất trên địa bàn phường Lê Mao
4.4 Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý
Đây là phương pháp quan trọng nhất của đề tài Đây đồng thời cũng là đối tượng nghiên cứu của đề tài Việc sử dụng GIS trong phạm vi nghiên cứu của đề tài nhằm xác định sự phân hóa không gian cũng như các yếu tố cơ bản của các thửa đất, cũng như mối quan hệ của các yếu tố đó với nhau tạo nên sự tổng hoà các yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng đất của người dân đối với đất đai trên địa bàn phường Lê Mao, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An Việc sử dụng phương pháp hệ thống thông tin địa lý sẽ giúp cho việc xử lý thông tin nhanh chóng, trực quan và hiệu quả
5 Cấu trúc đề tài
Chương 1: Cơ sở khoa học của việc ứng dụng Webgis để xây dựng và
quản lý hệ thống thông tin đất đai
Chương 2: Thực trạng xây dựng và quản lý hệ thống thông tin đất đai
thành phố Vinh và phường Lê Mao
Chương 3: Ứng dụng Webgis để xây dựng và quản lý hệ thống thông
tin đất đai cho thành phố Vinh, lấy thí điểm phường Lê Mao
Trang 12Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ỨNG DỤNG WEBGIS
ĐỂ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI 1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý (GIS)
1.1.1.1 Khái niệm về hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một hệ thống thông tin mà nó sử dụng dữ liệu đầu vào, các thao tác phân tích cơ sở dữ liệu đầu ra liên quan về mặt địa lý không gian (Geographic or geospatial), nhằm trợ giúp việc thu nhận, lưu trữ, quản lý, xử lý, phân tích và hiển thị các thông tin không gian từ thế giới thực để giải quyết các vấn đề tổng hợp thông tin cho các mục đích của con người đặt ra, chẳng hạn như: Để hỗ trợ việc ra các quyết định cho việc quy hoạch và quản lý sử dụng đất, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, giao thông, dễ dàng trong việc quy hoạch phát triển đô thị và những việc lưu
trữ dữ liệu hành chính [1]
1.1.1.2 Các thành phần cơ bản của GIS
- GIS có 5 thành phần: con người, phần mềm, dữ liệu, phần cứng và phương pháp
Hình 1.1: Các thành phần của GIS
Trang 13- Con người: là yếu tố quyết định trong xây dựng, quản lý và khai thác
hệ thống GIS Con người sẽ làm việc trên ba vị trí:
+ Kỹ thuật viên GIS: giữ vai trò chủ đạo trong việc xây dựng dữ liệu, tổng hợp dữ liệu cho hệ thống
+ Kỹ thuật viên chuyên ngành: có nhiệm vụ nhập dữ liệu, khai thác hệ thống, xử lý và phân tích dữ liệu, tổng hợp dữ liệu để giải quyết các bài toán chuyên ngành, trợ giúp ra quyết định cho lãnh đạo ngành
+ Quản trị viên: là người quản lý, chịu trách nhiệm toàn bộ hệ thống, đảm bảo cho hệ thống hoạt động đúng quy chế, bảo đảm an toàn kỹ thuật, công nghệ, cũng như nguồn dữ liệu
- Phần cứng: bao gồm các hệ thống máy tính và các thiết bị nhập, xuất, lưu trữ dữ liệu
+ Hệ thống máy tính: gồm một hay nhiều máy được kết nối thành một hệ thống mạng Tùy theo mục tiêu và quy mô tổ chức của hệ thống mà mạng máy tính là mạng cục bộ (LAN) hay mạng diện rộng (WAN)
+ Các thiết bị ngoại vi để nhập, xuất và lưu trữ dữ liệu như: máy Digitizer, Scaner, máy in, Plotter, CD, băng từ…
- Phần mềm: là tập hợp các chỉ thị sai khiến phần cứng của máy tính để thực hiện một công việc Đảm bảo đủ 4 chức năng của một hệ thống thông tin địa lý: nhập, lưu trữ, phân tích và xử lý, hiển thị dữ liệu không gian và phi không gian Phần mềm còn đáp ứng hệ thống mở, cho phép nâng cấp khi cần thiết hoặc có thể liên kết với các hệ thống khác, đặc biệt là hệ thống cơ sở dữ liệu thuộc tính hiện có
+ Hiện nay trên thế giới có nhiều phần mềm với những tính năng và thế mạnh riêng Tùy theo mục tiêu và công việc mà người dùng có thể quyết định
sử dụng phần mềm nào cho thích hợp
+ Một số phần mềm GIS như: Hãng ESRI có các phần mềm: ArcGIS (ArcMap, ArcCatalog, ArcToolbox), Hãng Intergraph có: Geomedia, Hãng MapInfo có: MapInfo, GE SmallWorld, IDRISI, Dolsoft, Hãng AutoDesk có: AutoDest MapSeries, Hãng Bently GIS có: Microstation GeoOutlook…
Trang 14Hình 1.2: Các phần mềm GIS
- Dữ liệu: là thành phần quan trọng của GIS gồm: dữ liệu không gian
và dữ liệu thuộc tính Hai loại dữ liệu này có dung lượng lớn, được kết nối Logic với nhau, cần cập nhật thường xuyên Trong dự án GIS, dữ liệu chiếm
chi phí khá cao nên khi xây dựng đòi hỏi độ chính xác cao
+ Dữ liệu không gian là biểu diễn hình học của các đối tượng địa lý liên kết với vị trí trên thế giới thực Những đối tượng địa lý được tóm lược vào ba
cách biểu diễn: điểm, đường và vùng
+ Dữ liệu thuộc tính là những thuộc tính mô tả đặc điểm của các đối
tượng địa lý
- Phương pháp: một hệ GIS thành công hoạt động theo một kế hoạch thực hiện được thiết kế kỹ càng theo những nguyên tắc phù hợp với thực tiễn vận hành của một tổ chức
+ Công cụ GIS được sử dụng một cách hiệu quả nếu chúng được tích hợp một cách thích hợp theo mục đích chiến lược và vào vận hành tổ chức + Để làm được đều này không chỉ đơn thuần đầu tư phần cứng, phần mềm mà còn phải huấn luyện lại nhân viên và các nhà quản lý để sử dụng kỹ thuật mới trong bối cảnh tổ chức thích hợp
Trong 5 thành phần cơ bản của GIS thì con người giữ vai trò quyết định, quản lý hệ thống, phát triển các kế hoạch, áp dụng và giải quyết các bài toán thực tế Chi phí nhiều nhất là xây dựng và duy trì dữ liệu
1.1.1.3 Chức năng của GIS
- Thu thập dữ liệu: dữ liệu địa lý là thành phần đắt tiền và tồn tại lâu đời của một hệ thống thông tin địa lý Vì vậy, việc thu thập dữ liệu để đưa vào
Trang 15sử dụng trong hệ thống là một bước khởi đầu quan trọng Các nguồn dữ liệu GIS sử dụng hiện nay được thu thập chủ yếu từ: số hóa từ bản đồ giấy, các số liệu tọa độ thu được từ các máy đo đạc, số liệu thống kê, ảnh vệ tinh, hệ thống định vị toàn cầu (GPS)…
- Lưu trữ dữ liệu: dữ liệu được lưu trữ ở 2 dạng: dữ liệu không gian và
dữ liệu thuộc tính như đã trình bày ở trên
- Phân tích dữ liệu: Hệ thống thông tin địa lý với những khả năng của máy
vi tính và toán học đã cung cấp nhiều phương tiện để thực hiện những bài toán phân tích theo không gian và thời gian Những thuật toán phân tích trên một lớp
dữ liệu, chồng xếp nhiều lớp dữ liệu, phân tích mạng, phân tích theo mặt không gian, thời gian là những thuật toán hỗ trợ tích cực trong các bài toán quản lý, quy hoạch, kế hoạch của nhiều lĩnh vực như tài nguyên, đất đai, cơ sở hạ tầng, thương mại dịch vụ…
- Hiển thị dữ liệu địa lý: Dữ liệu GIS được hiển thị trên màn hình máy tính hay trên giấy in để cung cấp thông tin cho người dùng Trong GIS người ta sử dụng hình ảnh, hình vẽ, biểu đồ, bản đồ, mô hình 3D, hiển thị động,…gây trực quan cao, hấp dẫn người dùng
1.1.1.6 Ứng dụng và khuynh hướng phát triển của GIS hiện nay
Trang 16
Hình 1.3: Các lĩnh vực ứng dụng của GIS
Ngoài ra còn ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác: quản lý tài nguyên rừng, quản lý và phân phối hàng hóa trong kinh tế…
- Khuynh hướng phát triển của GIS:
Khuynh hướng phát triển về lý thuyết: Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu đang nghiên cứu phương pháp biểu diễn dữ liệu không gian trong các hệ thống địa lý: gồm dữ liệu không gian, thuộc tính và thời gian Mối quan hệ giữa những bài toán phân tích không gian theo thời gian thực, phân tích thống
kê dữ liệu không gian… và nhiều bài toán phân tích khác về mạng, bề mặt,
mô hình 3D…
Phân vùng dịch
vụ
Trang 17
Hình 1.4: Ứng dụng phân tích không gian theo thời gian thực
Khuynh hướng phát triển phần cứng: gia tăng tốc độ xử lý của máy tính, lưu trữ dữ liệu với dung lượng lớn, các thiết ngoại vi hiện đại như máy in
độ phân giải cao, Scaner màu hay đen trắng khổ lớn,…
Khuynh hướng phát triển phần mềm: Phần mềm được tích hợp hay liên kết nhiều Module tiện ích hơn, giải quyết nhiều công việc thực tế hơn Sử dụng mã nguồn mở để chia sẽ thông tin đến nhiều người hơn trong phạm vi
xa hơn
Khuynh hướng phát triển ứng dụng: GIS ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các lãnh vực của của đời sống nhằm hỗ trợ đắc lực cho con người như: tài nguyên thiên nhiên, môi trường, cơ sở hạ tầng, địa chính, kinh tế, xã hội
1.1.2 Webgis - Công nghệ GIS
1.1.2.1 Khái quát về Webgis
GIS có nhiều định nghĩa nên WebGIS cũng có nhiều định nghĩa Nói chung, các định nghĩa của WebGIS dựa trên những định nghĩa đa dạng của GIS và có thêm các thành phần của Web Sau đây là một số định nghĩa về WebGIS:
Trang 18WebGIS là một hệ thống phức tạp cung cấp truy cập trên mạng với những chức năng như là bắt giữ hình ảnh, lưu trữ, hợp nhất dữ liệu, thao tác
dữ liệu, phân tích và hiển thị dữ liệu không gian
WebGIS là hệ thống thông tin địa lý được phân bố thông qua hệ thống mạng máy tính phục vụ cho việc hợp nhất, phân tán, giao tiếp với các thông tin địa lý được hiền thị trên World Wide Web
Hình 1.5: Sự kết hợp giứa Gis Và internet
Trong cách thực hiện nhiệm vụ phân tích GIS, dịch vụ này gần giống như kiến trúc Client-Server của Web Xử lý thông tin địa lý được chia thành các nhiệm vụ ở phía server và phía client Điều này cho phép người dùng có thể truy xuất, thao tác và nhận kết quả từ việc khai thác dữ liệu GIS từ trình duyệt web của họ mà không phải trả tiền cho phần mềm GIS
Một client tiêu biểu là trình duyệt web và server-side bao gồm một Webserver có cung cấp một chương trình phần mềm WebGIS Client thường yêu cầu một ảnh bản đồ hay vừa xử lý thông tin địa lý qua Web đến server ở
Trang 19xa Server chuyển đổi yêu cầu thành mã nội bộ và gọi những chức năng về GIS bằng cách chuyển tiếp yêu cầu tới phần mềm WebGIS Phần mềm này trả
về kết quả, sau đó kết quả này được định dạng lại cho việc trình bày bởi trình duyệt hay những hàm từ các plug-in hoặc Java applet Server sau đó trả về kết quả cho client hiển thị, hoặc gửi dữ liệu và các công cụ phân tích đến client để dùng ở phía client
Hình 1.6: Giao diện của một Webgis
Phần lớn sự chú ý gần đây là tập trung vào việc phát triển các chức năng GIS trên Internet WebGIS có tiềm năng lớn trong việc làm cho thông tin địa lý trở nên hữu dụng và sẵn sàng đưa tới số lượng lớn người dùng trên toàn thế giới Thách thức lớn của WebGIS là việc tạo ra một hệ thống phần mềm không phụ thuộc vào platform và chạy trên chuẩn giao thức mạng TCP/IP, có nghĩa là khả năng WebGIS được chạy trên bất kỳ trình duyệt web của bất kỳ máy tính nào nối mạng internet Đối với vấn đề này, các phần mềm GIS phải được thiết kết lại để trở thành ứng dụng WebGIS theo các kỹ thuật mạng internet [2]
Trang 201.1.2.2 Khái quát về Arcgis Online
Arcgis Online là một nền tảng đám mây dựa trên sự hợp tác giữa các thành viên của một tổ chức để tạo, chia sẻ và truy cập bản đồ, các ứng dụng cũng như dữ liệu, bao gồm bản đồ nền (basemaps) được xuất bản bởi ESRI
Hình 1.7: Ứng dụng của Arcgis Online
Thông qua Arcgis online, bạn sẽ được truy cập vào điện toán đám mây của ESRI một cách an toàn, tại đây bạn có thể quản lý, tạo, lưu trữ và truy cập nhiều lớp dữ liệu Vì Arcgis Online là một phần không thể thiếu của hệ thống phần mềm Arcgis nên bạn có thể sử dụng nó để mở rộng cho khả năng của Arcgis để bàn, những ứng dụng khác liên quan đến Arcgis, phần mềm Mapinfo bạn cũng có thể truy cập vào các ứng dụng khác có sẵn của ESRI
để tiến hành thành lập bản đồ trong Excel, giám sát các hoạt động của người
sử dụng cũng như chia sẻ bản đồ đến mọi người trong nhóm hoặc các tổ chức khác [3]
1.1.3 Hệ thống thông tin đất đai
Hệ thống thông tin đất đai là công cụ phục vụ cho quản lý và sử dụng tài nguyên đất bao gồm:
Trang 21Một CSDL lưu trữ các dữ liệu liên quan đến tài nguyên đất của một vùng hay lãnh thổ trong một hệ quy chiếu thống nhất;
Một tập hợp bao gồm các quy trình, thủ tục, công nghệ để thực hiện việc thu thập, cập nhật, xử lý và phân tích dữ liệu một cách có hệ thống.[4]
Hai khối thông tin này được duy trì trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau thành một hệ thống thống nhất Mối liên kết giữa bản đồ và hồ sơ địa chính được thể hiện trong tất cả các hoạt động của hệ thống, từ thu thập dữ liệu đến cập nhật bảo trì và khai thác phục vụ
Theo thông tư số 29/ 2004/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và môi trường thì hệ thống thông tin đất đai (hệ thống hồ sơ địa chính dạng số) được hiểu một cách đơn giản là hệ thống thông tin được lập trên máy tính chứa toàn
bộ thông tin về nội dung bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất đai [5]
Hệ thống thông tin đất đai là một sự kết hợp về tiềm lực con người và
kỹ thuật cùng với một cơ cấu tổ chức nhằm tạo thông tin hỗ trợ nhu cầu trong công tác quản lý đất đai Dữ liệu liên quan đến đất đai có thể được tổ chức thành dạng số liệu, hình ảnh, dạng số, nhật ký hiện trường hoặc ở dạng bản đồ
và ảnh hàng không…
Cấu trúc hệ thống thông tin đất đai:
Sơ đồ 1.1: Các hệ thống thông tin
Trang 22Sơ đồ 1.2: Thông tin đất đai và thông tin liên quan đến đất đai
Sơ đồ 1.3: Mục tiêu đặt ra đối với hệ thống thông tin đất đai
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Ở Việt Nam
Việt Nam đang bước vào giai đoạn mới của việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS), và nhiều địa phương đã thành công trong việc áp dụng GIS tích hợp trên nhiều lĩnh vực
Hội thảo quốc tế về GIS, ngày 21/10/2008 diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Lê Quang Minh khẳng định nghiên cứu về GIS đã vượt qua giai đoạn bó hẹp ứng dụng trong xây dựng bản đồ nền hay giao thông để chuyển sang nghiên cứu ứng dụng
THÔNG TIN
KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ
QUẢN LÝ THÔNG TIN ĐẤT ĐAI CON NGƯỜI
ĐỀ RA NHỮNG QUYẾT ĐỊNH HIỆU QUẢ HƠN
Trang 23đa ngành, trong đó có những ứng dụng quan trọng cho y tế, giáo dục, quy hoạch
và quản lý đô thị
Việc đưa GIS tích hợp vào sử dụng ở nhiều cấp độ quản lý hành chính nhà nước và quản lý lãnh thổ cũng đã được triển khai thành công
Tại một số địa phương như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên
- Huế, Bắc Ninh, GIS đã được ứng dụng ở cấp quận, huyện và trong những dự
án bảo tồn văn hóa, sinh thái đặc thù Những hệ thống này có khả năng chia sẻ
dữ liệu không gian, hỗ trợ trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước, góp phần nâng cao năng lực quản lý nhà nước của các địa phương
Việt Nam đã ứng dụng công nghệ GIS để thành lập các bản đồ đa ngành
đa lĩnh vực từ các ngành nông nghiệp, đất đai, môi trường cho đến kinh tế, giao thông Các công trình nghiên cứu công nghệ GIS để thành lập bản đồ nông nghiệp, ứng dụng công nghệ GIS - Viễn thám để quản lý rừng, dự báo cháy rừng, ngập lụt hay bản đồ thể hiện đường giao thông đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của các ngành tạo ra nhiều thuận lợi cho quản lý và nhu cầu thông tin của con người [6]
Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ GIS và Webgis để xây dựng hệ thống thông tin ở Việt Nam là đề tài tương đối mới và chưa được ứng dụng rộng rãi Do hệ thống thông tin đất đai ở Việt Nam chưa đồng bộ, thông tin về đất đai còn thiếu, cơ sở dữ liệu chưa đảm bảo, vấn đề minh bạch hóa thông tin còn nhiều bất cập nên việc ứng dụng công nghệ GIS – Webgis để xây dựng hệ thống thông tin đất đai còn gặp nhiều khó khăn Hơn nữa, do điều kiện về mặt kinh tế, nhân lực của Việt Nam còn có nhiều hạn chế cũng là một trở ngại cho việc xây dựng hệ thống thông tin trực tuyến trên mạng Internet
1.2.2 Ở tỉnh Nghệ An
Nghệ An là tỉnh nằm ở vùng Bắc Trung Bộ có vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, kết cấu hạ tầng được nâng cấp phát triển đồng bộ, con người Nghệ An năng động, chịu khó học hỏi Đây
là những thuận lợi để thúc đẩy Nghệ An phát triển kinh tế toàn diện cả về nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong tương lai
Trang 24Do kiều kiện kinh tế - xã hội của Nghệ An đang trên đà phát triển nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực trong cuộc sống cũng được chú trọng đặc biệt là trong ngành quàn lý đất đai Công nghệ Gis được ứng dụng vào thành lập các bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch tổng thể, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Việc ứng dụng công nghệ Gis - viễn thám giúp cho công tác quản lý đất đai hiệu quả và tiện lợi hơn rất nhiều
Tuy nhiên, hệ thống thông tin đất đai được xây dựng nhưng chưa được minh bạch hóa thông tin một cách rộng rãi Ứng dụng công nghệ GIS kết hợp với internet để cung cấp thông tin trực tuyến vẫn chưa được triển khai
Trang 25Chương 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI THÀNH PHỐ VINH VÀ PHƯỜNG LÊ MAO
2.1 Khái quát về Thành Phố Vinh và phường Lê Mao
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Trang 26Nằm trên trục đường quốc lộ 1A xuyên Việt và đường sắt Bắc - Nam, cách thủ đô Hà Nội 319 km về phía bắc, cách cố đô Huế 350 km, Đà Nẵng
472 km, TP Hồ Chí Minh 1447 km về phía nam, cách thủ đô Viên Chăn (Lào) 400 km về phía Tây, là một trong những vị trí đầu mối giao thông quan trọng của cả nước TP.Vinh nằm ở trung độ cả nước trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc - Nam, giữa hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh là hai trung tâm kinh tế - chính trị, văn hoá lớn nhất, phát triển nhất cả nước Về đường bộ trong vòng 250 - 500 km, từ Vinh có thể dễ dàng đến với Hà Nội,
Đà Nẵng, Trung Lào, Viêng Chăn Với 500 - 1000 km, Vinh cũng dễ dàng tiếp xúc với khu vực có năng lực sản xuất và lưu thông hàng hóa lớn như thành phố Hồ Chí Minh, vùng Đông Bắc Thái Lan, cửa khẩu giáp Trung Quốc Về đường thủy, Vinh có cảng và đường hàng hải đến các nước trên thế giới Ngoài vị trí trung độ của vùng Bắc Trung Bộ, Vinh chịu sự chi phối rất mạnh của Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, có những ảnh hưởng nhất định với vùng Trung Lào Đây là một lợi thế rất quan trọng trong xu thế hội nhập hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi cho Vinh giao lưu với các vùng trong cả nước và thế giới
Vinh là trung tâm đô thị hoá vùng Bắc Trung Bộ, một trong mười trung tâm của cả nước Vinh được quy hoạch tương đối bài bản và khoa học, có thể tiếp cận một thành phố hiện đại, là đầu mối giao thông Quốc gia với đủ các loại hình: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không Vinh có vai trò là cửa ngõ giao thương quốc tế ở tầm quốc gia do nằm trong hành lang kinh tế Đông - Tây và vành đai kinh tế ven biển, nằm giữa hai trung tâm CN lớn: Nam Thanh - Bắc Nghệ và Thạch Khê - Vũng Áng, nằm liền kề Khu kinh tế mới Đông Nam Nghệ An, có nhiều thuận lợi trong hoạt động thương mại, dịch vụ và cung ứng hàng hoá, đào tạo nguồn nhân lực Đây là thuận lợi
để đô thị Vinh được nâng cấp, đầu tư và phát triển lên tầm cao mới [7]
b Phường Lê Mao
Phường Lê Mao là một trong 25 phường, xã của thành phố Vinh, có vị trí trung tâm thành phố Phường Lê Mao có ranh giới hành chính như sau:
Trang 27Bắc giáp: Phường Hưng Bình – Thành phố Vinh,
Nam giáp: Phường Hồng Sơn – Thành phố Vinh,
Đông giáp: Phường Trường Thi – Thành phố Vinh,
Tây giáp: Phường Quang Trung – Thành phố Vinh
Địa hình tương đối bằng phẳng tương đối thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng các công trình xây dựng và cơ sở hạ tầng Mặt khác, phường Lê Mao nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt kết hợp với địa hình hơi thấp trũng nên dễ bị ngập úng vào mùa mưa, khoảng cách đến các con sông lớn khá xa nên vấn đề thoát nước gặp nhiều khó khăn [8]
2.1.1.2 Đặc điểm địa hình, địa chất
TP.Vinh nằm ở vùng đồng bằng ven biển, phía nam là dòng sông Lam Địa hình bằng phẳng, cao độ bình quân 3- 5,5m, nghiêng dần từ Tây sang Đông Mặt bằng thành phố dốc đều về hai hướng Nam và Đông Nam Nền đất Vinh được hình thành bởi hai nguồn phù sa, phù sa sông Lam và phù sa của biển Nền địa chất ổn định, địa hình bằng phẳng ít bị chia cắt thuận lợi cho việc tiến hành các hoạt động kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, là địa bàn lý tưởng để mở rộng quy mô TP.Vinh
Nằm trên vùng trầm tích đồng bằng hạ lưu sông Lam, cấu tạo địa tầng gồm nhiều lớp cát màu vàng, nâu, xám, theo khảo sát đánh giá của các nhà nghiên cứu thì sức chịu tải trung bình của nền đất TP.Vinh từ 1- 1,5 kg/cm2 Phía đông nam thành phố là núi Dũng Quyết và dòng sông Lam bao quanh, tạo nên cảnh quan thiên nhiên của thành phố rất hài hòa và khoáng đạt Núi dài trên 2 km, đỉnh cao nhất 101,5 m; đây là địa danh gắn liền với Phượng Hoàng Trung Đô Về phía nam và đông nam, thành phố được bao bọc bởi hai dòng sông: Sông Vinh và Sông Lam Sông Vinh là sông nhỏ, phát nguyên từ dưới chân núi Đại Huệ, về Vinh nó chảy qua các phường Cửa Nam, Vinh Tân, Hồng Sơn và Trung Đô Về Bến Thuỷ, sông Vinh đổ vào sông Lam để chảy ra biển cả Sông Lam (sông Cả) là con sông lớn nhất tỉnh Nghệ An, về đến TP.Vinh đã gần biển, dòng sông mở rộng trước khi chảy ra biển Sông Lam, sông Vinh, núi Quyết, cảng Bến Thuỷ, bến phà cũ gặp nhau nơi đây tạo
Trang 28nên một thắng cảnh đắc địa vào bậc nhất xứ Nghệ Với vị trí và lợi thế riêng, Vinh đang có thật nhiều hứa hẹn với tương lai
2.1.1.3 Khí hậu, thủy văn
a Khí hậu:
- Chế độ nhiệt:
Nhiệt độ trung bình hằng năm của thành phố 230
C - 240C Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ cao tuyệt đối là 42,10C Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tháng lạnh nhất là tháng giêng, nhiệt độ thấp tuyệt đối 40C Với nền nhiệt độ cao và ổn định đã đảm bảo cho tổng tích nhiệt của thành phố đạt tới trị số 8.600 - 9.0000C; biên độ chênh lệnh giữa ngày và đêm từ 5 – 80C; số giờ nắng trung bình năm đạt khoảng 1.595 giờ, thời kỳ có số giờ nắng cao nhất là từ tháng 5 đến tháng 7, trung bình đạt 200 giờ/tháng
- Chế độ mưa:
Lượng mưa trung bình hằng năm toàn thành phố đạt khoảng 2.061 mm Lượng mưa năm lớn nhất (1989) là 3.520 mm, lượng mưa ngày lớn nhất (năm 1931) là 484 mm và tháng mưa nhiều nhất (tháng 10 năm 1989) trên 1.500
mm Lượng mưa chia làm hai mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 Lượng mưa trong mùa mưa chiếm khoảng 80-85% lượng mưa cả năm Số ngày mưa năm trung bình đạt khoảng
138 ngày Thời kỳ có lượng mưa nhiều nhất là tháng 9 - 10 với lượng mưa trung bình đạt khoảng 515 mm/tháng
+ Mùa khô kéo dài 5 tháng, bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Mưa ít, lượng mưa chiếm khoảng 15-20% lượng mưa cả năm, tháng khô nhất
là các tháng 2 và 3 với lượng mưa chỉ đạt khoảng 20 - 60mm
- Độ ẩm không khí:
Độ ẩm không khí trung bình hàng năm ở Vinh khá cao(85%) Vào thời
kỳ mùa ít mưa, độ ẩm tương đối có giá trị thấp nhất trong năm (74 - 76%)
- Lượng bốc hơi:
Lượng bốc hơi cả năm trung bình 928mm, tháng 7 là tháng có lượng bốc hơi cao nhất 183mm, tháng 2 có lượng bốc hơi nhỏ nhất 27 mm