HàngViệtđangởtầngnào? Nói đến hàng cao cấp dùng cho tầng tháp chót (high-end) người ta thường nghĩ đến các nhãn hiệu mang tầm quốc tế như CK, Esterlauder, Lancôm… Còn rẻ tiền thì đã có hàng Trung Quốc “bao sân” thị trường. Vậy đâu là vị thế của hàngViệt Nam trên sân nhà? Hành trình đi tìm hàngViệt Tìm đến 2 trung tâm mua sắm được mệnh danh là nơi “shoping 5 sao” tại Tp.HCM là Trung tâm thương mại Parkson và Diamond Plaza mới thấy hết sự “khan hiếm” hàngViệtở trung tâm thương mại không chỉ là lời đồn. Tạitầng trệt của Diamond Plaza, nơi được bố trí trưng bày các mặt hàng mỹ phẩm, nước hoa và trang sức . khách hàng như lạc vào một thành phố khác ngoài Việt Nam bởi các quầy hàng kinh doanh ở đây đều mang nhãn hiệu ngoại cao cấp như BVLGARI, L’oreal, Misaki… tuyệt nhiên không có nhãn hàng nội nào lọt vào. Trên lầu 1, nơi tọa lạc của ngành hàng may mặc thời trang - ngành thế mạnh của Việt Nam may ra chúng ta còn có thể tìm thấy “tên mình”? “Đó là chuyện của 2 năm về trước!”, một khách hàng thường xuyên mua sắm tại Diamond Plaza cho hay. Thì ra, cách đây 2 năm một số nhãn hàng thời trang Việt Nam như Việt Thy, Ca-rô, Oxy… còn có mặt tại đây nhưng nay đã bị thế chỗ bởi hầu hết các nhãn hiệu nước ngoài như TomyHighfier, CK, Le’vis… Nói đến hàng Việt, ở Diamond thực chất chỉ có một số mặt hàng thuộc dạng truyền thống như thủ công mỹ nghệ, tranh vẽ, tranh cát… là còn có “bóng dáng” Việt Nam còn lại các ngành hàng khác chủ yếu là hàng hiệu ngoại. Ra đời sau các trung tâm thương mại khác tại Tp.HCM nhưng Pakson đã được giới “ghiền mua sắm” đánh giá cao vì phong cách kinh doanh “quí tộc” của nơi này. Đi tìm hàngViệtở đây cũng chỉ khiến người ta nản lòng bởi trong hằng trăm ngàn nhãn hiệu được trưng bày chỉ có vỏn vẹn vài thương hiệu Việt được “chọn” như WOW (Công ty Sơn Kim), Nguyen Jenny, và Donga Silk. Hơn 96% vẫn là hàng nước ngoài. Siêu thị, chợ cũng đầy hàng ngoại! Thử vào chợ, nơi mua bán bình dân hơn biết đâu hàngViệt nằm ở phân khúc này? Đến chợ Kim Biên (Q.5) và Bình Tây (chợ Lớn, Q.6), 2 ngôi chợ sỉ hàng đầu Tp.HCM, mỗi ngày có vài ngàn thương lái từ các tỉnh, thành đổ về đây lấy hàng. Tại dãy hàng chuyên cung cấp đồ trang sức, nữ trang một chủ chành cho hay, hơn 80% trang sức ở đây là hàng Trung Quốc. Theo chị, chỉ có hàng Trung Quốc mới đáp ứng được tiêu chí rẻ, đẹp (đặc điểm của mặt hàng trang sức). Dù vậy, sau khi những món hàng này vào cửa hàng, shop thì được người bán “chuyển quốc tịch” qua là hàng Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore… tuyệt nhiên không có chữ “hàng Việt Nam”. Tương tự, tại chợ Bình Tây, các mặt hàng quần áo thời trang và trang phục lót cũng bị hàng Trung Quốc dẫn đầu. Nhất là trang phục lót, giới kinh doanh hàng này có câu “trên có Triump, dưới có hàng Tàu”. Được biết hầu hết trang phục lót ở đây đều có lộ trình từ Trung Quốc - qua biên giới miền Bắc và sau đó được chuyển vào Nam bằng các chuyến xe tải, xe thùng. Tại siêu thị, tỷ lệ hàngViệt Nam cao hơn trung tâm thương mại và chợ rất nhiều nhưng vẫn không thoát khỏi qui luật chung là để hàng ngoại lấn sân. Nổi trội nhất là mặt hàng bánh kẹo và nước ép trái cây. Không chỉ có các ngành hàng trên, thời gian gần đây thực phẩm tươi sống (rau, quả, thủy hải sản…) Trung Quốc, Đài Loan, Nhật… cũng tấn công mạnh thị trường có dân số lên đến hơn 83 triệu người này. Hàng ngoại hấp dẫn: vì sao? Đại diện Công ty Đạt, doanh nghiệp chuyên nhập khẩu thực phẩm Thái Lan về phân phối trên thị trường Việt Nam (65 siêu thị trên toàn quốc là khách hàng của công ty này) cho biết, doanh nghiệp nước ngoài rất nhanh nhạy trong việc thay đổi mẫu mã, bao bì hơn là doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều khi sản phẩm chất lượng không thay đổi nhưng doanh nghiệp Thái Lan luôn làm mới hình ảnh, kiểu dáng và có khi “cập nhật thời sự” như thêm hình ảnh những vấn đề đang nóng vào sản phẩm thì hàng sẽ bán được hàng. Ví dụ như trước đây họ đưa hình mèo kitty vào bánh, kẹo nhưng bây giờ thay thế bằng nhân vật chính trong tác phẩm truyện tranh rất "hot" trên toàn thế giới là Harry Potter… Trung Quốc vốn là “đại gia” hàng rẻ bèo, không chỉ ởViệt Nam mà ở hầu hết các nước khác trên toàn thế giới “đại gia” này đều có những ngôi chợ gọi là “China Town” chuyên cung cấp những sản phẩm rẻ, đẹp (bền thì chúng tôi không dám đề cập) vì người Việt Nam vốn có câu “tiền nào của ấy” mà. Nhưng dù sao đây cũng là thế mạnh của “anh” này. Chúng ta đã không chen chân vào thị trường bình dân nhưng cả trung cấp và thượng lưu cũng chưa được gì! Theo nhận định của một nhà kinh doanh trung tâm thương mại, đa phần hàngViệt chưa thể hiện được phong cách riêng, không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng cao cấp của khách hàng thuộc tầng tháp chót (high-end) nên khó chen chân vào các trung tâm thương mại lớn. Điều này cũng dễ hiểu vì trong kinh doanh hiệu quả luôn đặt lên hàng đầu. Nếu cứ mãi xuất hiện một cách mờ nhạt vị thế và hình ảnh hàngViệt Nam sẽ còn chịu cảnh đi “thụt lùi” trên sân nhà. (VietnamNet) . Hàng Việt đang ở tầng nào? Nói đến hàng cao cấp dùng cho tầng tháp chót (high-end) người ta thường nghĩ. Còn rẻ tiền thì đã có hàng Trung Quốc “bao sân” thị trường. Vậy đâu là vị thế của hàng Việt Nam trên sân nhà? Hành trình đi tìm hàng Việt Tìm đến 2 trung