1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Tài liệu chuyển dịch cơ cấu kiinh tế tp hcm pptx

2 408 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 30 KB

Nội dung

Thứ 3, 26-12-2006 10:03:02 GMT +0800 Chuyển dịch cấu kinh tế TPHCM: Phát triển đồng bộ các thị trường dịch vụ Nằm trong chương trình TPHCM chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, chương trình chuyển dịch cấu các ngành kinh tế được coi là xương sống để các ngành, các doanh nghiệp tạo sức bật mới. Đây là một trong những chương trình trọng điểm được triển khai từ nhiệm kỳ trước, nhưng sang nhiệm kỳ này đòi hỏi thêm những yêu cầu mới. Năm 2007, hướng chuyển dịch cấu kinh tế đã được hoạch định rõ nét hơn. • Phát triển thị trường vốn Vấn đề hàng đầu mà TP đặt ra là năm 2007 sẽ tiếp tục phát triển tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ, trong đó, tập trung vào các ngành tài chính - ngân hàng, dịch vụ, y tế, giáo dục, bưu chính - viễn thông, vận tải kho bãi, tư vấn và bảo hiểm… - những ngành sẽ mang giá trị gia tăng cao, ít thâm dụng lao động, phù hợp với sở hạ tầng kỹ thuật hiện của xã hội. Nói như Chủ tịch UBNDTP Lê Hoàng Quân trong buổi gặp gỡ các nhà đầu tư nước ngoài tuần qua, đây là chính sách giúp thành phố tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững, trở thành trung tâm kinh tế của cả nước. Cụ thể, trong các lĩnh vực tài chính - tín dụng - ngân hàng - bảo hiểm, sẽ tập trung phát triển sản phẩm, định chế và thị trường tài chính. Sản phẩm tài chính là việc hiện đại hóa hệ thống thanh toán, khuyến khích người dân sử dụng hệ thống tài khoản, các loại thẻ điện tử trong giao dịch… Thực tế hiện nay, người dân thành phố thay vì dùng tiền mặt đã chuyển sang sử dụng các loại thẻ thanh toán. Tuy nhiên, việc thanh toán giữa các ngân hàng chưa liên thông nên vẫn còn gây bất tiện cho người sử dụng. Nếu các vấn đề này được giải quyết bằng một chương trình kết nối lớn, tức là nhiều ngân hàng liên thông để thanh toán thẻ, đồng thời liên kết với các siêu thị, shop thời trang, dịch vụ làm đẹp… để tiện việc thanh toán, thì chắc chắn sẽ nhiều người sử dụng hơn. Để phát triển thị trường tài chính, không chỉ các sản phẩm tài chính mà các định chế tài chính cần thiết phải hình thành. Ngoài hệ thống ngân hàng, TP sẽ đẩy mạnh phát triển hệ thống tài chính phi ngân hàng như thị trường chứng khoán, các loại quỹ đầu tư, các tổ chức bảo hiểm. Để giúp thị trường tài chính điều kiện phát triển nhanh, TP khuyến khích mở rộng ra cả nước và sẽ tham gia vào thị trường vốn quốc tế bằng việc niêm yết ở thị trường nước ngoài. Hiện nay, thị trường chứng khoán 67 loại cổ phiếu TP, chứng chỉ quỹ và 700 loại trái phiếu giao dịch trên thị trường, với tổng giá trị 11,5 ngàn tỷ đồng. Do quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đang được thúc đẩy quyết liệt, nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác đang chuẩn bị niêm yết nên lượng hàng hóa trên thị trường chứng khoán sẽ ngày càng phong phú. Một số doanh nghiệp như Ree, Vinamilk đang chuẩn bị các thủ tục để niêm yết trên thị trường chứng khoán Singapore. Đây thể coi là một bước tiến quan trọng để thúc đẩy thị trường vốn phát triển, hội nhập quốc tế nhanh. • Tập trung đẩy mạnh xuất khẩu TP đang hướng đến là đầu mối về xuất nhập khẩu hàng hóa, là nơi đặt trụ sở giao dịch của các công ty lớn trong và ngoài nước. Do vậy, nhiều chương trình phát triển đồng bộ để hỗ trợ công tác xuất khẩu cũng đang đặt ra như giải quyết tình trạng ách tắc giao thông, kết nối sở hạ tầng chưa hoàn thiện, hệ thống cảng chưa được mở rộng, nhất là cảng nước sâu để vận chuyển container hàng hóa. Do vậy, cam kết của lãnh đạo TPHCM với các nhà đầu tư gần đây là sẽ thúc đẩy nhanh quy hoạch kết nối sở hạ tầng kỹ thuật trong toàn vùng kinh tế phía Nam, triển khai nhanh các dự án đầu tư hạ tầng trọng điểm trên địa bàn TP. Trong đó, TP sẽ nỗ lực thực hiện di dời hệ thống cảng biển ra khỏi nội thành, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để xây dựng hệ thống cảng biển Hiệp Phước thay thế cụm cảng Sài Gòn. TP cũng đã trao giấy phép cho một dự án đầu tư Khu dịch vụ cảng container Hiệp Phước với vốn đăng ký 249 triệu USD, đồng thời sẽ phát triển đồng bộ hệ thống dịch vụ hậu cần cho cảng biển hoạt động hiệu quả như xây dựng đô thị cảng ở phía Nam TP, hệ thống kho bãi, đường bộ, đường sắt, khai thác tối đa sân bay Tân Sơn Nhất và chuẩn bị kết nối hạ tầng với sân bay quốc tế Long Thành trong tương lai. Ông Thái Văn Rê, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP cho biết, để hỗ trợ công tác xuất khẩu, trên địa bàn TP còn cần thiết lập các kênh phân phối bán buôn và bán lẻ hàng hóa hiện đại, ưu tiên đầu tư phát triển thương mại điện tử trên địa bàn. Bằng các dự án xây dựng trung tâm hội chợ và triển lãm tầm cỡ khu vực, xây dựng mới trung tâm thương mại quốc tế và hình thành Sở Giao dịch hàng hóa, thành phố sẽ nỗ lực để phát triển thành một trung tâm mua sắm sầm uất của khu vực. Theo ông Rê, khi đã làm tốt điều này thì khu vực xung quanh TP sẽ tất yếu hình thành các vệ tinh sản xuất công nghiệp và làng nghề để chuyên cung ứng hàng hóa cho các trung tâm mua sắm này của TPHCM. ( Theo SGGP . GMT +0800 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế TPHCM: Phát triển đồng bộ các thị trường dịch vụ Nằm trong chương trình TPHCM chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, chương. cầu mới. Năm 2007, hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã được hoạch định rõ nét hơn. • Phát triển thị trường vốn Vấn đề hàng đầu mà TP đặt ra là năm 2007 sẽ

Ngày đăng: 22/12/2013, 01:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w