Tài liệu Quan họ - Câu hát giao duyên của người Việt docx

2 580 2
Tài liệu Quan họ - Câu hát giao duyên của người Việt docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Quan họ - Câu hát giao duyên của người Việt Trong dòng văn hoá và nghệ thuật âm nhạc dân gian chảy từ ngàn xưa, giữa sự đa dạng và đa diện của các dòng dân ca: chèo của Thái Bình, Nam Định, chèo tàu Hà Tây, hát dặm Nghệ An, Hà Tĩnh, ca trù ca Huế, dân ca Nam bộ . vẫn lấp lánh một dòng dân ca riêng biệt, đặc sắc và độc đáo, đó là dân ca Quan họ vùng Kinh Bắc - Bắc Ninh. Quan họ tựa như một làn điệu hội tụ "khí chất" của rất nhiều làn điệu dân ca: cái trong sáng, rộn ràng của chèo; cái thổn thức, mặn mà của hát dặm; cái khoan nhịp, sâu lắng của ca trù; cái khoẻ khoắn, hồn nhiên của dân ca Nam Bộ . Nhưng trên hết, Quan họ mang "khí chất" của chính Quan họ, là hồn của xứ sở Quan họ, là "đặc sản" tinh thần của Kinh Bắc - Bắc Ninh. Có lẽ không người Việt Nam nào lại không nhớ một đoạn hay một vài bài dân ca Quan họ. Dân ca Quan họ nổi tiếng không chỉ là nhờ ở lời ca trữ tình, nồng nàn yêu cuộc sống và tình yêu lứa đôi, hoặc với 200 làn điệu âm nhạc đặc sắc mà còn do những đặc điểm khác hiếm thấy ở những làn điệu dân ca khác. Từ lời ăn tiếng nói hàng ngày cho đến lối ứng xử trong ngày hội, người Quan họ đều từ tốn, phong nhã. Với người Quan họ, ngày xưa khách đến phải là: "Mấy khi khách đến chơi nhà Lấy than, quạt nước tiễn trà người xơi Trà này ngon lắm người ơi Người xơi một chén cho tôi bằng lòng" Quan họ bắt nguồn từ lối hát đối đáp giao duyên nam nữ nhằm phục vụ lao động. Dù phương thức có biến chuyển đến đâu thì vẫn giữ cái nền sơ khai là giao duyên lao động. Luật của hát quan họ là bao giờ cũng phải hát đôi, phải đối giọng. Khi một đôi của nhóm bạn hát thì bên này cũng chuẩn bị một đôi khác hát đối lại. Giá trị của dân ca quan họ cổ truyền được thể hiện không chỉ bằng những bài ca lời đẹp, giọng hát hay, bằng phong cách lịch sự, trang nhã . mà bằng cả những lề lối, tập quán đặc sắc kèm theo nó. Liền anh, liền chị trong quan họ luôn giao du, đi hát với nhau, nhưng không bị sa vào rượu chè, vào những quan hệ buông thả. Khi đi hát thì rất vui vẻ, say sưa, nhưng tránh nhất là thái độ lả lơi, sàm sỡ. Về cách xưng hô, quan họ lịch sự, nhún nhường, thường tự xưng là em, dù đó là nam hay nữ, già hay trẻ, ví như: "Thưa chị hai, chị ba, biết thì ca trước lên để anh em chúng em tiếp bước theo sau". Hoặc khi được liền anh mời trầu, liền chị đáp lại: "Chị em chúng em cả sữa no căng Ǎn trầu đã vậy biết nói năng thế nào" Bên liền anh cũng như bên liền chị đều tôn trọng nhau, cho nên trong câu quan họ, họ thường gọi nhau là người. "Người ơi ! Người ở đừng về Người đừng tưởng gió trông mây ." "Người về em dặn người rằng Đâu hơn người ấy, đâu bằng đợi em" Trong giao tiếp, quan họ, ngoài việc xưng ý tứ, tôn trọng nhau, lời ǎn ý ở cũng được nghệ nhân răn dạy rất chu đáo, không gặp gì nói nấy, gặp gì làm nấy. Các cụ dặn rằng: Đã là người làng quan họ không phải chỉ biết hát mà phải am hiểu cả lề lối, tập quán, phải hiểu từng lời ăn ý ở đến những tập tục ăn nói, lúc đứng lúc ngồi. Quan họ muốn mời nhau về nhà hát phải nói năng ý tứ lắm: "Mời quan họ liền anh sang chơi bên nhà chúng em, trước là thăm thầy mẹ chúng em, sau là cho chúng em học đòi quan họ vài đôi lối ." Và liền anh đáp lời: "Em đỡ lời chị Hai, chúng em chỉ sợ nắng mưa thì tốt lúa đồng, chúng em nǎng đi lại thì thầy mẹ lại coi thường chúng em ra". Ngay trong lúc nói "kháy" nhau, ý muốn nói vốn liếng của các liền anh về quan họ chưa có là bao, đừng tỏ ra ta đây, thì người quan họ cũng rất lịch sự: "Dạ thưa anh Hai, anh Ba . biết thì đi chợ xa, còn chị em chúng em không biết thì đi bảy mươi ba cái chợ gần đấy ạ". Khi hát đối đáp, nếu bên liền chị ra một vế đối, bên liền anh đáp đúng thì bên liền chị lên tiếng: "Dạ, thưa liền anh, tương hằng rồi đấy ạ". Nếu bên liền anh ca sai thì bên liền chị lê tiếng: "Dạ thưa liền anh, ca bất hợp rồi đấy ạ". Khi canh hát đã về khuya, quan họ chủ trương mời mọi người giải lao ăn cơm, họ nói bằng một giọng văn hoa, lễ phép, khiêm tốn: "Hôm nay bên liền chị sang bên đất nhà em, anh em nhà em có mâm cơm, thì đầu mâm đĩa muối, cuối mâm đĩa gừng, mâm đan bát đàn, để xin mời đương quan họ dựng đũa, lên chén, để anh em chúng mình được thừa tiếp đấy ạ". Trong bữa ăn, các liền anh thấy các liền chị ăn uống nhỏ nhẹ rụt rè thì mời khéo: "Cơm hẩm ăn với rau dưa Quan họ làm khách em chưa bằng lòng, đấy ạ" Liền chị đáp lại: "Liền anh nói vậy chứ: Cơm trắng ăn với thịt gà Tuy rằng ăn ít nhưng mà no lâu đấy ạ" Và đến lúc phải về, cuộc chia tay thật khó dứt, vì lời ca bao giờ cũng níu chân người ta lại: "Người ơi người ở đừng về ." Tiếng nói của quan họ thật ý nhị, thật văn hoa. Ngôn ngữ trong quan họ thật mềm mại, khéo léo, tinh tế và đậm đà tình người. Người quan họ không chấp nhận sự thô kệch, vụng về, mà coi trọng sự lịch thiệp, thanh nhã trong mọi cử chỉ, giao tiếp. Lề lối, tập quán trong quan họ tuy không ai soạn thành văn, nhưng từ đời này, qua đời khác mọi người đều tuân thủ. Nếu quan họ nhỡ một lời, làm vụng một việc thì lòng riêng cứ băn khoăn mãi. Và như sông Cầu không bao giờ cạn, mạch sống của khúc nhạc, lời ca Quan họ cũng không khi nào nhạt phai dù đã trải qua bao đời người và bao nhiêu biến động thời thế. Rời quê hương quan họ, đâu đó lời ca hoà trong gió "Quan họ ở chúng em ra về" . Với sức hấp dẫn mạnh mẽ, tiêu biểu cho văn hoá dân gian, hát quan họ là một tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam, nó cần được tiếp tục nuôi dưỡng, trân trọng gìn giữ và lưu truyền lại cho các thế hệ mai sau. . Quan họ - Câu hát giao duyên của người Việt Trong dòng văn hoá và nghệ thuật âm nhạc dân gian chảy từ ngàn xưa, giữa sự đa dạng và đa diện của các. nên trong câu quan họ, họ thường gọi nhau là người. " ;Người ơi ! Người ở đừng về Người đừng tưởng gió trông mây ." " ;Người về em dặn người rằng

Ngày đăng: 21/12/2013, 22:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan