TRẺBỊLẮC Câu chuyện về bé Devin Austin Thimlar: Devin là một nạn nhân của hội chứng SBS. Brenda Thimlar, mẹ của bé Devin đã kể về trường hợp con mình trên web site nhằm thông tin cho tất cả mọi người về hội chứng SBS và cách phòng tránh. Câu chuyện vẽ nên bức tranh khá đầy đủ về tình trạng của một trẻbị SBS: - "Ðó là sai lầm lớn nhất trong đời tôi", Brenda cho biết như vậy khi đã quyết định vẫn gửi con mình vào ngày kế tiếp, mặc dù trong ngày đầu cô đã phát hiện thấy những đốm xuất huyết quanh đầu con mình, nhưng lại nghĩ đó chỉ là ban đỏ không độc hại gì. - 3 ngày sau khi bắt đầu gửi con, tôi bắt đầu thấy Devin bị nôn rất nhiều, hầu hết sau mỗi bữa ăn cháu đều nôn ra hết. Tôi đã đưa cháu đến bác sĩ 3 lần và đều được chẩn đoán là nhiễm siêu vi, ngay cả khi cháu xuất hiện thêm những triệu chứng ở mắt, tiếng lạo xạo ở vùng xương sườn sau lưng và hay ngủ lịm đi. - Ðến ngày thứ 11, tôi quyết định phải cho cháu nhập viện cấp cứu vì bị rối loạn điện giải do nôn quá nhiều. Devin được truyền dịch và cho làm những xét nghiệm cần thiết, và tôi thật sững sờ khi bác sĩ cho biết trên CT Scan của Devin có hình ảnh xuất huyết não. Ngay sau đó, cháu được chuyển đến một bệnh viện chuyên khoa thần kinh và đưa ngay vào phòng chăm sóc đặc biệt. Các bác sĩ đã hỏi rất kỹ xem chúng tôi có làm rơi bé không, có vật gì rơi trúng đầu hay bị một vật nuôi nào đó trong nhà gây tổn hại? Ngày hôm sau, qua chụp CT và MRI, các bác sĩ đã phát hiện ra tình trạng tổn thương thùy thái dương bên phải, và nguyên nhân gây tăng áp lực nội sọ của cháu là do dịch não tủy và máu tụ quanh não mà bình thường không có. Ngoài ra Devin còn bị gãy xương chày, xương sườn và xương hốc mắt. Thật không thể hiểu nổi chuyện gì đã xảy ra cho cháu. Chỉ đến khi bác sĩ khẳng định đi khẳng định lại: Devin đã bịlắc rất mạnh, chúng tôi mới hiểu vấn đề và lần đầu tiên được nghe đến một hội chứng có tên là SBS. Tiếp theo câu chuyện là sự vào cuộc của cảnh sát, báo chí và các ban ngành khác nhau. Chỉ đến lúc này, mọi người mới nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và ngay lập tức đã thông tin về hội chứng này bằng nhiều hình thức khác nhau như: các chương trình nghiên cứu về SBS, những chương trình giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng. để cố gắng giúp mọi người hiểu biết về sự nguy hiểm của SBS. Ðịnh nghĩa SBS SBS là tình trạng một trẻbịlắc mạnh dữ dội bởi một người khác, gây nên tình trạng tổn thương cho trẻ. SBS có thể chỉ do bịlắc đơn thuần hay đi kèm với tình trạng đầu của trẻ sau khi bịlắc mạnh rồi va vào giường, nệm hay một mặt phẳng nào đó. SBS còn có những tên khác như: Chấn thương đầu do bị ngược đãi (abusive head trauma), Chấn thương não do lắc (shaken brain trauma) hay Hội chứng trẻbịlắc như dây gắn đầu roi (whiplash shaken infant syndrome) . Theo một thống kê tại Mỹ, cho thấy có khoảng 60% trẻbị SBS là trai và 40% là gái. Tuổi bị SBS có thể từ 0-4 tuổi, nhưng đa số các trường hợp đều rơi vào trẻ dưới 1 tuổi (khoảng từ 3-8 tháng tuổi bị nhiều nhất). Có đến 70% thủ phạm gây ra SBS cho trẻ là nam và 30% là nữ, trong đó điều đáng buồn nhất là 62% trường hợp lại do chính cha mẹ của trẻ gây ra, 20% do bạn trai của người mẹ, 14% do người trông trẻ, 3% do cha mẹ kế, 1% do ông bà và những đối tượng khác. Trẻ có thể bịlắc trong tình huống nào? - Khi trẻ quấy khóc nhiều khiến cha, mẹ hoặc người coi sóc chúng tức giận đến mức mất tự chủ vì không dỗ được. Họ không đánh đứa trẻ nhưng lại sốc chúng lên và lắc dữ dội để thỏa cơn giận. Tình huống này dường như hiếm gặp ở Việt Nam vì chúng ta ít bị stress hơn người phương Tây. - Các ông bố có khuynh hướng hay biểu hiện sự thương yêu con mình, nhất là với con trai bằng cách lắclắc chúng hoặc tung lên rồi bắt lấy, hay như ở Việt Nam thường để trẻ lên chân rồi lắc lắc, chơi trò "Nhong nhong ngựa ông đã về". - Ðể trẻ nhỏ ở tư thế đứng khi đi xe đường xóc, khiến trẻ gập tới gập lui. - Bị vật nuôi trong nhà lôi đi. Tại sao khi lắc mạnh lại gây nguy hiểm cho trẻ? Như chúng ta đã biết, khi trẻ còn nhỏ các cơ ở vùng cổ vẫn còn rất yếu vì chưa phát triển tốt, do đó sự hỗ trợ nâng đỡ cho đầu trẻ không nhiều. Chính vì thế khi bịlắc mạnh hay tung lên tung xuống, đầu của trẻ sẽ có khuynh hướng gập tới gập lui hay xoay qua xoay lại một cách không kiểm soát được. Hậu quả có thể còn nặng nề hơn nếu kết thúc quá trình lắc với sự va chạm mạnh đầu trẻ vào một bề mặt nào đó như tường, sàn nhà hay giường. Do lực gia tốc đang nhanh bị dừng lại đột ngột bởi một va chạm thường rất mạnh (cũng giống như một chiếc xe đang chạy nhanh tông vào tường), hậu quả là não sẽ bị xoắn vặn hay gập tới gập lui trong hộp sọ dẫn đến tình trạng các mạch máu và thần kinh của não bị vỡ, các mô não bị xé ra gây xuất huyết não, phù não, tăng áp lực nội sọ. Có thể dẫn đến những di chứng về sau như: Chậm phát triển tâm thần, mất khả năng học và nói, liệt, động kinh, mù mắt, điếc và thậm chí tử vong. Chẩn đoán - Thường khó để khẳng định được ngay tình trạng của trẻ là do SBS, trừ khi có người mô tả rõ tình trạng bé bị lắc. Ða số các bác sĩ đều có khuynh hướng nghĩ đến tình trạng bé bị té. - Trường hợp nặng bé được mang vào cấp cứu với các biểu hiện như: khó thở hay ngừng thở, co giật, ói mửa, tri giác lừ đừ hay hôn mê. Khám thực thể có thể phát hiện có các vết bầm tím quanh đầu, cổ hay xương sườn; Gãy xương sườn hay các xương khác; Xuất huyết võng mạc (thường là 2 bên). Chụp CT và MRI có thể phát hiện thấy những tổn thương trong não như: xuất huyết dưới màng cứng, xuất huyết dưới màng nhện, máu tụ, phù não và nhồi máu não. - Những trường hợp nhẹ thường dễ bị bỏ qua và dễ bị lầm với một số tình trạng khác như nhiễm siêu vi, rối loạn tiêu hóa . Trẻ có thể có những biểu hiện sau: Quấy khóc nhiều, bỏ ăn hay bỏ bú, ói, ngủ lịm, gương mặt không cảm xúc, không chịu cười đùa, trương lực cơ kém. Nói chung ở thể nhẹ này, rất ít khi cha mẹ đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay. Ðiều nguy hiểm nhất chính là ở chỗ không biết nên trẻ có thể lại tiếp tục bịlắc khiến tổn thương nặng thêm. - Cũng có khi trẻ đã đi học rồi mới phát hiện được những hành vi không bình thường như: chậm phát triển tâm thần, học kém, nghe kém . Những trường hợp này rất khó liên hệ được với tình trạng trẻ đã từng bị SBS trước đây. Ðề phòng SBS như thế nào? Mặc dù hậu quả của SBS thật nặng nề, nhưng việc ngăn ngừa lại hoàn toàn có thể thực hiện dễ dàng nếu tất cả mọi người đều hiểu rõ những tác hại của nó. Cần chú ý đến những vấn đề sau: - Ðừng bao giờ lắc hay tung trẻ lên vì bất cứ lý do gì. - Hãy luôn cố gắng tự chủ và đừng bao giờ có ý nghĩ trút cơn giận của mình lên trẻ. - Cần có những chương trình tuyên truyền rộng rãi trong công chúng về tác hại của SBS, nhất là với những người chuẩn bị làm cha làm mẹ, đặc biệt là với những người đã có con, những người chăm sóc trẻ . Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường như đã trình bày, cần tìm hiểu kỹ xem trẻ có bị SBS không để có thể đưa đến bệnh viện can thiệp kịp thời, tránh những di chứng có hại về sau. . SBS SBS là tình trạng một trẻ bị lắc mạnh dữ dội bởi một người khác, gây nên tình trạng tổn thương cho trẻ. SBS có thể chỉ do bị lắc đơn thuần hay đi kèm. lắc lắc chúng hoặc tung lên rồi bắt lấy, hay như ở Việt Nam thường để trẻ lên chân rồi lắc lắc, chơi trò "Nhong nhong ngựa ông đã về". - Ðể trẻ